Cùng Hướng về biển đông

Chủ đề   RSS   
  • #322344 09/05/2014

    trinhviettiep
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2011
    Tổng số bài viết (136)
    Số điểm: 3510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 45 lần


    Cùng Hướng về biển đông

    Xin phép Admin, cùng ban quản lý trang web, cho tôi được Lập chủ đề như trên; để cùng tạo sức mạnh đồng lòng dân tộc, xin ý kiến, giải pháp của các nhà tri thức; các nhà nghiên cứu Luật; các tầng lớp nhân dân "Hướng về Biến Đông".

    Tôi tâm đắc nhất câu nói: :" Khi Tổ Quốc cần, họ phải biết hi sinh"

    Cập nhật bởi trinhviettiep ngày 09/05/2014 08:54:32 CH

    " Học, học nữa, học mãi"

     
    13822 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #322346   09/05/2014

    trinhviettiep
    trinhviettiep
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2011
    Tổng số bài viết (136)
    Số điểm: 3510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 45 lần


    Đâu cần thanh niên có, việc gì khó có thanh niên!

    "Khi nào nước Việt Nam hết sạch cỏ, thì mới hết người Việt Nam đánh giặc ngoại xâm"

    " Học, học nữa, học mãi"

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn trinhviettiep vì bài viết hữu ích
    donglg25413 (10/05/2014) Kool.bun (10/05/2014) crazyetimeonlinelove (17/05/2014) hmtlth (22/05/2014)
  • #322347   09/05/2014

    trinhviettiep
    trinhviettiep
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:01/06/2011
    Tổng số bài viết (136)
    Số điểm: 3510
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 45 lần


    Bạn Bùi Thị Thúy An

    Biển này là của Ta; Đảo này là của ta. (của chúng ta là người Việt Nam);hướng về Trường sa, Hoàng sa thân yêu...

    " Học, học nữa, học mãi"

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn trinhviettiep vì bài viết hữu ích
    donglg25413 (10/05/2014) linh42 (10/05/2014) crazyetimeonlinelove (17/05/2014) Kool.bun (10/05/2014)
  • #322373   10/05/2014

    luatnvs1
    luatnvs1

    Male
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/11/2013
    Tổng số bài viết (114)
    Số điểm: 1141
    Cảm ơn: 15
    Được cảm ơn 18 lần


     

    Đúng rồi. Tôi xin ủng hộ chủ TOp nhé.

    Nào, chúng ta cùng đứng lên để ủng hộ đất nước ta

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatnvs1 vì bài viết hữu ích
    Kool.bun (10/05/2014)
  • #322449   10/05/2014

    linh42
    linh42

    Female
    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    HÍ HÍ... Ghét bọn giặc quá nhỉ....?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linh42 vì bài viết hữu ích
    Kool.bun (10/05/2014)
  • #322450   10/05/2014

    linh42
    linh42

    Female
    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2014
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Cùng Hướng về biển đông

    " Khi Tổ Quốc cần,phải biết hi sinh"

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn linh42 vì bài viết hữu ích
    Kool.bun (10/05/2014)
  • #322457   10/05/2014

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Mình gửi cái này, thay lời ủng hộ :'(

    Lắng nghe Đảng gọi,
    Roi rọi cung đường,
    Tổ quốc yêu thương,
    Ngàn năm xương máu.

    Sẵn sàng chiến đấu
    Biển đảo thiêng liêng
    Đợi hồi trống chiêng
    Căng buồm, giương súng.

    Cưỡi thuyền, đạp sóng
    Sá ngại gian nguy
    Hiên ngang bước đi
    Hòa bình ta ngóng

    Cho bầu trời rộng
    Tung cánh Hải Âu
    Biển cả mênh mông
    Cá tôm dậy sóng...

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenkhanhchinh vì bài viết hữu ích
    Kool.bun (10/05/2014)
  • #322472   10/05/2014

    Kool.bun
    Kool.bun

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2012
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 36
    Được cảm ơn 0 lần


    Ủng hộ. 

     
    Báo quản trị |  
  • #322500   10/05/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Hưởng ứng vấn đề này, Hội Luật gia Tp.HCM đã có buổi mít tinh vào 16h chiều nay.

    Lúc 16 giờ chiều nay, 10-5, Báo Người Lao Động điện tử tường thuật "nóng" buổi mít tinh phản đối Trung Quốc đưa dàn khoan HD981 trái phép vào vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam do Hội Luật gia TP HCM tổ chức tại Nhà Văn hóa Thanh Niên TP HCM.
     
     
    Đúng 16 giờ, bà Đồng Thị Ánh, Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, đã có bài phát biểu đại diện cho Hội Luật gia TP HCM và người dân TP HCM phản bác mạnh mẽ sự xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc qua việc đặt giàn khoan và huy động các lực lượng tàu, gây hại đến tàu của Cảnh sát biển (CSB) Việt Nam cũng như xâm phạm đến lãnh thổ Việt Nam.
     
    Tiếp đó, luật sư Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM, phát biểu ý kiến .
     
    Bằng những luận chứng khoa học, Th.s Nguyễn Thị Thu Trang, giảng viên Trường ĐH Kinh tế - Luật TP HCM khẳng định: "nếu đưa vụ việc trên giải quyết tại các cơ quan tài phán quốc tế thì chân lý sẽ thuộc về quốc gia Việt Nam chúng tôi. Tại các diễn dàn quốc tế, các hội nghị của các tổ chức quốc tế, Việt Nam có cơ sở pháp lý vững chắc để bảo vệ vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của mình. Ngoài ra, nhân dân tiến bộ trên thế giới sẽ luôn bảo vệ lẽ phải, bảo vệ sự tôn nghiêm của pháp luật quốc tế và họ sẽ ủng hộ Việt Nam". Nhiều người đã vỗ tay nhiệt liuệt ủng hộ ý kiến của bà Trang.
     
    Ông Võ Văn Thôn, nguyên giám đốc Sở Tư pháp TP HCM nhận xét: Buổi sáng, ông đi mua đồ ăn sáng nghe những người bán đồ ăn sáng hỏi tôi: Sắp chuẩn bị đánh nhau với Trung Quốc phải không chú? Ngay cả người dân cũng bức xúc và quan tâm đến việc Trung Quốc lấn chiếm nước ta nên toi thấy xấu hổ cho nhân dân TQ khi có nhà cầm quyền như vậy. Chúng ta quyết tâm bảo vệ Tổ quốc. Nhưng nước yếu thì lấy gì chiến tranh? Nghe ông hỏi như vậy không chỉ những thanh niên mà cả những người có tuổi cũng hô lớn “hi sinh” 
     
     
     
     
     
     
    Nhiều bạn trẻ có mặt tại buổi mít tinh đều bày tỏ sự bất bình trước những dã tâm của Trung Quốc muốn chiếm biển Đông và thể hiện một quyết tâm bảo vệ toàn vẹn lãnh thổ đất nước. “Trung Quốc ngày càng thể hiện sự vô lý của mình. Con Việt Nam chuộng hòa bình nhưng cũng sẵn sàng đánh đổi xương máu, tính mạng nếu có ai đó xâm phạm chủ quyền. Tuổi trẻ TP HCM luôn sẵn sàng khi Tổ quốc cần”- bạn L.T.N.T, sinh viên Trường ĐH Sài Gòn khẳng định.
     
     
    Bà Đồng Thị Ánh, Chủ tịch Hội Luật gia TP HCM bày tỏ thái độ trước việc Trung Quốc xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
    Ông Nguyễn Văn Hậu, Phó Chủ tịch Hội luật gia TP HCM cho biết sẽ đề xuất chính phủ kiện Trung Quốc ra toà án quốc tế
     
    Tham dự buổi mít tinh có khoảng 800 người gồm nhân sĩ, trí thức, sinh viên,các giới chức sắc tôn giáo, thanh niên, người dân nhiều tầng lớp ở TP HCM. 
     
    Trước đó, cũng tại TP HCM, sáng nay nhiều người đã tụ tập phản đối ôn hòa trước Tổng Lãnh sự quán Trung Quốc thể hiện thái độ và ý chí của người dân Việt Nam trước hành động khiêu khích của phía Trung Quốc về việc nước này đưa giàn khoan HD981 và nhiều tàu vào hộ vệ tác nghiệp trái phép tại khu vực thuộc lô dầu khí 143 thuộc thềm lục địa Việt Nam từ ngày 1-5 đến nay.
     
    Khi tàu Việt Nam ra ngăn cản phía Trung Quốc xâm phạm nghiêm trọng chủ quyền của Việt Nam, tàu Trung Quốc đã dùng vòi rồng tấn công các tàu kiểm ngư của Việt Nam, làm hư hỏng tàu và làm bị thương 9 kiểm ngư viên nước chủ nhà. 
     
     
    Trong ngày 9-5, CSB Việt Nam thống kê được 79 tàu thuyền thuộc 6 lực lượng của Trung Quốc gồm hải giám, hải cảnh, ngư chính, tàu dịch vụ dầu khí… có mặt xung quanh giàn khoan. Trung Quốc cũng điều ra khu vực này 3 tàu quân sự, trong đó có tàu hộ vệ tên lửa và 2 tàu tuần tiễu, tấn công nhanh có trang bị dàn tên lửa để tiếp tục xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam.
     
    Dù chưa đến 15 giờ, một nhóm khoảng 30 người đại diện cho cơ quan viện kiểm sát đã có mặt tại hội trường Nhà văn hóa Thanh Niên để nói lên tiếng nói của ngành mình cũng là tiếng nói của người dân Việt Nam, phản đối thái độ của Trung Quốc trong việc coi thường luập pháp quốc tế, xâm phạm chủ quyền lãnh thổ Việt Nam. 
     
    Theo NLD
     
     
     
    Báo quản trị |  
  • #322582   11/05/2014

    congtygiaoducvutan
    congtygiaoducvutan
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2013
    Tổng số bài viết (337)
    Số điểm: 3871
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 77 lần


    Lê Minh Vũ, Thanh Hóa - Dân ven biển hướng về biển đông nơi đang bị chiếm đóng

     Lê Minh Vũ, Thanh Hóa

     Dân ven biển hướng về biển đông nơi đang bị chiếm đóng: Nói gì thì cảnh sát biển, kiểm ngư và hải quân Việt Nam cũng nên nhận lỗi yếu kém hay tắc trách khi để cho trung quốc di chuyển dàn khoan vào chiếm đóng theo kiểu "đổ bê tông" như ý đồ của họ. Lẽ ra bằng mọi cách cảnh sát biển Việt Nam cần thiết phối kết hợp với các ngành ngăn chặn quyết liệt từ đầu thì làm sao chúng ngang nhiên như thế được.

    (Vũ Minh Lê): Lãnh thổ lãnh hải mà ông cha (Từ các Vua Hùng đến Bác Hồ) đã đổ biết bao xương máu xây dựng, giữ gìn giao lại cho con cháu (người cầm quyền) trông giữ "đến nỗi người ta vào nhà mắc màn ngủ lúc nào mà chủ nhà không biết" Vậy không biết cảnh sát biển, kiểm ngư và hải quân trông giữ cái gì. Khi Toàn Dân căm phẫn trung quốc là kẻ ngạo mạn, bành trướng muốn hất tung nó ra khỏi lãnh hải thì đâu đó lại đưa tin "trung quốc sẽ rút trong tháng 5/2014". Vậy tại sao không phải là rút ngay ? Nếu trong thời gian "hoãn binh" nó củng cố vững chắc hơn thì sao ? Nó đã chiếm được rồi, ngay lập tức chúng ta phải đáp trả ngay để lấy lại chủ quyền của mình không hổ thẹn với Dòng dõi Tiên rồng Việt Nam và để báo hiếu với Bậc Vĩ Nhân Bác Hồ Chí Minh Muôn Vàn Kính Yêu Của Nhân Dân Việt Nam "Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước" ...

    * THÀNH VIÊN DÂN LUẬT, Tên đăng nhập CongTyGiaoDucVuTan hoặc LeMinhVuThanhHoa.

    * Kết nối trực tiếp Facebook của Công Ty Giáo Dục Vũ Tấn nhấn: https://www.facebook.com/leminhvu1967

    * Kết nối trực tiếp Facebook cá nhân nhấn: https://www.facebook.com/LeMinhVuThanhHoa/reviews?pnref=lhc hoặc 0913128167

    * Kết nối Bài viết Blog: http://leminhvuthanhhoa.blogspot.com/

    * Kết nối G+: https://plus.google.com/+minhvuLeCongTyGiaoDucVuTan_ThanhHoa/posts

     
    Báo quản trị |  
  • #322737   12/05/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Xin cập nhật thông tin đầy đủ về Tuyên bố của Liên đoàn Luật sư về vấn đề Biển Đông:

    TUYÊN BỐ CỦA LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM PHẢN ĐỐI HÀNH VI CỦA TRUNG QUỐC XÂM PHẠM CHỦ QUYỀN VÀ QUYỀN CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM Ở BIỂN ĐÔNG
     
             Ngày 02/5/2014, phía Trung Quốc đã hạ đặt giàn khoan nước sâu Haiyang Shiyou 981 (gọi là giàn khoan Hải Dương 981) tại tọa độ 15029’58’’ vĩ Bắc – 111012’06’’ kinh Đông, ở vị trí  nằm sâu trong vùng đặc quyền kinh tế  của Việt Nam là 80 hải lý, trên thềm lục địa của Việt Nam, cách đảo Lý Sơn 119 hải lý và cách bờ biển Việt Nam 130 hải lý, để tiến hành khoan thăm dò thềm lục địa của Việt Nam. Tính đến ngày hôm nay, phía Trung Quốc đã huy động 83 tàu hộ tống (trong đó có nhiều tàu quân sự và máy bay yểm trợ). Một số tàu Trung Quốc đã cố tình đâm thẳng vào các tàu cảnh sát biển và tàu kiểm ngư của Việt Nam đang hoạt động chấp pháp tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, gây thiệt hại về tài sản và thương tích đối với nhân viên công vụ của Việt Nam.
     
    Liên đoàn luật sư Việt Nam cực lực phản đối hành vi nêu trên của Trung Quốc vi phạm chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam ở vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
     
                Đây là sự tiếp nối một chuỗi các hành vi của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông đã diễn ra trong thời gian dài, đặc biệt là việc sử dụng vũ lực xâm chiếm Quần đảo Hoàng Sa năm 1974; sử dụng vũ lực xâm chiếm đảo Gạc Ma và một số bãi đá ngầm tại Quần đảo Trường Sa của Việt Nam năm 1988; áp đặt lệnh cấm đánh bắt cá tại vùng biển Hoàng Sa của Việt Nam năm 2009; sử dụng tàu hải giám cắt cáp thăm dò địa chấn các tàu của Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam năm 2011 và 2012; công bố mời thầu thăm dò dầu khí tại thềm lục địa của Việt Nam năm 2012; thành lập đơn vị hành chính lãnh thổ với tên gọi là “Chính quyền thành phố Tam Sa” bao gồm Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam năm 2012.
     
                Những hành vi nêu trên của Trung Quốc đã vi phạm:
     
    Nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế quy định tại Điều 2 Khoản 4 Hiến Chương Liên hợp quốc;
     
    Chủ quyền của Việt Nam theo pháp luật quốc tế, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam theo quy định tại các Điều 55, Điều 56 (Khoản 1 và Khoản 3), Điều 57, Điều 58 (Khoản 3), Điều 76, Điều 77 và Điều 81 Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982;
     
    Cam kết chính trị - pháp lý của chính Trung Quốc trong quan hệ với các nước ASEAN về Biển Đông được ghi nhận tại điểm 4 và điểm 5 của Tuyên bố về ứng xử của các bên về Biển Đông (DOC) năm 2002;
     
    Những thỏa thuận của lãnh đạo cấp cao Việt Nam và Trung Quốc về nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa hai nước.
     
    Liên đoàn Luật sư Việt Nam khẳng định:
     
              Trung Quốc đã và đang xâm phạm chủ quyền lãnh thổ, các quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông, vi phạm nghiêm trọng nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế và các quy định của Công ước Luật biển Quốc tế năm 1982, đơn phương phủ nhận cam kết của chính Trung Quốc được thỏa thuận ghi nhận tại Tuyên bố về ứng xử của các bên về Biển Đông (DOC) với các nước ASEAN, vi phạm các thỏa thuận cấp cao giữa Việt Nam và Trung Quốc.
     
    Những hành vi nêu trên của Trung Quốc không chỉ đe dọa hòa bình và an ninh tại khu vực Biển Đông, mà còn cùng với các yêu sách vô căn cứ về “đường 9 đoạn” và những hành vi xâm chiếm ở Biển Đông của Trung Quốc đã và đang gây nguy hại tới an ninh, an toàn hàng hải của cộng đồng quốc tế ở khu vực Đông Nam Á và Châu Á - Thái Bình Dương.
     
     Thay mặt giới luật sư Việt Nam, Liên đoàn Luật sư Việt Nam tuyên bố:
    Cực lực phản đối Chính phủ Trung Quốc về hành vi xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam tại Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa, xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.
     
    Yêu cầu Chính phủ Trung Quốc chấm dứt ngay các hành vi xâm phạm chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam tại các Quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa; chấm dứt các hành vi xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam; chấm dứt hoạt động và rút ngay giàn khoan Hải Dương 981, rút hết các tàu công vụ và quân sự đang hộ tống giàn khoan Hải Dương 981 ra khỏi vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam và không lặp lại hành động tương tự trong tương lai.    
     
              Liên đoàn Luật sư Việt Nam và giới luật sư Việt Nam sẵn sàng đóng góp với Chính phủ về những cơ sở pháp lý và trong các hành động pháp lý để bảo vệ chủ quyền và quyền chủ quyền của Việt Nam ở Biển Đông.
     
               Liên đoàn Luật sư Việt Nam kêu gọi toàn thể giới luật sư quốc tế, giới học giả và nghiên cứu quốc tế về Biển Đông lên án hành vi vi phạm của Chính phủ Trung Quốc; kêu gọi nhân dân Trung Quốc, giới luật sư Trung Quốc và nhân dân yêu chuộng hòa bình, công lý quốc tế trên toàn thế giới ủng hộ Việt Nam bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, bảo vệ luật pháp và công lý quốc tế, giữ gìn hòa bình ổn định và tự do hàng hải ở khu vực Biển Đông và Châu Á  - Thái Bình Dương.
     
    LIÊN ĐOÀN LUẬT SƯ VIỆT NAM
    Website liendoanluatsu.org
     
    Báo quản trị |  
  • #323280   15/05/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Xin cập nhật tiếp đến các bạn những bài thảo luận, bài báo thể hiện quan điểm của các luật gia Việt Nam bao gồm cả những luật sư và giảng viên luật của các trường về vấn đề biển Đông.

    Thưa TS. Trần Phú Vinh, những ngày qua, không chỉ Việt Nam mà đông đảo bạn bè quốc tế đều lên án hành động Trung Quốc đặt giàn khoan dầu trên vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam. Là người nghiên cứu, giảng dạy trong lĩnh vực Luật quốc tế, theo tiến sĩ, Trung Quốc đã vi phạm vào điều nào của luật pháp quốc tế?
     
    TS. Trần Phú Vinh: Trung Quốc đã vi phạm Điều 56 Công ước Luật biển 1982. Điều 56.1.(a) Công ước Luật biển 1982 qui định: Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền về việc thăm dò, khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hay không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió. Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (Điều 57 Công ước Luật biển 1982).
     
    Như vậy, trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của mình, chỉ có quốc gia ven biển (Việt Nam) mới có quyền thăm dò và khai thác dầu khí (tài nguyên không sinh vật).
     
    Các quốc gia khác có nghĩa vụ phải tôn trọng các qui định trong Công ước Luật biển 1982 theo nội dung của nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế (một trong 7 nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế qui định tại Điều 2 Hiến chương Liên Hợp quốc).
     
    Thông thường, một quốc gia cần có những động thái, hành động gì khi quyền chủ quyền bị xâm hại như vậy?
     
    Điều 56.1.(b).(i) Công ước Luật biển 1982 qui định: Trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển có quyền tài phán trong các lĩnh vực lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình. Quyền tài phán được hiểu là các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia ven biển có quyền bắt giữ, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với người và phương tiện có hành vi vi phạm việc lắp đặt và sử dụng các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của mình.
     
    Tuy nhiên, theo chúng tôi, các bên nên giải quyết tranh chấp, bất đồng bằng phương pháp hòa bình (Điều 279 Công ước Luật biển 1982) được qui định trong Hiến chương Liên Hợp quốc: “Các bên trong các cuộc tranh chấp… phải cố gắng tìm cách giải quyết tranh chấp bằng con đường đàm phán, điều tra, trung gian, hòa giải, trọng tài, tòa án, sử dụng những tổ chức hoặc những hiệp định khu vực, hoặc bằng các biện pháp hòa bình khác tùy theo sự lựa chọn của mình”. (Điều 33.1 Hiến chương Liên Hợp quốc).
     
    Vai trò của Liên hiệp quốc và Tòa án trọng tài quốc tế về Luật Biển của Liên hiệp quốc trước vụ việc này như thế nào?
     
    Quốc gia ven biển có quyền đưa vấn đề này ra thảo luận và được quyền tham dự (Điều 31 Hiến chương Liên Hợp quốc) tại Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc (HĐBA); yêu cầu HĐBA xem xét ra nghị quyết áp dụng các biện pháp cần thiết đối với hành động đe dọa hòa bình và an ninh quốc tế (Điều 39 Hiến chương Liên Hợp quốc).
     
    HĐBA có thẩm quyền điều tra mọi tranh chấp hoặc mọi tình hình có thể dẫn đến sự bất hòa quốc tế hoặc tạo ra tranh chấp, để xác định xem tranh chấp ấy hoặc tình hình ấy nếu kéo dài có thể đe dọa đến việc duy trì hòa bình và an ninh quốc tế hay không. (Điều 34 Hiến chương Liên Hợp quốc).
     
    “Tòa án quốc tế về Luật biển” hay “Tòa trọng tài” được thành lập theo đúng Phụ lục VII hay “Tòa trọng tài đặc biệt” được thành lập theo Phụ lục VIII Công ước Luật biển 1982 có thẩm quyền xét xử bất kỳ tranh chấp nào liên quan đến việc giải thích hay áp dụng Công ước Luật biển 1982.
     
    Những thỏa thuận cấp cao song phương và đa phương về biển Đông như thế nào mà Trung Quốc liên tục có những hành động chiếm biển Đông?
     
    Thỏa thuận về những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa nước CHXHCN Việt Nam và nước CHND Trung Hoa được ký ngày 11/10/2011, tại Bắc Kinh (Trung Quốc) nêu rõ 6 vấn đề sau: (1) Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng; (2) Tôn trọng chứng cứ pháp lý, lịch sử; (3) Tuân thủ nguyên tắc của DOC; (4) Giải quyết trên tinh thần tôn trọng, bình đẳng, cùng có lợi; (5) Giải quyết theo tinh thần dễ trước, khó sau; và (6) Gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán 2 lần/năm.
     
    Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (gọi tắt theo tiếng Anh là DOC) được ASEAN và Trung Quốc ký ngày 4/11/2002 tại Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 8 ở Phnom Penh (Campuchia) gồm 7 điểm cơ bản sau đây:
     
    (1) Các bên khẳng định cam kết đối với mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước Luật biển 1982, Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Ðông - Nam Á, 5 nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình và các nguyên tắc cơ bản khác của Luật quốc tế;
     
    (2) Các bên cam kết giải quyết mọi tranh chấp lãnh thổ và tranh chấp về quyền tài phán bằng các biện pháp hòa bình, không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa sử dụng vũ lực … phù hợp với các nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế, trong đó có Công ước Luật biển 1982;
     
    (3) Các bên khẳng định tôn trọng tự do hàng hải và tự do bay ở Biển Ðông;
     
    (4) Các bên cam kết kiềm chế không tiến hành các hoạt động có thể làm phức tạp thêm hoặc gia tăng tranh chấp và ảnh hưởng đến hòa bình và ổn định;
     
    (5) Các bên đồng ý căn cứ vào các nguyên tắc Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước Luật biển 1982… bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau để tìm kiếm các phương cách xây dựng lòng tin;
     
    (6) Các bên có thể tìm kiếm và tiến hành các hoạt động hợp tác trong các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển;
     
    (7) Các bên long trọng cam kết tôn trọng các quy định của DOC và hành động phù hợp với các nội dung của DOC. ASEAN và Trung Quốc đồng ý sẽ cùng nhau hợp tác trên cơ sở đồng thuận để đạt mục tiêu cuối cùng cao hơn là thông qua một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Ðông (COC). Các bên đều nhất trí rằng việc thông qua Bộ Quy tắc đó sẽ tăng cường hơn nữa hòa bình và ổn định của khu vực. Ðồng thời ASEAN và Trung Quốc cũng khuyến khích các quốc gia khác tôn trọng các nguyên tắc trong DOC.
     
    Qua vụ việc này, Việt Nam có nên kiện Trung Quốc ra Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII Công ước Luật biển 1982 như cách mà Philippines kiện Trung Quốc không? Nếu có, chúng ta phải làm gì, quy trình như thế nào?
     
    Việt Nam hoàn toàn có quyền kiện Trung quốc ra Tòa trọng tài được thành lập theo Phụ lục VII Công ước Luật biển 1982 về việc giải thích và áp dụng sai Phần V Công ước Luật biển 1982 (Vùng đặc quyền kinh tế). Qui trình như sau:
     
    - Gửi một thông báo viết tới bên kia. Thông báo có kèm theo bản trình bày các yêu sách và các lý do làm căn cứ cho các yêu sách đó (Điều 1 Phụ lục VII Công ước Luật biển 1982).
     
    - Tổng thư ký Liên hợp quốc lập ra và giữ một bản danh sách các trọng tài. Mỗi quốc gia thành viên có thể chỉ định bốn trọng tài có kinh nghiệm về những vấn đề biển và nổi tiếng nhất về sự công bằng, về năng lực và liêm khiết. (Điều 2.1 Phụ lục VII Công ước Luật biển 1982).
     
    - Toà trọng tài được thành lập gồm có năm thành viên: Bên nguyên cử một thành viên mà mình tuỳ ý lựa chọn ở trên bản danh sách, Bên bị trong vụ tranh chấp cử một thành viên mà mình tuỳ ý lựa chọn trên bản danh sách, Ba thành viên khác được các bên thoả thuận cử ra. (Điều 3 Phụ lục VII Công ước Luật biển 1982).
     
    - Các quyết định của Toà trọng tài được thông qua theo đa số các thành viên của Toà (Điều 8 Phụ lục VII Công ước Luật biển 1982).
     
    - Bản án có tính chất chung thẩm và không được kháng cáo (Điều 11 Phụ lục VII Công ước Luật biển 1982)
     
    Xin cảm ơn Tiến sĩ!
    Theo dantri.com.vn

     

    Cập nhật bởi danusa ngày 15/05/2014 09:05:24 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #323284   15/05/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Bài diễn thuyết của TS Ngô Hữu Phước, trưởng bộ Môn Công pháp quốc tế, Trường ĐH Luật Tp.HCM tại buổi Mít-ting trước Nhà hát Thành phố ngày 11/5/2014

     

    Kính thưa quý vị Đại biểu cùng toàn thể các bạn đoàn viên thanh niên thân mến!

    Tiếp nối các hành động ngang ngược, bất chấp luật pháp quốc tế và dư luận tiến bộ thế giới nhằm thực hiện mưu đồ độc chiếm Biển Đông, xâm phạm trắng trợn chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán trên các vùng biển, đảo của Việt Nam, từ ngày 1/5/2014, Tổng công ty dầu khí Hải dương Trung Quốc (CNOOC) đã tiến hành hạ đặt trái phép giàn khoan Hải Dương HD-981 trong vùng đặc quyền kinh tế và thểm lục địa của Việt Nam theo quy định của Công ước quốc tế về luật biển của Liên Hợp quốc năm 1982 (cách đảo Lý Sơn 119 hải lý). Với tư cách là một người giảng dạy và nghiên cứu pháp luật quốc tế nói chung và luật biển quốc tế nói riêng, tôi cực lực phản đối hành vi này của Trung Quốc với 05 luận điểm cơ bản sau đây:

    1. Về phương diện pháp lý quốc tế, đây là hành vi vi phạm nghiệm trọng quyền chủ quyền và quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước CHXHCN Việt Nam đã được luật pháp quốc tế thừa nhận và quy định trong Công ước về luật biển của Liên Hợp quốc năm 1982, cụ thể:

    Theo quy định của Công ước, quốc gia ven biển có quyền thiết lập vùng đặc quyền kinh tế rộng không quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Trong vùng biển này, quốc gia ven biển có quyền thuộc chủ quyền về kinh tế (quyền thăm dò khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hoặc không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió).

    Đồng thời, quốc gia ven biển có quyền tài phán (cho phép, kiểm tra, giám sát, xử lý ) đối với các hoạt động lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình, nghiên cứu khoa học về biển và bảo vệ và gìn giữ môi trường biển (Điều 56). Để thực hiện quyền chủ quyền và quyền tài phán của mình, Công ước cho phép các quốc gia ven biển“ thi hành mọi biện pháp cần thiết, kể cả việc khám xét, kiểm tra, bắt giữ và khởi tố tư pháp để bảo đảm việc tôn trọng các luật và quy định mà quốc gia đã ban hành theo đúng Công ước” (Điều 73).

    Bên cạnh đó, Công ước cũng quy định trách nhiệm của các quốc gia khác, “khi thực hiện các quyền và làm các nghĩa vụ của mình theo Công ước, các quốc gia phải tính đến các quyền và các nghĩa vụ của quốc gia ven biển và tôn trọng các luật và quy định mà quốc gia ven biển đã ban hành theo đúng các quy định của Công ước…”. (Điều 58).

    Đối với đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, Công ước cho phép quốc gia ven biển thiết lập một vùng đáy biển có chiều rộng tính từ đường cơ sở đến rìa lục địa hẹp nhất là 200 hải lý và rộng nhất là 350 hải lý là thềm lục địa thuộc quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia. Quốc gia ven biển có các quyền thuộc chủ quyền đối với mọi tài nguyên thiên nhiên có trong thềm lục địa của mình. Đây là các quyền có tính chất đặc quyền, nghĩa là các quốc gia ven biển không thăm dò thềm lục địa hay không khai thác tài nguyên thiên nhiên của thềm lục địa, thì không ai có quyền tiến hành các hoạt động như vậy, nếu không có sự thỏa thuận rõ ràng của quốc gia đó (Điều 77).

    Đồng thời, quốc gia ven biển có quyền tài phán ở thềm lục địa trong 4 lĩnh vực: Lắp đặt các đảo và công trình thiết bị nhân tạo; nghiên cứu khoa học về biển; khoan ở thềm lục địa và bảo vệ giữ gìn môi trường biển (Điều 78,79,80,81).


    Nghiêm trọng hơn, khi các cơ quan thực thi pháp luật của Việt Nam yêu cầu phía Trung Quốc chấm dứt việc hạ đặt bất hợp pháp giàn khoan HD-981 thì Trung Quốc đã huy động hơn 80 tàu kể cả tàu quân sự và máy bay để yểm trợ, đe doạ, uy hiếp và tấn công các tàu cảnh sát biển và kiểm ngư của Việt Nam làm thiệt hại nặng nề tàu, tài sản và làm 09 kiểm ngư Việt Nam bị thương.

    Đây là hành động vi phạm nghiệm trong luật pháp quốc tế nói chung, Hiến chương Liên Hợp quốc và các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế nói riêng, đặc biệt là nguyên tắc bình đẳng chủ quyền giữa các quốc gia; nguyên tắc cấm sử dụng và đe doạ sử dụng vũ lực trong quan hệ quốc tế; nguyên tắc hoà bình giải quyết các tranh chấp quốc tế; nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ hợp tác với nhau và nguyên tắc các quốc gia có nghĩa vụ thực hiện tận tâm các cam kết quốc tế trong đó có Công ước về luật biển của Liên Hợp mà lẽ ra Trung Quốc, một cường quốc và là nước thành viên thường trực của Hội đồng Bảo an Liên Hợp quốc phải gương mẫu và tuân thủ thực hiện.


    2. Về phương diện pháp luật quốc gia, hành vi hạ đặt giàn khoan HD-981 đã vi phạm nghiệm trọng pháp luật Việt Nam, đặc biệt là Luật Biển Việt Nam năm 2012. Một đạo luật chuyên ngành về biển, là cơ sở pháp lý quốc gia quan trọng nhất để nhà nước, mọi cơ quan, tổ chức, công dân Việt Nam quản lý, khai thác và bảo vệ chủ quyền, quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam trên các vùng biển là nội thuỷ, lãnh hải, tiếp giáp lãnh hải, đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam.

    Theo Luật Biển Việt Nam 2012, Việt Nam có chủ quyền tuyệt đối với vùng Nội thuỷ (từ bờ biển đến đường cơ sở), có chủ quyền hoàn toàn và đầy đủ đối với vùng lãnh hải (rộng 12 hải lý tính từ đường cơ sở). Đồng thời, Việt Nam có quyền chủ quyền và quyền tài phán đối với vùng tiếp giáp lãnh hải ( bên ngoài lãnh hải, chiều rộng hợp với lãnh hải bằng 24 hải lý), vùng đặc quyền kinh tế (rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở) và vùng thềm lục địa (đáy biển và lòng đất dưới đáy biển nằm ngoài lãnh hải cách đường cơ sở nơi hẹp nhất là 200 hải lý và nơi rộng nhất là 350 hải lý ).

    Trong vùng tiếp giáp lãnh hải của Việt Nam, Việt Nam có quyền kiểm, giám sát và trừng trị các hành vi vi phạm trong lĩnh vực hải quan, thuế quan, y tế và nhập cư. Trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, Việt nam có quyền thuộc chủ quyền về kinh tế (đây là các ĐẶC QUYỀN về thăm dò, khai thác, bảo tồn các loại tài nguyên thiên nhiên sinh vật và không sinh vật) và quyền tài phán (quyền cho phép, kiểm tra, giám sát và xử lý đối với các hoạt động lắp đặt các đảo nhân tạo và công trình, thiết bị nhân tạo khác như cáp ngầm, ông dẫn ngầm, giàn khoan, nhà dàn....

    Việc tuyên bố và xác lập quy chế pháp lý đối với các vùng biển của Việt Nam là hoàn toàn phù hợp với Công ước về luật biển của Liên Hợp quốc năm 1982 và đã được cộng đồng quốc tế công nhận.

    3. Về phương diện chính trị ngoại giao quốc tế, hành vi của Trung Quốc đã vi phạm nghiên trọng tuyên bố về cách ứng xử của các bên ở Biển Đông mà Trung Quốc và các nước ASEAN đã đặt được năm 2002 (DOC) và Thoả thuận về những nguyên tắc chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển giữa Việt Nam và Trung Quốc năm 2011. Trong DOC Trung Quốc và các nước ASEAN đã cam kết: 

    Điều 1: Các bên tái khẳng định cam kết của mình đối với các mục tiêu và các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hiệp Quốc, Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển năm 1982 (UNCLOS), Hiệp ước Hữu nghị và Hợp tác khu vực Đông Nam Á (TAC), Năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình (của Trung Quốc) và những nguyên tắc được thừa nhận phổ biến khác của luật pháp quốc tế được coi là quy tắc căn bản điều chỉnh mối quan hệ giữa nhà nước với nhà nước.

    Điều 2: Các bên cam kết tìm kiếm những cách thức xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm lẫn nhau hài hòa với những nguyên tắc nêu trên và trên căn bản bình đẳng, tôn trọng lẫn nhau.

    Điều 3: Các bên tái khẳng định sự tôn trọng và cam kết của mình đối với quyền tự do hoạt động hàng hải và bay trên vùng trời Biển Đông như đã được minh thị bởi các nguyên tắc được thừa nhận phổ biến trong luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.

    Điều 4: Các bên liên quan chịu trách nhiệm giải quyết các tranh chấp về lãnh thổ và về quyền thực thi luật pháp bằng các phương tiện hòa bình mà không viện đến sự đe dọa hoặc sử dụng vũ lực, thông qua các cuộc tham vấn thân thiện và những cuộc đàm phán bởi các quốc gia có chủ quyền có liên quan trực tiếp, phù hợp với những nguyên tắc được thừa nhận phổ quát của luật pháp quốc tế, kể cả Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật Biển năm 1982.

    Điều 5: Các bên chịu trách nhiệm thực hiện sự tự kiềm chế trong việc thi hành các hoạt động có thể gây phức tạp hoặc leo thang tranh chấp, ảnh hưởng tới hòa bình và sự ổn định, kiềm chế không tiến hành đưa người đến sinh sống trên những hòn đảo hiện không có người sinh sống, trên các rặng đá ngầm, bãi cát ngầm, đảo nhỏ và những yếu tố khác và phải được xử lý những khác biệt của mình bằng phương pháp có tính xây dựng.

    Trong khi chờ đợi sự dàn xếp hòa bình cho các tranh chấp về lãnh thổ và quyền thực thi pháp luật, các bên liên quan tiến hành tăng cường những nỗ lực nhằm tìm kiếm các phương cách xây dựng lòng tin và sự tín nhiệm lẫn nhau trong tinh thần hợp tác và hiểu biết, bao gồm:

    • Tổ chức các cuộc đối thoại và trao đổi quan điểm một cách thích đáng giữa các quan chức phụ trách quân sự và quốc phòng
    • Bảo đảm đối xử công bằng và nhân đạo đối với tất cả mọi người đang gặp hiểm nguy hoặc tai họa
    • Thông báo trên cơ sở tự nguyện cho các bên liên quan khác về mọi cuộc tập luyện quân sự liên kết/hỗn hợp sắp diễn ra
    • Trao đổi trên cơ sở tự nguyện những thông tin liên quan

    Điều 6: Trong khi chờ đợi một sự dàn xếp tòan diện và bền vững những tranh chấp, các bên liên quan có thể tìm kiếm hoặc tiến hành các hoạt động hợp tác. Những hoạt động này có thể bao gồm các điều sau đây:
    • Bảo vệ môi trường biển
    • Nghiên cứu khoa học biển
    • An toàn hàng hải và thông tin trên biển
    • Hoạt động tìm kiếm cứu hộ
    • Đấu tranh chống tội phạm xuyên quốc gia, kể cả nhưng không hạn chế trong hoạt động buôn lậu các loại thuốc cấm, hải tặc và cướp có vũ trang trên biển, hoạt động buôn bán trái phép vũ khí

    Thể thức, quy mô và địa điểm, đặc biệt là sự hợp tác song phương và đa phương, cần phải được thỏa thuận bởi các bên có liên quan trước khi triển khai thực hiện trong thực tế

    Điều 7: Các bên liên quan sẵn sàng tiếp tục các cuộc đối thoại và tham vấn về những vấn đề liên quan, thông qua các thể thức được các bên đồng ý, kể cả các cuộc tham vấn thường xuyên theo quy định của Tuyên bố này, vì mục tiêu khuyến khích sự minh bạch và láng giềng tốt, thiếp lập sự hợp tác và hiểu biết lẫn nhau một cách hài hòa, và tạo điều kiện thuận lợi cho một giải pháp hòa bình và tran chấp giữa các bên

    Điều 8: Các bên có trách nhiệm tôn trọng những điều khoản của Tuyên bố này và hành động phù hợp với sự tôn trọng đó.

    Điều 9: Các bên khuyến khích các nước khác tôn trọng các nguyên tắc bao hàm trong Tuyên bố này.

    Điều 10: Các bên liên quan khẳng định rằng việc tiếp thu một bộ quy tắc về ứng xử trên Biển Nam Trung Hoa sẽ thúc đẩy mạnh mẽ hơn hòa bình và ổn định trong khu vực và nhất trí làm việc trên căn bản đồng thuận để tiến tới hoàn thành mục tiêu này.

    Đặc biệt là các hành động của Trung Quốc đã phá vỡ Thoả thuận về nguyên tắc giải quyết các vấn đề trên biển giữa Việt Nam và trung Quốc năm 2011 mà hai nước đã cam kết:

    (1). Lấy đại cục quan hệ hai nước làm trọng, xuất phát từ tầm cao chiến lược và toàn cục, dưới sự chỉ đạo của phương châm “láng giềng hữu nghị, hợp tác toàn diện, ổn định lâu dài, hướng tới tương lai” và tinh thần “láng giềng tốt, bạn bè tốt, đồng chí tốt, đối tác tốt”, kiên trì thông qua hiệp thương hữu nghị, xử lý và giải quyết thỏa đáng vấn đề trên biển, làm cho Biển Đông trở thành vùng biển hòa bình, hữu nghị, hợp tác, đóng góp vào việc phát triển quan hệ đối tác hợp tác chiến lược toàn diện Việt Nam-Trung Quốc, góp phần duy trì hòa bình và ổn định trong khu vực. 

    (2). Trên tinh thần tôn trọng đầy đủ chứng cứ pháp lý và xem xét các yếu tố liên quan khác như lịch sử…, đồng thời chiếu cố đến quan ngại hợp lý của nhau, với thái độ xây dựng, cố gắng mở rộng nhận thức chung, thu hẹp bất đồng, không ngừng thúc đẩy tiến trình đàm phán. Căn cứ chế độ pháp lý và nguyên tắc được xác định bởi luật pháp quốc tế trong đó có Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nỗ lực tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài mà hai bên đều có thể chấp nhận được cho các vấn đề tranh chấp trên biển. 

    (3). Trong tiến trình đàm phán vấn đề trên biển, hai bên nghiêm chỉnh tuân thủ thỏa thuận và nhận thức chung mà Lãnh đạo cấp cao hai nước đã đạt được, thực hiện nghiêm túc nguyên tắc và tinh thần của “Tuyên bố ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC).

    Đối với tranh chấp trên biển giữa Việt Nam-Trung Quốc, hai bên giải quyết thông qua đàm phán và hiệp thương hữu nghị. Nếu tranh chấp liên quan đến các nước khác, thì sẽ hiệp thương với các bên tranh chấp khác.

    (4). Trong tiến trình tìm kiếm giải pháp cơ bản và lâu dài cho vấn đề trên biển, trên tinh thần tôn trọng lẫn nhau, đối xử bình đẳng, cùng có lợi, tích cực bàn bạc thảo luận về những giải pháp mang tính quá độ, tạm thời mà không ảnh hưởng đến lập trường và chủ trương của hai bên, bao gồm việc tích cực nghiên cứu và bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển theo những nguyên tắc đã nêu tại điều 2 của Thỏa thuận này. 

    (5). Giải quyết các vấn đề trên biển theo tinh thần tuần tự tiệm tiến, dễ trước khó sau. Vững bước thúc đẩy đàm phán phân định vùng biển ngoài cửa Vịnh Bắc bộ, đồng thời tích cực bàn bạc về vấn đề hợp tác cùng phát triển tại vùng biển này. Tích cực thúc đẩy hợp tác trên các lĩnh vực ít nhạy cảm như bảo vệ môi trường biển, nghiên cứu khoa học biển, tìm kiếm, cứu hộ cứu nạn trên biển, phòng chống, giảm thiểu thiệt hại do thiên tai. Nỗ lực tăng cường tin cậy lẫn nhau để tạo điều kiện cho việc giải quyết các vấn đề khó khăn hơn. 

    (6). Hai bên tiến hành cuộc gặp định kỳ Trưởng đoàn đàm phán biên giới cấp Chính phủ một năm hai lần, luân phiên tổ chức, khi cần thiết có thể tiến hành các cuộc gặp bất thường. Hai bên nhất trí thiết lập cơ chế đường dây nóng trong khuôn khổ đoàn đại biểu cấp Chính phủ để kịp thời trao đổi và xử lý thỏa đáng vấn đề trên biển.

    4. Về phương diện an ninh quốc tế và tự do hàng hải quốc tế, hành động của Trung Quốc đã cản trở và đe dọa nghiêm trọng đến an ninh, an toàn hàng hải, xâm phạm đến tự do hàng hải của các nước trong khu vực và thế giới, đặc biệt là các cường quốc hàng hải của thế giới như Mỹ, Ấn Độ, Nga, Úc, Nhật Bản….Mặt khác, hành động của Trung Quốc đã làm cho an ninh của khu vực và thế giới trở nên căng thẳng, phức tạp, làm gia tăng chạy đua vũ trang và nguy cơ xung đột vũ trang trên biển, một hệ luỵ vô cùng nguy hiểm đối với hoà bình và an ninh của các nước trong khu vực và thế giới. 

    5. Về tình hữu nghị và đoàn kết giữa hai dân tộc Việt – Trung, hành động sai trái trên của Trung Quốc làm ảnh hưởng đến tình cảm và mối quan hệ hữu nghị, truyền thống tốt đẹp, hoà hiếu, láng giềng thân thiện của hai dân tộc Việt – Trung. Là tài sản vô cùng quý giá đã được các thế hệ lãnh đạo và người dân hai nước xây dựng và vun đắp từ trước tới nay. Bởi lẽ, để biện minh cho hành động sai trái của mình, một số người có thẩm quyền và giới truyền thông tiêu cực của trung Quốc đã đánh lừa nhân dân Trung Quốc khi tráo trở cho rằng, Việt Nam đã có hành động xâm phạm chủ quyền của Trung Quốc, cản trở, tấn công các tàu Trung Quốc đang hạ đặt giàn khoan hợp pháp trên vùng biển thuộc chủ quyền của Trung Quốc.

    Do vậy, chúng ta cần nói với nhân dân yêu hoà bình của Trung Quốc để họ hiểu rằng, chính Công ty dầu khí Hải Dương Trung Quốc và các lực lượng Hải giám, Hải tuần, Kiểm ngư và kể cả lực lượng hải quân Trung Quốc mấy ngày qua mới là người có hành vi vi phạm chủ quyền của Việt Nam trên quần đảo Hoang Sa, xâm phạm trắng trợn quyền chủ quyền, quyền tài phán trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam, tấn công vào các tàu của các lượng thực thi pháp luật của Việt Nam gây ra nhiều thiệt hại đối với tài sản và sức khoẻ của cán bộ, chiến sĩ của Việt Nam đang làm nhiệm vụ thiêng liêng trên các vùng biển của Việt Nam. 


    Vì tất cả những lý lẽ nói trên, tôi cực lực phản đối hành động hạ đặt trái phép giàn khoan HD-981 mà Trung Quốc đã thực hiện trong vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của Việt Nam!

     

     
    Báo quản trị |  
  • #323295   15/05/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Quyền của quốc gia ven biển trong vùng đặc quyền kinh tế
     
    TS. Trần Phú Vinh
     
    Luật quốc tế là một hệ thống luật hoàn toàn độc lập (khác hoàn toàn với hệ thống luật của các quốc gia), bao gồm các nguyên tắc, quy phạm pháp luật do các quốc gia (và các chủ thể khác) thỏa thuận với nhau xây dựng nên bằng cách ký với nhau các điều ước quốc tế (ví dụ Hiến chương Liên Hợp quốc, Công ước Luật biển 1982) hoặc thừa nhận các tập quán quốc tế để điều chỉnh mối quan hệ giữa các quốc gia.
     
    Một trong 7 nguyên tắc cơ bản của Luật quốc tế (nguyên tắc cơ bản là nguyên tắc có tính bắt buộc chung (Jus cogens), có tính bao trùm đối với tất cả các quốc gia, các quan hệ do Luật quốc tế điều chỉnh) là nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế (Pacta sunt servanda) được qui định tại Khoản 2 Điều 2 Hiến chương Liên Hợp quốc (Việt Nam và Trung quốc đều là thành viên). Nguyên tắc này có nội dung là các quốc gia đã cam kết như thế nào (thể hiện trong nội dung của các điều ước quốc tế) thì phải có nghĩa vụ thực hiện một cách tận tâm, thiện chí và đầy đủ nội dung của các cam kết đó.
     
    Công ước Liên Hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (gọi tắt là Công ước Luật biển 1982), tên tiếng Anh là United Nations Convention on the Law of the Sea (gọi tắt là UNCLOS 1982), ký tại Montego Bay, Jamaica ngày 10/12/1982, có hiệu lực ngày 16/11/1994. Việt Nam phê chuẩn Công ước Luật biển 1982 ngày 25/07/94 và Trung quốc phê chuẩn Công ước Luật biển 1982 ngày 07/06/96. Điều này chứng tỏ Việt Nam và Trung quốc đều là thành viên Công ước Luật biển 1982, đều phải có nghĩa vụ tôn trọng các cam kết đã được quy định trong Công ước Luật biển 1982.
     
    Vùng đặc quyền kinh tế được qui định tại Phần V Công ước Luật biển 1982. Vùng đặc quyền kinh tế là vùng biển rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở (Điều 57 Công ước Luật biển 1982). Đường cơ sở là đường dùng để tính chiều rộng lãnh hải. Đảo Lý Sơn là một điểm để vạch đường cơ sở của Việt Nam theo Tuyên bố của Chính phủ nước CHXHCN Việt Nam ngày 12/11/1982. Tại sao gọi là vùng đặc quyền kinh tế?
     
    Theo Công ước Luật biển 1982, đây là một vùng biển đặc thù, không phải là lãnh thổ của quốc gia ven biển cũng không phải là biển quốc tế, mà là vùng biển mà ở đó chỉ có quốc gia ven biển mới có các đặc quyền trong lĩnh vực kinh tế và không một quốc gia nào khác được hưởng các quyền này. Vậy những đặc quyền đó là gì? Theo Điều 56 Công ước Luật biển 1982, trong vùng đặc quyền kinh tế, quốc gia ven biển (Việt Nam) có các đặc quyền:
     
     
    (a) thăm dò và khai thác, bảo tồn và quản lý các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật hay không sinh vật, của vùng nước bên trên đáy biển, của đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, cũng như về những hoạt động khác nhằm thăm dò và khai thác vùng này vì mục đích kinh tế, như việc sản xuất năng lượng từ nước, hải lưu và gió;
     
    (b) Quyền tài phán trong các lĩnh vực: (i) Lắp đặt và sử dụng các đảo nhân tạo, các thiết bị và công trình; (ii) Nghiên cứu khoa học về biển; (iii) Bảo vệ và giữ gìn môi trường biển; và
    (c) Các quyền và nghĩa vụ khác do Công ước quy định. 
     
    Như vậy, trong vùng đặc quyền kinh tế rộng 200 hải lý của mình, chỉ có quốc gia ven biển (Việt Nam) mới có quyền thăm dò và khai thác dầu khí (tài nguyên không sinh vật) và có quyền tài phán trong việc lắp đặt và sử dụng các thiết bị và công trình. Quyền tài phán được hiểu là các cơ quan có thẩm quyền của quốc gia ven biển (Việt Nam) có quyền bắt giữ, điều tra, truy tố, xét xử và thi hành án đối với người và phương tiện có hành vi vi phạm việc lắp đặt và sử dụng các thiết bị và công trình trong vùng đặc quyền kinh tế của mình. Các quốc gia khác có nghĩa vụ phải tôn trọng các qui định trong Công ước Luật biển 1982 theo đúng nội dung nguyên tắc tôn trọng các cam kết quốc tế.
     
    Một nguyên tắc cơ bản khác của Luật quốc tế là nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực trong quan hệ quốc tế (Khoản 4 Điều 2 Hiến chương Liên Hợp quốc). Nội dung của nguyên tắc này được hiểu là trong quan hệ quốc tế, các quốc gia không được phép dùng vũ lực (sức mạnh vũ trang) hoặc đe dọa dùng vũ lực với các quốc gia khác. Đồng thời, Luật quốc tế cũng qui định khi một quốc gia bị một quốc gia khác dùng vũ lực thì quốc gia đó được quyền dùng vũ lực để chống lại một cách tương ứng (quyền tự vệ). Việc một quốc gia dùng vũ lực để tự vệ là hoàn toàn hợp pháp và không vi phạm nội dung của nguyên tắc cấm dùng vũ lực và đe dọa dùng vũ lực. Cơ sở pháp lý của quyền tự vệ hợp pháp của các quốc gia được qui định tại Điều 51 Hiến chương Liên Hợp quốc
     
    Nguồn facebook VinhTran
     
    Báo quản trị |  
  • #323573   16/05/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Cập nhật tiếp về ý kiến của Chủ tịch nước Trương Tấn Sang với cử trị Quận 1, Tp.HCM về vấn đề Biển Đông tại buổi tiếp xúc sáng nay.

    Chủ tịch nước khẳng định nguyên tắc đi lại tự do vô hại trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam thì không có vấn đề gì, nhưng Trung Quốc đặt giàn khoan trong phạm vi 200 hải lý là vi phạm và Việt Nam phải đấu tranh.
     
    Chủ tịch nước nói “anh (Trung Quốc) phải rút (giàn khoan) trước, nhà của tôi chứ không phải nhà của anh, dứt khoát”.
     
    Chủ tịch nước cũng khẳng định trước tình hình khó khăn của đất nước, cần phải bình tĩnh và có bình tĩnh mới sáng suốt. Đồng thời bên cạnh sự cương quyết phải hết sức kiên nhẫn, song dứt khoát mục tiêu không thay đổi. Bảo vệ chủ quyền quốc gia đồng thời chăm lo phát triển kinh tế, nâng cao “thể trạng” của đất nước ngày càng mạnh mẽ lên. Đó là tiền đề quan trọng để xây dựng và bảo vệ Tổ quốc vững chắc.      
     
    Ý kiến cử tri quận 1 cho rằng Việt Nam hoàn toàn có đủ căn cứ pháp lý khởi kiện Trung Quốc. Cử tri đề nghị đại biểu Quốc hội TP.HCM nghiên cứu và có ý kiến phát biểu quan điểm trong kỳ họp thứ 7 của Quốc hội khai mạc ngày 20-5 để Quốc hội xem xét việc đưa vụ vi phạm của Trung Quốc xâm phạm chủ quyền Việt Nam bằng ra tòa án công lý quốc tế.
     
    Cũng khẳng định với cử tri quận 1 liên quan đến nội dung nói trên, Chủ tịch nước nói Đảng và Nhà nước ta hành xử một cách minh bạch, trước sau như một.
     
    “Tôi mong rằng khi đất nước đứng trước những khó khăn, càng khó thì càng phải đoàn kết, lắng nghe nhau. Ở thời buổi bùng nổ thông tin, tin tốt cũng nhiều nhưng tin không tốt cũng lắm. Do vậy cần lắng nghe để có thông tin chính xác và thái độ đúng đắn trên tinh thần đoàn kết toàn dân tộc, đấu tranh bảo vệ chủ quyền đất nước bằng biện pháp hòa bình” - Chủ tịch nước nói.
     
    Theo TTO
     
    Báo quản trị |  
  • #323717   17/05/2014

    crazyetimeonlinelove
    crazyetimeonlinelove

    Male
    Sơ sinh

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2010
    Tổng số bài viết (9)
    Số điểm: 60
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 2 lần


    "Trần Đăng Khoa Chính phủ Đài Loan, Nhật Bản, Singapore đang yêu cầu Việt Nam chúng ta bồi thường thiệt hại cho các công ty, nhà máy bị đập phá. Còn chính quyền TQ thì dĩ nhiên không thể bỏ qua cơ hội này để tìm mọi cách chà đạp lên hình ảnh Việt Nam chúng ta trước thế giới. Không những vậy nhờ cái cớ ấy, TQ cũng đòi bồi thường trong khi lẽ ra TQ phải bồi thường cho Việt Nam. Số tiền bồi thường cho công ty các nước có thể lên đến hàng trăm tỉ đồng (từ tiền thuế của nhân dân). Trong khi đó, số tiền này đáng lý ra có thể dùng vào những việc như sửa chữa tàu cảnh sát biển bị hư hỏng trong các cuộc va chạm với tàu TQ, hay thậm chí đóng mới thêm tàu cho cảnh sát biển. Nhưng thật ra thiệt hại lớn nhất là về lâu về dài vì nếu tình hình không cải thiện, các công ty nước ngoài sẽ rút dần đầu tư ra khỏi Việt Nam, còn các công ty chưa vào Việt Nam sẽ chuyển hướng sang những nước khác. Mong rằng, thông tin này được lan tỏa đến càng nhiều người càng tốt để bất kỳ ai tham gia biểu tình ôn hòa thể hiện lòng yêu nước cũng sẽ đề cao cảnh giác với các phần tử xấu trà trộn vào và khích động bạo lực. Bạo lực ngay trên chính đất nước chúng ta chỉ làm cho Đất Mẹ chảy máu và đau đớn nhiều hơn mà thôi. Hãy cùng lan tỏa tinh thần yêu nước bằng TRÁI TIM NÓNG và CÁI ĐẦU LẠNH. (Tôi cũng rất bức xúc như tất cả mọi người, nhưng mong rằng chúng ta sẽ không nói tục, chửi thề trong phần bình luận bên dưới. Xin cảm ơn.)"

    vẫn biết vô tình lại hữu tình

    đến lúc mặn nồng tình bỗng nhạt!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn crazyetimeonlinelove vì bài viết hữu ích
    danusa (21/05/2014)
  • #323752   17/05/2014

    ngothinganha
    ngothinganha

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2014
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 85
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Tôi không phải là anh hùng bàn phím , nhưng có lẽ đây là lời nói thật của tôi:

    Tôi không hi vọng chiến tranh xảy ra , nhưng nếu có ngày đấy đến thật , tôi quyện lòng hi sinh để bảo vệ Đất Nước !!!

    Ngân Hà

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ngothinganha vì bài viết hữu ích
    danusa (21/05/2014)
  • #323729   17/05/2014

    congtygiaoducvutan
    congtygiaoducvutan
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2013
    Tổng số bài viết (337)
    Số điểm: 3871
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 77 lần


    Lê Minh Vũ, Thanh Hóa KIẾN NGHỊ VỀ BIỂN ĐÔNG

    truongtansang.net có nêu:
    "Ngoài khu vực giàn khoan, Việt Nam cần cảnh giác nhiều vùng biển khác"
    Là người dân có nhà ở ngay trên bờ biển đông (Đô thị số 3 Khu kinh tế Nghi Sơn, thuộc xã Tĩnh Hải, huyện Tĩnh Gia, tỉnh Thanh Hóa) tôi xin kiến nghị với Các cơ quan chức năng: 
    1. CẦN CẢNH GIÁC VÙNG BIỂN ĐÔNG KHU VỰC ĐẢO MÊ. Bởi nơi đây là cửa ngõ đường biển đối với khu hóa lọc dầu KKT Nghi Sơn 
    2. BẮC CẦU VƯỢT QUA CẢNG HÓA LỌC DẦU, để mở đường vành đai đường biển nối thông Hai Đồn Biên phòng cửa khẩu và lưu thông Khu vực dân cư vùng Tứ Hải lại với nhau. Hiện tại đường số 7 đã cắt phải đi tránh đường làng các thôn của xã Mai Lâm là quá xa, hơn nữa đường nhỏ, hẹp quanh co rất khó đi. Với tình hình căng thẳng ở biển đông, chúng ta nên mở lại đường bộ trên bãi biển như vốn có của nó là phù hợp nhất.
    Lê Minh Vũ
    Email: [email protected]; Điện thoại 0913.128.167

    Zing Blog

     

    * THÀNH VIÊN DÂN LUẬT, Tên đăng nhập CongTyGiaoDucVuTan hoặc LeMinhVuThanhHoa.

    * Kết nối trực tiếp Facebook của Công Ty Giáo Dục Vũ Tấn nhấn: https://www.facebook.com/leminhvu1967

    * Kết nối trực tiếp Facebook cá nhân nhấn: https://www.facebook.com/LeMinhVuThanhHoa/reviews?pnref=lhc hoặc 0913128167

    * Kết nối Bài viết Blog: http://leminhvuthanhhoa.blogspot.com/

    * Kết nối G+: https://plus.google.com/+minhvuLeCongTyGiaoDucVuTan_ThanhHoa/posts

     
    Báo quản trị |  
  • #324283   21/05/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Về vấn đề này, Chủ nhiệm Đoàn luật sư Khánh Hòa  - Luật sư Nguyễn Đình Thơ cũng có ý kiến như sau:

            Việc Công ty Hải Dương (Trung Quốc) hạ đặt giàn khoan HD 981 với nhiều tàu đi bảo vệ, trong đó có cả tàu quân sự, tại khu vực thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế (ĐQKT) của Việt Nam rõ ràng đã xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông.
     
    Đây là hành động vi phạm nghiêm trọng những nguyên tắc cơ bản của công pháp quốc tế về quan hệ giữa các quốc gia, vi phạm Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS), vi phạm Tuyên bố về Ứng xử của các bên trên Biển Đông (DOC) mà Trung Quốc là một bên tham gia ký kết. Chúng ta cực lực phản đối hành vi vi phạm nghiêm trọng của Trung Quốc và yêu cầu phía Trung Quốc phải rút ngay giàn khoan cùng các tàu hộ vệ ra khỏi vùng ĐQKT của Việt Nam.
     
           Hiện nay, chúng ta đang tích cực đấu tranh về mặt ngoại giao ở những cấp độ khác nhau với mong muốn giải quyết vụ việc bằng biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, bình đẳng và tôn trọng lẫn nhau, vì lợi ích của nhân dân hai nước, vì hòa bình và ổn định của khu vực và thế giới. Tuy nhiên, nếu Trung Quốc vẫn không chịu chấm dứt hành vi vi phạm, chúng ta phải đồng thời có những biện pháp mạnh mẽ hơn, trong đó biện pháp pháp lý là có thể đưa vụ việc ra Tòa án quốc tế để giải quyết. 
     
     
    Vấn đề là khi đưa ra Tòa án quốc tế sẽ không kiện việc xâm phạm, tranh chấp lãnh thổ mà là việc Trung Quốc cố tình hiểu sai UNCLOS, từ đó đã có hành động xâm phạm quyền chủ quyền và quyền tài phán của Việt Nam tại Biển Đông. Vụ kiện của Philippines đối với Trung Quốc tại Tòa án Trọng tài quốc tế cũng theo cách này.
     
    Theo UNCLOS, các quốc gia ven biển xác lập đường cơ sở là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội thủy, do quốc gia ven biển định ra phù hợp với UNCLOS để làm cơ sở xác định phạm vi của các vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Đó là đường nối liền các điểm thích hợp được lựa chọn tại những điểm ngoài cùng nhất nhô ra biển tại mức nước thủy triều thấp nhất (trung bình nhiều năm). Chiều rộng của vùng ĐQKT không vượt quá 200 hải lý tính từ đường cơ sở. Vùng ĐQKT được đặt dưới chế độ pháp lý riêng, theo đó các quyền chủ quyền và quyền tài phán của quốc gia ven biển cũng như các quyền và các quyền tự do của quốc gia khác đều do các quy định thích hợp của Công ước điều chỉnh.
     
         Phía Trung Quốc sau khi ngang nhiên chiếm giữ Hoàng Sa của Việt Nam, đã lấy các bãi cạn ở phía ngoài mà họ coi là của họ làm điểm mốc để từ đó tự vạch ra đường 9 khúc, còn gọi là đường lưỡi bò, trùm lấn cả lên vùng biển của Việt Nam và Philippines.
     
    Theo quy định của UNCLOS, việc làm của Trung Quốc là không thể chấp nhận được, nhưng họ vẫn cố tình biện minh việc làm này là phù hợp với quy định của Công ước. Bởi vậy, chúng ta phải làm rõ việc Trung Quốc cố tình hiểu sai UNCLOS để từ đó khẳng định việc làm của họ là sai trái, vi phạm Công ước.
     
          Việt Nam có đầy đủ bằng chứng lịch sử, những tấm bản đồ, tư liệu cổ... khẳng định Hoàng Sa là của Việt Nam. Trong khi đó, cho đến nay, Trung Quốc chưa đưa ra được bằng chứng lịch sử nào. Bên cạnh đó, Việt Nam còn có căn cứ pháp lý quan trọng là UNCLOS cho thấy vùng biển mà Công ty Hải Dương (Trung Quốc) đang xâm phạm là thuộc vùng biển của Việt Nam. Thực tế, giàn khoan HD 981 của Trung Quốc đang nằm sâu trong vùng ĐQKT của Việt Nam hơn 80 hải lý.
     
           Hiện chúng ta đang tiếp tục đấu tranh ngoại giao, đồng thời vận động ngư dân kiên trì bám biển, khẳng định chủ quyền quốc gia; các lực lượng chức năng sẵn sàng đối phó nhằm bảo vệ chủ quyền, kiên quyết chống lại hành vi sai trái của phía Trung Quốc. Bên cạnh đó, chúng ta tiếp tục tập hợp các bằng chứng lịch sử, căn cứ pháp lý, tiến hành các hành động pháp lý để khẳng định và bảo vệ chủ quyền của Việt Nam ở biển Đông.
     
    Theo liendoanluatsu.org
     
    Báo quản trị |  
  • #324333   21/05/2014

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Thấy các luật sư, tiến sĩ cũng đưa ra lập luận quá trời mà ngoài kia tàu Trung Quốc vẫn cứ tấn công tàu Việt Nam, mà bây giờ đang có nhiều ý kiến cho rằng vùng biển đặt giàn khoan đang có tranh chấp nên việc VN phản đối cũng chưa chắc là đúng.

    Dù thế thì việc cần giải quyết trước mắt theo mình là việc tàu của TQ tấn công tàu VN gây thiệt hại vỡ tàu và đánh bị thương ngư dân là điều cần giải quyết trước nhất. Như sáng nay tình cờ đọc được trên 1 trang báo mạng của Indonesia dám xuyên tạc sự thật thiệt là bực mình!

     

    Dịch ra thì có ý nghĩa là "khoản mười mấy chiếc tàu của VN bao gồm cả tàu quân sự vẫn đang tấn công tàu TQ, đây là nhữgn chiếc tàu đang cố gắng bảo vệ giàn khoan. Hơn 560 cuộc va chạm đã xảy ra trong 3 tuần qua."

    Làn sóng bạo động tại VN hiện vẫn chưa giảm xuống. Hấu hết những lao động người TQ ở miền Bắc VN là nạn nhân của những vụ đánh đập, cướp bóc và phóng hỏa...

     

     
    Báo quản trị |  
  • #324338   21/05/2014

    congtygiaoducvutan
    congtygiaoducvutan
    Top 500
    Male
    Lớp 2

    Thanh Hoá, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2013
    Tổng số bài viết (337)
    Số điểm: 3871
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 77 lần


    Lê Minh Vũ, Thanh Hóa TÌNH CÔNG DÂN KEO SƠN KHI BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG

    - Nên lấy dân làm gốc, Lịch sử dựng nước và giữ nước của ông cha ta là vậy. Xin đừng mong chờ nhiều ở nước khác bởi: "Quy luật hoán đổi lợi lộc là muôn thuở; Chỉ mình mới cứu được mình trước khi người khác cứu mình; Mình sẽ là người bác sỹ giỏi nhất đối với cơ thể mình". 
    - Ngay lúc này đây các cấp lãnh đạo hãy quan tâm đến nỗi khổ của người dân, đừng bắt chúng tôi phải chịu cực khổ, uất ức căm hận nữa. Hãy thành thật nhận lỗi về mình, có sai thì sửa sai. Hãy trả lại công lý cho người dân như trường hợp "CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM, CỤ LÊ VĂN HUY VIẾT HUYẾT TÂM THƯ" (từ khóa trên Google) Là người dân dù cho các vị sai phạm như thế nào chúng tôi cũng chẳng dám làm gì đâu nên đành tha thứ vậy. Chúng tôi chỉ muốn Toàn Dân đoàn kết một lòng đánh đuổi giặc ngoại xâm. Tôi cho rằng với nhan đề bài viết: "TÌNH CÔNG DÂN KEO SƠN KHI BIỂN ĐÔNG DẬY SÓNG" sẽ là chủ đề đẹp nhất trong lúc này !

     

    * THÀNH VIÊN DÂN LUẬT, Tên đăng nhập CongTyGiaoDucVuTan hoặc LeMinhVuThanhHoa.

    * Kết nối trực tiếp Facebook của Công Ty Giáo Dục Vũ Tấn nhấn: https://www.facebook.com/leminhvu1967

    * Kết nối trực tiếp Facebook cá nhân nhấn: https://www.facebook.com/LeMinhVuThanhHoa/reviews?pnref=lhc hoặc 0913128167

    * Kết nối Bài viết Blog: http://leminhvuthanhhoa.blogspot.com/

    * Kết nối G+: https://plus.google.com/+minhvuLeCongTyGiaoDucVuTan_ThanhHoa/posts

     
    Báo quản trị |