Có phạm tội hay không ?

Chủ đề   RSS   
  • #67764 10/11/2010

    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Có phạm tội hay không ?

    Thân chào mọi người hôm nay mình có tình huống này để chúng ta bàn luận nha,

    A và B góp chung mỗi người 1 triệu để mua một con bò và giao cho B chăm sóc nhưng chỉ được 2 ngày thì co bò bị mất, truy tìm ra thì A chính là thủ phạm (A đã mang đi bán được 1.5 triệu đồng). Sau đó A cũng đã trả lại tiền cho B(1triệu đồng)

    vậy trong trường hợp này A có bi truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 138 không? Mong các bạn cho ý kiến


    Thân@
    Cập nhật bởi BachHoLS ngày 10/11/2010 02:22:43 PM
     
    6333 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #67963   11/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Chào #0072bc;">quyetquyen945!
    Đợi mãi chẳng thấy bạn SV nào thảo luận chủ đề của bạn cả. Tôi trao đổi với bạn vậy.
    Chắc cái từ "người khác" trong cấu thành cơ bản của Điều 138 BLHS làm bạn phân vân là giá trị nửa con bò (1tr đồng) là của A nên A trộm cắp chính tài sản của mình. Còn lại là tài sản của B nhưng chỉ giá trị 1tr đồng nên chưa đủ yếu tố cấu thành tội phạm về mặt định lượng giá trị tài sản bị chiếm đoạt đúng không?

    Từ "người khác" không được hiểu như thế đâu bạn. Khoa học luật hình sự coi "người khác" trong cấu thành tội trộm cắp tài sản có thể là chủ sở hữu tài sản, cũng có thể là người quản lý tài sản.

    Người phạm tội có thể dùng những thủ đoạn gian dối để tiếp cận tài sản, đến khi có điều kiện sẽ lén lút chiếm đoạt tài sản của chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản. Có thể lợi dụng chỗ đông người, chen lấn, xô đẩy để chiếm đoạt tài sản. Cũng có thể lợi dụng chủ sở hữu hoặc người quản lý tài sản không có mặt ở nơi để tài sản hoặc không có người trực tiếp quản lý nên đã chiếm đoạt.


    Quay trở lại với chủ đề của bạn thì tuy con bò thuộc sở hữu chung của A và B. Nhưng hai người đã thoả thuận giao cho B chăm sóc, B trở thành người trực tiếp quản lý tài sản và chịu trách nhiệm về tất cả những vấn đề liên quan đến việc chiếm hữu, sử dụng con bò.


    A thực hiện hành vi trộm cắp con bò đang thuộc quyền quản lý trực tiếp của B nên hành vi của A hội đủ yếu tố cấu thành tội "Trộm cáp tài sản".


    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #67973   11/11/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào Bác BachThanhDC!

    Lần này thì cho phép mình được làm tòa .

    Chắc bên VKS và bên tố cáo đang bị ảnh hưởng bởi yếu tố "mất bò" để khép B vào tội trộm cắp tài sản. Theo quan điểm của tòa, thì hoàn toàn không thể khép B vào tội trộm cắp tài sản vì tài sản lúc bị mất đang do B quản lý, chứ không phải là người bị mất (A).

    Ở đây chỉ có thể buộc B tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản (Đ 139) nếu như ý định chiếm đoạt tài sản của B hình thành trước khi hai bên thực hiện góp vốn và việc góp vốn chỉ là phương thức để B thực hiện mục tiêu chiếm đoạt tài sản. Nếu như ý định đó xuất hiện sau khi hai bên thực hiện góp vốn thì B phải bị khép vào tội lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản (Đ 140).

    Vì vậy tòa tuyên trả hồ sơ để VKS điều tra bổ sung, xác định rõ lại tội trạng của bị cáo.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #68001   11/11/2010

    nguyenbuibahuy
    nguyenbuibahuy
    Top 200
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (469)
    Số điểm: 3185
    Cảm ơn: 72
    Được cảm ơn 67 lần



    Em xin chào anh Tòa. Hình như tòa chưa xem xét kĩ hồ sơ (tình huống) thì phải !! Tình huống là A trộm cắp tài sản chứ có phải B đâu ! Sao tòa lại chuyển B từ người bị hại sang người thực hiện hành vi nguy hiểm cho xã hội vậy.???

    @ BachThanhDC: Câu trả lời rất hay!!! Anh tham gia Dân Luật cùng vui là hết ý.

    Nguyễn Bùi Bá Huy - nguyenbuibahuy@gmail.com

    Công Ty Luật TNHH Sài Gòn Á Châu - www.saigon-asialaw.com

     
    Báo quản trị |  
  • #68003   11/11/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Ừ nhỉ   thôi chết rồi! Tòa xử lý nhiều việc cùng lúc quá nên xem chữ tác thành chữ tộ mất rồi. Xin lỗi VKS nhé! Tòa xin nhận lại hồ sơ để thụ lý xét xử vậy.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #68036   11/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Cảm ơn Bá Huy, và cả anh Hồng Hải nữa nha!

    Mình biết chắc chắn mình đúng, nhưng thực ra mình chưa phát hiện ra anh Hải sai ở chỗ nào. Phải thừa nhận Bá Huy tinh thật.

    Còn cái vụ dự thi có lẽ xin cáo thôi. Mình dự thi đến hôm sau mình lại đánh giá bài của người khác thì thật chết dỡ.

    Thân!

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #68045   11/11/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Cảm ơn anh  BachThanhDC
    bài viết em đưa lên nhằm để tất cả các bạn bình luận để ra vấn đề thôi! trong tình huống đó nếu con bò của A nhưng A lại giao cho B nuôi dưỡng  sau đó chính A lại thực hiện hành vi trộm thì A cũng bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo điều 138 chứ huống gì là tài sản chung của 2 người
    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #68066   11/11/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Anh chưa hiểu ý của em lắm.
    Theo em thì em muốn làm rõ vấn đề gì?

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #68127   12/11/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào #0072bc;">quyetquyen945

    Biến mới của bạn đưa vào cũng khá hay đấy. "Nếu bò hoàn toàn của A giao cho B chăm sóc sau đó thừa cơ ăn trộm con bò đó, thì A cũng phải chịu trách nhiệm hình sự theo điều 138".

    Mình có một số ý kiến như sau, để buộc tội A thì tòa có thể: 

    - Căn cứ vào hành vi của A khi lấy bò 

    Nếu bò được nhốt vào chuồng có khóa cổng kỹ càng hoặc có người trông giữ mà A vẫn dùng các biện pháp "nghiệp vụ" để dắt bò đi thì A sẽ bị khép vào tội trộm cắp tuy nhiên nếu bò được thả rông trên đồng không có người chăn dắt mà A dắt đi thì hơi khó buộc tội hơn vì A có thể lý luận rằng A chỉ muốn lấy lại bò để bán kiếm tiền chi dùng cho gia đình, chỉ có điều chưa gặp B nên chưa thông báo cho B biết thôi.

    Phải thừa nhận hành vi là một yếu tố khách quan quan trọng trong việc định tội tuy nhiên để bảo đảm chính xác khi tuyên án thì tòa cũng nên xem xét thêm mục đích trộm bò của A.

    Vì mục đích trộm bò của A không phải là con bò mà là số tiền B phải bồi thường cho A do làm mất bò. Vì thế nếu có bằng chứng A có hành động đòi B bồi thường con bò cho A khi đó chắc chắn A phạm tội trộm cắp tài sản còn nếu A không đòi B bồi thường thì việc buộc tội A trộm bò khi đó khó có tính thuyết phục. 

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |