Chuyện nhà làm luật ...

Chủ đề   RSS   
  • #10267 23/11/2009

    nguyenthaibinh



    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 1650
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Chuyện nhà làm luật ...

    Quốc hội là cơ quan chấp hành của Chính phủ?

    Dự thảo "Chiến lược phòng chống tham nhũng" của Chính phủ, do Thanh tra Chính phủ soạn thảo, tại Mục 4 - Lộ trình thực hiện, có quy định: "Sau khi Chiến lược được ban hành, trong phạm vi trách nhiệm được pháp luật quy định, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan chủ động đưa các nội dung của Chiến lược vào chương trình, kế hoạch hoạt động của mình.."

    Mặt khác, nội dung của Dự thảo Chiến lược đề cập đến một loạt các giải pháp phòng chống tham nhũng thuộc thẩm quyền của... Quốc hội như việc sửa đổi, bổ sung một số bộ luật, ban hành mới một số đạo luật như: Luật Bí mật nhà nước, Luật Công vụ, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật HS, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật TTHS... Trong khi "Chiến lược phòng chống tham nhũng" do Chính phủ ban hành.

    Vậy, phải chăng Quốc hội là cơ quan chấp hành của Chính phủ?
    Cập nhật bởi admin ngày 13/09/2010 08:55:05 AM
     
    28092 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang <123
Thảo luận
  • #10590   03/07/2009

    truongvanthang
    truongvanthang

    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2007
    Tổng số bài viết (48)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Kẹt xe, tắc đường và giải pháp khó thực hiện

    Ai cũng thấy khó chịu khi có công chuyện cần mà bị kẹt xe.
    Nhiều giải pháp để chống kẹt xe nhưng khó thực hiện, đòi hỏi ở tầm vĩ mô trong quản lý, điều tiết của nhà nước. Bản thân tôi mạn phép có vài ý kiến như sau để các bạn tham khảo.
    Giải pháp 1: An sinh xã hội và việc làm cho người lao động
    Khi mọi người dân ở các tỉnh có thu nhập ổn định tại nơi mình ở thì chẳng ai muốn rời bỏ quê hương xa phương lập nghiệp, nhất là đến các TP lớn c, có điều kiện có công ăn việc làm như hiện nay.Từ đó tạo ra công việc cho người lao động phải mang tính chất dàn trải, hạn chế đầu tư nhà máy, khu công nghiệp chỉ tập trung vào TP.
    Chăm lo an sinh xã hội trong đó có trợ cấp cho người mất việc làm, người chưa có việc làm sẽ tạo ra bình ổn xã hội, tránh cảnh đua chen vì cuộc sống do sợ bị đói, bị khổ hơn người khác.
    Giải pháp trên sẽ hạn chế được số người dân di cư, công việc dàn trãi sẽ gỉảm bớt gánh nặng cho TP, từ mật độ dân số đến bảo vệ môi trường.
    Giải pháp 2: Nâng cao chất lượng kết cấu hạ tầng giao thông, tổ chức nhiều loại hình vận tải:
    Chất lượng kết cấu hạ tầng ở đây là không phải chỉ riêng việc thi công những công trình hiện hữu phải đảm bảo chất lượng mà là quy hoạch mạng lưới giao thông cho phù hợp theo thống kê dân số, lưu lượng phương tiện, chủng loại hoạt động trên địa bàn từng tành phố lớn, trong đó có dự kiến phát triển trong tương lai (từ 10 năm trở lên). Quy hoạch đa dạng các tuyến đường giao thông như: Cầu vượt, tàu điện ngầm, đa dạng hóa loại hình xe buýt đảm bảo tất cả nẻo đường trong TP đều có và hổ trợ giá từ nhà nước.
    Giải pháp trên các nước tiên tiến đang áp dụng nhưng ở VN khó thực hiện vì ngân sách nhà nước khó đáp ứng đủ.
    Giải pháp 3: Phân tuyến đường, làn đường cho phù hợp
    Đơn vị quản lý công trình cần nắm bắt lưu lượng thực tế và chủng loại phương tiện để khai thác đường hợp lý phục vụ lưu thông. Phân chi làn đường cho từng loại phương tiện hiện nay có ưu tiên cho xe ô tô và hạn chế xe mô tô là biện pháp làm giảm Tai nạn giao thông nhưng có tác dụng phụ là làm tăng khả năng bị kẹt xe do lưu lượng phương tiện mô tô thì lớn mà đường dành cho phương tiện này bị bóp nhỏ. Theo tôi nên mở rộng cho loại phương tiện này ở tất cả cửa ra, vào TP. Vì kẹt xe mà đổ lỗi cho phương tiện của các tỉnh đến là không thực tế, chủ yếu là những người dân trong TP và những người dân di cư đang ngụ trong TP. Mở rộng các cửa ra vào TP sẽ giúp giải thoát nhanh mật độ phương tiện giờ cao điểm (hàng hóa ra vào TP). Nếu có thể được cũng phải tính tới phương án bố trí đường một chiều cho hầu hết các tuyến đường trung tâm thành phố (kẹt xe do xung đột của các phương tiện ngược chiều và nơi giao lộ).
    Giải pháp 4: Đảm bảo an toàn giao thông
    Nâng cao biện pháp tuyên truyền và giáo dục pháp luật cho nhân dân để ngày càng nhiều người tham gia giao thông có lối ứng xử văn minh, văn hóa. Biết nhường nhịn nhau trên đường, không chen lấn dẫn đấn tắc đường, không bày bán hàng hóa lòng đường, vỉa hè gây cản trở giao thông. Ngoài việc tuyên truyền đánh động ý thức tự giác của người dân thì biện pháp cưỡng chế pháp luật cũng cần thất nghiêm minh (tôi không tán thành có ý kiến cho rằng CSGT phạt lỗi này nặng quá hay nhà nước đưa khung giá phạt quá cao).
    Giải pháp 5: Đầu tư
    Đầu tư phát triển hạ tầng giao thông đáp ứng ngày càng cao cho xã hội là yếu tố cần thiết. Tuy nhiên, việc đầu tư cần có kế hoạch ưu tiên tập trung vào những nơi đang diễn ra tình trạng kẹt xe, hoặc trong tương lai sẽ diễn ra tình trạng này. Thực tế cho thấy tỉnh, thành nào cũng muốn đầu tư để làm mặt cho sự phát triển, thực chất những tuyến đường được đầu tư này hiện đang khai thác không hết 50% khả năng của đường, do mật độ phương tiện vùng nông thôn còn hạn chế nhiều hơn thành thị. Biết sử dụng nguồn vốn vay nước ngoài vào phát triển hợp lý cơ sở phát triển hạ tầng giao thông phù hợp từng địa phương thông qua công tác thống kê về mật độ dân số, tình trạng phát triển, lưu lượng phương tiện phát triển sau 10 năm để có sự đi trước đón đường thì lo gì mà bị kẹt xe.

    Tôi có vài giải pháp để các bạn cùng bàn cùng tham khảo, mong rằng sẽ không là ông tiến sĩ hiệu trưởng VVS thứ 2 để mọi người phát nóng.


    Cập nhật bởi truongvanthang vào lúc 03/07/2009 04:40:16
     
    Báo quản trị |  
  • #10591   11/07/2009

    manhhunghungthinh
    manhhunghungthinh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:11/07/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Em xin có ý kiến!

    Em ở Hà nội Ci ty nên cũng thấm nhiều chuyện kẹt xe, có hôm đi làm mà ra khỏi cửa đứng từ 7 giờ đến 9h30 mới lên xe đi được nên cũng thông cảm phần nào nỗi bức xúc của vị TS kia. Nhưng giá như ý kiến đấy là của một người khác trình độ học vấn có hạn thì hơn. Theo tôi nghĩ vị TS này vì là đại biểu HĐND nên chẳng nhẽ đi họp lại không phát biểu gì nên đành lấy một ý kiến cũ rích mà Hà nội đã không dám làm từ mấy năm nay rồi.
     
    Báo quản trị |  
  • #10592   19/07/2009

    minhphuongtcv
    minhphuongtcv

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:19/07/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ngăn sông cấm chợ chăng?

    nếu cấm xe tỉnh khác tỉnh vào TP HCM.Thì chắc chắn sẽ giảm ùn tắc.Nhưng nếu họ chỉ đi đến nơi giáp ranh với TP họ sẽ gửi xe đi lại bằng các phương tiện công cộng khác.Tuy nhiên khu vực giap ranh đã có bãi gủi xe hoàn toàn hợp lý chưa?và nếu các tỉnh cung cấm xe tỉnh khác vào tỉnh họ thì chẳng khác nào ngăn sông cấm chợ.Chi bằng sẽ xử phạt nghiêm minh hành vi vi phạm luật giao thông?
     
    Báo quản trị |  
  • #10593   22/07/2009

    dxdaoxuan
    dxdaoxuan

    Male
    Sơ sinh

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:15/04/2009
    Tổng số bài viết (73)
    Số điểm: 205
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Em xin ý kiến!

    Tp HCM là một thành phố năng động, đầu tàu của cả nước về sự phát triển kinh tế. Tuy nhiên có thể nói về quy hoạch chung đô thị còn nhiều hạn chế, nhất là hệ thống hạ tầng giao thông, như chưa có hệ thống đường hầm, cầu vượt, hệ thống đường giao thông chưa đồng bộ,  chật hẹp, việc giải tỏa để mở rộng đường giao thông là rất khó . . .thêm nữa là mật độ dân cư quá dày đặc, công nhân, người lao động tập trung ở thành phố đông đảo; người dân vãn lai ở khắp nơi cũng đổ về đây.. . , tôi thấy thậm chí ở một Phường ở Tp HCM có đến hơn trăm ngàn công nhân lao động làm việc. Đây chính là những nguyên nhân gây ra nạn ùn tắc, kẹt xe và là phổ biến ở thành phố. Qủa thật đây là bài toán quá hóc búa đối với  các nhà quản lý  của thành phố . Theo tôi không thể đưa ra giải pháp cấm các xe ngoài tỉnh về thành phố được, vì như thế sẽ vi hiến. Vì trong hiến pháp quy định mọi công  dân có quyền đi trên lãnh thổ nước mình!.

                Để giải quyết một phần vấn đề này, Tôi xin mạo muội đưa ra ý kiến như sau: Đầu tiên chúng ta hiện đại hóa hệ thống giao thông của thành phố, phát triển giao thông đồng bộ hơn. Thứ hai, di dời các cơ sở sản xuất kinh doanh (gây ô nhiễm và có số lao động lớn) ra khỏi nội vi thành phố. Thứ ba, tuyên truyền giáo dục và khuyến khích người dân  sử dụng các phươnng tiện công cộng, dùng các phương tiện ít gây ô nhiễm. Thứ tư, Xây dựng mới và phát triển các đô thị vệ tinh của thành phố . . .

                Vâng,  đây chỉ  là quan điểm cá nhân tôi. Xin nhường lại cho các nhà hoạch định chính sách của thành phố và Quốc gia.

     
    Báo quản trị |  
  • #10594   01/11/2009

    vuquang73
    vuquang73

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tiến sỹ mù

    Ở Việt Nam có quá nhiều tiến sỹ mù, tiến sỹ giấy.
    Nếu ai đó nghe theo ý kiến trên tại sao UBND thành phố không xin Quốc Hội cho xây đường biên giới bao quanh thành phố HCM, ai đến TPHCM phải có hộ chiếu như đi du lịch nước ngoài
     
    Báo quản trị |  
  • #10595   10/11/2009

    NgocHienlak
    NgocHienlak

    Mầm

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2009
    Tổng số bài viết (110)
    Số điểm: 675
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi thì nghĩ khác!, nếu đây là câu nói của 1 tiến sỹ dù mù hay giấy thì ông ta cũng là một tiến sỹ được công nhận hẳn hoi.vậy thì chúng ta xem nếu câu nói của ông Võ Văn Sen để trong "...2..." thì sao? là một học sinh lớp 9 chẳn hạn thì cũng không bao giờ nói một câu " buồn cười như không biết gì đó". Hãy nghỉ xem có phải tiến sỹ nói như vậy là để phê phán sự bất lực của cơ quan có trách nhiệm nghiêng cứu, giải quyết vấn đề ùn tắc,kẹt xe ở TPHCM hay không? có nghĩa thay vì bảo mấy anh không có năng lực giải quyết được thì cấm xe có biển số ở tỉnh khác vào..cho rồi!? (thay bằng câu nói ấy). Ông ta là một tiến sỹ, phải có nhiều tài mới lấy lấy được bằng tiến sỹ..về mọi phương diện ông ta phải khôn khéo chứ!?......câu nói đó chỉ là nghĩa đen thôi...tôi nghĩ vậy, chúng ta nên hiểu về nghĩa bóng thử xem. Một nhà văn,nhà thơ nói "mặt trời như cái mâm con" thì ta lại tìm hàm ý của câu nói ấy thì 1 tiến sỹ nói một câu như vậy thì chúng ta nên hiểu sâu hơn về hàm ý và bối cảnh lúc ông phát biểu...bởi vì ông ta nghỉ rằng mọi người hiểu ý ông nói.! Tôi không phải là người thân của ông,thậm chí bây giờ mới nghe tên ông nhưng ý tôi là vậy, nếu có gì không phải mong mọi người góp ý cho!

     
    Báo quản trị |  
  • #10596   10/11/2009

    NgocHienlak
    NgocHienlak

    Mầm

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:19/09/2009
    Tổng số bài viết (110)
    Số điểm: 675
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi không am hiểu về sự ùn tắc nơi tôi ở chẳng mấy khi ùn tắc, chỉ khi có tai nạn , do hiếu kỳ, tò mò nên...ùn tắc thôi.
    Giải pháp uh! làm sao mà đưa ra được ?bao nhiêu người có chuyên môn đang đâu đầu thì chúng ta làm sao mà dám nói điều gì,
    trên đường thì có xe to xe nhỏ, xe chạy nhanh,xe chạy chậm,
     đường thì rộng, đường thì hẹp, 
    đường ít đường nhiều,
    có chổ làm đường hay không? làm như thế nào cho hợp lí,
    xe nào chạy đường nào?, xe nào chạy đi đi đâu thì đi đường nào? chạy vào thời gian nào?,
    nguyên nhân gây ùn tắc, ùn tắc vào những thời gian nào? tại sao?
    mấy ông làm đường,làm cầu,ông điện,ông nước,ông giao thông,ông cho làm...có quen nhau không?, giải tỏa dược không? bao nhiêu? ......v.....v.....v......
    ..v......v..và có tiền hay không?  và ...........................ai làm? trình độ ntn?

     
    Báo quản trị |  
  • #10597   30/12/2009

    gthienthien
    gthienthien

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:20/12/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Hãy cấm ngược lại

    Và cuối cùng thì một vị tiến sỹ đáng kính cũng đã đưa ra một giải pháp. đây được coi là mô hình kiểu mẫu để nhân rộng như... cấm ông ta ra Hà Nội và các tỉnh khác vì cho dù ông ta không đi phương tiện cá nhân thì cũng sử dụng phương tiện công cộng mà cũng là nguyên nhân chính gây kẹt xe. Tôi còn nhớ nhà báo nào đó có một nhận xét rất thú vị: "các nhà quản lý có một bí quyết quản lý rất hay là nếu khó quá thì cấm"
     
    Báo quản trị |  
  • #10598   05/01/2010

    bn811077
    bn811077

    Sơ sinh

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    THẢO LUẬN - GÓP Ý

    Theo tôi lời nói của vị Tiến sỹ đúng là khó thực hiện, chính vì vậy đã có hàng loạt các ý kến phản bác của độc giả.
    Tuy nhiên tất cả chúng ta cũng đều có một nhận định chung "Kẹt xe hay ùn tắc giao thông" là một bài toán khó giải, nhưng tại sao chúng ta không tập trung ý kiến đưa ra biện pháp để giải quyết ? thay vì việc chỉ đưa ra ý kiến phê phán những bất cập do vị tiến sỹ đã nêu ?.
    Tôi xin có một ý kiến đóng góp để cùng trao đổi.
    Thứ nhất: Cần xác định nguyên nhân gây ùn tắc giao thông;
     - Do ý thức chấp hành luật giao thông đường bộ của những ngươì tham gia giao thông chưa cao.
    - Cơ sở hạ tầng quá kém, chật hẹp và chưa phát triển kịp so với tiến trình phát triển chung của toàn xã hội. (nguyên nhân chủ yếu do thiếu kinh phí).
    - Còn nhiều tiêu cực trong việc xử lý những người vi phạm luật giao thông đường bộ dẫn tới việc người dân có sự so sánh (thiếu công bằng) coi thường pháp luật.

    Thứ hai: Biện pháp đề xuất khắc phục;
    - Tăng cường camera để phát hiện và xử lý nghiêm khắc những hành vi vi phạm luật giao thông đường bộ; (lạng lách, đánh võng, đi sai làn đường ....). Buộc người dân phải có ý thức chấp hành pháp luật.
    - Tạo điều kiện, khuyến khích nhập khẩu xe các loại để có thêm nguồn thu từ thuế, tăng phí cầu đường để tạo nguồn kinh phí xây dựng cơ sở hạ tầng.
    - Một nguồn thu rất lớn nữa là xoá bỏ cơ chế bao cấp, thả nổi theo cơ chế thị trường đối với hai mặt hàng thiết yếu hiện nay là Điện và xăng dầu. Nhà nước chỉ nên dừng lại ở mức quản lý và tận thu bằng các khoản thuế, cho thuê hạ tầng. Trường hợp nếu có bao cấp chỉ nên dừng lại ở những vùng núi, vùng kinh tế khó khăn.
    Một tồn tại hiện nay;
    + Điện: Chưa có một loại hàng hoá nào "Bán càng nhiều giá càng cao" lại luôn hô hào dùng ít thôi... đi ngược lại với quy luật cung cầu của thị trường. Trong khi đó hiện đang có rất nhiều các doanh nghiệp trong và ngoài nước mong muốn được đầu tư vào lĩnh vực này nhưng chưa được tạo điều kiện để họ được trực tiếp đầu tư sản xuất và bán điện cho người tiêu dùng. Nếu khắc phục được Nhà nước sẽ tận thu được các khoản thuế rất lớn của doanh nghiệp bán điện, đồng thời có nguồn thu thứ hai là tiền cho thuê cơ sở hạ tầng để dẫn bán điện.
     + Xăng dầu: Hiện nay Nhà nước đã có những chính sách rất linh hoạt trong việc điều chỉnh giá xăng dầu, tuy nhiên cũng còn nhiều bất cập (Nhà nứơc phải bù lỗ ... việc điều chỉnh vẫn mất nhiều thời gian và có nhiều ý kiến chưa sát với thực tế..) đi ngược lại với cơ chế thị trường.
    Biện pháp đề xuất khắc phục:
    Tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu (nếu có đủ điều kiện) được trực tiếp xuất nhập khẩu. Xoá bỏ tình trạng hiện nay chỉ hạn chế với một số ít các doanh nghiệp đầu mối.
    Xoá bỏ cơ chế bao cấp, bù lỗ đối với xăng dầu như hiện nay. Tạo môi trường kinh doanh, cạnh tranh lành mạnh. Giá xăng dầu tăng giảm theo cơ chế thị trường (ví dụ: như thị trường vàng..). Nhà nước sẽ tận thu được các khoản thuế, phí giao thông trong giá xăng dầu một cách ổn định và ngày càng nhiều. Không phải bù lỗ một khoản tiền lớn mỗi khi có biến động.
     - Lắp đặt hệ thống camera trên các tuyến giao thông, nhất là những điểm thường xẩy ra ùn tắc. Chỉ tập trung ở những điểm nhất định, kịp thời xử lý nghiêm khắc những hành vi vi phạm luật giao thông. Bởi.
    Việc lắp nhiều hệ thống camera sẽ hạn chế được rất nhiều lực lượng CSGT phải đứng và đi tuần khắp nơi như hiện nay (giảm thiểu chi phí, tránh tiêu cực). Tập trung tại một điểm nhất định sẽ dễ quảnlý hơn cũng như tận thu được ngân sách Nhà nước.
     Buộc tất cả những ngừơi tham gia giao thông phải có ý thức chấp hành luật mọi lúc, mọi nơi chứ không phải khi phát hiện thấy bóng CSGT như hiện nay.
    Trên đây chỉ là một số ý kiến của cá nhân tôi vẫn, mong muốn có thể đóng góp một phần trong việc giải bài toán ùn tắc giao thông. Rất mong có được những ý kiến đóng góp của các bạn độc giả cho những thiếu sót. Hy vọng trang wedsite ngày càng phát trển bởi có nhiều độc giả quan tâm, ý kiến các độc giả không chỉ dừng lại ở bình luận mà sẽ được Nhà nước quan tâm và ứng dụng trong tực tiễn.
    Chào thân ái !
    TV Mới.
     

     
    Báo quản trị |  
  • #10667   29/10/2009

    huynhnong
    huynhnong

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/09/2009
    Tổng số bài viết (55)
    Số điểm: 265
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    UBNDTPHN quy định: Người VN trong nước "không hộ khẩu Hà Nội thì không được mua nhà Hà Nội" là trái luật?

    $0Theo Điều 3 của quy định ban hành kèm theo Quyết định số 23/2008/QĐ-UBND ngày 09/5/2008 của UBND TP Hà Nội thì người mua nhà ở gắn liền với đất ở được xem là đối tượng được cấp giấy chứng nhận. Tuy nhiên, tại Khoản 1 Điều 4 của quy định này lại nói rằng "Người được xét cấp Giấy chứng nhận phải có hộ khẩu thường trú tại Hà Nội". Theo quy định này thì những người Việt nam trong nước không có hộ khẩu thường trú tại TP Hà Nội sẽ không được phép mua nhà tại TP Hà Nội (vì nếu mua sẽ không được cấp giấy chứng nhận).         Quy định như thế của UBND TP Hà Nội là trái với luật, cụ thể là trái với Khoản 1 điều 35 Luật Nhà ở (đối với việc mua nhà ở thương mại) và trái với Khoản 2 điều 92 Luật Nhà ở (Bên mua, thuê, thuê mua, đổi, nhận tặng cho, mượn, ở nhờ, được uỷ quyền quản lý nhà ở là tổ chức, cá nhân; nếu là cá nhân trong nước thì không phụ thuộc vào nơi đăng ký hộ khẩu thường trú). Một quy định trái với luật như thế của UBND TP Hà Nội cần thiết phải được hủy bỏ theo quy định của Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.    Luật sư Huỳnh Văn Nông – www.shlaw.vn $0
    Cập nhật bởi huynhnong vào lúc 29/10/2009 08:34:27
     
    Báo quản trị |  
  • #60583   12/09/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào các bạn,

    Mình xin có ý kiến về vấn đề "chuẩn trẻ 5 tuổi". Các bạn khi nghe đến chuẩn này đều giật nảy mình, la oai oái.

    Theo tôi, đó là vì các bạn không phải là những giáo viên và nhà quản lý giáo dục. Một khi các bạn muốn giáo dục trẻ các bạn phải có mục tiêu rõ ràng để giáo dục trẻ. Tiêu chuẩn trẻ 5 tuổi là một mục tiêu, để cả các cô giáo mẫu giáo cũng như quý vị phụ huynh căn cứ vào đó, tìm tòi cách thức và phương pháp giáo dục con cho phù hợp, giúp trẻ có những kỹ năng cơ bản trong cuộc sống. Tất cả các nước tiên tiến đều xây dựng tiêu chuẩn cho trẻ em ở những độ tuổi nhất định.

    Vì thế ngay từ khi đứa trẻ bắt đầu lớn lên, nó tập làm quen với rất nhiều kỹ năng sống. Rất nhiều người đã từng sang úc nói với tôi rằng, ngay từ khi đứa trẻ chưa đầy 2 tuổi, nó đã biết nếu nó tạo ra rác thì rác phải để ở đâu, thậm chí nếu nó thấy người khác tạo ra rác, nó còn có ý thức buộc người lớn để rác ở đâu.

    Có thể có một vài điều chưa phù hợp với trẻ em việt nam, nhưng tiêu chuẩn trẻ năm tuổi là một bộ tiêu chẩn cần phải được ban hành. Đó là một cố gắng lớn của ngành giáo dục. Rất nhiều giáo sư, phó giáo sư tâm huyết với sự phát triển của trẻ đã rất buồn khi dư luận có vẻ không ủng hộ bộ tiêu chuẩn này đấy. Họ làm vì lợi ích của thế hệ tương lai thôi.
    Chúng ta phải ủng hộ họ.
    Cập nhật bởi admin ngày 13/09/2010 09:02:37 AM

    CV

     
    Báo quản trị |