Có phạm tội không, tội gì?

Chủ đề   RSS   
  • #74301 20/12/2010

    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Có phạm tội không, tội gì?

    Trong một buổi thi miss của trường, A cầm lựu đạn vào đám đông để giết người, B nhìn thấy và hét lên ơ đây có lựu đạn thế là đám đông chạy toán loạn và đạp lên nhau kết quả là chết 3 người.

    Hỏi:

    1: B có phạm tội không, nếu có thì là tội gì.

    2:B cầm dao vào nhằm khống chế A, trong lúc giằng co thì con giao trên tay B đã chém phải 2 người trong đám động và 2 người  đó bị chết.Hỏi B phạm tội gì.Và hành vi của B có được xem là phong vệ chính đáng không, và căn cứ thế nào.

    Mong các bạn góp ý.
    Cập nhật bởi BeToan89 ngày 21/12/2010 11:03:34 AM Cập nhật bởi xmen_8711 ngày 21/12/2010 07:17:11 AM Sửa tiêu đề

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    7034 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #74461   21/12/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    có phạm tội không, tội gì?

    Không biết bạn nào có thể giải tình huống trên không, chứ mình chẳng biết B phạm tội hay không nưa, hay tội gì nữa.

    Nhờ các bác góp ý kiến vậy.
    Cập nhật bởi BeToan89 ngày 21/12/2010 11:04:03 AM

    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #74561   21/12/2010

    DongPhuongBatBai1984
    DongPhuongBatBai1984

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2010
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Vấn đề này tôi không áp dụng luật để phân tích. Tôi xin chia sẻ ở mức độ tình người với nhau.

    Thứ 1: Hành động hét lên của B là hoàn toàn vì bảo vệ lội ích của cộng đồng, của tổ chức. Chứng tỏ B đã có trách nhiệm với xã hội. Do đám đông chạy tán loạn vô tình giẫm đạp lên nhau và gây thương vong, đó là yếu tố khách quan nên không dẫn đến cấu thành tội phạm của B. Chủ quan của B là không muôn điều đó xảy ra.

    Thứ 2: Hành động cầm dao của B khống chế A ( quơ và giật được con dao gần đó) là hành vi phòng vệ chính đáng. Hành động của B là nhằm đảm bảo mạng sống cho đám đông; nếu không khống chế A, quả lựu đạn đó phát nổ thì hậu quả thật khó lường.

    Trong lúc gi��ng co, B vô tình chém vào 2 người và dẫn đến tử vong thì đó là hành vi phòng vệ chính đáng. Nó xảy ra trong một khung cảnh chật chội và gây thương tích cho người xung quanh là không thể tránh khỏi.

    Nếu ở đây mà áp dụng điều 98 BLHS 9 vô ý làm chết người) thì không thỏa đáng. Nếu như vậy thì những người hiểu luật đảm bảo rằng không ai dám hành động dũng cảm như A, quên đi mạng sống của mình để thực hiện nghĩa vụ của nhà nước là bảo vệ xã hội. Chúng ta cần áp dụng điều 11, 15, 16 để bảo vệ cho B.
    Cập nhật bởi DongPhuongBatBai1984 ngày 21/12/2010 09:15:37 PM sai chủ thể
     
    Báo quản trị |  
  • #74760   22/12/2010

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Chào bạn!

    Bạn phân tích như trên cũng hợp lý, tuy nhiên mình xin đính chính lại một tí "
    Nếu ở đây mà áp dụng điều 98 BLHS 9 vô ý làm chết người) thì không thỏa đáng.

    Nếu như vậy thì những người hiểu luật đảm bảo rằng không ai dám hành động dũng cảm như A" chủ thể mà bạn muốn nói là B chứ không phải A đúng không bạn?

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #74762   22/12/2010

    DongPhuongBatBai1984
    DongPhuongBatBai1984

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2010
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Vâng, tôi nhầm cảm ơn bạn đã sửa.
     
    Báo quản trị |  
  • #74779   22/12/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào #0072bc;">DongPhuongBatBai1984!

    Trả lời cho câu hỏi thứ nhất, tôi hoàn toàn đồng ý với bạn.

    Ở câu hỏi thứ 2, tôi đồng ý với bạn là B không phạm tội. Nhưng không phải vì hành vi của A là phòng vệ chính đáng hay tình thế cấp thiết, mà nó chỉ là sự kiện bất ngờ. Bởi vì:


    -
    Tình thế cấp thiết là tình thế của người vì muốn tránh một nguy cơ đang thực tế đe doạ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác mà không còn cách nào khác là phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa.

    Cụm từ "phải gây một thiệt hại" có ý nghĩa là việc gây thiệt hại trong tình thế cấp thiết phải thuộc ý thức chủ quan của người gây thiệt hại. Họ buộc phải gây một thiệt hại nhỏ hơn thiệt hại cần ngăn ngừa do không còn cách nào khác.

    Ở đây, việc B dùng dao khống chế A, do giằng co nên dao của B làm chết 2 người. Hậu quả chết người là hoàn toàn vô tình, nằm ngoài ý thức chủ quan của B nên không thể là tình thế cấp thiết.

    - Phòng vệ chính đáng là hành vi của người vì bảo vệ lợi ích của Nhà nước, của tổ chức, bảo vệ quyền, lợi ích chính đáng của mình hoặc của người khác, mà chống trả lại một cách cần thiết người đang có hành vi xâm phạm các lợi ích nói trên.

    Hành vi B dùng dao khống chế A đúng là hành vi phòng vệ chính đáng. Nhưng hành vi vô tình gây hậu quả chết hai người không phải là hành vi phòng vệ chính đáng, vì nó không thỏa mãn dấu hiệu là phải gây thiệt hại cho chính người đang có hành vi xâm phạm.

    - Trong trường hợp trên, rõ ràng trong khi đang dùng dao khống chế A để nhằm ngăn chặn hậu quả A có thể gây ra, B không buộc phải thấy trước hậu quả do hành vi của mình gây ra. Vì vậy nó là sự kiện bất ngờ và B không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Trân trọng!
     

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #74855   23/12/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Trường hợp 1 thì rõ ràng B không phạm tội vì B đã cảnh báo mọi người về nguy hiểm có thể xảy ra. Tuy nhiên nếu hành động trên của B nhằm mục đích khác ví dụ tạo ra sự hỗn loạn để đồng bọn có thể trộm, cắp tài sản (ví dụ ở siêu thị) thì B hoàn toàn có thể bị buộc tội giết người.


    Trường hợp 2, đồng ý với bác BachThanhDC là không phải là phòng vệ chính đáng hay tình thế cấp thiết. Nhưng nếu đưa nó vào cái còn lại là sự ki���n bất ngờ thì mình thấy nó cũng thế nào ấy. Bởi vì nếu nói là sự kiện bất ngờ thì là sự kiện gì ở đây. Sự kiện khi B đang định chém hoặc đâm A thì C và D nhảy vào đỡ giùm à?


    Theo mình trên thực tế khi hai bên giằng co với nhau thì có nghĩa là hướng đi và lực của con dao không phải chỉ do B hoặc A tác động mà đó là tổng hợp lực của cả hai bên. Đặc biệt nếu A là một người to khỏe hơn hoặc là "cao thủ võ lâm" thì việc mượn sức đánh người (tá đao sát nhân) là hoàn toàn có thể xảy ra (nếu C và D có ý định nhảy vào giúp B khống chế A).


    Từ phân tích trên cho thấy B không giết người mặc dù con dao nằm trong tay B đâm trúng D và C do B đang ở trong tình trạng
    không kiểm soát được hoàn toàn hành động của mình (tương tự giống như bị bệnh tâm thần nhưng ở đây là do tác động từ sức mạnh của một bên thứ ba). Vì thế B không phải chịu trách nhiệm hình sự.

    Thân.


    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #75383   27/12/2010

    BeToan89
    BeToan89
    Top 75
    Male
    Lớp 11

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (977)
    Số điểm: 17101
    Cảm ơn: 63
    Được cảm ơn 151 lần


    Cảm ơn sự đóng góp ý kiến của các bạn nhé.

    Mình cũng nghĩ B không chịu trách nhiệm hình sự nhưng không thể giải thích đuợc thuyết phục nên mới đưa lên cho bà con thảo luận giúp.

    Tình huống này máy đứa bạn hỏi mình nhưng trả lời là B không có tội mà mọi người vấn không đồng ý , nên chẳng biết làm gì hơn.Nhưng hỏi lại thế thì B phạm tội gì thì lại không nói đuợc.Bó tay với mấy đứa bạn luôn.



    Betoan1989@yahoo.com

    *Khi là chính mình, bạn không có bất cứ điều gì phải sợ.

     
    Báo quản trị |  
  • #75423   27/12/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào #0072bc;">Unjustice!

    Phân tích của bạn có vẻ có lý. Nhưng nếu vậy thì B được loại trừ trách nhiệm thuộc trường hợp nào theo quy định của luật hình sự đây.

    Tôi thì vẫn thiên về quan điểm đó là sự kiện bất ngờ. Bởi khi B dùng dao để khống chế A trong hoàn cảnh như vậy, B không thể thấy trước, và cũng không buộc phải thấy trước hành vi của mình có thể gây ra hậu quả.


    Và sự kiện ở đây có thể là trong lúc diễn biến của sự việc giữa đám đông hết sức phức tạp và lộn xộn, sự giằng co của A và B có thể gây ra thương tích hay sự ử vong cho những người xung quanh là điều khó tránh khỏi, nhưng A không buộc phải thấy trước điều đó.

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #75448   27/12/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần



    Ừ thì mình chỉ thấy nó không thuyết phục lắm nếu sử dụng sự kiện bất ngờ để miễn trách nhiệm hình sự cho B. Bởi vì, theo quan điểm của mình, B hoàn toàn có thể thấy trước được hậu quả xấu có thể xảy ra nếu sử dụng dao để tấn công A ở chỗ đông người (ví dụ phải thấy trước việc A có thể sử dụng người khác để đỡ đòn) giống như khi B sử dụng súng thì phải thấy trước có thể xảy ra lạc đạn.

    Dĩ nhiên, theo qui định của pháp luật hiện nay thì sự kiện bất ngờ là cái phao cuối cùng nếu cơ quan nhà nước không muốn xử B tội giết người.


    Bàn luận rộng ra thực tế một tí và tình huống này thì có khả năng xảy ra cao hơn nhiều (chứ dùng dao để khống chế lựu đạn thì mới thấy ở diễn đàn dân luật 
    ).

    Chắc các bạn cũng nghe chuyện các hiệp sỹ bắt cướp ở TPHCM và BD. Nếu do đuổi cướp mà gây tai nạn giao thông làm chết người thì khi đó hiệp sỹ có bị buộc tội không? Vì các hiệp sỹ đó chẳng phải đang trong quá trình thực hiện công việc, nhiệm vụ do nhà nước giao nên chẳng thể có lý do gì để miễn trách nhiệm hình sự cả.


    Bạn nào tình nguyện đứng ra làm luật sư bảo vệ cho các hiệp sỹ xem.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #75476   27/12/2010

    DongPhuongBatBai1984
    DongPhuongBatBai1984

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2010
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 390
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Chào bạn #0072bc;">Unjustice, mời bạn đưa ra tình huống cụ thể đi rồi mình thảo luận. Chung chung như thế khó mà phân tích.  Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Viêt Nam đâu bạn ah.
     
    Báo quản trị |