Công ty có bắt buộc phải ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở không? Nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở

Chủ đề   RSS   
  • #610527 12/04/2024

    lvkhngoc
    Top 200
    Lớp 3

    Vietnam
    Tham gia:10/07/2022
    Tổng số bài viết (446)
    Số điểm: 4249
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Công ty có bắt buộc phải ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở không? Nội dung quy chế dân chủ ở cơ sở

    Công ty tôi là doanh nghiệp tư nhân đã đăng ký nội quy lao động rồi. Tuy nhiên phía thanh tra yêu cầu phải có quy chế dân chủ cơ sở, vậy có bắt buộc phải có quy chế này không? 

    1. Quy định về ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc

    Tại Điều 48 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định về trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc như sau

    - Người sử dụng lao động có trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc để thực hiện các nội dung quy định về đối thoại tại nơi làm việc và thực hiện dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc quy định tại Nghị định này.

    - Khi xây dựng, sửa đổi, bổ sung quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc, người sử dụng lao động phải tham khảo ý kiến của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở (nếu có) và nhóm đại diện đối thoại của người lao động (nếu có) để hoàn thiện và ban hành. Đối với những góp ý của tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở và nhóm đại diện đối thoại của người lao động mà người sử dụng lao động không tiếp thu thì phải nêu rõ lý do.

    - Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải được phổ biến công khai tới người lao động.

    Bên cạnh đó tại Khoản 4 Điều 114 Nghị định 145/2020/NĐ-CP cũng có quy định đối với người sử dụng lao động sử dụng dưới 10 người lao động thì không phải tổ chức hội nghị người lao động và ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

    Theo đó, đối với công ty có từ 10 người lao động thì bắt buộc phải ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc.

    2. Nội dung và hình thức quy chế dân chủ ở cơ sở trong công ty

    Tại Điều 43 Nghị định 145/2020/NĐ-CP quy định nội dung, hình thức người sử dụng lao động phải công khai như sau: 

    Nội dung quy chế dân chủ trong công ty cần phải đảm bảo công khai minh bạch với người lao động ở cơ sở tại nơi làm việc:

    - Tình hình sản xuất, kinh doanh của người sử dụng lao động;

    - Các thông tin liên quan đến quyền lợi, nghĩa vụ và trách nhiệm của người lao động như: Nội quy lao động, thang lương, bảng lương, định mức lao động, nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác;

    - Các thỏa ước lao động tập thể mà người sử dụng lao động tham gia;

    - Việc sử dụng, trích lập các quỹ do người lao động đóng góp (nếu có) như: quỹ khen thưởng, quỹ phúc lợi và các quỹ khác;

    - Việc trích nộp các loại phí bao gồm kinh phí công đoàn, đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp;

    - Các vấn đề liên quan đến tình hình thi đua, khen thưởng, kỷ luật, giải quyết khiếu nại, tố cáo liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích hợp pháp của người lao động;

    - Các nội dung khác theo quy định pháp luật.

    Hình thức: Trong trường hợp pháp luật không quy định cụ thể hình thức công khai thì công ty cổ phần căn cứ vào đặc điểm sản xuất kinh doanh, tổ chức lao động và nội dung phải công khai để lựa chọn hình thức sau đây và thể hiện trong quy chế dân chủ cơ sở tại nơi làm việc theo trách nhiệm ban hành quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc:

    + Niêm yết công khai tại nơi làm việc;

    + Thông báo tại các cuộc họp, các cuộc đối thoại giữa hai bên và tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở, nhóm đại diện đối thoại của người lao động;

    + Thông báo bằng văn bản cho tổ chức đại diện người lao động tại cơ sở để thông báo đến người lao động;

    + Thông báo trên hệ thống thông tin nội bộ;

    + Hình thức khác mà pháp luật không cấm.

    Người lao động được phép tham gia đóng góp ý kiến về các vấn đề như xây dựng, sửa đổi, bổ sung nội quy, quy chế và các văn bản quy định khác của người sử dụng lao động liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động; Xây dựng, sửa đổi, bổ sung thang lương, bảng lương, định mức lao động; đề xuất nội dung thương lượng tập thể; Đề xuất, thực hiện giải pháp tiết kiệm chi phí, nâng cao năng suất lao động, cải thiện điều kiện làm việc, bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ; Nội dung khác liên quan đến quyền, nghĩa vụ và lợi ích của người lao động theo quy định của pháp luật.

    Như vậy, quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc cần đảm bảo các nội dung chủ yếu sau đây:

    - Nội dung người sử dụng lao động phải công khai.

    - Nội dung người lao động tham gia ý kiến.

    - Nội dung người lao động được quyết định.

    - Nội dung người lao động kiểm tra, giám sát.

    Việc xây dựng và thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc phải có sự tham gia của tổ chức đại diện tập thể lao động (tổ chức này là Ban chấp hành Công đoàn cơ sở; hoặc, đại diện Ban chấp hành Công đoàn cấp trên trực tiếp - nếu tại doanh nghiệp chưa thành lập Công đoàn) và thực hiện theo Hướng dẫn 11/HD-TLĐ năm 2024 về công đoàn tham gia thực hiện dân chủ ở cơ sở

    Quy chế dân chủ ở cơ sở tại nơi làm việc sẽ được thực hiện thông qua hình thức: đối thoại tại nơi làm việc, hội nghị người lao động và các hình thức được thực hiện dân chủ khác.

     
    1659 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận