Công chứng hợp đồng ủy quyền khi hai bên không thể có mặt cùng lúc tại tổ chức hành nghề công chứng

Chủ đề   RSS   
  • #579834 28/01/2022

    Yen_Do

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:11/01/2022
    Tổng số bài viết (103)
    Số điểm: 770
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Công chứng hợp đồng ủy quyền khi hai bên không thể có mặt cùng lúc tại tổ chức hành nghề công chứng

    Chúng ta đang sống trong thời đời mà việc hoạt động kinh doanh, thương mại và các giao dịch không còn bị hạn chế bởi khoản cách địa lý. Vậy nên, một người ở Hà Nội hoàn toàn có thể ủy quyền cho một người ở Thành phố Hồ Chí Minh thực hiện công việc cho mình, và hợp đồng ủy quyền này cần phải được công chứng theo quy định. Nhưng vì khoản cách địa lý mà hai người không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng để công chứng hợp đồng ủy quyền trên. Vậy họ phải làm thế nào để hợp đồng ủy quyền của họ được công chứng mà không gây ra nhiều lãng phí về nguồn lực?

    Các nhà làm luật đã tiên liệu trước trường hợp này và theo khoản 2 Điều 55 Luật công chứng 2014 các bên sẽ thực hiện công việc như sau:

    Trong trường hợp bên ủy quyền và bên được ủy quyền không thể cùng đến một tổ chức hành nghề công chứng thì bên ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng hợp đồng ủy quyền; bên được ủy quyền yêu cầu tổ chức hành nghề công chứng nơi họ cư trú công chứng tiếp vào bản gốc hợp đồng ủy quyền này, hoàn tất thủ tục công chứng hợp đồng ủy quyền.”

    Theo như quy định trên, hợp đồng ủy quyền được bên ủy quyền lập và ký trước, sau đó được công chứng tại tổ chức hành nghề công chứng tại nơi ở của họ. Tiếp theo bên ủy quyền sẽ gửi bản gốc hợp đến địa chỉ của người nhận ủy quyền, bên nhận ủy quyền sẽ ký và công chứng bản gốc hợp đồng này tại tổ chức hành nghề công chứng tại nơi cư trú của mình. Như vậy sẽ đảm bảo được trong hợp đồng gốc có chữ ký và các bên đã được giải thích rõ về quyền, nghĩa vụ và hậu quả pháp lý đối với hợp đồng ủy quyền này.

    Tóm lại, hợp đồng ủy quyền có thể được công chứng tại 2 địa điểm vào 2 thời điểm khác nhau, miễn sao việc công chứng được thực hiện trên bản gốc của hợp đồng với thông tín chính xác của các bên tham gia.

     
    369 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #579874   28/01/2022

    jellannm
    jellannm
    Top 50
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/03/2019
    Tổng số bài viết (1307)
    Số điểm: 9996
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 191 lần


    Công chứng hợp đồng ủy quyền khi hai bên không thể có mặt cùng lúc tại tổ chức hành nghề công chứng

    Cảm ơn thông tin hữu ích bạn chia sẻ. Quy định này rất tiện lợi cho những trường hợp khó khăn trong di chuyển ví dụ như nước ngoài về Việt Nam hay là vì covid nên hạn chế đi lại giữa các địa phương. Các bên không cần phải đến cùng một nơi, cùng một lúc nhưng vẫn có thể ủy quyền cho nhau được.

     
    Báo quản trị |  
  • #579942   29/01/2022

    Yen_Do
    Yen_Do

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:11/01/2022
    Tổng số bài viết (103)
    Số điểm: 770
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Đúng vậy, nhất là trong thời gian hạn chế đi lại hoặc là khi hai bên ở quá xa nhau mà không thể gặp mặt trực tiếp thì quy định này đã giúp họ giải quyết tình trạng trên, có điều việc này lại phụ thuộc vào nhiều vào tốc độ của bên vận chuyển hợp đồng do bên ủy quyền phải gửi bản gốc hợp đồng cho bên nhận ủy quyền, thì bên nhận ủy quyền mới đi công chứng tiếp được.

     
    Báo quản trị |  
  • #579880   28/01/2022

    Hong312
    Hong312
    Top 75
    Lớp 6

    Vietnam --> Đăk Lăk
    Tham gia:05/05/2021
    Tổng số bài viết (853)
    Số điểm: 7307
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 135 lần


    Công chứng hợp đồng ủy quyền khi hai bên không thể có mặt cùng lúc tại tổ chức hành nghề công chứng

    Cảm ơn thông tin hữu ích của bạn, 

    Ủy quyền được hiểu là việc một người không thể thực hiện công việc phải nhờ đến môt người khác thay thế mình thực hiện các công việc nên hai bên ký hợp đồng ủy quyền theo quy định và phải công chứng hợp đồng ủy quyền để xác nhận việc công chứng và chứng nhận các giá trị pháp lý của hợp đồng. Về nguyên tắc khi công chứng hợp đồng/giao dịch, các bên tham gia (mang theo giấy tờ nhân thân và các giấy tờ khác liên quan) phải cùng nhau đến, lập và ký tên vào hợp đồng, giao dịch tại văn phòng công chứng để Công chứng viên của tổ chức hành nghề công chứng chứng nhận tính xác thực, hợp pháp của hợp đồng, giao dịch (khoản 1 điều 2 Luật công chứng 2014), năng lực hành vi dân sự cũng như sự tự nguyện của các bên khi lập hợp đồng, giao dịch. Nhưng vì vì nhiều lý do khác nhau như bận công việc, lý do sức khỏe, khoảng cách địa lý nên quy định tại khoản 2 Điều 55 Luật công chứng năm 2014 trên đã tạo điều kiện thuận lợi cho công dân khi không ở cùng một địa phương có thể ủy quyền công việc, tiết kiệm được thời gian và chi phí di chuyển. 

     

     
    Báo quản trị |  
  • #579943   29/01/2022

    Yen_Do
    Yen_Do

    Mầm

    Vietnam
    Tham gia:11/01/2022
    Tổng số bài viết (103)
    Số điểm: 770
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 1 lần


    Các ơn ý kiến đóng góp của bạn, hợp đồng ủy quyền không phải là loại hợp đồng buộc phải công chứng trong mọi trường hợp, nhưng đối với các giao dịch quan trọng thì việc công chứng hợp đồng ủy quyền là một việc làm cần thiết để đảm bảo tính pháp lý và ràng buộc nghĩa vụ giữa các bên.

     
    Báo quản trị |