Cùng nhau tìm ra những vướng mắc của BLTTHS nào các bạn ơi!

Chủ đề   RSS   
  • #100682 05/05/2011

    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Cùng nhau tìm ra những vướng mắc của BLTTHS nào các bạn ơi!

    Hôm nay đi học TTHS, nghe cô giảng và cô nói: "trong 346 Điều của BLTTHS thì có tới 155 Điều luật cần phải xem xét lại" mà thấy giật mình. Tại sao một bộ luật lại tồn tại nhiều vấn đề vậy nhỉ.

    Chúng ta thử tìm hiểu xem những điều còn chưa hợp lý nha.

    Mình thấy có Điều 63 BLTTHS có vấn đề ở chỗ: ngoài cơ quan điều tra, VKS, TA thì còn có các chủ thể khác được giao nhiệm vụ giải quyết VAHS như: Bộ đội biên phòng, kiểm lâm.... Các cơ quan này cũng có nhiệm vụ phải chứng minh.

     Vậy mà Điều luật lại chỉ quy định "khi điều tra, truy tố, xét xử Cơ quan điều tra, VKS và TA phải chứng minh..." ---> điều này thật là bất cập.
    Các bạn hãy cũng mình tìm ra các sai sót tiếp theo nhé.
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 06/05/2011 06:25:17 SA

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    4529 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn anhdv352 vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (06/05/2011)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #100702   06/05/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào Vân Anh!
     Vấn đề này bạn đưa ra khá ý nghĩa!

     Mình cũng xin đóng góp cùng topic nhé!

     

    Điều 251. Hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án

    Khi có một trong những căn cứ quy định tại #ffff00;">điểm 1 và #ffff00;">điểm 2 Điều 107 của Bộ luật này thì Tòa án cấp phúc thẩm hủy bản án sơ thẩm, tuyên bố bị cáo không có tội và đình chỉ vụ án; nếu có một trong những căn cứ quy định tại các #ffff00;">điểm 3, 4, 5, 6 và 7 Điều 107 của Bộ luật này thì hủy bản án sơ thẩm và đình chỉ vụ án.

    Điều 107. Những căn cứ không được khởi tố vụ án hình sự

    Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:

    1. Không có sự việc phạm tội;

    2. Hành vi không cấu thành tội phạm;

    3. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội chưa đến tuổi chịu trách nhiệm hình sự;

    4. Người mà hành vi phạm tội của họ đã có bản án hoặc quyết định đình chỉ vụ án có hiệu lực pháp luật;

    5. Đã hết thời hiệu truy cứu trách nhiệm hình sự;

    6. Tội phạm đã được đại xá;

    7. Người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội đã chết, trừ trường hợp cần tái thẩm đối với người khác.


     Theo quy định thì những điểm màu vàng trên, ta gọi là #ffff00;">khoản mới chính xác ngôn ngữ của luật học.
     Các bạn có thể đóng góp thêm nhé!
     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    anhdv352 (06/05/2011)
  • #100779   06/05/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    À, vấn đề này thì mình thấy không có gì vì theo như thầy mình nói trong trường hợp này phải gọi là điểm mới đúng. Vì mấy điều này người không chia ra khoản. Cái dòng đầu tiên thì "Không được khởi tố vụ án hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây"  thì sẽ được xếp vào đâu?

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #100787   06/05/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào Vân Anh!
     Như này :

    Điều 211. Hỏi người làm chứng

    1. Hội đồng xét xử phải hỏi riêng từng người làm chứng và không để cho những người làm chứng khác biết được nội dung xét hỏi đó.

    2. Khi hỏi người làm chứng, Hội đồng xét xử phải hỏi rõ về quan hệ giữa họ với bị cáo và các đương sự trong vụ án. Chủ tọa phiên toà yêu cầu người làm chứng trình bày rõ những tình tiết vụ án mà họ đã biết, sau đó hỏi thêm về những điểm mà họ khai chưa đầy đủ hoặc có mâu thuẫn. Kiểm sát viên, người bào chữa, người bảo vệ quyền lợi của đương sự có thể hỏi thêm người làm chứng.

    3. Nếu người làm chứng là người chưa thành niên thì chủ tọa phiên toà có thể yêu cầu cha, mẹ, người đỡ đầu hoặc thầy giáo, cô giáo giúp đỡ để hỏi.

    4. Sau khi đã trình bày xong, người làm chứng ởlại phòng xử án để có thể được hỏi thêm.

    5. Trong trường hợp cần thiết phải bảo đảm an toàn cho người làm chứng và những người thân thích của họ, Hội đồng xét xử phải quyết định thực hiện biện pháp bảo vệ theo quy định của pháp luật.


     Có gọi là điểm không?
     Thân ái!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #100962   06/05/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Cái đó thì người ta gọi là khoản.
    Bạn có thấy 2 điều luật bạn đưa ra có sự khác nhau không. Chính vì có cái dòng đầu tiên đó mà Điều 107 người ta gọi đó là Điểm, còn ở điều 211 người ta lại gọi là khoản.
    Hôm nay mình lại tìm ra được một vấn đề của luật TTHS đó là: Trường hợp người đại diện hợp pháp và bào chữa viên nhân dân.
    Theo luật hình sự thì người bào chữa trong vụ án hình sự (không có dân sự trong đó) là người đại diện hợp pháp cho BC, BC thì chỉ được áp dụng trong trường hợp BC, BC là người chưa thành niên, người có nhược điểm về thể chất và tinh thần...
    Đối với trường hợp bào chữa viên nhân dân thì lại chỉ là những người trong MTTQ, trong một tổ chức thành viên của MTTQ....
    Như vậy, có thể thấy, trong những trường hợp mà BC, BC (ko thuộc các trường hợp trên) muốn nhờ một người am hiểu pháp luật hoặc 1 người nào đó đại diện cho mình để bào chữa trước tòa thì lại không được.
    Do đó, có thể thấy diện bào chữa viên nhân dân có vẻ bị thu hẹp đi rất nhiều. Có nên chăng khi quy định thêm những người không thuộc tổ chức nào cũng có thể là bào chữa viên nhân dân. Như vậy thì sẽ hợp lý hơn.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #100985   07/05/2011

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    anhdv352 viết:
    Cái đó thì người ta gọi là khoản.
    Bạn có thấy 2 điều luật bạn đưa ra có sự khác nhau không. Chính vì có cái dòng đầu tiên đó mà Điều 107 người ta gọi đó là Điểm, còn ở điều 211 người ta lại gọi là khoản.



     Không thể gọi như Vân Anh được. Thông thường người ta gọi là điểm a, điểm b, Khoản 1, khoản 2... Chứ không ai mà gọi là điểm 1, điểm 2 như bạn cho là hợp lý cả?

     Vì vậy quan điểm của mình ở Điều 107, ta nên gọi các khỏan trong nó sẽ hợp lý hơn.

     Vấn đề thứ hai bạn mới phát hiện, hôm nào mình sẽ nghiên cứu lại, giờ không có thời gian hì hì

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #101108   07/05/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    ok. Hihi.
    Thế mới biết luật mình còn nhiều thiếu sót.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |  
  • #101113   07/05/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    anhdv352 viết:

    Như vậy, có thể thấy, trong những trường hợp mà BC, BC (ko thuộc các trường hợp trên) muốn nhờ một người am hiểu pháp luật hoặc 1 người nào đó đại diện cho mình để bào chữa trước tòa thì lại không được.
    Do đó, có thể thấy diện bào chữa viên nhân dân có vẻ bị thu hẹp đi rất nhiều. Có nên chăng khi quy định thêm những người không thuộc tổ chức nào cũng có thể là bào chữa viên nhân dân. Như vậy thì sẽ hợp lý hơn.

    Lần sau bạn có thể trích quy định của pháp luật liên quan được không, tôi không thuộc vị trí những quy định bạn nói chính xác cho lắm. Nếu tôi không nhầm, bạn đang nói tới quy định tại khoản 2, 3, điều 57 BLTTHS 2003:
    BLTTHS 2003 viết:
    Điều 57. Lựa chọn và thay đổi người bào chữa
    2. Trong những trường hợp sau đây, nếu bị can, bị cáo hoặc người đại diện hợp pháp của họ không mời người bào chữa thì Cơ quan điều tra, Viện kiểm sát hoặc Toà án phải yêu cầu Đoàn luật sư phân công Văn phòng luật sư cử người bào chữa cho họ hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận cử người bào chữa cho thành viên của tổ chức mình:
    a) Bị can, bị cáo về tội theo khung hình phạt có mức cao nhất là tử hình được quy định tại Bộ luật hình sự;
    b) Bị can, bị cáo là người chưa thành niên, người có nhược điểm về tâm thần hoặc thể chất.
    Trong các trường hợp quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 Điều này, bị can, bị cáo và người đại diện hợp pháp của họ vẫn có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối người bào chữa.
    3. Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận có quyền cử bào chữa viên nhân dân để bào chữa cho người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là thành viên của tổ chức mình.

    Theo tôi thấy, quy định này hòn toàn hợp lý. Trong trường hợp, không có người bào chữa đối với đối tượng quy định tại khoản 2, Điều 57, BLTTHS 2003 thì cơ quan tiến hành tố tụng sẽ có hai lựa chọnyêu cầu Đoàn luật sư hoặc đề nghị Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận. Rõ ràng, việc cử bào chữa viên nhân dân tham gia bào chữa là quyền của Uỷ ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, tổ chức thành viên của Mặt trận chứ họ không bắt buộc phải thực hiện quyền đó ; còn nếu không chấp nhận, Tòa án sẽ sử dụng quyền yêu cầu của mình đối với Đoàn luật sư phân công VP luật sư cử người bào chữa.
    Như vậy, không hề có một hạn chế nào đối với người bào chữa cho thành viên của tổ chức thành viên của Mặt trận như bạn nói ! Và người đại diện hợp pháp có quyền yêu cầu thay đổi hoặc từ chối bào chữa viên nhân dân nếu tìm được người bào chữa khác có trình độ cao hơn .
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 07/05/2011 06:01:14 CH

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #101145   07/05/2011

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Ý tôi hạn chế ở đây là hạn chế về phạm vi bào chữa viên nhân dân thôi.
    Tại sao bào chữa viên nhân dân cứ phải là người trong 1 tổ chức hoặc trong MTTQ mà không thể là người bất kì nhỉ.
    Nếu một người phạm tội không trong tổ chức nào, muốn nhờ 1 người bạn mình học luật làm người bào chữa cho mình (người bạn đó không phải là luật sư) thì pháp luật lại không cho phép.
    Trong khi, chưa chắc thành viên MTTQ lại đã am hiểu pháp luật.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |