CÁCH HỌC HIỆU QUẢ VÀ MỘT SỐ ĐỀ THI MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP

Chủ đề   RSS   
  • #447421 22/02/2017

    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    CÁCH HỌC HIỆU QUẢ VÀ MỘT SỐ ĐỀ THI MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP

    >>> Toàn bộ điểm mới Luật doanh nghiệp 2014

    >>> So sánh công ty TNHH 2 thành viên trở lên và công ty cổ phần

    >>> So sánh Công ty TNHH 1 thành viên với DNTN

    >>> So sánh chi nhánh và văn phòng đại diện

    >>> Phân biệt hợp nhất và sáp nhập doanh nghiệp

    >>> Những điều cần biết về con dấu tròn, con dấu vuông

    >>> So sánh giữa pháp nhân và thương nhân

    >>> 18 câu hỏi – đáp phổ biến về hộ kinh doanh

    >>> Các trường hợp thành lập doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp, Luật đầu tư

    >>> Sự khác nhau giữa công ty con và chi nhánh

    >>> Tập hợp văn bản hướng dẫn 243 ngành, nghề kinh doanh có điều kiện

    >>> Sơ đồ các mối quan hệ thân thiết bị cấm tại doanh nghiệp

    >>> Chuyên trang nghiên cứu dành cho doanh nghiệp

    CÁCH HỌC VÀ LÀM BÀI THI MÔN LUẬT DOANH NGHIỆP ĐỂ ĐẠT ĐIỂM CAO

    Chúng ta cần học môn Luật doanh nghiệp như thế nào cho hiệu quả?

    Để học hiệu quả luật doanh nghiệp, mình vận dụng các bước sau:

    Bước thứ nhất: Chia ra theo từng chủ đề chính, làm thành các chuyên mục.

    Bước thứ hai: Trong mỗi chủ đề, cần nắm được nội dung chính của nó , khái niệm cơ bán và các văn bản pháp lí liên quan.

    Bước thứ ba: Lập sơ đồ tư duy, chi tiết hóa những nội dung trên

    Bước thứ tư: Liên hệ thực tiễn thông qua nhiêu phương tiện khác nhau.

    Sau khi vững kiến thức cơ bản cũng như có một số thông tin về một số ví dụ cụ thể trên thực tiễn, mình thường bình luận, xem xét, đưa ra quan điểm cá nhân quy định đó đã phù hợp thực tiễn hay chưa. Ngoài ra, mình còn liên hệ giữa các văn bản pháp luật liên quan khác.

    Trong những buổi học hoặc sinh hoạt với các thành viên trong nhóm luật, mình sẽ đưa chủ đề đó ra bàn luận, mọi người cùng nhau nêu ý kiến.

    Về phương pháp làm bài thi hiệu quả,mình xin chia sẻ như sau:

    Đề thi các môn luật thường có ba phần, các bạn cần đọc kĩ đề , và phân nó vào chủ đề nào bạn đã chia trước đó.

    - Phần nhận định đúng sai: Nếu đã có học bài và nắm được tinh thần của luật, khi đọc và xác định phạm vi của câu nhận định, bạn sẽ hình thành ngay quan điểm đúng/sai về câu nhận định đó trong não bộ. Vấn đề còn lại của bạn là trình bày câu trả lời và tìm điều luật quy định làm căn cứ.

    Có môt lưu ý cho các bạn như sau: Đa số, khi làm phần nhận định các bạn có xu hướng đưa  cơ sở pháp lí và kết luận ngay hoặc tìm một ví dụ sai thì câu nhận định đó sẽ sai. Cách làm của các bạn không sai nhưng sẽ không đạt được điểm tối đa. Bởi lẽ, giảng viên sẽ đặt ra một nghi vấn liệu bạn hiểu bài , có kiến thức hay chỉ “ học vẹt” hoặc đó không phải sản phẩm của bạn, thiếu tính logic,….

    - Phần lí thuyết: phần này không yêu cầu quá nhiều kĩ năng. Cốt yếu bạn phải hiểu đúng đề, trả lời đúng trọng tâm , đưa ra căn cứ rõ ràng và lập luận logic. Cá nhân mình thường xem câu trả lời có bao nhiêu ý chính, từ đó sắp xếp các ý chính thành các luận điểm theo một trình tự thích hợp.

    - Phần bài tập tình huống: các bạn cần lưu ý thời gian sự kiện pháp lí sảy ra, đối tượng mà luật điều chỉnh, hiệu lực của văn bản pháp luật,… Từ các yếu tố trên, bạn phải chọn ra đúng văn bán pháp luật phù hợp để làm căn cứ, giải quyết tình huống nêu ra.

    Sau đây là một số văn bản pháp luật Luật doanh nghiệp thường sử dụng nhất:

    Luật doanh nghiệp 2014 :được Quốc hội ban hành ngày 26/11/2014, có hiệu lực kể từ ngày 1/7/2015

    Nghị định 78/2015/NĐ-CP: Được Chính phủ chính thức ban hành ngày 14/9/2015 quy định chi tiết về hồ sơ, trình tự, thủ tục đăng ký doanh nghiệp; đăng ký hộ kinh doanh; quy định về cơ quan đăng ký kinh doanh và quản lý nhà nước về đăng ký doanh nghiệp, có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 11 năm 2015.

    Nghị định 81/2015/NĐ-CP: : Về Công bố thông tin của Doanh nghiệp Nhà nước do Chính phủ ban hành ngày 18/9/2015, có hiệu lực kể từ ngày 5/11/2015.

    Nghị định 96/2015/NĐ-CP: Được Chính phủ chính thức ban hành ngày 19/10/2015 quy định chi tiết một số điều của Luật doanh nghiệp 2014, có hiệu lực kể từ ngày 8/12/2015.

    >>> Xem toàn bộ văn bản pháp luật doanh nghiệp tại đây.

    MÌNH SẼ LIÊN TỤC ĐĂNG LÊN CÁC BÀI TẬP NHẬN ĐỊNH, TÌNH HUỐNG, CÂU HỎI LÍ THUYẾT LIÊN QUAN PHÁP LUẬT DOANH NGHIỆP, CÁC ĐỀ THI LUẬT DOANH NGHIỆP TẠI TOPIC NÀY. CÁC BẠN NHỚ THEO DÕI THƯỜNG XUYÊN NHÉ! MỌI THẮC MẮC VUI LÒNG ĐỂ LẠI TẠI ĐÂY!

    CHÚC CÁC BẠN MỘT NGÀY LÀM VIỆC VÀ HỌC TẬP TỐT!

     
    68800 | Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn Anh_Trinh vì bài viết hữu ích
    conan1979 (26/03/2018) HIEN032012 (21/10/2017) HoaBatTu1209_d (16/10/2017) fdfdsfd (09/03/2017)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

9 Trang «<3456789>
Thảo luận
  • #384721   23/05/2015

    huudat12a1gn
    huudat12a1gn

    Sơ sinh

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:23/05/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Luật hồi tố

    e có đọc qua trang này và tìm hiểu về hiệu lực hồi tố, được biết VN k áp dụng hiệu lực hồi tố, trừ BL hình sự là có áp dụng hiệu lực hồi tố... ai có thể cho em biết 1 "ví dụ" đã được áp dụng luật hay hiệu lực hồi tố để xét xử k ạ??? hay là chưa từng xảy ra ạ???
    Hoặc trước 1985 đã có ap dụng hiệu lực hồi tố thì có ví dụ nào k ạk. e xin chân thành cảm ơn!

    Cập nhật bởi huudat12a1gn ngày 23/05/2015 11:54:26 SA Cập nhật bởi huudat12a1gn ngày 23/05/2015 11:46:22 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #447340   21/02/2017

    vothiphuongthu
    vothiphuongthu

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2017
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    huudat12a1gn viết:

    e có đọc qua trang này và tìm hiểu về hiệu lực hồi tố, được biết VN k áp dụng hiệu lực hồi tố, trừ BL hình sự là có áp dụng hiệu lực hồi tố... ai có thể cho em biết 1 "ví dụ" đã được áp dụng luật hay hiệu lực hồi tố để xét xử k ạ??? hay là chưa từng xảy ra ạ???
    Hoặc trước 1985 đã có ap dụng hiệu lực hồi tố thì có ví dụ nào k ạk. e xin chân thành cảm ơn!

    HIệu lực hồi tố sẽ được áp dụng trong trường hợp vì lý do nhân đạo : khi đạo luật mới khoan hồng hơn hay vì mục đích cần bảo vệ lợi ích của nhà nước, XH. 

    Cơ sở pháp lý tại Khoản 3 Điều 7 BLHS 1999.

    Ví dụ áp dụng hồi tố trong trường hợp với một hành vi luật cũ quy định là tội phạm nhưng luật mới đã xóa bỏ. 

    Võ Thị Phương Thu

    phuongthuhcmulaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #386763   06/06/2015

    duaconcuathoigian
    duaconcuathoigian

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2015
    Tổng số bài viết (19)
    Số điểm: 350
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 1 lần


    TỘI NẶNG NHẤT

    CHO EM HỎI :

    Điều 75. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
    Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:
    1. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật này;
    2. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội
    Tội nặng nhất là như thế nào? cho em xin ví dụ
     
     
    Báo quản trị |  
  • #447341   21/02/2017

    vothiphuongthu
    vothiphuongthu

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/02/2017
    Tổng số bài viết (35)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 7 lần


    duaconcuathoigian viết:

    CHO EM HỎI :

    Điều 75. Tổng hợp hình phạt trong trường hợp phạm nhiều tội
    Đối với người phạm nhiều tội, có tội được thực hiện trước khi đủ 18 tuổi, có tội được thực hiện sau khi đủ 18 tuổi, thì việc tổng hợp hình phạt áp dụng như sau:
    1. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó chưa đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung không được vượt quá mức hình phạt cao nhất quy định tại Điều 74 của Bộ luật này;
    2. Nếu tội nặng nhất được thực hiện khi người đó đã đủ 18 tuổi, thì hình phạt chung áp dụng như đối với người đã thành niên phạm tội
    Tội nặng nhất là như thế nào? cho em xin ví dụ
     

    Tội nặng nhất là tội có quy định trách nhiệm hình sự (hình phạt chính, hình phạt bổ sung) đối với tội phạm đó nặng hơn so với tội phạm khác.

    Để xác định tội nào nhẹ hơn, tội nào nhẹ hơn trước hết cần xem xét hình phạt chính đối với hai tội phạm, nếu tội nào điều luật có quy định hình phạt nặng hơn thì tội đó nặng hơn.  

    Ví dụ: Tội giết người hình phạt nặng nhất là tử hình. Tội cố ý gây thương tích hình phạt nặng nhất là chung thân. Do đó Tội giết người nặng hơn Tội cố ý gây thương tích.

    Võ Thị Phương Thu

    phuongthuhcmulaw@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #390962   07/07/2015

    thuyngocgdtxcp
    thuyngocgdtxcp

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:07/07/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    CÓ ĐỦ YẾU TỐ CẤU THÀNH TỘI GIẾT NGƯỜI HAY KHÔNG?

    Ông A và bà B cưới nhau sống hạnh phúc được 2 năm thì có tin đồn bà B ngoại tình cùng hàng xóm (ông C), ông A vẫn không có thái độ gì vẫn yêu thương vợ. Bà B có thai lại có tin đồn đó là con của ông hàng xóm, Ông A vẫn không có thái độ ghen tuông gì, vẫn chăm sóc cho vợ thất tốt. Đến khi sinh đứa bé ra ông A vẫn yêu thương và chăm sóc cho vợ con tận tình. Đứa bé được 4 tháng tuổi lại có tin đồn người vợ tiếp tục ngoại tình với ông hàng xóm (ông C). Lúc này ông A vẫn không tỏ thái độ ghen tuông giận hờn gì mà vẫn tận tâm tận tình lo cho vợ và con. Đến khi đứa bé tròn 12 tháng tuổi, đến thời gian cai sữa cho bé, ông A bàn với vợ gửi con về nhà mẹ đẻ 3 ngày để cách ly không cho bé bú mẹ tiện cho việc cai sữa của bé. bà B đồng ý. Sau đó ông A đưa cho vợ thang thuốc bắc kêu ngâm và thoa vào ngực cho đỡ căng sữa và không bị đau nhứt khi cai sữa bé. Qua ngày sau ông hàng xóm (ông C) chết. Khám nghiệm thi thể cho biết ông C chết do bị trúng độc, và chất độc đó phù hợp với chất thuốc mà ông A mua cho bà vợ thoa.

    Như vậy phân tích yếu tố cấu thành tội phạm như thế nào trong tình huống trên? 

     
    Báo quản trị |  
  • #447480   22/02/2017

    Anh_Trinh
    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    thuyngocgdtxcp viết:

    Ông A và bà B cưới nhau sống hạnh phúc được 2 năm thì có tin đồn bà B ngoại tình cùng hàng xóm (ông C), ông A vẫn không có thái độ gì vẫn yêu thương vợ. Bà B có thai lại có tin đồn đó là con của ông hàng xóm, Ông A vẫn không có thái độ ghen tuông gì, vẫn chăm sóc cho vợ thất tốt. Đến khi sinh đứa bé ra ông A vẫn yêu thương và chăm sóc cho vợ con tận tình. Đứa bé được 4 tháng tuổi lại có tin đồn người vợ tiếp tục ngoại tình với ông hàng xóm (ông C). Lúc này ông A vẫn không tỏ thái độ ghen tuông giận hờn gì mà vẫn tận tâm tận tình lo cho vợ và con. Đến khi đứa bé tròn 12 tháng tuổi, đến thời gian cai sữa cho bé, ông A bàn với vợ gửi con về nhà mẹ đẻ 3 ngày để cách ly không cho bé bú mẹ tiện cho việc cai sữa của bé. bà B đồng ý. Sau đó ông A đưa cho vợ thang thuốc bắc kêu ngâm và thoa vào ngực cho đỡ căng sữa và không bị đau nhứt khi cai sữa bé. Qua ngày sau ông hàng xóm (ông C) chết. Khám nghiệm thi thể cho biết ông C chết do bị trúng độc, và chất độc đó phù hợp với chất thuốc mà ông A mua cho bà vợ thoa.

    Như vậy phân tích yếu tố cấu thành tội phạm như thế nào trong tình huống trên? 

    Chào bạn. Tình huống bạn đưa ra chưa đủ căn cứ, cơ sở để cấu thành tội phạm. 

    Thứ nhất, lời đồn vợ ngoại tình dù có hay không cũng là lời đồn. lời đồn thì không có căn cứ đưa vào làm bằng chứng, cơ sở cho lập luận.

    Thứ hai, hành vi của ông A không có biến đổi, khác lạ khi có tin đồn , không có hành vi đe dọa với bà B và ông C.

    Thứ 3, việc xoa thuốc cho vợ của ông A là quyền chăm sóc sức khỏe cho vợ của mình. Pháp luật không nghiêm cấm hành vi trên.

    Cuối cùng, không có đủ căn cứ xác định ông C vì lượng thuốc bôi trên người bà B mà chết. Chưa xác minh có sự trùng hợp hay không. Mặt khác, không có cơ sở để cho rằng ông A đã dự tính trước và lên kế hoạch giết hại ông C.

                                                 CHÚC BẠN HỌC TẬP TỐT!

     
    Báo quản trị |  
  • #421756   15/04/2016

    trangfantasi
    trangfantasi

    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:15/03/2016
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 2674
    Cảm ơn: 20
    Được cảm ơn 31 lần


    Đề thi Tội Phạm Học

        Một số đề thi môn tội phạm học. Mọi người tham khảo nhé

     

     
    Báo quản trị |  
  • #414575   27/01/2016

    mối quan hệ giữa bắt bị can bị cao để tạm giam với biện phap tạm giam

    Mọi người giup e đc k ạ. So sanh bắt bị can bị cao để tạm giam với tạm giam trong tố tụng hinh sự. Lam ro mối liên hệ.
     
    Báo quản trị |  
  • #398317   01/09/2015

    tình huống định tội liên quan đến tội về tham nhũng

    Mọi người giúp mình giải quyết tình huống này với ạ

    Câu 1. Qua kiểm tra hồ sơ di chuyển từ HN đến tỉnh LC, Bảo hiểm xã hội tỉnh LC đã phát hiện hồ sơ hưởng BHXH giả của bà Hoàng Thị N, 48 tuổi, thường chú tại thị xã Y(tỉnh Lào Cai) nên đã chuyển sang cơ quan điều tra xác minh. Qua xác minh, điều tra được biết, N thấy một số người địa phương làm hồ sơ BHXH giả chiếm đoạt tiền của nhà nước trót lọt nên đã nảy sinh ý định chiếm đoạt tiền của nhà nước. Tháng 4/2009, Hoàng Thị N đã chủ động tìm gặp và đưa cho Phạm Văn K, 50 tuổi, người quen của N ở thôn SĐ, huyên PS tỉnh HN 50 triệu đồng, nhờ K làm giả hồ sơ, giấy tờ để hưởng chế độ mất sức lao động, K tuy không làm giả được hồ sơ BHXH nhưng vẫn nhận lời, K gặp và bàn bạc với Phạm Anh V-45 tuổi, phó phòng bảo hiểm xã hội huyện TN tỉnh LC nhờ V làm hồ sơ giả cho bà N với giá 30 triệu đồng, số tiền còn lại K chiếm đoạt bỏ túi riêng. Phạm Anh V đã làm một bộ hồ sơ giả mang tên Hoàng Thị N được hưởng chế độ BHXH tại tỉnh HN, rồi chuyển cho bà N làm thủ tục chế độ BHXH thuộc tỉnh LC. Sau khi làm xong hồ sơ giả cho bà N, V đã gọi điện cho K nhắn bà N đưa thêm cho V 10 triệu đồng nữa. Bà N đồng ý và đã giao cho K đủ số tiền 10 triệu đồng. Với hồ sơ giả trên, bà N đã chiếm đoạt tiền BHXH với tổng số tiền là 244 triệu đồng.

      Cũng qua xác minh, cơ quan điều tra còn phát hiện thêm trong thời gian là phó phòng BHXH của huyện TN tỉnh LC, Phạm Anh V đã làm giả 3 bộ hồ sơ cảu 3 cá nhân khác(hồ sơ khống) và đã chiếm đoạt số tiền bảo hiểm xã hội từ 3 hồ sơ đó là 565 triệu đồng.

       Câu hỏi:  Trên cơ sở quy định của BLHS, hãy xác định tội danh đối với Hoàng Thị N, Phạm Văn K, Phạm Anh V.

     

    Theo quan điểm cá nhân thì:+ N sẽ phạm tội hối lộ giai đoạn phạm tội chưa đạt với lý do là có 3 lọai phạm tội chưa đạt mà 1 trong những dạng đó là do người phạm đánh giá sai về tính chất của đối tượng tác động. Ở đây thì N đã đánh giá sai về mức độ quyền hạn mà K có đc N tin tưởng rằng chính K là ng có quyền hạn và có thể làm đc giấy tờ giả.

                                                          + K phạm tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản  

                                                          + V sẽ phạm 2 tội đó là nhận hối lộ và  tội mạo danh trong công tác bởi vì:

    trong mối quan hệ làm giả hồ sơ cho N thì V đã nhận đc tiền qua ng trung gian là K và lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình mà trực tiếp làm hồ sơ giả cho N để nhận được số tiền là 30tr từ đây có thể xác định V phạm tội nhận hối lộ

    còn với tình tiết làm 3 hồ sơ khống thì có ta thấy V đã lợi dụng chức vụ quyền hạn của mình vơi mục đích vụ lợi đã làm giả hồ sơ nên V đủ cấu thành TP của tội mạo danh trong công tác

     

     
    Báo quản trị |  
  • #442276   22/11/2016

    dothucdoannghi
    dothucdoannghi

    Female
    Mầm

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2016
    Tổng số bài viết (23)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 1 lần


    Trách nhiệm hình sự của pháp nhân

    cho em hỏi:
    theo quy định của Bộ luật hình sự năm 2015: pháp nhân thương mại cũng có thể trở thành chủ thể của tội pham được quy định từ Điều 74 đến Điều 89. Hãy nêu những hạn chế của quy định trên.
    Cập nhật bởi dothucdoannghi ngày 22/11/2016 03:04:14 CH Cập nhật bởi dothucdoannghi ngày 22/11/2016 03:02:09 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #446930   19/02/2017

    tranglaw049
    tranglaw049

    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (109)
    Số điểm: 4010
    Cảm ơn: 27
    Được cảm ơn 34 lần


    Đối với câu hỏi của bạn thì mình có một số về hạn chế chung như sau:

    - Bộ luật Hình sự quy định trách nhiệm dân sự của pháp nhân khi trong pháp nhân có cá nhân và suy cho cùng thì pháp nhân cũng do con người thành lập nên và việc điều hành hoạt động như thế nào do con người điều hành. Do đó, nếu quy trách nhiệm cho pháp nhân thì cá nhân có phải lợi dụng sơ hở này “núp bóng” pháp nhân để vi phạm pháp luật.

    - Trong trường hợp pháp nhân phải chịu trách nhiệm trước pháp luật dẫn đến phá sản hoặc giải thể thì quyền lợi của người lao động sẽ ra sao, họ không có lỗi  và không phải chịu hậu quả pháp lý của pháp nhân. Do vậy, cần có quy định về bảo vệ quyền lợi người lao động khi pháp nhân chịu hình phạt đình chỉ hoạt động vĩnh viễn, cấm kinh doanh.

     
    Báo quản trị |  
  • #388512   18/06/2015

    tififnile
    tififnile

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    TỔNG HỢP HÌNH PHẠT TRONG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI ĐƯỢC HƯỞNG ÁN TREO LẠI BỊ ĐƯA RA XÉT XỬ VỀ TỘI ĐÃ PHẠM TRƯỚC KHI CÓ BẢN ÁN CHO HƯỞNG ÁN TREO

    VÍ dụ : A bị tòa án tuyên phath 10 tháng tù vì tội cố ý gây thương tích nhưng được hưởng án treo, thời gian thử thách là 20 tháng, thi hành được 3 thánh thử thách, A lại bị đưa ra xét xử vì tội đánh bạc và bị tuyên án 10 tháng tù, trường hợp này tòa án có được tổng hợp hình phạt của 2 bản án không? tại sao

    e làm thế này ạ : trường hợp này bị cáo sẽ chấp hành song song hai bản án, không được tổng hợp hình phạt, tức là bản án thứ nhất còn: (20-3)= 17 tháng thử thách, bản án thứ hai : 10 tháng tù thì sẽ chấp hành 10 tháng tù = 10 tháng thử thách, sau khi ra tù vẫn phải chấp hành 17-10 =7 tháng thử thách nữa. và thầy e cũng chữa như thế

    nhưng có ví dụ khác thì được tổng hợp hình phạt, mọi người có thể giải thích thêm về phần này cho e hiểu rõ hơn đc k ạ, e cảm ơn :))

     

     
    Báo quản trị |  
  • #383577   16/05/2015

    thời gian diễn ra cuộc họp bất thường đại hội đồng cổ đông

    luật sư cho tôi hỏi là luật doanh nghiệp 2014 hiện nay sắp có hiệu lực không có quy định khoảng thời gian phải diễn ra cuộc họp kể từ khi triệu tập cuộc họp bất thường là bao lâu mà chỉ quy định thời gian triệu tập cuộc họp, thời gian gửi giấy mời. trong trường hợp HDQT bắt buộc phải triệu tập cuộc họp, nhưng không muốn họ có thể triệu tập cuộc họp và để cả 6 tháng hay 1 năm từ thời điểm triệu tập đến khi diễn ra phiên họp, vậy có cơ sở pháp lý nào để cuộc họp được diễn ra nhanh chóng mà không bị lách luật không ạ? 

    thứ hai tôi muốn hỏi là việc tăng vốn điều lệ công ty cổ phần thì sẽ do đại hội đồng cổ đông quyết định theo phiên họp thường niên hay là tại phiên họp bất thường. giả sử Luật doanh nghiệp 2014 đã có hiệu lực. 

    xin cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #384086   20/05/2015

    ttle2vn
    ttle2vn

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/05/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Quyền hạn người sáng lập công ty

    Chào anh chị!

    Hiện em đang phân vân về quyền hạn của người sáng lập công ty khi thành lập 1 công ty TNHH 2 thành viên trở lên. Cụ thể như sau:

    Anh A là người sáng chế ra loại sản phẩm XYZ và anh A bắt đầu kêu gọi đầu tư để thành lập công ty và tung sản phẩm này ra thị trường. Vốn điều lệ công ty anh A dự tính đăng ký là 5 tỷ. Anh A hiện có số vốn là 2 tỷ, Anh A kêu gọi được anh B đầu tư 1 tỷ, Anh C đầu tư 1 tỷ và anh D đầu tư 1 tỷ. Do đó anh A được bầu là Chủ tích HĐQT của công ty.

    Anh chị cho em hỏi vậy nếu sau này có mâu thuẫn xảy ra và anh B, C, D đều muốn bãi nhiễm chức vụ HĐQT của anh A thì có được không?

    Anh chị cho em hỏi thêm là quyền sở hữu trí tuệ của anh A cho sản hpa63m XYZ có được quy đổi thành tiền và tính chung vô số vốn mà anh A đã có lúc đầu không?

    Em cám ơn các anh chị!

     
    Báo quản trị |  
  • #382998   13/05/2015

    ChiChi95
    ChiChi95

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2013
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    TÍNH KẾT QUẢ BẦU CỬ THEO PHƯƠNG PHÁP ĐẠI DIỆN TỶ LỆ

    Mình đang học môn Hiến Pháp Nước Ngoài, có một bào tinhd kết quả bầu cử như sau:

    Bài tập: Hãy xác định kết quả bầu cử trong trường hợp sau đây:

    Tại một đơn vị bầu cử được bầu 10 đại biểu và có 4 chính Đảng A, B, C, D ra tranh cử. Người ta thu được 200.000 phiếu hợp lệ và số phiếu mà mỗi đảng giành được như sau:

    A.112000 phiếu     B. 48000 phiếu     C. 30000 phiếu     D. 10000 phiếu

    1. Hãy xác định kết quả bầu cử theo hai phương pháp.

    2. Hãy so sánh 2 kết quả trên và đưa ra nhận xét về việc đảm bảo tính đại diện trong bầu cử của 2 phương pháp trên.

    Mọi người giúp mình với. Thật ra mình làm nhưng khi tính ra số dư lại có trường hợp số dư 2 Đảng bằng nhau nên không biết chọn Đảng nào. :'( Cảm ơn mọi người nhiều!

     
    Báo quản trị |  
  • #446239   10/02/2017

    Chuyển nhượng phần vốn góp của Nhà nước tại Công ty cổ phần đã lên sàn ck

    Chào các luật sư/luật gia.

    Cho tôi hỏi câu sau:

    Cty cổ phần đã lên sàn chứng khoán 

    Nhà nước chiếm 30 % vốn điều lệ.

    1. Nếu chuyển nhượng phần vốn góp ( thuộc sở hữu của nhà nước) tại Cty cổ phần đó thì phải định giá như thế nào vì?

    Giá cổ phiếu làm 8000đ

    Giá trị sổ sách: 10000đ

    Vốn chủ sở hữu: gấp 1.9 lần vốn điều lệ???

    Xin cám ơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #400995   30/09/2015

    pltrung
    pltrung

    Male
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/09/2015
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Phân biệt các loại hình TNHH MTV

    Hiện nay có loại TNHH Một thành viên :

    - Tổng Công ty XYZ - Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

    - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường Đô thị TPHCM

    - Công ty ABC - Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

     

    Các loại TNHH Một thành viên nêu trên sẽ phân biệt như thế nào ? Cái nào thuộc Nhà nước và cái nào thuộc tư nhân ?

     
    Báo quản trị |  
  • #447764   23/02/2017

    Anh_Trinh
    Anh_Trinh

    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/02/2017
    Tổng số bài viết (61)
    Số điểm: 4337
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 31 lần


    pltrung viết:

    Hiện nay có loại TNHH Một thành viên :

    - Tổng Công ty XYZ - Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

    - Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên Môi trường Đô thị TPHCM

    - Công ty ABC - Trách nhiệm hữu hạn một thành viên

     

    Các loại TNHH Một thành viên nêu trên sẽ phân biệt như thế nào ? Cái nào thuộc Nhà nước và cái nào thuộc tư nhân ?

    Chào bạn!

    theo mình thì tổng công ty XYZ là doanh nghiệp nhà nước. 

    Công ty ABC là công ty tư nhân.

    Tuy nhiên, hiện nay đang tiến tới việc cổ phần hóa nên loại hình doanh nghiệp nhà nước gần như mất dần.

    Chúc bạn học tập tốt!

     
    Báo quản trị |  
  • #400040   20/09/2015

    xuanbe
    xuanbe

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2015
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    mọi người giải đáp câu này cho e với. gấp lắm ạ

    DN nam thắng là 1 DN tư nhân do ông Nguyễn Nam Thắng làm chủ sở hữu. năm 2007, DN này mua thêm 2 xe ô tô tải và 1 xe ô tô con 4 chỗ. Xe ô tô tải phục vụ cho hoạt động kinh doanh của DN, xe ô tô con không phục vụ cho kinh doanh của DN.

    Công ty Hoàng Ngân là công ty TNHH đc thành lập trên cơ sở góp vốn của ông Hoàng và bà Ngân.

    Hiện tại, coong ty Hoàng Ngân có nhu cầu tăng vốn điều lệ bằng hình thức nhận phần vốn góp của thành viên mới. Ông Nguyễn Nam Thắng muốn góp vốn và trở thành chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty này (trong đó, ông Thắng muốn góp 1 phần vốn bằng 1 xe ô tô tải đc mua năm 2007 nêu trên)

    Yêu cầu:

    1.     Ông Nguyễn Nam thắng có thể trở thành Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty TNHH Hoàng Ngân không?

    2.     Chủ sở hữu DN tư nhân Nam Thắng có đc quyền góp vốn vào công ty TNHH 2 thành viên trở lên không? Việc ông Nguyễn Nam Thắng góp vốn vào công ty TNHH Hoàng Ngân bằng xe ô tô trên có đc không? Tại sao?.

     
    Báo quản trị |  
  • #399102   10/09/2015

    So sánh

    Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động chi nhánh

     
    Báo quản trị |