Ghi âm cuộc nói chuyện có hợp lệ và được coi là chứng cớ không

Chủ đề   RSS   
  • #115285 04/07/2011

    duclonghp1

    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/06/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Ghi âm cuộc nói chuyện có hợp lệ và được coi là chứng cớ không

    tôi ghi âm cuộc nói chuyện để làm chứng cớ cho việc tranh chấp mua bán thì có hợp lệ và được coi là chứng cớ khi ra toà không
     
    15015 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #115331   04/07/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào bạn!
     Nếu phần ghi âm này liên quan đến vấn đề mà bạn cần chứng minh trong tranh chấp, phần ghi âm phải hợp pháp (không ép buộc bên kia nói như ý chí của mình...), phải khách quan...

     Phần ghi âm này phải giao nộp cho cơ quan có thẩm quyền, và được chấp nhận thì nó mới có thể  là chứng cứ để chứng minh trong tranh chấp này.

     Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #116986   12/07/2011

    tuanbui211988
    tuanbui211988
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (193)
    Số điểm: 1277
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 55 lần


    Chào bạn.
    Bạn có thể tham khảo các quy định sau đây của Bộ luật Tố tụng dân sự 2004:

    Điều 81. Chứng cứ

    Chứng cứ trong vụ việc dân sự là những gì có thật được đương sự và cá nhân, cơ quan, tổ chức khác giao nộp cho Toà án hoặc do Toà án thu thập được theo trình tự, thủ tục do Bộ luật này quy định mà Toà án dùng làm căn cứ để xác định yêu cầu hay sự phản đối của đương sự là có căn cứ và hợp pháp hay không cũng như những tình tiết khác cần thiết cho việc giải quyết đúng đắn vụ việc dân sự.


    Điều 83. Xác định chứng cứ

    2. Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
    Thân chào!

    anhtuankh21@gmail.com

    tuanbui211988@yahoo.com

    0933 550 500

     
    Báo quản trị |  
  • #117098   12/07/2011

    J.C.ulaw.luan
    J.C.ulaw.luan
    Top 500
    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/05/2011
    Tổng số bài viết (168)
    Số điểm: 1078
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 47 lần


    Theo mình được biết ở VN tại thời điểm hiện nay,đa số cơ quan các cấp chưa xác minh được việc người bị ghi âm. Ghi âm cũng là 1 loại chứng cứ như các bạn đã nói nhưng việc xác minh nó thật sự là quá khó về mặt kỷ thuật nghiệp vụ và nếu đương sự k hợp tác thì càng khó hơn nữa.
    Bạn nên lưu ý điều này!
    Trân trọng!

    "Hãy cho tôi biết bạn của bạn là ai, tôi sẽ biết bạn là người như thế nào!"

    Trần Hoàng Luân

    Tư vấn pháp lý miễn phí và thực hiện dịch vụ pháp lý liên quan đến tranh chấp, dân sự, hôn nhân gia đình, thừa kế, doanh nghiệp, kế toán, giấy phép lao động ... và các lĩnh vực pháp lý khác.

    Email: hoangluan.luatsuvietnam@gmail.com

    ĐT: 0948682349

     
    Báo quản trị |  
  • #117199   12/07/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    duclonghp1 viết:
    tôi ghi âm cuộc nói chuyện để làm chứng cớ cho việc tranh chấp mua bán thì có hợp lệ và được coi là chứng cớ khi ra toà không


    Chào bạn!

    Đoạn băng ghi âm của bạn được xem là nguồn của chứng cứ, nó sẽ trở thành chứng cứ nếu nó được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm đó.

    Bạn có thể tham khảo các quy định của pháp luật!

    BLTTDS2004 viết:

    Điều 82. Nguồn chứng cứ

    Chứng cứ được thu thập từ các nguồn sau đây:

    1. Các tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được;

    2. Các vật chứng;

    3. Lời khai của đương sự;

    4. Lời khai của người làm chứng;

    5. Kết luận giám định;

    6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ;

    7. Tập quán;

    8. Kết quả định giá tài sản;

    9. Các nguồn khác mà pháp luật có quy định.

    Điều 83. Xác định chứng cứ

    1. Các tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.

    2. Các tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản xác nhận xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.

    3. Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.

    4. Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên toà.

    5. Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.

    6. Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định và có chữ ký của các thành viên tham gia thẩm định.

    7. Tập quán được coi là chứng cứ nếu được cộng đồng nơi có tập quán đó thừa nhận.

    8. Kết quả định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá được tiến hành theo thủ tục do pháp luật quy định hoặc văn bản do chuyên gia về giá cả cung cấp theo quy định tại khoản 1 Điều này


     
    Báo quản trị |  
  • #117334   13/07/2011

    luatsuchanh
    luatsuchanh
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/03/2011
    Tổng số bài viết (3106)
    Số điểm: 22429
    Cảm ơn: 296
    Được cảm ơn 1477 lần


    Chào bạn!
    Về lý thuyết thì như các bạn trên tư vấn là ok
    Nhưng về thực tiễn thì hơi khó, đặc biệt là cái vụ "giám định lời nói" của
    việc ghi âm là việc không hề đơn giản.

    Nhưng dẫn sao nó cũng là nguồn chứng cứ để giải quyết vụ án. Và bạn nên củng cố các chứng cứ khác nữa

    Giám đốc Công ty Luật TNHH DC Counsel (Luật Đức Chánh)

    - Trực thuộc đoàn Đoàn Luật sư Tp.Hồ Chí Minh

    Văn phòng: 194C Pasteur, Phường 6, Quận 3, TP. Hồ Chí Minh

    Điện thoại: (08) 66 540 777 - Email: luatsuchanh@gmail.com - luatsu@luatducchanh.vn

    Yahoo: luatsuchanh - Gtalk: luatsuchanh - Skype: luatsuchanh

    Website: https://dccounsel.vn

    Link tham khảo: http://bit.ly/CtyNuocNgoai - http://bit.ly/KetHonNNgoai - http://bit.ly/PhaplyKhoiNghiep - http://bit.ly/TlapTNHH -

     
    Báo quản trị |  
  • #117442   13/07/2011

    tuanbui211988
    tuanbui211988
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/01/2011
    Tổng số bài viết (193)
    Số điểm: 1277
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 55 lần


    #0072bc; font-size: 13px;">Đúng như #0072bc; font-size: 13px;">luatsuchanh nói, việc giám định lời nói hiện nay gặp rất nhiều khó khăn, một mặt là do kỹ thuật còn hạn chế, hơn nữa là chất lượng thu âm thường không rõ ( có lẫn các tạp âm).
    - Ngoài nội dung ghi âm trên thì các chứng cứ khác về việc mua bán trên thực tế là những " chứng cứ mạnh" bạn nên tập trng vào.
    Lưu ý: Các chứng cứ khác nếu có ý nghĩa quyết định đến việc giải quyết nội dung tranh chấp bạn phải cất giữ cẩn thận ( không nên nộp kèm với đơn khởi kiện) mà chỉ xuất trình tại phiên tòa.
    Chúc bạn thành công.

    anhtuankh21@gmail.com

    tuanbui211988@yahoo.com

    0933 550 500

     
    Báo quản trị |