Cưỡng bức lao động nhằm bóc lột sức lao động sẽ bị xử lý ra sao?

Chủ đề   RSS   
  • #603794 06/07/2023

    nguyenhoaibao12061999
    Top 25
    Dân Luật bậc 1

    Vietnam --> Hồ Chí Minh
    Tham gia:03/08/2022
    Tổng số bài viết (2261)
    Số điểm: 78451
    Cảm ơn: 100
    Được cảm ơn 2016 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Cưỡng bức lao động nhằm bóc lột sức lao động sẽ bị xử lý ra sao?

    Hiện nay nhiều cơ sở lao động thực hiện sa thải nhân viên, cắt giảm lao động do tác động kinh tế từ quốc tế đến Việt Nam. Việc để bù vào công việc của lao động đã nghỉ một số doanh nghiệp áp đặt nhiều việc cho những lao động còn lại thì đây có phải là cưỡng bức lao động và hành vi này bị xử lý ra sao?
     
    cuong-buc-lao-dong-nham-boc-lot-suc-lao-dong-se-bi-xu-ly-ra-sao
     
    1. Cưỡng bức lao động được hiểu ra sao?
     
    Cưỡng bức lao động là hành vi mà người sử dụng lao động (phái doanh nghiệp) buộc người lao động (NLĐ) làm việc vượt quá những yêu cầu và điều kiện mà các bên đã cam kết trong hợp đồng và thỏa ước lao động.
     
    Cụ thể tại khoản 7 Điều 3 Bộ luật Lao động 2019 có giải thích thuật ngữ cưỡng bức lao động là việc dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc các thủ đoạn khác để ép buộc người lao động phải làm việc trái ý muốn của họ.
     
    2. Cưỡng bức lao động là hành vi bị nghiêm cấm trong môi trường lao động
     
    Theo đó, tại khoản 2 Điều 8 Bộ luật Lao động 2019 có quy định ngược đãi người lao động, cưỡng bức lao động là một trong những hành vi nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động.
     
    Đồng thời tại Điều 165 Bộ luật Lao động 2019 nghiêm cấm đối với người sử dụng lao động trong việc sử dụng NLĐ như sau:
     
    - Ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, dùng vũ lực đối với lao động là người giúp việc gia đình.
     
    - Giao việc cho người giúp việc gia đình không theo hợp đồng lao động.
     
    - Giữ giấy tờ tùy thân của người lao động.
     
    3. Mức phạt tiền đối với doanh nghiệp có hành vi cưỡng bức lao động
     
    - Theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 12/2022/NĐ-CP phạt tiền từ 50 triệu đồng - 75 triệu đồng đối với một trong các hành vi: lôi kéo; dụ dỗ; hứa hẹn; quảng cáo gian dối hoặc thủ đoạn khác để lừa gạt người lao động hoặc để tuyển dụng người lao động với mục đích bóc lột, cưỡng bức lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự (mức phạt đối với cá nhân).
     
    - Theo khoản 4 Điều 11 Nghị định 12/2022/NĐ-CP (mức phạt đối với cá nhân) phạt tiền từ 50 triệu đồng - 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có một trong các hành vi sau đây:
     
    + Cưỡng bức lao động hoặc ngược đãi người lao động nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự.
     
    + Buộc người lao động thực hiện hợp đồng lao động để trả nợ cho người sử dụng lao động.
     
    - Theo khoản 4 Điều 30 Nghị định 12/2022/NĐ-CP phạt tiền từ 50 triệu đồng - 75 triệu đồng đối với người sử dụng lao động có hành vi ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động, hoặc dùng vũ lực đối với người lao động là người giúp việc gia đình nhưng chưa đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự  (mức phạt đối với cá nhân).
     
    - Theo điểm a khoản 9 Điều 42 Nghị định 12/2022/NĐ-CP phạt tiền từ 150 triệu đồng - 180 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, bóc lột hoặc cưỡng bức lao động (mức phạt đối với tổ chức).
     
    -  Theo điểm a khoản 8 Điều 43 Nghị định 12/2022/NĐ-CP phạt tiền từ 150 triệu đồng - 180 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép, bóc lột hoặc cưỡng bức lao động.
     
    - Theo điểm a khoản 7 Điều 44 Nghị định 12/2022/NĐ-CP phạt tiền từ 75 triệu đồng đến 90 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi làm việc ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép hoặc bóc lột hoặc cưỡng bức lao động (mức phạt đối với tổ chức).
     
    - Theo điểm a khoản 6 Điều 45 Nghị định 12/2022/NĐ-CP phạt tiền từ 150 triệu đồng đến 180 triệu đồng đối với hành vi lợi dụng hoạt động đưa người lao động Việt Nam đi đào tạo, nâng cao trình độ, kỹ năng nghề ở nước ngoài để tổ chức xuất cảnh trái phép hoặc bóc lột hoặc cưỡng bức lao động (mức phạt đối với tổ chức).
     
    Lưu ý: Mức phạt đối với tổ chức mà cá nhân vi phạm thì giảm 1/2.
     
    4. Truy cứu hình tội cưỡng bức lao động
     
    Căn cứ Điều 297 Bộ luật Hình sự 2015 (sửa đổi bởi Bộ luật Hình sự 2017) quy định tội cưỡng bức lao động như sau:
     
    - Người nào dùng vũ lực, đe dọa dùng vũ lực hoặc thủ đoạn khác ép buộc người khác phải lao động thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm hoặc phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm:
     
    + Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;
     
    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%;
     
    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 31% đến 60%.
     
    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 07 năm:
     
    + Có tổ chức;
     
    + Đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ mà biết là có thai, người già yếu, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng;
     
    + Làm chết người;
     
    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 01 người mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên;
     
    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này từ 61% đến 121%;
     
    + Tái phạm nguy hiểm.
     
    - Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 12 năm:
     
    + Làm chết 02 người trở lên;
     
    + Gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của 02 người trở lên mà tổng tỷ lệ tổn thương cơ thể của những người này 122% trở lên.
     
    - Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm
     
    Như vậy, hành vi cưỡng bức lao động là hành vi bị nghiêm cấm trong lĩnh vực lao động do doanh nghiệp tác động tâm lý hoặc vật lý đến NLĐ để thúc ép làm việc quá sức. Do đó, có thể bị xử phạt hành chính hoặc thậm chí là truy cứu hình sự lên đến 12 năm tù.
     
    1659 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenhoaibao12061999 vì bài viết hữu ích
    admin (21/07/2023)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận