Doanh nghiệp tạm nghỉ vì ít việc thì trả tiền lương NLĐ ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #598671 15/02/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Doanh nghiệp tạm nghỉ vì ít việc thì trả tiền lương NLĐ ra sao?

    Hiện nay, do tác động của suy giảm kinh tế nên nhiều doanh nghiệp, xí nghiệp tại Việt Nam cũng chịu ảnh hưởng không ít từ các đơn hàng từ nước ngoài. Khi doanh nghiệp bị ảnh hưởng thì người lao động (NLĐ) cũng là người gián tiếp chịu tác động do không có việc làm.
     
    Để doanh nghiệp vừa đáp ứng được nhu cầu lao động khi kinh tế ổn định trở lại và NLĐ cũng không bị mất việc hiện tại thì phương án tốt nhất làm thế nào? Mức lương sau khi trở lại làm việc quy định ra sao?
     
    doanh-nghiep-tam-nghi-vi-it-viec-thi-tra-tien-luong-nld-ra-sao?
     
    1. Hợp đồng lao động được tạm hoãn trong trường hợp nào?
     
    Doanh nghiệp khi trong tình trạng dư dôi lao động mà không muốn chấm dứt hợp đồng thì có thể xem xét tạm hoãn thực hiện hợp đồng theo Điều 30 Bộ luật Lao động 2019 nếu thuộc các trường hợp sau:
     
    - NLĐ thực hiện nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ tham gia Dân quân tự vệ.
     
    - NLĐ bị tạm giữ, tạm giam theo quy định của pháp luật về tố tụng hình sự.
     
    - NLĐ phải chấp hành quyết định áp dụng biện pháp đưa vào trường giáo dưỡng, cơ sở cai nghiện bắt buộc hoặc cơ sở giáo dục bắt buộc.
     
    - Lao động nữ mang thai theo quy định tại Điều 138 Bộ luật Lao động 2019.
     
    - NLĐ được bổ nhiệm làm người quản lý doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên do Nhà nước nắm giữ 100% vốn điều lệ.
     
    - NLĐ được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của đại diện chủ sở hữu nhà nước đối với phần vốn nhà nước tại doanh nghiệp.
     
    - NLĐ được ủy quyền để thực hiện quyền, trách nhiệm của doanh nghiệp đối với phần vốn của doanh nghiệp đầu tư tại doanh nghiệp khác.
     
    - Trường hợp khác do hai bên thỏa thuận.
     
    Trong thời gian tạm hoãn thực hiện hợp đồng lao động, NLĐ không được hưởng lương và quyền, lợi ích đã giao kết trong hợp đồng lao động, trừ trường hợp hai bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định khác.
     
    Theo đó, NLĐ và doanh nghiệp có thể thỏa thuận với nhau để có thể tạm hoãn hợp đồng lao động để sau khi kết thúc thời gian tạm hoãn có thể trở lại thực hiện tiếp công việc đang làm.
     
    2. Tiền lương trong thời gian ngừng việc trả ra sao?
     
    Trong trường hợp doanh nghiệp tạm dừng công việc trong một khoản thời gian ngắn mà không thực hiện tạm hoãn hợp đồng lao động thì trả lương ngừng việc theo Điều 99 Bộ luật Lao động 2019 như sau:
     
    Nếu do lỗi của doanh nghiệp thì NLĐ được trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động.
     
    Nếu do lỗi của NLĐ thì người đó không được trả lương; những NLĐ khác trong cùng đơn vị phải ngừng việc thì được trả lương theo mức do hai bên thỏa thuận nhưng không được thấp hơn mức lương tối thiểu.
     
    Nếu vì sự cố về điện, nước mà không do lỗi của doanh nghiệp hoặc do thiên tai, hỏa hoạn, dịch bệnh nguy hiểm, địch họa, di dời địa điểm hoạt động theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc vì lý do kinh tế thì hai bên thỏa thuận về tiền lương ngừng việc như sau:
     
    - Trường hợp ngừng việc từ 14 ngày làm việc trở xuống thì tiền lương ngừng việc được thỏa thuận không thấp hơn mức lương tối thiểu.
     
    - Trường hợp phải ngừng việc trên 14 ngày làm việc thì tiền lương ngừng việc do hai bên thỏa thuận nhưng phải bảo đảm tiền lương ngừng việc trong 14 ngày đầu tiên không thấp hơn mức lương tối thiểu.
     
    Trường hợp không thực hiện tạm hoãn hợp đồng mà doanh nghiệp muốn cho NLĐ tạm dừng làm việc lý do kinh tế thì cả 2 tự thỏa thuận về tiền lương theo quy định như trên.
     
    3. Có trả lương cho NLĐ nghỉ việc riêng?
     
    Doanh nghiệp có thể trả lương cho NLĐ khi nghỉ việc riêng theo căn cứ Điều 115 Bộ luật Lao động 2019 thì NLĐ nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương như sau:
     
    Trường hợp 1: Nghỉ việc riêng mà vẫn hưởng nguyên lương và phải thông báo với doanh nghiệp trong trường hợp sau đây:
     
    - Kết hôn: nghỉ 03 ngày.
     
    - Con đẻ, con nuôi kết hôn: nghỉ 01 ngày.
     
    - Cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi; cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi của vợ hoặc chồng; vợ hoặc chồng; con đẻ, con nuôi chết: nghỉ 03 ngày.
     
    Trường hợp 2: NLĐ được nghỉ không hưởng lương 01 ngày và phải thông báo với doanh nghiệp khi ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh, chị, em ruột chết; cha hoặc mẹ kết hôn; anh, chị, em ruột kết hôn.
     
    Trường hợp 3: Ngoài quy định tại trường hợp 1 và 2, NLĐ có thể thỏa thuận với doanh nghiệp để nghỉ không hưởng lương.
     
    Như vậy, tùy vào tình hình thực tế mà doanh nghiệp tự đánh giá chính xác tác động suy thoái kinh tế mà doanh nghiệp có thể hoạt động bình thường trở lại nếu không đến mức tạm hoãn hợp đồng thì doanh nghiệp tạm ngừng công việc nhưng phải đảm bảo mức lương tối thiểu trong 14 ngày đầu.
     
    684 | Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (17/02/2023) ThanhLongLS (16/02/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #599347   27/02/2023

    banhquecute
    banhquecute
    Top 500
    Lớp 1

    Vietnam
    Tham gia:29/05/2022
    Tổng số bài viết (304)
    Số điểm: 2840
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 55 lần


    Doanh nghiệp tạm nghỉ vì ít việc thì trả tiền lương NLĐ ra sao?

    Nếu công ty đang trong tình trạng ít việc, doanh nghiệp có thể xem xét thỏa thuận với người lao động tạm ngừng việc vì lý do kinh tế và thỏa thuận về tiền lương ngừng việc theo quy định nêu trên mà tác giả đã chia sẻ.

    Ngoài ra, mình xin bổ sung thêm trường hợp nếu như bộ phận này có ít việc, doanh nghiệp muốn chuyển người lao động sang làm ở bộ phận khác thì căn cứ Điều 29 Bộ luật Lao động 2019, tùy vào nhu cầu kinh doanh, sản xuất, doanh nghiệp được quyền tạm thời chuyển người lao động làm công việc khác so với hợp đồng lao động nhưng không được quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm.

    Người lao động không đồng ý tạm thời làm công việc khác so với hợp đồng lao động quá 60 ngày làm việc cộng dồn trong 01 năm mà phải ngừng việc thì doanh nghiệp phải trả lương ngừng việc.

    Khi chuyển vị trí làm việc, doanh nghiệp phải báo cho người lao động biết trước ít nhất 03 ngày làm việc, thông báo rõ thời hạn làm tạm thời và bố trí công việc phù hợp với sức khỏe, giới tính của người lao động.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #600403   22/03/2023

    camnhungtng
    camnhungtng
    Top 500


    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:15/12/2022
    Tổng số bài viết (268)
    Số điểm: 2117
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 22 lần


    Doanh nghiệp tạm nghỉ vì ít việc thì trả tiền lương NLĐ ra sao?

    Mình cám ơn bạn đã chia sẻ thông tin. Trường hợp công ty đang gặp khó khăn nên không thể diễn ra hoạt động sản xuất, kinh doanh nên buộc cắt giảm công việc và lao động thì giữa người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận với nhau về việc tạm hoãn hợp đồng lao động hoặc tạm ngừng việc theo quy định pháp luật.

     
    Báo quản trị |