Đỉnh cao trung thực

Chủ đề   RSS   
  • #344761 16/09/2014

    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Đỉnh cao trung thực

    (Bài đăng trên báo Đất Việt)

     

    Chỉ 1 người khai gian tài sản, đỉnh cao trung thực

    (Tin tức thời sự) - Gần 1 triệu người kê khai tài sản, chỉ có 5 người thuộc diện phải xác minh và chỉ duy nhất 1 người bị cảnh cáo về thiếu trung thực 


    •  
    a

    Tác phẩm đoạt giải Nhất cuộc thi vẽ tranh biếm về đề tài chống tham nhũng của tác giả Lê Phương. 

    Trong số gần 1 triệu người đã kê khai tài sản thu nhập, chỉ duy nhất có 1 người bị cảnh cáo vì thiếu trung thực. Với tỷ lệ 1/1.000.000 như vậy, phải chăng chúng ta đang ở đỉnh cao của sự trung thực?

    Rất nhiều báo tường thuật về phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Tư pháp sáng ngày 15/9 đều hồ hởi báo tin vui: “Trong số hơn 944 nghìn trường hợp đã kê khai thài sản thu nhập (TSTN), chỉ có 5 người thuộc diện kê khai phải xác minh và chỉ duy nhất một người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực.

    Những con số trên được đại diện Thanh tra Chính phủ nêu ra trong báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 tại phiên họp.

    Đối với việc minh bạch tài sản, thu nhập, trong năm 2013 có 944.425 người đã kê khai tài sản thu nhập. Số người chậm kê khai tài sản thu nhập trong năm là 6,9 nghìn người. Có 5 người thuộc diện kê khai phải xác minh tài sản thu nhập, trong đó đã có 1 người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai tài sản thu nhập không trung thực và 6 người bị xử lý kỷ luật do vi phạm thời hạn trong minh bạch tài sản thu nhập”.

    Như vậy là đã rõ ràng, bấy lâu nay những điều tiếng dư luận xì xèo về việc có một bộ phận cán bộ tham nhũng, gian dối trong kê khai tài sản đã bị đập tan hoàn toàn. Con số này đã được Thanh tra Chính phủ đảm bảo hẳn hoi, không thể nào hồ nghi về độ chuẩn xác được!

    Gần 1 triệu người kê khai tài sản, chỉ có 5 người thuộc diện phải xác minh và chỉ duy nhất 1 người bị cảnh cáo về thiếu trung thực. Có lẽ cái tỷ lệ 1 trên gần 1 triệu người này, rất xứng đáng để đi đăng ký kỷ lục Guinness thế giới, để chứng minh đất nước chúng ta đang ở thời kỳ đỉnh cao của sự trung thực. Bạn đọc có đồng ý thế không ạ?

    Ngoài câu chuyện vui kể trên, tôi muốn cung cấp cho bạn đọc một thông tin thú vị không kém, đó là cũng trong ngày 15/9 đã diễn ra lễ trao giải cuộc thi “Vẽ tranh biếm về đề tài công khai, minh bạch trên báo chí” được tổ chức trong khuôn khổ chương trình “Sáng kiến phòng chống tham nhũng” – VACI 2013 do Thanh tra chính phủ, Ngân hàng Thế giới và nhiều tổ chức khác phối hợp thực hiện.

    Bức ảnh đoạt giải nhất thuộc về họa sĩ Lê Phương, bức tranh vẽ con đường về Nam Định trảy hội đền Trần xin ấn thăng quan tiến chức thì chật ních những xe và người, còn con đường về hội Minh Thề không tham nhũng ở Hải Phòng thì lạ kỳ thay, vắng tanh vắng ngắt như chùa Bà Đanh.

    Nếu những ai không tin vào con số chỉ có 1 người thiếu trung thực trong số 1 triệu người kê khai tài sản kể trên thì có lẽ cũng nên tin vào bức tranh biếm họa của họa sĩ Lê Phương. Bởi đó là sự thực.

    Cứ vào dịp lễ hội đầu năm, khi người ta trèo lên đầu lên cổ nhau để cướp ấn ở hội đền Trần thì hội Minh Thề không tham nhũng ở Hải Phòng tịnh vắng bóng quan chức. Người chủ tế là một bô lão (một cụ cao niên ở xã Thuận Thiên, có lẽ cả đời chẳng biết đến tham nhũng là gì) đứng ra đọc lời thề “ai lấy của công dùng vào việc tư, cầu thần linh đả tử... làm tôi bất trung, làm con bất hiếu, xin thần linh tru diệt”. Rồi dân chúng trong làng hô vang “y như lời thề”.

    Đương nhiên, chẳng có bóng một ông quan nào trong hội Minh Thề thiêng liêng ấy cả.

    a

    Tác phẩm đoạt giải Ba cuộc thi vẽ tranh biếm về đề tài chống tham nhũng của tác giả Nguyễn Đức Trí.

    Mà cũng phải thôi, trong cả triệu người thuộc diện cán bộ phải kê khai, chỉ có nhõn một người bị cảnh cáo vì kê khai không trung thực, thì đất nước chúng ta lấy đâu ra quan tham mà thề với bồi không tham nhũng. Cái hội Minh Thề ấy, “ế” là phải, vắng khách là phải, còn oán thán nỗi gì.

    Chỉ có điều, nếu cán bộ của chúng ta trung thực là thế, liêm khiết là thế, thì tại sao trong Bảng xếp hạng chỉ số cảm nhận tham nhũng năm 2013 của Tổ chức Minh bạch Quốc tế, Việt Nam lại đứng thứ 116/176 nước mà không phải trong top đầu? Chắc chắn là các bác ấy quốc tế ấy đã tính nhầm.

    Còn muốn biết cán bộ ở ta kê khai trung thực đến đâu, chỉ cần túm lấy vài anh trộm đã từng thăm viếng nhà quan chức là hai năm rõ mười ra cả. Nhà ông nào cất hàng trăm cây vàng dưới gậm giường, nhà ông nào để tiền đô trong tủ đồ công sở, cứ thế mà công khai.

    Chúng ta dù muốn hay không cũng phải tin vào những con số thống kê đẹp như tranh vẽ này. Cán bộ thì trung thực thật thà như đếm, triệu người mới tìm ra 1 kẻ khai gian, dân thì tịnh không có chuyện thất nghiệp chơi bời lêu lổng ở đâu, 80% người được hỏi hài lòng với dịch vụ công, một vài bãi biển không hề có tệ nạn mại dâm...

    Ơn giời, nếu chỉ căn cứ vào các con số thống kê, thì chúng ta hẳn nhiên đã ở trên thiên đường rồi chứ còn gì nữa?

    • Mi An

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    7769 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn LS_CaoSyNghi vì bài viết hữu ích
    Unjustice (26/09/2014) Khongtheyeuemhon (26/09/2014) ntdieu (17/09/2014) SAdmin (16/09/2014)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #345018   17/09/2014

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100040
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Bài này gửi vào Phòng giảm xì trét thật đúng, và cũng thật đau lòng :-P

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (26/09/2014)
  • #345258   18/09/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    ntdieu viết:

    Bài này gửi vào Phòng giảm xì trét thật đúng, và cũng thật đau lòng :-P

    Phải gởi vào phòng tăng tress chứ giảm gì nổi ! 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hungmaiusa vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (26/09/2014)
  • #345577   20/09/2014

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Nếu bạn hungmaiusa thấy tăng stress thì trường hợp sau đây (báo vietnamnet) có lẽ sẽ giảm stress cho bạn vì nội dung có phần ngược lại:

    Thuê tù nhân làm cán bộ và chuyện lạ nước Việt

    Người dân có cảm giác bị “khinh nhờn”, khi các tù nhân… đương chức nghiễm nhiên hưởng vị thế mà con em lương thiện của họ có khi ước mong cũng chẳng với tới.

    I-Giữa những ngày tháng này, xã hội luôn có những điều khiến tâm trạng người dân buồn rầu, lo lắng, đến mức nhạc sĩ Tuấn Khanh vừa có bài viết trên trang mạng của mình- Người Việt cần có một Aziz Nesin (nhà văn Thổ Nhĩ Kỳ- tác giả cuốn Những người thích đùa nổi tiếng).

    Có ngay!

    Không phải là một nhà văn, mà là một Bí thư Đảng ủy xã hẳn hoi. Ông này cũng không viết mà chỉ … truyền khẩu. “Tác phẩm” bằng xương bằng thịt của ông cũng có thể ngang ngửa với tác phẩm viết bằng giấy trắng mực đen của nhà văn thích đùa. Có điều, người dân xã Chàng Sơn (Thạch Thất- Hà Nội) nơi ông cùng sống, sinh hoạt hằng ngày đã không cười nổi, mà lại chỉ … bất bình.

    Đó là chuyện ông Nguyễn Hoàng Hải, Bí thư Đảng ủy xã Chàng Sơn (Thạch Thất- Hà Nội), cách đây một tháng triệu tập họp Đảng ủy xã, thông báo, được sự đồng ý “bằng miệng” của Huyện ủy, UBND huyện Thạch Thất, nay Đảng ủy xã quyết định tuyển dụng Phí Đình Hưng, và Nguyễn Văn Thiết, là hai trong số 03 tù nhân đang thụ án tù treo theo bản án số 58/2013/HSST vào làm việc tại UBND xã Chàng Sơn với các vị trí: Phí Đình Hưng làm kế toán, Nguyễn Văn Thiết là tổ trưởng văn phòng (Đại lộ, ngày 17/9)

    Một quyết định tuyển dụng mà không có văn bản, chỉ truyền khẩu, hệt kiểu chiềng làng, chiềng nước xa xưa. Thời người dân Việt còn mù chữ.

    Thế cũng đủ khiến không chỉ làng Chàng Sơn, mà dư luận xã hội xôn xao như việc đình, việc làng.

    Xôn xao là phải. Là bởi, hai vị tù nhân này nằm trong “nhóm lợi ích” của họ, bao gồm: Nguyễn Hoàng Hải, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã, Phí Đình Hưng (khi đó là Chủ tịch UBND xã); Chu Thế Huấn- Phó Chủ tịch UBND xã; Nguyễn Văn Thiết (khi đó là Đảng ủy viên, cán bộ địa chính). Vì mục đích tư lợi, từ năm 2004 đến 2012, suốt 08 năm trời, các vị đã ra nhiều nghị quyết trái pháp luật, tạo điều kiện cho các vi phạm pháp luật về đất đai, quản lý tài chính, gây ra hậu quả rất nghiêm trọng.

    Cơ quan chức năng đã phải điều tra suốt mấy năm trời, xác định có dấu hiệu “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”. Và “nhóm lợi ích” cuối cùng bị truy tố, xét xử. Bản án cuối cùng cũng đã tuyên: Phí Đình Hưng 36 tháng tù, Nguyễn Văn Thiết 24 tháng tù, Chu Văn Quang 20 tháng tù, tất cả đều được hưởng án treo. Tuy nhiên thời gian thử thách rất khác nhau: Chu Văn Quang 40 tháng, Nguyễn Văn Thiết 48 tháng; riêng Phí Đình Hưng tới 05 năm.

    Hai vị Nguyễn Hoàng Hải, Chu Thế Huấn, bị xử lý kỷ luật Đảng, với hình thức khiển trách. Đáng chú ý, lúc đó, “cặp bài trùng” Nguyễn Hoàng Hải, Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã, và Phí Đình Hưng (khi đó là Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã) cùng ra nghị quyết và thực hiện hành vi phạm tội để hưởng chung lợi ích, nhưng chỉ có Phí Đình Hưng chịu án tù.

    Ấn tượng trong tuần, chuyện lạ, nước Việt, Kỳ Duyên, tù nhân đương chức, nước Việt

    Tù nhân Phí Đình Hưng (bên phải) làm việc với các trưởng thôn ngày 15/8/2014. Ảnh: NCT

    Và nay, Phí Đình Hưng nghiễm nhiên trở lại với công đường, mà lại còn được, nói như người dân Chàng Sơn- nắm tay hòm chìa khóa.

    Tiếng lành đồn xa, tiếng dữ đồn còn… xa hơn, trong cái thời buổi ra ngõ gặp “lợi ích nhóm” này. Vì sao?

    Ở một làng quê, dẫu có văn minh hiện đại mấy, thì cái tâm lý tiểu nông sau lũy tre xanh một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp vẫn rất nặng. Nhưng nặng hơn là người dân có cảm giác bị “khinh nhờn”, khi các tù nhân… đương chức này nghiễm nhiên hưởng cái vị thế mà con em lương thiện của họ có khi ước mong cũng chẳng với tới.

    Không phải vô lý khi ông Nguyễn Văn Thúc, Chủ tịch Hội Người cao tuổi nói rằng, xã có gần 10000 dân, những người có bằng ĐH, cao học rất nhiều, đâu có thiếu người làm việc, đến mức nhất nhất phải tuyển những cán bộ đang bị án tù, làm mất lòng tin của dân. Còn báo Đất Việt giật cái title hài hước to đùng: “Thuê tù nhân làm cán bộ, quyết không để lọt… người tài”.

    Chữ tài hay chữ tai… cho dân?

    Cũng chính vì thế, có dư luận cho rằng, rất có thể vì Phí Đình Hưng đã nhận hết tội về mình, nên ông Nguyễn Hoàng Hải mới thoát được tù tội. Và giờ đây, đến lượt ông này nhất nhất “trả nghĩa”, kiểu anh còn làm việc, chú yên tâm (?)

    Mặc dù, về mặt pháp lý, ông Nguyễn Hoàng Hải, Bí thư Đảng ủy xã, tác giả của câu chuyện đùa không cười nổi, cãi rằng, việc này đươc thực hiện đúng theo Luật. Nhưng đúng ra sao?

    Theo Luật sư Nguyễn Đông Khánh, Trưởng Văn phòng Luật sư Việt Quốc- Đoàn Luật sư t/p Hà Nội, vị trí công việc trước đây của ông Phí Đình Hưng và ông Nguyễn Văn Thiết đều thuộc sự điều chỉnh của Luật cán bộ, công chức. Với những quy định của luật này, ông Nguyễn Văn Thiết là cán bộ địa chính xã bị xử phạt tù nhưng cho hưởng án treo, không thuộc trường hợp bị buộc phải thôi việc. Do đó, ông Nguyễn Văn Thiết vẫn có thể được làm việc nhưng phải chuyển sang công việc khác.

    Trong khi đó, ông Phí Đình Hưng, đã không còn là cán bộ công chức, thì khi được nhận vào làm hợp đồng (thông qua ký hợp đồng), được coi là viên chức, nhưng theo Điểm b, khoản 2, Điều 22 Luật Viên chức, ông Phí Đình Hưng thuộc diện không được tuyển vào làm viên chức (Đại lộ, ngày 15/9)

    Cho dù trong hai trường hợp, một đúng, một sai, nhưng cả hai việc đều gặp nhau ở chỗ làm… mất lòng tin của người dân. Một sự bất tín, vạn sự bất tin. Giờ đây, bất tin lại chồng lên bất tín.

    Điều hệ lụy, thông qua cái việc làm như “đùa” với dân của mình, các quan chức xã Chàng Sơn còn tạo ra một tâm lý tệ hại. Đó là cái sự “nhờn phép nước”. Người ta có thể làm liều, làm ẩu, có thể giẫm đạp lên pháp luật, để rồi vẫn ngang nhiên ngồi ở chốn công đường, chả “sợ bố con thằng dân nào”!

    Khinh nhờn dân và khinh nhờn phép nước. Chả lẽ đó chính là phẩm cách của các quan chức xã Chàng Sơn? Hay họ chỉ là những mảnh gương vỡ, xám xịt?

                                      ***************************

    II- Vừa hay, chuyện 02 “tù nhân đương chức” nghiễm nhiêm làm việc ở công đường xã Chàng Sơn, hệt chuyện đùa còn chưa lắng xuống, có một chuyện vô tình cũng là chuyện đùa, và còn là “đùa dai” với người dân Việt, đang được các cơ quan truyền thông ồn ào phản biện. Vì chả ai cười nổi. Cho dù người Việt vốn thích tiếu lâm đến đâu.

    Đó là con số mà đại diện Thanh tra Chính phủ nêu ra trong  báo cáo công tác phòng, chống tham nhũng năm 2014 tại phiên họp toàn thể lần thứ 14 của Ủy ban Tư pháp sáng ngày 15/9 mới đây.

    Xã hội thì choáng, còn những con số có lẽ … cúi gằm mặt vì xấu hổ quá.

    Ấn tượng trong tuần, chuyện lạ, nước Việt, Kỳ Duyên, tù nhân đương chức, nước Việt
    Ảnh: vietbao

    Theo đó, trong số gần 01 triệu trường hợp (chính xác là hơn 944. 425 người) đã kê khai tài sản thu nhập, chỉ có 05 người thuộc diện kê khai phải xác minh, và chỉ duy nhất… 01 người bị xử lý kỷ luật bằng hình thức cảnh cáo do kê khai không trung thực. Lạc quan chưa? Tính theo con số phần trăm, thì số không trung thực chỉ có 1/1000000. Một con số lý tưởng.

    Có điều, ngay trong báo cáo của TTCP, đã thấy sự mâu thuẫn.

    Đó là những con số thì có vẻ như rất lạc quan, còn nhận định về thực trạng tham nhũng, Phó Tổng TTCP Trần Đức Lượng có vẻ lại rất …bi quan khi cho rằng, tham nhũng vẫn diễn ra phức tạp, ngày càng tinh vi, khó phát hiện do các đối tượng tham nhũng thường có chức vụ, có trình độ hiểu biết pháp luật, quan hệ rộng, liên kết với nhau thành các nhóm lợi ích (VnExpress, ngày 16/9). Biết tin vào đâu bây giờ?

    Nhưng liệu xã hội có tin được những con số đang cúi gằm mặt kia không?

    Nếu biết rằng, nước Việt đang mắc căn bệnh nan y khó chữa- bệnh thành tích.  Nếu người ta nhớ tới những con số cũng còn chưa hết “đỏ mặt” trong các ngăn tủ hồ sơ của các ngành.

    Hơn 99,02% học sinh đỗ tốt nghiệp THPT năm 2014. Hơn 80% người dân hài lòng với dịch vụ hành chính công. Chỉ có hơn 1% cán bộ không làm được việc, chỉ có 1,84% người trong độ tuổi lao động Việt Nam thất nghiệp…Nếu vậy, thì con số chỉ có 1/1000000 người là không trung thực, xét cho cùng cũng là con số tương thích, phản chiếu điển hình căn bệnh trầm trọng của nước Việt, mà thôi.

    Ngay chính các đại biểu dự phiên họp toàn thể cũng không tin vào tỷ lệ phần trăm kiểu “emđẹp dần lên trong báo cáo”. Bởi những ý kiến phản ánh của họ cho thấy cuộc chiến chống tham nhũng đang lúng túng giữa mê hồn trận.

    Không mê hồn trận sao được, khi Chủ nhiệm UB Tư pháp Nguyễn Văn Hiện, Thường trực UBTP Đỗ Văn Đương nêu hiện tượng, một số vụ án lớn ở các địa phương kéo dài chưa xử lý nổi bởi các vị tham nhũng bỗng lăn ra, mắc bệnh… tâm thần. Trong khi các giám định tư pháp lại ở dạng thiếu chuyên nghiệp, không thể kết luận nổi rõ ràng. Rút cục, các “bệnh nhân tâm thần” này được miễn trách nhiệm hình sự. Thế mới tài!

    Chả lẽ bây giờ, có những bệnh nhân tâm thần trong hồ sơ cần được ghi rõ: Tiền sử- mắc bệnh tham nhũng?

    Không mê hồn trận sao được, khi thực chất, chỉ có 10% tài sản tham nhũng bị thu hồi. Còn 90% đã… kịp chia tay hoàng hôn, tẩu tán, như lời một quan chức cơ quan chức năng cho biết.

    Đặc biệt, bình luận về báo cáo của Thanh tra CP, Phó Chủ nhiệm UBTP Nguyễn Đình Quyền cho rằng, các vụ án bị phát hiện chủ yếu là cấp thôn, cấp xã, tham nhũng vặt.

    Nói theo kiểu Trung Quốc, VN cũng mới chỉ “diệt ruồi”. Mặc dù, tham nhũng vẫn đang là quốc nạn. Mặc dù, chống tham nhũng là một trong những mục tiêu lớn của nước Việt, bởi nó gắn với sự tồn vong của chế độ.

    Để bảo đảm cho việc chống tham nhũng có hiệu quả, nhiều năm nay, đã có rất nhiều văn bản xung quanh vấn đề này. Trong đó minh bạch tài sản được coi là một giải pháp lớn, quy định rõ các loại đối tượng phải kê khai minh bạch tài sản. Đây cũng là kinh nghiệm lớn của quốc tế về phòng chống tham nhũng, theo bà Evelyn Lam, Vụ trưởng Cơ quan cảnh sát Hồng Kông, tại Hội nghị chia sẻ kinh nghiệm quốc tế về phòng ngừa tham nhũng khu vực miền Trung và Tây Nguyên tổ chức trước đó, ngày 25/8.

    Và giải pháp này cũng đã được triển khai thực hiện từ năm 2005.

    Thế nhưng đến nay, gần 10 năm trôi qua, tham nhũng vẫn … rất tham. Nó ăn tạp đến mức thành “lỗi hệ thống”, như lời của một vị quan chức cao cấp sinh thời đã nói.

    Hay bởi chống tham nhũng vẫn rất thiếu một cái gậy chống. Đó là gì?

    Trong một bài viết về chủ đề này cách đây ít lâu, người viết bài cho rằng công cuộc chống tham nhũng, với giải pháp công khai minh bạch kiểu như hiện nay, sẽ rất khó có hiệu quả. Vì thực chất xã hội ta đang thiếu một nền tài chính minh bạch. Việc quản lý giao dịch, giao thương tài chính của mọi công dân hiện nay, ngoài việc trả lương bằng thẻ tín dụng, bằng tài khoản, còn lại chủ yếu vẫn là sử dụng tiền mặt.

    Nhà nước không thể nắm được nguồn gốc các tài sản của cá nhân trong diện kê khai, từ đâu mà có, bất minh hay chính đáng? Một khi đã không nắm được cái gốc của tài sản, thì cái gọi là công khai minh bạch hiện nay, thực chất vẫn chỉ là nắm cái ngọn- sự kê khai. Công cuộc chống tham nhũng hiện nay, liệu có hiệu quả không, nếu chỉ dựa trên việc kê khai tài sản, dựa trên cái ngọn?

    Xã hội phát triển theo xu hướng văn minh, thì việc kiểm soát tài sản công dân, ngăn ngừa tham nhũng, không thể dựa vào sự vận động tư tưởng, nâng cao nhận thức con người một cách duy ý chí. Tất yếu phải dựa vào thiết chế quản lý văn minh, khoa học và tiệm cận dân chủ, để kiểm soát.

    Có thế, mới hạn chế được những chuyện tưởng như đùa mà có thật nói trên, khi một nửa sự thật đã không còn là sự thật.

    Nhưng có vẻ như thiết chế đó là của quý và hiếm nên người Việt còn chưa… được biết?

    Khiến người dân Việt, nước Việt chỉ muốn nửa cười, nửa khóc cho tương lai chính mình, mà thôi.

    Kỳ Duyên

     

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #345583   20/09/2014

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4119)
    Số điểm: 30115
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1985 lần


    Chào luật sư Cao Sỹ Nghị.

    Đúng là được xã tress ! Cám ơn luật sư vì đọc xong bài viết của luật sư tôi rất vui vì đã có người biết học các hay của ngày xưa, áp dụng cho thời nay:

    Ngày xưa có ông vua của một nước bên Tàu (quên tên), hằng ngày ngũ trên chiếu gai, nếm mật đắng để tự nhắc nhở hoàn cảnh tù đày, nhục nhã của mình mà cố gắng. Từ đó có câu "nằm gai. nếm mật"

    Ngày nay, ông Nguyễn Hoàng Hải, Bí thư Đảng ủy xã Chàng Sơn (Thạch Thất- Hà Nội đã tuyển dụng 2 tù nhân vào làm việc chỉ với mục đích mỗi ngày nhìn họ mà răn mình là:  phải "cúc cung, tận tuy" phục vụ nhân dân, để không bị vướng vào tù tội như 2 nhân viên "gương mẩu" đó.

    Những người muốn lôi kéo các bộ làm sai cũng thấy sợ, vì nghĩ là có thể bị lộ, như 2 nhân viên "gương mẩu" trên, vì vậy mà không dám làm bậy !

    Một việc làm có ý nghĩa rất tốt: răn mình, răn người, nhưng đã bị một số người xuyên tạc thành ý xấu. Đúng là "người ngay mắc nạn". 

     Thử hỏi nếu tuyển dụng các cử nhân, thạc sĩ, tiến sĩ thì có làm cho người khác sợ mà không dám làm bậy hay không? Chỉ khi họ phải nhờ "tù nhân" xác nhận về nhân thân, đạo đức của họ thì họ mới có cơ hội nghiền ngẩm sự đời. :-P

     

    Cập nhật bởi hungmaiusa ngày 20/09/2014 09:47:49 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #346996   26/09/2014

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Giỏi cho người Việt, trong muôn vàn khó khăn vẫn có kế sách để vượt qua hoàn toàn phù hợp quy định (trừ vụ tuyển anh công chức).

    Kê khai thì kê khai, nhưng chỉ yêu cầu kê khai tài sản đứng tên sở hữu hợp pháp. Tài sản kê khai không dám công khai minh bạch cho nhân dân giám sát thì đến bóng tham nhũng cũng chẳng bắt được. Cứ lấy vài quan tham vừa bị truy tố ra xem tờ khai tài sản quan khai thế nào so với tài sản mà quan có lợi ích kinh tế hay quyền kiểm soát, định đoạt là khắc biết.

    Nói theo kiểu báo tuổi trẻ cười, nếu tổ chức hội Minh Thề theo kiểu "Tinh thần chống tham nhũng "sọ lỡ vợ" muôn năm" thì chắc chắn các quan sẽ tham gia đông đủ.

    Cảm ơn LS Nghị đã cho thư giãn cuối tuần

     

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #347310   29/09/2014

    davidhan
    davidhan

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2014
    Tổng số bài viết (10)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Trong cuộc sống cần phải trung thực trong một số tình huống.

    VinaHost la cong ty cung cap dịch vụ thue may chu va cho thuê máy chủ va thue pvs va Hosting doanh nghiệp va dịch vụ email hosting va kiểm tra ten mien va dang ky ten mien va ten miền việt nam va lưu trữ website chuyen nghiệp với hơn 8 năm kinh nghiệm tren thị trường Việt Nam va Bắc Mỹ.

    website technology: Tech new online

     
    Báo quản trị |  
  • #349056   08/10/2014

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Báo Đất Việt đăng bài:

    Tù nhân làm cán bộ: Tuy phạm tội nhưng mà… tốt?

    (Tin tức thời sự) - Đang thụ án treo, trước đó đã bị kỷ luật vì quan hệ bất chính, ra tòa vì đánh người, nhưng vẫn làm quan địa chính vì… có phẩm chất tốt.

    Ảnh minh họa
    Ảnh minh họa

    Báo Người lao động cho biết: “Ông Nguyễn Văn Thân, Phó chủ tịch xã Xuân Châu (huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa), thừa nhận việc ông Nguyễn Văn Chính, cán bộ địa chính xã Xuân Châu, bị TAND huyện Thọ Xuân tuyên phạt 30 tháng tù cho hưởng án treo và đang còn được giữ chức vụ là có thật.

    Trước đó, người dân xã Xuân Châu đã xôn xao trước việc ông Nguyễn Văn Chính, cán bộ địa chính xã, dù vi phạm đạo đức nghề nghiệp và bị TAND huyện phạt 30 tháng tù treo nhưng vẫn đương chức.

    Ông Nguyễn Văn Thân cho biết: “Về chuyên môn thì ông Chính là người giỏi, nhưng về bản thân thì vào giữa năm 2011 ông Chính đã bị kỷ luật hạ một bậc lương do có quan hệ bất chính với cô kế toán xã ngay tại công sở. Đến tháng 12-2012, ông Chính lại đánh một người đàn ông (ở xóm 3, xã Xuân Châu), khiến người này bị thương tích 12% sức khỏe”.

    Với hành vi đánh người gây thương tích, tháng 5-2013, ông Chính đã bị TAND huyện Thọ Xuân xử phạt 30 tháng tù cho hưởng án treo.

    Ông Lê Văn Biền, Chủ tịch UBND huyện Thọ Xuân, cho biết vào năm 2011 ông đã ký quyết định hạ bậc lương ông Chính vì quan hệ bất chính với kế toán xã đã làm ảnh hưởng đến cơ quan, tư tưởng người dân.

    Còn ông Trịnh Hải Quy, Trưởng phòng Nội vụ huyện Thọ Xuân, thừa nhận việc ông Chính bị 30 tháng tù treo nhưng cho rằng điều đó không ảnh hưởng tới việc tiếp tục giữ chức vụ. “Theo Nghị định 112 về xử lý cán bộ công chức, nếu bị phạt tù cho hưởng án treo thì có thể không cách chức, tùy vào tình hình thực tế tổ chức cán bộ và hình thức kỷ luật để xem xét. Đối với trường hợp của ông Chính, sau khi xảy ra sự việc hội đồng kỷ luật huyện cũng đã kỷ luật bằng việc hạ 2 bậc lương” - ông Quy cho hay.

    Khi được hỏi vì sao ông Chính đã hai lần vi phạm lại không bị cách chức, ông Quy lý giải bản chất của lần một là quan hệ bất chính, lần hai đánh nhau, do vậy về phẩm chất vẫn là được”.

    Như vậy sau vụ xã Chàng Sơn (Thạch Thất, Hà Nội) tuyển 2 tù nhân án treo vào làm việc trong chính quyền xã mà báo Đất Việt đã phản ánh trong bài viết “Thuê tù nhân làm cán bộ, quyết không bỏ lọt người tài”, thì đây là trường hợp tù nhân thứ 3.

    Đọc những lời bao biện vòng vèo của các quan chức huyện Thọ Xuân và xã Xuân Châu, tôi không khỏi khâm phục tài “chày cối” của các vị.  

    Ông Quy- Trưởng phòng Nội vụ huyện cho biết lý do vì sao ông Chính bị xử phạt 30 tháng tù treo vẫn ung dung tại chức như sau: “bản chất của lần một là quan hệ bất chính, lần hai đánh nhau, do vậy về phẩm chất vẫn là được”.

    Thật là một lý giải tài tình, bản chất của hai lần phạm tội khác nhau, lần một là quan hệ bất chính với nữ kế toán xã ngay tại công sở, lần hai là đánh người gây thương tích. Hai tội này hoàn toàn khác nhau, chứng tỏ ông Chính đã rút kinh nghiệm, quyết không phạm một tội hai lần và cũng không cùng một lúc phạm liền hai tội, phẩm chất thế là tốt quá còn gì.

    Tóm gọn lại ý ông Quy thế này: tuy ông cán bộ Chính đã 2 lần phạm tội, nhưng vì bản chất hai lần phạm tội khác nhau nên vẫn là người tốt.

    Trần đời từ thuở cha sinh mẹ đẻ đến giờ tôi chưa từng được nghe một cái định nghĩa về phẩm chất tốt của con người nào lại lạ kỳ như vậy. Không hiểu các bạn đọc khác, nghe xong cái định nghĩa người tốt này có thấy… sao không?

    Chúng ta nói rất nhiều về việc thực hiện dân chủ cơ sở, tức trao quyền kiểm soát, giám sát chặt chẽ cho người dân, nhưng với vụ ngang nhiên thuê tù nhân làm cán bộ thế này, thì rõ ràng ở những địa phương đó, quyền dân chủ của người dân đã bị vô hiệu hóa.

    Ngày càng nhiều những “ông trời con” coi thường pháp luật như thế. Chẳng lẽ chúng ta thiếu nhân tài đến mức những cán bộ công chức 2 lần phạm tội mà vẫn không thể thải loại, vẫn cứ được trọng dụng?

    Một cán bộ như vậy mà vẫn được đánh giá là “phẩm chất tốt” thì những người tốt đúng nghĩa chỉ còn nước đeo mo vào mặt cho đỡ xấu hổ! Vì cứ đà này, thể nào rồi cũng có lúc ông cán bộ Chính sẽ được nhận danh hiệu “người tốt việc tốt” vì đã có thành tích “cố gắng không phạm tội hai lần giống nhau” cho mà xem.

    Tôi chợt nhớ đến một câu thoại nổi tiếng được rất nhiều người yêu thích của diễn viên hài Đức Khuê trong tiểu phẩm “Chữa bệnh nói nhiều” của Nhà hát Tuổi trẻ: “Xã hội đảo lộn hết cả, chẳng biết đằng nào mà lần”.

    Với những ông cán bộ đương kim tù nhân thế này, chúng ta phải chăng đang sống trong cái thời sân khấu ấy?

    • Mi An  

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #349057   08/10/2014

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Và thêm một bài nữa:

    Gửi đơn xin công an cho đánh lộn: Chờ họp liên ngành

    (Tin tức pháp luật) - Trong vụ "gửi đơn xin đánh lộn" vì chờ không thấy CA giải quyết, theo cán bộ CA phải chờ họp với các ngành chức năng mới có hướng xử lý.

    Phải chờ… họp liên ngành mới có hướng xử lý

    Ngày 4/10, anh Hồ Văn Vệ (31 tuổi, ngụ xã Mỹ Quý Tây, huyện Đức Huệ, tỉnh Long An) đã viết đơn gửi công an xã xin được đánh nhau với những kẻ đã gây thương tích cho mình.

    Ngày 7/10, cán bộ đội điều tra Công an huyện Đức Huệ (Long An) xác nhận có thụ lý vụ ông Hồ Văn Vệ (xe ôm ở xã Mỹ Quý Tây) bị ông Trần Văn Hai (cùng địa phương) đánh vào đêm 5/3.

    Đơn xin đánh lộn của anh Vệ.
    Đơn xin đánh lộn của anh Vệ.

    Theo đó, công an huyện đã đưa nạn nhân đi giám định thương tích nhưng kết quả không có gì (0%).

    Theo cán bộ điều tra, với kết quả này công an huyện phải chờ họp với các ngành chức năng mới có hướng xử lý.

    “Về phần anh Vệ, nơi đây có đặt vấn đề về việc giám định lại thì nạn nhân nói không”, cán bộ này nói.

    Bị đánh, chờ nửa năm không thấy xử lý

    Theo anh Vệ, sở dĩ anh viết lá đơn trên vì anh yêu cầu công an xử lý vụ việc anh bị đánh nhưng chờ nửa năm mà không thấy động thái gì nên muốn “xử” theo “luật riêng”.

    Theo đơn của anh Vệ, đêm 5/3, anh thấy chiếc ôtô Camry biển số 61L-3376 lưu thông gần khu vực cửa khẩu Mỹ Quý Tây. Thấy trên xe đông người, anh đưa tay vẫy, sau đó dừng xe gắn máy trước đầu xe Camry, hỏi xem có ai qua cửa khẩu chơi hay không.

    Bất ngờ, chủ xe là ông Trần Văn Hai cùng ông Bùi Văn An lao xuống đánh anh tới tấp. Cha dượng của ông Hai là ông Lê Văn Nguyên (68 tuổi) trong nhà cũng chạy ra cầm cây sắt đánh anh Vệ. Đến lúc anh Vệ ngã quỵ, 2 người dân (anh Phạm Hồng Hà và Nguyễn Minh Tấn) chạy tới can ngăn thì anh Tấn bị ông An cầm gậy quật vào đầu.

    Lý do anh Vệ viết lá đơn này là vì
    Lý do anh Vệ viết lá đơn này là vì "chờ quá lâu mà pháp luật không giải quyết".

    Theo hồ sơ tại Bệnh viện Chợ Rẫy, anh Vệ bị chấn thương đầu, tụ máu vùng chẩm, chảy máu tai trái, tụ dịch xoang hàm trái. Anh Vệ cho biết, chi phí điều trị gần 24 triệu đồng anh phải vay mượn khắp nơi, đến nay vẫn không trả nổi. Trong khi đó, những người đánh anh vẫn ung dung vì họ cho rằng do anh chặn đầu xe nên họ có quyền đánh.

    "Tôi gửi đơn lên xã, huyện nhưng chỗ nào cũng im. Quá bức xúc, tôi làm đơn này xin đánh lại mấy người kia bởi vì đợi hoài pháp luật không giải quyết", anh Vệ viết trong đơn và cho biết để có tiền chữa trị, gia đình vay nóng bên ngoài nhưng chưa khả năng trả nợ.

    Thu Hằng (Tổng hợp)

     

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |