Chào bạn congtygiaoducvutan.
Truyện xưa
Vì nước, quên thù nhà
Năm Đinh Dậu (1237), Thái sư Trần Thủ Độ ép Trần Liễu (cha Trần Hưng Đạo) phải nhường vợ làThuận Thiên Công chúa (chị của Lý Chiêu Hoàng) cho em ruột là vuaTrần Thái Tông (Trần Cảnh) dù bà này đã có thai với Trần Liễu được ba tháng, đồng giáng Lý Chiêu Hoàng (đang là Hoàng hậu) xuống làm Công chúa. Phẫn uất, Trẫn Liễu họp quân làm loạn. Trần Thái Tông chán nản bỏ đi lên Yên Tử. Sau Trần Liễu biết không làm gì được phải đóng giả làm người đánh cá trốn lên thuyền vua Trần Thái Tông xin tha tội. Trần Thủ Độ biết được, cầm gươm đến định giết Trần Liễu nhưng Thái Tông lấy thân mình che cho Trần Liễu. Trần Liễu được tha tội nhưng quân lính theo ông đều bị giết. Mang lòng hậm hực, Trần Liễu tìm khắp những người tài nghệ để dạy Trần Quốc Tuấn (tức Trần Hưng Đạo). Lúc sắp mất, ông cầm tay Quốc Tuấn, trăng trối rằng: "Con không vì cha lấy được thiên hạ, thì cha chết dưới suối vàng cũng không nhắm mắt được". Quốc Tuấn ghi để trong lòng, nhưng không cho là phải. Đến khi vận nước lung lay, quyền quân quyền nước đều do ở mình, Trần Quốc Tuấn đem lời cha trăng trối để dò ý hai thuộc tướng thân tín là Dã Tượng và Yết Kiêu. Hai người thuộc hạ ấy can rằng: "Làm kế ấy tuy được phú quý một thời nhưng để lại tiếng xấu ngàn năm. Nay Đại Vương há chẳng đủ phú và quý hay sao? Chúng tôi thề xin chết già làm gia nô, chứ không muốn làm quan mà không có trung hiếu"...Trần Quốc Tuấn cảm phục đến khóc, khen ngợi hai người.
Một hôm Trần Quốc Tuấn vờ hỏi con ông là Hưng Vũ vương: "Người xưa có cả thiên hạ để truyền cho con cháu, con nghĩ thế nào? Hưng Vũ vương thưa: "Dẫu khác họ cũng không nên, huống chi là cùng một họ!". Trần Quốc Tuấn ngẫm cho là phải. Lại một hôm ông đem chuyện ấy hỏi người con thứ là Hưng Nhượng vương Trần Quốc Tảng. Quốc Tảng tiến lên thưa: "Tống Thái Tổ vốn là một ông lão làm ruộng, đã thừa cơ dấy vận nên có được thiên hạ". Trần Quốc Tuấn rút gươm kể tội: "Tên loạn thần là từ đứa con bất hiếu mà ra" và định giết Quốc Tảng, Hưng Vũ vương hay tin, vội chạy tới khóc lóc xin chịu tội thay, Trần Quốc Tuấn mới tha. Sau đó, ông dặn Hưng Vũ vương: "Sau khi ta chết, đậy nắp quan tài đã rồi mới cho Quốc Tảng vào viếng".
Năm Ất Dậu (1285), thế quân Nguyên Mông bức bách, hai vua Trần ngầm đi chiếc thuyền nhỏ đến Tam Trĩ nguyên (sông Ba Chẽ, thuộc tỉnh Quảng Ninh ngày nay), sai người đưa thuyền ngự ra Ngọc Sơn(mũi biển thuộc châu Vạn Ninh, gầnMóng Cái, nay thuộc tỉnh Quảng Ninh) để đánh lừa quân xâm lược. Sách Đại Việt sử ký toàn thư kể: "Lúc ấy, xa giá nhà vua đang phiêu giạt, mà Trần Quốc Tuấn vốn có kỳ tài, lại còn mối hiềm cũ của An Sinh vương, nên có nhiều người nghi ngại. Trần Quốc Tuấn theo vua, tay cầm chiếc gậy có bịt sắt nhọn. Mọi người đều gườm mắt nhìn. Trần Quốc Tuấn liền rút đầu sắt nhọn vứt đi chỉ chống gậy không mà đi. Còn nhiều việc nữa, đại loại như thế".
Trích từ : http://vi.wikipedia.org/wiki/Tr%E1%BA%A7n_H%C6%B0ng_%C4%90%E1%BA%A1o#V.C3.AC_n.C6.B0.E1.BB.9Bc.2C_qu.C3.AAn_th.C3.B9_nh.C3.A0
Khi quyền lợi bị xâm phạm tất nhiên là bức xúc và có quyền hành động để bảo vệ quyền lợi mình, phản đối hành vi sai trái của cán bộ- công chức liên quan.
Tuy nhiên, nợ nước và thù nhà cần biết cân nhấc nặng nhẹ : bạn đừng sử dụng chủ đề này vào mục đích riêng, vì diễn đàn có rất nhiều nơi cho bạn có ý kiến.
CỰU CHIẾN BINH VIỆT NAM, CỤ LÊ VĂN HUY có đồng ý cho bạn làm như thế này hay không ? Bạn làm cho cụ trở nên bé nhỏ hơn so với tầm vóc của cụ
Trân trọng.