Dùng thử sản phẩm giải quyết nào

Chủ đề   RSS   
  • #74177 20/12/2010

    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    Dùng thử sản phẩm giải quyết nào

    Toàn muốn mua một bộ ghế mát- xa tự động của Thế với giá 20 triệu đồng, nh­ưng sợ hố, nên đã đòi hỏi Thế cho dùng thử một tuần. Thế đồng ý và trao cho Toàn bộ ghế đó ngày 1/1/2004.

    Đúng 0 giờ ngày 7 rạng sáng 8/1/2004, một đám cháy dữ dội xảy ra tại nhà Toàn do sét đánh làm chập điện. Bộ bàn ghế bị thiêu trụi. Thế đòi Toàn trả 20 triệu đồng với lý do Toàn đã mua bộ ghế đó.

    Hỏi : Bạn nhận định gì về vụ việc này ?

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    9630 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #74372   20/12/2010

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn!

    Theo tôi sự việc này suy nghĩ đơn giản như thế này.

    Việc Toàn nhận bộ ghế matxa để thử là nhằm mục đích gi?

    Thế giao cho toàn bộ matxa với mục đích gì?

    Việc Toàn không phải là chủ sở hữu (chỉ đang là người tạm thời chiếm giữ và sử dụng), tuy nhiên chắc chắn một điều rằng trong thời gian chiếm hữu (qujản lý, nắm giữ) thì Toàn phải co trách nhiệm với vật nếu không sử dụng đúng mục đích thỏa thuận.

    Sau thời gian sử dụng thử, Toàn phải là người có nghĩa vụ hoàn trả vật (nếu có lý do chính đáng trong mục đích sử dụng) hoặc phải mua...vì vậy Toàn phải có trách nhiệm với việc để vật bị cháy như trên.

    Tất nhiên là còn có các trường hợp như: đám cháy xảy ra là do sự kiện bất khả kháng hoặc do lỗi hoàn toàn của Thế thì Toàn không phải có trách nhiệm....(miễn trừ nghĩa vụ), hay nếu đám cháy xảy ra do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra như do chập điện thì chủ sở hữu phải có trách nhiệm trong những việc như vậy.

    Và thêm một điều nữa tôi muốn lưu ý, nếu có sự thỏa thuận từ trước giữa các bên trong hợp đồng sử dụng thử...thì mọi chuyện không có gì phải bàn thêm!

    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #74396   20/12/2010

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    Về vấn đề dùng thử, khi hết thời hạn dùng thử mà bên dùng thử không trả lời thì mặc nhiên là chấp nhận mua với các điêù kiệu đã thỏa thuận.

    Bên bán trong thời hạn sử dụng vẫn là chủ sở hữu và chịu rủi do.

    Nhưng lưu ý thời điểm  xảy ra là 0h rạng ngày 8/1/2004. vậy có coi như Toàn đã nhận mua sản phẩm dùng thử và chuyển rủi do về phía Toàn chưa? Và giải quyết như thế nào về cái ghế và giá trị cái ghế?  ai phải chịu? nếu cả 2 cùng chịu thì % trách nhiệm là bao nhiêu.

    Văn bản nào áp dụng trong trường hợp này.

    TKS cm!

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #74404   20/12/2010

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn!

    Nếu đây là một trường hợp thực tế với tất cả những điều khoản được ghi trong hợp đồng hay theo phương thức buôn bán có được theo thói quen từ trước thì chúng ta không có gì phải bàn rồi (vì mọi việc quá rõ ràng).

    Tuy nhiên đây là một tình huống mà bạn đưa ra, chúng ta không thể biết cụ thể sự thỏa thuận giữa hai bên là như thế nào nên phải chia ra nhiều tình huống để giải quyết.

    Về văn bản áp dụng, bạn có thể sự dụng các chế định về cách tính thời hạn, thực hiện nghĩa vụ giao vật.., một số hợp đồng thông dụng....của Bộ luật dân sự, ngoài ra nếu có liên quan trực tiếp thì bạn nên bám vào các chế định của Luật thương mại để giải quyết vấn đề trên.

    Có một điều là tôi cũng muốn lưu ý đến bạn, nếu loại trừ các khả năng như tôi đã nêu ở trên (tình huống bất khả kháng...dẫn đến việc gây cháy...) thì trong tình huống này người đang sử dụng thử sản phẩm luôn chịu nhiều bất lợi.

    Nếu đặt trường hợp, hợp đồng có quy định sau thời hạn 7 ngày, không có phản hồi từ phía ngươi mua, xem như người mua đã đồng ý mua, vậy trong trường hợp trên người mua phải có nghĩa vụ thanh toán.

    Nếu giả sử chưa đến 7 ngày mà xảy ra sự cố nêu trên thì người mua cũng phải có nghĩa vụ giao vật (trả lại máy cho bên bán) hoặc nếu vật không còn thể phải có nghĩa vụ bồi hoàn khoản tiền theo giá trị của máy.

    Cái mà bạn nói là "rủi ro" chưa thật sự tồn tại trong tình huống mà bạn đưa ra, bên bán chỉ chịu rủi ro với các tính năng của sản phẩm, nếu chính nó gây ra sự cháy, nổ....còn trong trường hợp nếu nguyên nhân cháy từ nguồn khác thì bên bán không chia sẻ rủi ro.

    Cụ thể nguyên nhân cháy là do xét đánh, nhưng việc gây cháy lại do hệ thống điện, đây là nguồn nguy hiểm cao độ, vì vậy người mua hay chính là người chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ nào phải chịu trách nhiệm đối với tài sản của bên bán (đang được bên mua dùng thử).

    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #74411   21/12/2010

    blue_cactus
    blue_cactus

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2010
    Tổng số bài viết (22)
    Số điểm: 440
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 2 lần


    Mình đồng ý với ý kiến của bạn #3366cc;" href="http://danluat.thuvienphapluat.vn/Members/profile.aspx?UserID=278135" id="ctl00_ctl00_MainContent_MainContent_lsPostList_rptPostList_ctl03_UserBox1_lnkProfile">nkkhuy.

    Đây là hợp đồng mua bán trong trường hợp đạc biệt (mua sau khi dùng thử), tại Diều 460 BLDS có quy định:

    Điều 460. Mua sau khi sử dụng thử

    1. Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua được dùng thử vật mua trong một thời hạn gọi là thời hạn dùng thử. Trong thời hạn dùng thử, bên mua có thể trả lời mua hoặc không mua; nếu hết thời hạn dùng thử mà bên mua không trả lời thì coi như đã chấp nhận mua theo các điều kiện đã thoả thuận trước khi nhận vật dùng thử.

    2. Trong thời hạn dùng thử, vật vẫn thuộc sở hữu của bên bán. Bên bán phải chịu mọi rủi ro xảy ra đối với vật, nếu không có thoả thuận khác. Trong thời hạn dùng thử, bên bán không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố tài sản khi bên mua chưa trả lời.


    #0000ff; font-size: 13px;">3. Trong trường hợp bên dùng thử trả lời không mua thì phải trả lại vật cho bên bán và phải bồi thường thiệt hại cho bên bán, nếu làm mất mát, hư hỏng vật dùng thử. Bên dùng thử không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn thông thường do việc dùng thử gây ra và không phải hoàn trả hoa lợi do việc dùng thử mang lại.

    Về lý thuyết thì bên bán chịu rủi ro, tuy nhiên trên thực tế họ chỉ chịu những rủi ro thuộc về tính năng của sản phẩm, còn lại thì học không phải chịu. thông thường thì bên bán yêu cầu bên mua phải mua bảo hiểm hoặc cam kết chịu rủi ro (sự có ngòai ý muốn) với tài sản mua bán.


    Nguyễn Quang Phương

    mail: quangphuong83@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #74576   21/12/2010

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    Vậy có bất lợi qua với bên dùng thử không khi mà thời điểm chuyển rủi do chỉ tính theo găng tấc ấy. Điêu 460 mình đọc rùi, nhưng mình vẫn băn khoăn là: "thỏa thuận" này chỉ là tiền hợp đồng mua bán, cũng có thể là thỏa thuận miệng. còn tình huống thì không đề cập

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #74658   22/12/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào cả nhà!

    Trước hết, trong tình huống trên thì trước hết chúng ta xác định luật áp dụng là luật 1995 chứ không phải là luật 2005


    Thứ hai, các bạn xác định thời hạn không chín xác rồi


    1 tuần này sẻ là bao lâu đây? bắt đầu từ đâu? kết thúc vào thời điểm nào?


    Theo quy định tại khoản 2 điều 161 BLDS 1995


    Điều 161. Thời điểm bắt đầu thời hạn

    1- Khi thời hạn được xác định bằng giờ, thì thời hạn được bắt đầu từ thời điểm đã xác định.

    2- Khi thời hạn được xác định bằng ngày, tuần, tháng, năm, thì ngày đầu tiên của thời hạn không được tính mà tính kể từ ngày tiếp theo của ngày được xác định.

    3- Khi thời hạn bắt đầu bằng một sự kiện, thì không tính ngày xảy ra sự kiện mà tính ngày tiếp theo ngày xảy ra sự kiện đó

    Như vậy thời điểm bắt đầu trong tình huống tren là vào lúc
    0h ngày 2/1/2004 (thứ 6)

    Thời điểm kết thúc hiệu lực


    Điều 162. Kết thúc thời hạn

    1- Khi thời hạn tính bằng ngày, thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn.

    2- Khi thời hạn tính bằng tuần, thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tuần cuối cùng của thời hạn.

    3- Khi thời hạn tính bằng tháng, thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày tương ứng của tháng cuối cùng của thời hạn; nếu tháng kết thúc thời hạn không có ngày tương ứng, thì thời hạn kết thúc vào ngày cuối cùng của tháng đó.

    4- Khi thời hạn tính bằng năm, thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày, tháng tương ứng của năm cuối cùng của thời hạn.

    5- Khi ngày cuối cùng của thời hạn là ngày chủ nhật hoặc ngày nghỉ lễ, thì thời hạn kết thúc tại thời điểm kết thúc ngày làm việc tiếp theo ngày nghỉ đó.

    6- Thời điểm kết thúc ngày cuối cùng của thời hạn vào đúng mười hai giờ đêm của ngày đó.

    như vậy thời điểm kết thúc sẻ là 12h đêm ngày 9/1//2004 (thứ 6 tương ứng)

    Quay lại tình huống

    theo quy định thì

    Điều 456. Mua sau khi sử dụng thử

    1- Các bên có thể thoả thuận về việc bên mua được dùng thử vật mua trong một thời hạn gọi là thời hạn dùng thử. Trong thời hạn dùng thử, bên mua có thể trả lời mua hoặc không mua; nếu hết thời hạn dùng thử mà bên mua không trả lời, thì coi như đã chấp nhận mua theo các điều kiện đã thoả thuận trước khi nhận vật dùng thử.

    2- Trong thời hạn dùng thử, vật vẫn thuộc sở hữu của bên bán. Bên bán phải chịu mọi rủi ro xảy ra đối với vật, nếu không có thoả thuận khác. Trong thời hạn dùng thử vật, bên bán không được bán, tặng cho, cho thuê, trao đổi, thế chấp, cầm cố, bảo lãnh tài sản khi bên mua chưa trả lời.

    3- Trong trường hợp bên dùng thử trả lời không mua, thì phải trả lại vật cho bên bán và phải bồi thường thiệt hại cho bên bán, nếu làm mất mát, hư hỏng vật dùng thử. Bên dùng thử không phải chịu trách nhiệm về những hao mòn thông thường do việc dùng thử gây ra và không phải hoàn trả hoa lợi do việc dùng thử mang lại.

    Căn cứ vào đó thì chúng a sẻ xác định được.

    Thân@

     
    Báo quản trị |  
  • #74745   22/12/2010

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    Tks quyetquyen945,

    Nhưng như vậy cho t biết chính xác quan điểm của b nhé!

    Nếu chuyển hết rủi do cho bên bán hoặc ben mua thì có hợp lý không?

    Có cách nào san xẻ trách nhiệm không vậy!

    Thân!

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #74783   22/12/2010

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào các bạn!

    Việc xác định thời hạn trong tình huống bạn đưa ra là không có nhiều ý nghĩ. Tại sao các bạn cứ nghĩ là phải áp dụng khoản 2 Điều 460 mà không áp dụng khoản 3 điều này.

    Vậy tôi đặt ra giả sử nếu người sử dụng có lỗi dẫn đến việc máy móc bị hư hỏng, mất mát (tôi ví dụ như để tài sản bị ăn trộm...), đương nhiên lỗi gây nên những thiệt hại về tài sản không do chính những tính năng của sản phẩm hay việc dùng sản phẩm mang lại..., vậy bên bán có chịu rủi ro không.

    Tôi xin nhắc lại, trong trường hợp này, tài sản do cháy vì chập điện, tuy bên mua không có lỗi trực tiếp làm cháy tài sản, nhưng bên mua là chủ sở hữu trong việc sử dụng nguồn điện, vì vậy chủ sở hữu phải có trách nhiệm bồi thường (nguồn nguy hiểm cao độ), bên mua trong trường hợp này không phải chịu rủi ro gì cả.

    Các bạn phải hiểu được rủi ro trong từng trường hợp là gì!

    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #74784   22/12/2010

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    T nghiêng về khoản 3 hơn 1 tí nhưng mà t không nghĩ là quy hết trách nhiệm cho 1 bên như thế.

    T muốn hỏi có giải pháp nào để san xẻ không mới là vấn đề.

    Cả nhà cho ý kiến nhé!

    TKS!

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |