Có thể kiện được không?

Chủ đề   RSS   
  • #92801 04/04/2011

    dungteoa13

    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:04/04/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Có thể kiện được không?

    Tôi có 2 việc như sau:
    Thứ nhất:
        Vào ngày 01/02/2011 tôi có cho anh bạn làm cũng cơ quan vay số tiền là 200 triệu đồng và anh ta có viết cho tôi 1 giấy vay nợ hẹn ngày 01/3/2011 sẽ trả. Đến ngày hẹn anh ta nói với tôi anh ta ko có khả năng trả cho tôi, yêu cầu tôi tới nhà anh ta nói chuyện với bố mẹ anh ta để mong bố mẹ anh ta nhận trách nhiệm chi trả giúp. 3 ngày sau tôi qua nhà anh ta nói chuyện trực tiếp với bố mẹ anh ta sự việc nhưng bố mẹ anh ta không nhận trách nhiệm chi trả cho tôi...

    Thứ hai:
        Cũng vẫn cùng 1 người trên. Vào sáng ngày 24/02/2011 anh ta có thuê của tôi 1 chiếc xe ôtô (vì tôi làm dịch vụ cho thuê xe tự lái) hẹn thời gian thuê xe là 1 tháng với số tiền thuê xe là 500n/1 ngày và có làm hợp đồng thuê xe. Buổi chiều cùng ngày anh ta nói với tôi là bây giờ anh ta rất cần 55 triệu cho công việc làm ăn thì mới mong có tiền trả cho tôi số tiền đã vay trước (200tr) và nhờ tôi đứng ra kí giấy vay tiền tại cửa hiệu cầm đồ (vật thế chấp chính là chiếc xe mang tên tôi nhưng chỉ có giấy tờ photo vì giấy tờ gốc đang nằm trong ngân hàng) lấy 100tr. Sau đó anh ta lấy 55tr và đưa tôi 45tr nói là trả bớt vào số tiền vay trước và hẹn tôi sau vài ngày sẽ chuộc xe ra. Nhưng cho tới giờ đã quá hạn hơn 1 tháng rồi anh ta cũng vẫn không chịu trả tôi cả tiền vay và cả xe cũng như vậy.

    Câu hỏi của tôi là:
    1, Tôi có thể kiện anh ta được không?
    2, Kiện anh ta việc thứ nhất, việc thứ 2 hay cả 2 việc?
    3, Trình tự công việc tôi phải làm để có thể kiện anh ta?
    4, Trách nhiệm tôi phải chịu trong việc thứ 2?

    Rất mong nhận được sự tư vấn giúp đỡ của tất cả mọi người. Tôi xin cám ơn đã đọc bài viết.
     
    3470 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #92829   04/04/2011

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào anh vấn đề của anh QQ xin tư vấn như sau

    Về vấn đề thứ nhất thì không quá phức tạp đâu.

    Anh có thể kiện người đó.(bên B)

    Về trình tự thủ tục sẽ như sau:

    Anh chuẩn bị :
    - 1 đơn khởi kiện ( QQ kèm theo mẫu)
    - Hợp đồng vay( giấy mượn tiền)
    - Bản sao có công chứng chứng thực CMND hoặc sổ hộ khẩu.
    - Anh nộp hồ sơ tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người anh đòi tiền cư trú.

    Vấn đề thứ 2 thì thế này:

    Anh đã cho bên bên B thuê xe sau đó B đã nhờ anh cầm xe =>anh đồng ý => hợp đồng thuê của anh và B chấm dứt.

    Việc cầm cố được thực hiện giữa anh và bên cầm cố B không liên quan đến giao dịch này.

    B đưa cho anh 45 triệu và giữ 55 triệu => thực chất ở đây B đã vay thêm của anh 55 triệu, đến giờ đã hết hạn rồi nên anh có thể khởi kiện B.

    Về việc cầm cố xe thì anh thực hiện nghĩa vụ của mình theo các điều khoản trong hợp đồng.

    2 quan hệ pháp luật trên có liên quan đến nhau nên anh có thể khởi kiện trong cùng 1 vụ án.

    Anh có thể làm đơn khởi kiện B với số tiền vay là 255 triệu.

    Anh phải nộp tiền tạm ứng án phí là 2,5% * 225 triệu.

    Sau này giải quyết xong vụ án thì anh sẽ được trả lại án phí toàn bộ nếu yêu cầu của anh được Tòa chấp nhận toàn bộ (hoặc 1 phần tương ứng với phần Tòa chấp nhận)

    Trong quá trình giải quyết vấn đề nếu có thắc mắc cần giúp đỡ anh có thể post lên để mọi người giúp đỡ anh

    Chúc anh may mắn!

    thân!

    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 05/04/2011 01:07:33 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #92915   05/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    1) Trường hợp của anh có 4 hợp đồng được xác lập là hợp đồng vay tài sản (ngày 01/02/2011), hợp đồng vay tài sản (ngày 24/02/2011 giữa anh và hiệu cầm đồ),hợp đồng vay tài sản (ngày 24/02/2011 giữa anh và anh bạn kia) và hợp đồng thuê tài sản (ngày 24/02/2011),. Nếu đến thời hạn trả tiền vay đối với hợp đồng vay tài sản (ngày 01/03/2011) và trả tiền thuê + tài sản thuê đối với hợp đồng thuê tài sản ( ngày 24/03/2011) mà bên có nghĩa vụ không thực hiện, anh hoàn toàn có thể kiện ra Tòa dân sự để bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Trong hợp đồng vay tài sản (ngày 24/02/2011 giữa anh và anh bạn), theo như anh trình bày tôi có thể thấy rằng, anh đã không yêu cầu anh bạn kia làm giấy vay nợ, do đó anh sẽ phải chứng minh sự tồn tại của hợp đồng này (việc đòi lại tiền sau này sẽ khó khăn bởi anh ta có thể phủ nhận hoàn toàn đã vay thêm 55 triệu). Vì ở đây, hai bên không thỏa thuận về lãi chậm trả nên anh chỉ có thể kiện đòi lại số tiền đã cho vay + tiền thuê + tài sản thuê mà không bao gồm lãi chậm trả, nhưng anh có thể đòi bồi thường thiệt hại nếu giá trị tài sản thuê bị giảm sút so với khi nhận, trừ hao mòn tự nhiên (khoản 1, Điều 490, BLDS 2005).

    * Anh có thể làm theo cách sau đây, để tạo cơ sở pháp lý cho bản hợp đồng vay 55 triệu kia: Có thể thấy rằng, anh bạn kia đang muốn quỵt nợ vì đã quá thời hạn trả nợ rất lâu mà không trả hoặc xin gia hạn thời hạn trả nợ. Nếu yêu cầu anh ta làm giấy xác nhận đã vay 55 triệu thì dường như sẽ không có kết quả. Anh có thể tỉ tê với anh ta, sau đó dùng máy ghi âm ghi lại cuộc nói chuyện, lái vấn đề đến việc anh ta đã vay 55 triệu như thế nào, hẹn khi nào trả, chỉ cần anh ta xác nhận thì cuộn băng ghi âm đó sẽ trở thành một chứng cứ giúp anh chứng minh sự tồn tại của hợp đồng vay 55 triệu đó.


    - Một điều lưu ý ở đây là việc anh đem chiếc xe để thể chấp không đơn phương chấm dứt hợp đồng thuê xe. Bên thuê xe được tiếp tục thuê xe cho đến khi hết thời hạn thỏa thuận trong hợp đồng hoặc đến khi tài sản thế chấp bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ theo ĐIều 24, Nghị định 163/2006/NĐ-CP , "Trong trường hợp thế chấp tài sản đang cho thuê thì bên thế chấp thông báo về việc cho thuê tài sản cho bên nhận thế chấp; nếu tài sản đó bị xử lý để thực hiện nghĩa vụ thì bên thuê được tiếp tục thuê cho đến khi hết thời hạn thuê theo hợp đồng, trừ trường hợp các bên có thoả thuận khác."

    2) Anh hoàn toàn có thể kiện việc vi phạm ở hai hợp đồng trong cùng một vụ án. Nội dung yêu cầu Tòa án giải quyết có thể như sau:
    - Yêu cầu anh bạn kia trả lại số tiền vay là 200 triệu đồng + 55 triệu đồng.
    - Yêu cầu anh bạn kia trả lai tài sản thuê + tiền thuê trong 1 tháng.
    3) Trình tự :
    -Nộp đơn khởi kiện + giấy tờ liên quan để chứng minh cho việc khởi kiện là có căn cứ (bản sao).
    -Sau khi nhận được đơn khởi kiện cùng tài liệu kèm theo, Tòa sẽ xem xét thẩm quyền giải quyết. Nếu trong thẩm quyền của mình, Tòa sẽ yêu câu anh nộp tiền tạm ứng phí. Tòa sẽ thụ lý vụ án khi anh trình biên lai nộp tiền tạm ứng phí cho Tòa.
    -Trong trường hợp cần thiết, anh có thể yêu cầu Tòa áp dụng một số biện pháp khẩn cấp tạm thời nếu có cơ sở cho rằng anh bận kia sẽ tẩu tán tài sản như cấm chuyển dịch quyền về tài sản đang tranh chấp, phong tỏa tài sản ... (anh tham khảo thêm tại Điều 102, Bộ LTTDS 2004). ANh có thể được nhận lại toàn bộ án phí nếu yêu cầu anh được chấp nhận toàn bộ, anh bạn kia sẽ có trách nhiệm nộp án phí cho Tòa án.

    4) Trách nhiệm của anh trong hợp đồng thế chấp tài sản:

    Anh phải thực hiện nghĩa vụ đã thỏa thuận trong hợp đồng vay tiền với hiệu cầm đồ, nếu đến thời hạn như thỏa thuận anh không thực hiện việc trả nợ thì Hiệu cầm đồ sẽ yêu cầu anh trao tài sản thế chấp để xử lý nghĩa vụ thế chấp hoặc họ sẽ kiện anh ra Tòa để đòi nợ hoặc dùng "luật rừng" để đòi nợ.
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 05/04/2011 09:16:10 AM Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 05/04/2011 09:14:46 AM

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |