Không hiểu sao bài này lại ở trong box Dân luật cùng vui, bạn quyetquyen945 đã tham gia một bài khác rồi mà. Vậy nên mình xin phép trả lời vào đây luôn.
Mình nghĩ câu trả lời này là sai, nhưng không đồng ý với quyetquyen945. Năng lực chủ thể bao gồm có năng lực pháp luật và năng lực hành vi (lưu ý là hai năng lực này là năng lực để tham gia QHPL mà chủ thể đang muốn tham gia, chứ không phải là toàn bộ các QHPL - một chủ thể có thể có năng lực tham gia QHPL này, nhưng chưa chắc đã là chủ thể có năng lực tham gia QHPL khác.) Đối với trường hợp bạn nói, hai người này là đã có đủ năng lực pháp luật, và năng lực hành vi để tham gia QHPL HN&GĐ rồi.
Chủ thể của QHPL HN&GĐ có thể là cha, mẹ, ông, bà, con, cháu... không phải chỉ có chồng, vợ. Ví dụ người mất năng lực hành vi, vẫn có thể tham gia quan hệ pháp luật hôn nhân gia đình với tư cách là con, cháu trong nhà.
Với luật sư, nói phải có căn cứ, có lý, có tình thì hãng nói. Nói chung chung, nói vu vơ, nói tránh đụng chạm thì tốt nhất là đừng nói.
Làm thì làm làm dứt khoát, làm cẩn thận. Làm mà sợ đầu sợ đuôi, làm không đến đầu đến đũa thì tốt nhất là đừng làm.
Còn luật sư mà nghĩ cái này, nói cái kia; nói một đằng, làm một nẻo thì tốt nhất là nên về quê chăn vịt.
Vinh Quang l Trợ lý Luật sư - CÔNG TY LUẬT VIỆT KIM (www.luatvietkim.com)
M: 0934.666.282 - E: vinhquang@luatvietkim.com - Ad: P1705 - Đ3, 15 Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội.