Chuyện nhà làm luật ...

Chủ đề   RSS   
  • #10267 23/11/2009

    nguyenthaibinh



    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (68)
    Số điểm: 1650
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 5 lần


    Chuyện nhà làm luật ...

    Quốc hội là cơ quan chấp hành của Chính phủ?

    Dự thảo "Chiến lược phòng chống tham nhũng" của Chính phủ, do Thanh tra Chính phủ soạn thảo, tại Mục 4 - Lộ trình thực hiện, có quy định: "Sau khi Chiến lược được ban hành, trong phạm vi trách nhiệm được pháp luật quy định, Quốc hội, Chính phủ, các cơ quan, tổ chức hữu quan chủ động đưa các nội dung của Chiến lược vào chương trình, kế hoạch hoạt động của mình.."

    Mặt khác, nội dung của Dự thảo Chiến lược đề cập đến một loạt các giải pháp phòng chống tham nhũng thuộc thẩm quyền của... Quốc hội như việc sửa đổi, bổ sung một số bộ luật, ban hành mới một số đạo luật như: Luật Bí mật nhà nước, Luật Công vụ, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật HS, Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Bộ luật TTHS... Trong khi "Chiến lược phòng chống tham nhũng" do Chính phủ ban hành.

    Vậy, phải chăng Quốc hội là cơ quan chấp hành của Chính phủ?
    Cập nhật bởi admin ngày 13/09/2010 08:55:05 AM
     
    27921 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

3 Trang 123>
Thảo luận
  • #10268   25/07/2008

    tamaianh
    tamaianh

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Vấn đề quí vị đặt ra rất hay – về câu hỏi “phải chăng Quốc hội là cơ quan chấp hành của Chính phủ?” thì tôi nghĩ rằng về lý thuyết thì không – nhưng trên thực tế thì đó là điều hiển nhiên – cứ nhìn vào thành phần đại biểu quốc hội và những việc họ đã làm thì sẽ rõ như ban ngày 
    Rất mong được tiếp tục đọc những phát hiện của quí vị - cảm ơn


     
    Báo quản trị |  
  • #10269   23/08/2008

    trac321
    trac321

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 450
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Sao chồng chéo thế

    Tôi thấy nước ta đã có luật phòng chống Tham nhũng rồi, các cơ quan làm theo luật chứ
     
    Báo quản trị |  
  • #10270   28/08/2008

    hoanglsu
    hoanglsu

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/08/2008
    Tổng số bài viết (70)
    Số điểm: 340
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Bạn nói thế cũng phải nhưng ai đó bảo bạn sai cũng đúng. Thế mới gọi là Việt Nam chứ... Quốc hội giữ vai trò lập pháp nhưng cũng là một tổ chức Nhà nước và cũng phải tuân theo pháp luật, Quốc hội trong hoạt động vẫn phải thực hiện các qui định của Chính phủ, ví dụ: xây Toà nhà Quốc hội thì vẫn phải thực hiện theo các qui định của Luật xây dựng, Nghị định của Chính phủ, hay Thông tu của các Bộ ngành liên quan.

    Chẳng lẽ, Quốc hội đứng trên Nhà nước? Ở Việt Nam có cái hay là văn bản quy phạm pháp luật, gọi chung là pháp luật, đâu chỉ do Quốc hội ban hành. Và nước ta cũng đâu có theo tam quyền phân lập, ta chỉ tạm chia ra 3 quyền nhưng tập trung, thống nhất quyền lực, có sự phân công, phân nhiệm thôi.

    Vì vậy, bạn nói cũng đúng vì cũng chẳng có gì rõ nét, tách biệt rạch ròi giữa hệ thống lập pháp, tư pháp, hành pháp. Ban có thể cho minh biết ngành Tư pháp Việt Nam hiện có những cơ quan nào không, nó thuộc chính phủ hay độc lập...Rất mong ý kiên của các bạn về nội dung này!
    Cập nhật bởi admin ngày 13/09/2010 08:56:56 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #10271   21/04/2009

    vinhnhihp
    vinhnhihp

    Sơ sinh

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Sao A. hoanglsu lại hỏi thế
    đã nói là có 3 nhánh quyền lực trong hệ thống bộ máy nhà nước mình mà, làm sao tư pháp lại thuộc chính phủ đc
     
    Báo quản trị |  
  • #10272   14/05/2009

    truongvanthang
    truongvanthang

    Sơ sinh

    Tây Ninh, Việt Nam
    Tham gia:25/03/2007
    Tổng số bài viết (48)
    Số điểm: 415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Vậy bộ tư pháp, Sở tư pháp, phòng tư pháp và cán bộ tư pháp xã trực thuộc ai vậy. Đồng ý là chưa thể đại diện chung cho ngành tư pháp nhưng hiện nay những cơ quan này đang chịu sự lãnhđạo của cơ quan hành chính nhà nước đó thôi.
     
    Báo quản trị |  
  • #10273   01/11/2009

    vuquang73
    vuquang73

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2009
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    biểu hiện của sự lạm quyền, tiếm quyền

    Nếu đúng: "Chiến lược phòng chống tham nhũng" do Chính Phủ ban hành lại quy định: Quốc Hội có trách nhiệm đưa nội dung của "Chiến lược" vào kế hoạch của mình, thì sẽ xẩy ra các khả năng sau:

    - Người soạn thảo chiến lược để ông nào đó trong Chính Phủ ký không hiểu gì về pháp luật. Người ký lại càng không hiểu pháp luật hoặc nhắm mắt ký bừa.

    - Người ký, người soạn thảo đều hiểu Luật  nhưng coi thường pháp luật.

    - Tình trạng chung ở Việt Nam

    Còn ai đó nói rằng xây nhà Quốc Hội cũng phải tuân thủ Nghị Định của Chính Phủ để so sánh với nội dung trên có vẻ khập khiễng vì việc xây nhà Quốc Hội thì đối tượng thực hiện Nghị định là bên B chứ đâu phải Quốc Hội
    Cập nhật bởi admin ngày 13/09/2010 08:57:25 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #10274   12/11/2009

    ngan90
    ngan90

    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:05/11/2009
    Tổng số bài viết (16)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Quốc Hội - Chính phủ

    Theo Ngân thì không phải QH là cơ quan chấp hành của chính phủ. Về cả lí thuyết và thực tiễn.

    - Về lí thuyết; chắc mình không phải bàn nữa rùi. Hiến Pháp VN 1992 đã quy định.

    - Vấn đề bạn đang thắc mắc ở đây là liên quan đến mặt thực tiễn của vấn đề đúng không?  Mình xin đưa ra ý kiến này nhé: 

    Theo mình: Đúng chính phủ nên là nơi có những dự thảo luật, bởi lẽ chính phủ là bộ máy quản lý xã hội. Đó cũng là nơi thấy nhanh nhất những bất cập của xã hộ, vì vậy chủ thể này đưa ra những dự luật quản lí xẫ hội là hoàn toàn hợp lí. 
    Và HP cũng quy định: CP có quyền ban hành dự luật, và do quốc hội thông qua.

    Thực tế không sai, mà điều bất cập ở đây là từ quốc hội, QH của chúng ta đồng ý hầu hết các dự luật từ chính phủ, gây ra môt tình trạng mà chúng ta gọi là " lấn sân" tư phía chính phủ. Theo mình vấn đề ở đây từ phía quốc hội. QH của chúng ta phải biết lắc đầu với những gì là bất cập , không có tính tiên đoán. chứ không phải lúc nào cũng gật, thông qua.

    Mình xin lấy ví dụ về dự án trông rừng cách đây vài năm. CP đưa ra QH về dự án trồng 5 triệu ha rừng mối năm mà QH vẫn thông qua mà không thấy rằng tính khả thi của dự án rất hạn chế. Sau đó  thấy bất cập không thực hiện được CP đưa ra dự án 3 triệu ha mà QH cũng vẫn đồng ý. Đó là sự hạn chế của quốc hội, không thấy được tính bất khả thi của vấn đề.

    Mình cũng xin giải thích thêm nguyên nhân sự hạn chế này đó QH của chúng ta chỉ họp mỗi năm 2 lần, ĐB QH là đại biểu kiêm nghiệm. Sau kì họp họ lại trở về chức năng của mình.Như vậy không có điều kiện để họ có thể nghiên cưu 1 cách kĩ lưỡng các vấn đề.  Họ quá tin tưởng vào chính phủ với các dự luật của chính phủ,. Sự sao nhãng đó gây ra tình trạng " tiếm quyền" như học thuyết tam quyền phân lập đề cập.

    Nhưng trong những năm gần đây QH của chúng ta đã biết lắc đầu trước những dự luật không có tính khả thi từ phía chính phủ.

    Vậy vấn đề lớn nhất theo mình phải xuất phát từ bản chất. Chúng ta nên học tập 1 số nước trên thế giới mà tiêu biểu là Mỹ. Một dự án luật , mình lấy ví dụ dự án đó được trình lên từ CP, được quốc hội thông qua và Thủ tướng đọc quyết định ban hành. vậy sao chúng ta không trao quyền phủ quyết cho cả thủ tướng.

    Chắc đến đây thì bạn cũng hiểu được vân đề bản chất rồi chứ ạ.  Nó liên quan đến vấn đề cải cách bộ máy nàh nước với các cơ quan quyền lực của nhà nước CHXHCN.

    Mình nhắc lại QH là cơ quan quyền lực tối cao. CP là cơ quan chấp hành của QH.

    Đó là suy nghĩ của mình. có thể mình diễn đạt hơi khó hiếu, bạn có thể tham khảo nhé
    Cập nhật bởi admin ngày 13/09/2010 08:58:34 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #10275   23/11/2009

    trancaophu
    trancaophu

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2009
    Tổng số bài viết (27)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Chinh phu va Quoc hoi Viet Nam

    Về lý luận " Nhà nước tập quyền XHCN Việt Nam, thì mọi quyền lực tập trung vào Quốc Hội "
    Trên thực tế : Hiến pháp lại quy định " Đảng cộng sản Việt Nam là người lãnh đạo duy nhất .... ". Do đó, các bạn không nên tranh luận nữa, ở Việt Nam tất cả quyền lực tập chung vào Đảng và đại diện cho Đảng là Bộ chính trị.
     
    Báo quản trị |  
  • #10382   27/01/2010

    nguyenkhue
    nguyenkhue

    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2008
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 6311
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Chuyện nhà làm luật mâu thuẫn, phi thực tế ...

    Người dân phải làm gì khi các quy định của pháp luật mâu thuẫn nhau?

    Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của LKNTC số 58/2005/QH11 ngày 29/11/2005 theo tôi có các điều mâu thẫn nhau như sau :

     

    K1 Điều 1 ghi : khỏan 16 Đ 2 dược sửa đổi, bổ sung như sau:

    “16. QĐ gq kn có hiệu lực pháp luật bao gồm QĐ gq kn lần đầu, QĐ gq kn lần 2 mà trong thời hạn do pháp luật quy định người kn không kn tiếp, không khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án “…

    Tiếp theo tại mục i) k 2 Đ 45 yêu cầu QĐ gq lần 2 phải có nội dung : “i) Quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa “

    Cuối cùng Đ 2 , k1 ghi : “ Bãi bỏ k15 Điều 2 của LKNTC “, k2 ghi :“ Thay cụm từ “ QĐ này là QĐ gq kn cuối cùng” tại đọan 2 Đ54 của LKNTC bằng cụm từ “ QĐ này là quyết định có hiệu lực thi hành “

     Như vậy có thể hiểu, sau khi có QĐ lần 2, người kn có quyền kn tiếp lên cấp trên hoặc kiện ra tòa …

    Thế nhưng tại k5 Đ 32 của Luật này xác định các trường hợp không được thụ lý lại  ghi :” 5. Việc kn đã có QĐ gq kn lần 2 “ . Như vậy các cơ quan có quyền nhận đơn hoặc không nhận do tùy thích của mình … phải không ?

     

    Thực tế : Tại QĐ gq kn lần 2 của UBNDTP  ngày 02/11/2007  Về gq đơn kn đòi lại đất của bà Lê Thị Đào , Điều 2 ghi : Đây là QĐ gq lần 2 của UBNDTP v/v gq đơn kn của bà Lê Thị Đào . Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được QĐ này  bà Lê Thị Đào có quyền khởi kiện  tại Tòa án nhân dân…”

    Thế nhưng tại Thông báo số 3554/VP-TLHC ngày 03/12/2007 của TANDTP lại ghi : “ Các yêu cầu  Tòa án xem xét của bà Đào không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính theo quy định tại khỏan 2 điều 138 Luật Đất đai năm 2003….” (Điều này cho rằng là QĐ cuối cùng ? “

     

    Vậy người dân phải hiểu và làm gì với những quy định của pháp luật như vậy ?

    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 14/03/2010 12:15:09 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #10383   18/09/2008

    XuanHan
    XuanHan
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/04/2008
    Tổng số bài viết (200)
    Số điểm: 3672
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Người dân phải làm gì khi các quy định của pháp luật mâu thuẫn nhau?

        Vấn đề bạn nêu không có gì mâu thuẫn cả!

        Theo quy định của Luật Khiếu nại tố cáo (sau khi được sửa đổi, bổ sung năm 2004 và 2005) thì:
        “Quyết định giải quyết khiếu nại có hiệu lực pháp luật” bao gồm quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu, quyết định giải quyết khiếu nại lần hai mà trong thời hạn do pháp luật quy định người khiếu nại không khiếu nại tiếp, không khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.” (khoản 16 Điều 2)

        Trước hết, xin nói đến quyết định giải quyết khiếu nại lần hai: Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày hết thời hạn giải quyết khiếu nại lần hai (hết 45 ngày kể từ ngày thụ lý) mà khiếu nại không được giải quyết hoặc kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần hai mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Toà án.

        Như vậy, nếu không khởi kiện mà để hết thời hạn 30 ngày trên, thì quyết định giải quyết khiếu nại lần hai có hiệu lực pháp luật. Bạn lưu ý đây là quy định áp dụng chung về việc khiếu nại và thủ tục giải quyết khiếu nại đối với các quyết định hành chính, hành vi hành chính nói chung (như tiêu đề của Mục 3 và Chương II của Luật KNTC có nêu).

        Còn quy định tại Điều 54 của Luật KNTC là áp dụng đối với quyết định kỷ luật cán bộ, công chức bởi Điều 54 thuộc Chương III với tiêu đề “Khiếu nại, giải quyết khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức” và theo đó:
        Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận được quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo; đối với khiếu nại quyết định kỷ luật cán bộ, công chức do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh giải quyết lần đầu mà người khiếu nại không đồng ý thì có quyền khiếu nại đến người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo là Bộ trưởng Bộ Nội vụ.

        Trong thời hạn 30 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết, người có thẩm quyền giải quyết tiếp theo phải xem xét, ra quyết định giải quyết khiếu nại bằng văn bản; đối với vụ việc phức tạp thì thời hạn giải quyết khiếu nại có thể kéo dài hơn nhưng không quá 45 ngày, kể từ ngày thụ lý để giải quyết. Quyết định này là quyết định có hiệu lực thi hành.
        Như vậy, bạn có thể nhận thấy điểm khác biệt ở đây so với thủ tục giải quyết khiếu nại một quyết định hành chính, hành vi hành chính nói chung, đó là không có chuyện khởi kiện ra tòa. Trừ khi đó là quyết định kỷ luật với hình thức buộc thôi việc theo Điều 55 Luật KNTC.

        Còn về khoản 5 Điều 32: Việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần hai là căn cứ để không thụ lý giải quyết khiếu nại tiếp chứ không phải là căn cứ để không thụ lý giải quyết vụ án tại tòa. Bởi vậy, không có chuyện “các cơ quan có quyền nhận đơn hoặc không nhận do tùy thích của mình” như bạn đã nghĩ và muốn ám chỉ đến việc tòa án bác đơn.

        Đối với vụ việc thực tế bạn nêu, Thông báo số 3554/VP-TLHC của TANDTP ghi: “Các yêu cầu  Tòa án xem xét của bà Đào không phải là đối tượng khởi kiện vụ án hành chính theo quy định tại khỏan 2 điều 138 Luật Đất đai năm 2003….” thì cần phải xem bà Đào đã yêu cầu những gì trong đơn khởi kiện thì mới có thể giải thích cặn kẽ được.

    Tuy nhiên, bạn cần lưu ý Luật Đất đai là luật chuyên ngành nên trình tự, thủ tục giải quyết khiếu nại trong lĩnh vực đất đai phải áp dụng Luật Đất đai (hiểu nôm na là ưu tiên áp dụng). Và Thông báo của Tòa đã viện dẫn khoản 2 Điều 138 Luật Đất đai thì nếu bạn xem khoản 2 Điều 138 sẽ thấy rõ một khi quyết định của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương là quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì đó là quyết định giải quyết cuối cùng và bà Đào không có quyền khởi kiện để giải quyết tiếp tại Tòa.

     

    Cập nhật bởi admin ngày 13/09/2010 08:59:42 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #10384   20/09/2008

    nguyenkhue
    nguyenkhue

    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2008
    Tổng số bài viết (59)
    Số điểm: 6311
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 2 lần


    Bạn XuanHan chưa hiểu ý...

    Cảm ơn bạn XuanHan có bài trả lời. Nhưng bạn XuanHan chưa hiểu ý của tôi. Tôi xin nói thêm cho rõ như sau :
      Bà Đào nộp đơn ra tòa trong thời hạn 30 ngày như luật định, tòa nhận đơn. Khi trả đơn tòa không bảo là hết thời hạn, mà bảo theo K2 Đ 138 LĐĐ, nghĩa là QĐ gq lần 2 của UBNDTP là QĐ cuối cùng, nghĩa là không được kiện ra tòa nữa, mặc dù nộp đơn trong thời hạn luật định.
          Cụ thể:
          -Ngày 02/11/2007 , UBNDTP ra QĐ gq kn lần 2, có nêu, nếu không đồng ý, bà Đào kiện ra tòa trong thời hạn 30 ngày.
          -Ngày 16/11/2007 Tòa nhận đơn khởi kiện của bà Đào. ( không quá hạn ).
          -Ngày 03/12/2007 Tòa ra Thông báo Trả đơn khởi kiện.
    ( với lý do nêu trong phần câu hỏi, thế mới mâu thuẫn )
    Mong ý kiến của các bạn...
     
    Báo quản trị |  
  • #10385   29/09/2008

    TRITHONGMINHNHANTAO
    TRITHONGMINHNHANTAO
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 1730
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    Xin chào bạn!

    Tại Điều 45 – Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo quy định quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo lần 2 phải có các nội dung … “i) Quyền khởi kiện vụ án hành chính tại Tòa ”.Như vậy, sau khi có quyết định giải quyết khiếu nại lần 2, người khiếu nại chỉ có thể khởi kiện VAHC tại TA,không có quy định người khiếu nại có quyền khiếu nại tiếp theo.

    Như vậy là phù hợp với khoản 5 – Điều 32 - Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật khiếu nại, tố cáo là việc khiếu nại đã có quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 thì không được thụ lý giải quyết nữa.Tức là nếu khiếu nại tiếp theo sẽ không được thụ lý giải quyết nữa.

    Quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 của UBNDTP theo đúng quy định của pháp luật là ghi nội dung:bà Đào có quyền khởi kiện tại TAND

    Đối với việc khiếu nại quyết định hành chính, hành vi hành chính về đất đai phải áp dụng luật đất đai để xem xét

    Theo Điều 61 – NĐ 84/2007/NĐ-CP quy định” việc giải quyết khiếu nại đối với quyết định bồi thường, hỗ trợ, tái định cư hoặc quyết định cưỡng chế thu hồi đất thực hiện theo quy định tại Điều 138 của Luật Đất đai, Điều 63 và Điều 64 Nghị định này và các quy định về giải quyết khiếu nại tại Nghị định số 136/2006/NĐ-CP.

    Nhưng Tòa án đã ra thông báo là yêu cầu giải quyết của bà Đào không thuộc đối tượng khởi kiện VAHC theo quy định tại khoản 2 –  Điều 138 -  Luật Đất đai.

    Như vậy, theo Điều 63 – NĐ 84/2007/NĐ-CP quy định quyết định giải quyết khiếu nại của Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh là quyết định giải quyết lần hai, phải được công bố công khai và gửi cho người khiếu nại, người khác có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan.

    Tức là không khởi kiện VAHC nên quyết định giải quyết khiếu nại lần 2 là quyết định có hiệu lực thi hành.Như vậy là không có sự mâu thuẫn giữa Tòa án và UBNDTP.
    Cập nhật bởi admin ngày 13/09/2010 09:00:39 AM
     
    Báo quản trị |  
  • #10386   01/10/2008

    TRITHONGMINHNHANTAO
    TRITHONGMINHNHANTAO
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 1730
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 11 lần


    ĐÂY LÀ BÀI BÁO LIÊN QUAN ĐẾN VẤN ĐỀ BẠN THẮC MẮC.BẠN XEM THAM KHẢO VẤN ĐỀ CỦA BẠN NHÉ

    Ủy ban chỉ qua, tòa chỉ lại!
    01-10-2008 00:10:45 GMT +7
    VĂN VIỆT
    Sau khi UBND tỉnh giải quyết khiếu nại lần hai, người dân có quyền kiện ra tòa hay không? Gút mắc do “luật đá luật” đến nay vẫn chưa được tháo gỡ.

    Ông Đặng Ngọc Sỹ (ngụ tại Liên Nghĩa, Đức Trọng, Lâm Đồng) cho biết: Năm 1989, gia đình ông mua một lô đất của ông V. vốn được khai phá trước giải phóng. Sau đó, ông Sỹ đã tự xây cất một căn nhà vách ván. Năm 1996, UBND huyện Đức Trọng đã tổ chức cưỡng chế tháo dỡ căn nhà và thu hồi diện tích đất trên của gia đình ông Sỹ.

    Gia đình ông Sỹ đã gửi đơn khiếu nại với yêu cầu UBND huyện phải có quyết định thu hồi đất để ông được áp giá bồi thường, được cấp đất tái định cư. Ngày 28-4-2008, UBND huyện Đức Trọng ra quyết định bác đơn khiếu nại của ông Sỹ với lý do gia đình ông Sỹ lấn chiếm đất và xây dựng trái phép. Việc tháo dỡ công trình vi phạm của gia đình ông Sỹ là “để trả lại nguyên hiện trạng đất quy hoạch thác Liên Khương và diện tích đất nằm trong phạm vi lộ giới hành lang bảo vệ an toàn giao thông đường bộ của quốc lộ 20”.

    Không đồng ý với quyết định xử lý này của UBND huyện Đức Trọng, gia đình ông Sỹ đã khiếu nại đến UBND tỉnh Lâm Đồng. Ngày 8-7-2008, UBND tỉnh Lâm Đồng đã ra quyết định bác đơn khiếu nại của gia đình ông Sỹ; giữ nguyên quyết định nêu trên của UBND huyện Đức Trọng. Tại Điều 3 Quyết định của UBND tỉnh Lâm Đồng có ghi: “Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày nhận được quyết định này, nếu không đồng ý, ông Sỹ có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại TAND tỉnh Lâm Đồng”.

    Đúng hạn quy định, ông Sỹ đã khởi kiện đến TAND tỉnh Lâm Đồng. Nhưng rồi tòa này đã trả lại đơn của ông Sỹ. Theo TAND tỉnh Lâm Đồng, quyết định của chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng là “quyết định giải quyết cuối cùng theo Luật Đất đai năm 2003”. Theo Pháp lệnh Thủ tục giải quyết vụ án hành chính, lẽ ra khi không đồng ý với quyết định giải quyết khiếu nại lần đầu của UBND huyện Đức Trọng, ông Sỹ phải kiện ngay ra tòa. Trường hợp đã khiếu nại tiếp đến UBND tỉnh Lâm Đồng và được UBND tỉnh ra quyết định giải quyết khiếu nại lần hai thì ông Sỹ không còn quyền khởi kiện nữa.

    Như vậy, giữa hướng dẫn của UBND tỉnh và cách xử lý của TAND tỉnh Lâm Đồng đang có sự khác biệt nhau. Chẳng rõ ai đúng, ai sai nên ông Sỹ cứ thấy ấm ức khi vụ việc của mình đã không được tòa án tỉnh xem xét, giải quyết.

    Cần sớm có hướng dẫn thống nhất

    Lại lần nữa vụ việc cụ thể này cho thấy các luật hiện hành đang “đá” nhau. Luật Khiếu nại tố cáo được sửa đổi, bổ sung năm 2005 quy định: Đối với những khiếu nại đã được chủ tịch UBND cấp huyện giải quyết lần đầu, sau đó người khiếu nại tiếp tục khiếu nại lên chủ tịch UBND cấp tỉnh để giải quyết khiếu nại lần hai, khi có quyết định giải quyết lần hai mà người khiếu nại vẫn không đồng ý thì có quyền khởi kiện vụ án hành chính tại tòa án trong thời hạn 30 ngày (Điều 45, 46). Trong khi đó, Luật Đất đai năm 2003 lại quy định trong trường hợp trên thì quyết định của chủ tịch UBND cấp tỉnh là quyết định giải quyết cuối cùng. Vì vậy, người dân không còn khởi kiện tại tòa án được nữa (Điều 138). Pháp lệnh Thủ tục giải quyết vụ án hành chính được sửa đổi, bổ sung năm 2006 cũng quy định theo hướng này. Như thế, phải thực hiện theo luật nào mới chính xác?

    Cuối năm 2007, cuộc thi “À Ra Thế” của Báo Pháp Luật TP.HCM cũng đã đưa ra lấn cấn này và đến nay thì vụ việc vẫn chưa có lời gút thỏa đáng. Đành rằng phe cho rằng “người khiếu nại vẫn có quyền khởi kiện ra tòa” chiếm tỷ lệ áp đảo (3/4), phe còn lại với ý kiến “người khiếu nại không còn quyền khởi kiện ra tòa nữa” chỉ là số ít (1/4) nhưng đâu là cơ sở pháp lý để các địa phương thực hiện thống nhất?

    Điều 80 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định: “Trong trường hợp các văn bản quy phạm pháp luật về cùng một vấn đề do một cơ quan ban hành mà có quy định khác nhau thì áp dụng quy định của văn bản được ban hành sau”. Nên chăng Ủy ban Thường vụ Quốc hội sớm có văn bản hướng dẫn các nơi thực hiện theo Luật Khiếu nại tố cáo năm 2005 vì luật này ra đời sau Luật Đất đai.

    TP

     
    Báo quản trị |  
  • #10387   27/01/2010

    ls_nguyenthugiang
    ls_nguyenthugiang

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/05/2008
    Tổng số bài viết (18)
    Số điểm: 95
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi đồng tình với ý kiến của bạn

    Các cơ quan thi hành pháp luật cứ vận dụng có lợi cho mình, bất chấp quyền lợi của người dân. Đó là nguy cơ của nền dân chủ.....
     
    Báo quản trị |  
  • #12411   11/03/2009

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    KHI NHÀ LÀM LUẬT PHI THỰC TẾ ...

    Chuẩn trẻ 5 tuổi!?

    LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN THỂ CHẤT

    Chuẩn 1. Thực hiện kỹ năng vận động cơ bản và phát triển các tố chất trong vận động (6 chỉ số)

    a) Bật xa tối thiểu 50cm bằng hai chân;

    b) Nhảy xuống từ độ cao 40cm và tiếp đất an toàn;

    c) Ném và bắt được bóng (đường kính 15cm) bằng hai tay;

    d) Trèo lên và xuống được ít nhất 5 bậc thang luân phiên từng chân;

    đ) Chạy 18m với thời gian nhiều nhất 5 giây;

    e) Chạy liên tục 150m không tính thời gian (không bỏ cuộc giữa chừng).

    Chuẩn 2. Giữ thăng bằng, phối hợp các giác quan khi vận động (3 chỉ số)

    a) Nhảy lò cò được ít nhất 5 bước liên tục, đổi được chân theo yêu cầu;

    b) Đi giật lùi được ít nhất 5m theo hướng thẳng;

    c) Đi được thăng bằng trên ghế thể dục (2m x 0,35 x 0,25 cm).

    Chuẩn 3. Thể hiện các kỹ năng vận động tinh xảo và phối hợp vận động mắt, tay (6 chỉ số)

    a) Cài và mở được cúc áo;

    b) Tô màu được hình có chi tiết nhỏ ( tô kín, không chờm ra ngoài nét vẽ);

    c) Cắt được theo đường thẳng và cong của các hình đơn giản;

    d) Dán các hình chi tiết vào đúng vị trí cho trước, không bị nhăn;

    đ) Cầm bát, thìa xúc ăn gọn gàng, không làm rơi vãi;

    e) Rót nước vào cốc không làm đổ ra ngoài.

    Chuẩn 4. Hiểu biết và thực hành chăm sóc sức khỏe, dinh dưỡng (5 chỉ số)

    a) Biết một số hoạt động của bản thân trẻ trong sinh hoạt hàng ngày có lợi cho sức khỏe, sự lớn lên và phát triển của cơ thể (VD: đánh răng, tắm rửa, ăn uống, ngủ nghỉ, thể dục…);

    b) Kể được tên một số thực phẩm (hoặc món ăn) cần có trong bữa ăn hàng ngày;

    c) Biết một số hành vi ăn uống có hại cho sức khỏe (ăn thức ăn ôi thiu, thức ăn không vệ sinh, ăn rau quả chưa rửa sạch, uống nước lã);

    d) Biết thuốc lá có hại cho sức khỏe và thể hiện thái độ không đồng tình với người hút thuốc;

    e) Biết che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp.

    Chuẩn 5. Thực hành chăm sóc vệ sinh cá nhân (4 chỉ số)

    a) Biết rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn;

    b) Có thói quen rửa mặt, đánh răng hàng ngày;

    d) Biết chọn quần áo phù hợp với thời tiết;

    e) Giữ đầu tóc gọn gàng, quần áo sạch sẽ.

    Chuẩn 6. Hiểu biết và thực hành về an toàn cá nhân (4 chỉ số)

    a) Biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm;

    b) Nhận biết và không tự ý sử dụng những đồ vật gây nguy hiểm (dao, đinh, kim tiêm, ổ điện, diêm, bật lửa, phích nước sôi…) ;

    c) Không đi theo và nhận quà của người lạ khi chưa được người thân cho phép;

    d) Biết ý nghĩa và có ý thức thực hiện theo quy định của một số biển báo giao thông, biển báo nơi nguy hiểm.

    LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN TÌNH CẢM VÀ QUAN HỆ XÃ HỘI

    Chuẩn 7. Nhận thức về bản thân (4 chỉ số)

    a) Nói được họ và tên, địa chỉ nhà hoặc số điện thoại, tên bố, mẹ của mình;

    #ff6600;">b) Biết mình là trai hay gái và có ứng xử phù hợp;

    c) Nói được khả năng của bản thân (những việc có thể làm được, không thể làm được);

    d) Biết đề xuất những trò chơi và hoạt động thể hiện sở thích của cá nhân.

    Chuẩn 8. Tự tin và tự trọng (4 chỉ số)

    a) Chấp nhận và cố gắng thực hiện công việc được giao;

    b) Hài lòng khi hoàn thành công việc;

    c) Chủ động và độc lập trong một số hoạt động đơn giản hằng ngày (vệ sinh cá nhân, chuẩn bị cho giờ học, trực nhật lớp...);

    d) Mạnh dạn bày tỏ ý kiến của bản thân.

    Chuẩn 9. Cảm nhận và thể hiện cảm xúc (7 chỉ số)

    a) Nhận biết trạng thái cảm xúc vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ của người khác;

    b) Biết bộc lộ cảm xúc vui, buồn, tức giận, sợ hãi, ngạc nhiên, xấu hổ;

    c) Biết an ủi hoặc chia vui với người thân và bạn bè;

    d) Quan tâm, thích thú đối với các hiện tượng trong thiên nhiên (đời sống của động vật, thực vật và sự thay đổi của chúng);

    đ) Thích chăm sóc cây cối, con vật thân thuộc;

    e) Thay đổi hành vi và thể hiện cảm xúc phù hợp với hoàn cảnh;

    g) Cố gắng kiềm chế những cảm xúc tiêu cực (ăn vạ, gào khóc, ném đồ chơi...).

    Chuẩn 10. Có mối quan hệ tích cực với bạn và người lớn (6 chỉ số)

    a) Dễ hòa đồng với bạn trong nhóm chơi;

    b) Chủ động giao tiếp với bạn và người lớn gần gũi;

    c) Chia sẻ cảm xúc, kinh nghiệm và đồ chơi với bạn;

    d) Sẵn sàng giúp đỡ khi bạn gặp khó khăn;

    đ) Có nhóm bạn chơi thường xuyên;

    e) Tuân theo thứ tự luân phiên khi tham gia vào các hoạt động.

    Chuẩn 11. Hợp tác với người khác (5 chỉ số)

    a) Biết lắng nghe ý kiến của bạn;

    b) Biết trao đổi ý kiến của mình với các bạn;

    c) Biết tìm cách để giải quyết mâu thuẫn (dùng lời, nhờ sự can thiệp của người khác, chấp nhận sự thỏa hiệp);

    d) Chấp nhận sự phân công của nhóm;

    đ) Sẵn sàng thực hiện nhiệm vụ đơn giản cùng người khác.

    Chuẩn 12. Phát triển hành vi thích ứng trong quan hệ xã hội (5 chỉ số)

    a) Biết được hành động hoặc việc làm của mình ảnh hưởng đến người khác như thế nào;

    b) Có thói quen chào hỏi, xưng hô lễ phép với người lớn, cảm ơn, xin lỗi...;

    c) Biết đề nghị sự giúp đỡ của người khác khi cần thiết;

    d) Biết được một số hành vi đúng, sai của con người đối với môi trường;

    đ) Có hành vi bảo vệ môi trường trong sinh hoạt hàng ngày (không vứt rác bừa bãi, tiết kiệm điện, nước...).

    Chuẩn 13. Biết tôn trọng người khác (3 chỉ số)

    a) Nói được khả năng và sở thích của người khác;

    b) Chấp nhận sự khác biệt giữa người khác với mình (về sở thích, nhu cầu, những khiếm khuyết về cơ thể...);

    c) Nhận ra sự không công bằng trong nhóm bạn và biết cách tạo lại sự công bằng.

    LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NGÔN NGỮ VÀ GIAO TIẾP

    Chuẩn 14. Nghe hiểu lời nói (4 chỉ số)

    a) Phân biệt được sắc thái của lời nói khi vui, buồn, tức, giận, ngạc nhiên, sợ hãi;

    b) Hiểu và đáp lại lời nói của người khác;

    c) Hiểu nghĩa một số từ khái quát chỉ sự vật, hiện tượng đơn giản, gần gũi ( đồ chơi, hoa, quả, vật nuôi trong nhà…);

    e) Nghe hiểu nội dung câu chuyện, thơ, đồng dao, ca dao... dành cho trẻ.

    Chuẩn 15. Sử dụng lời nói với mục đích khác nhau (7 chỉ số)

    a) Phát âm rõ ràng;

    b) Sử dụng các từ chỉ tên gọi, hành động, tính chất và biểu cảm trong sinh hoạt hàng ngày;

    c) Sử dụng các loại câu khác nhau trong giao tiếp: câu đơn, câu ghép, câu hỏi, câu khẳng định, câu phủ định, câu mệnh lệnh;

    d) Lời nói bày tỏ được cảm xúc hoặc nhu cầu, ý nghĩ và kinh nghiệm của bản thân;

    đ) Biết sử dụng lời nói để thỏa thuận, trao đổi, hợp tác, chỉ dẫn bạn bè trong hoạt động vui chơi;

    e) Kể về một sự việc, hiện tượng nào đó để người nghe hiểu được;

    g) Kể lại được nội dung chuyện đã nghe theo đúng trình tự.

    Chuẩn 16. Thể hiện văn hoá giao tiếp (7 chỉ số)

    a) Biết khởi đầu một cuộc trò chuyện bằng các cách khác nhau (nói gây sự chú ý hoặc hỏi một câu);

    b) Biết điều chỉnh giọng nói (giọng điệu và tốc độ) phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp;

    c) Chăm chú lắng nghe người khác và đáp lại bằng cử chỉ, nét mặt, ánh mắt phù hợp;

    d) Biết chờ đến lượt trong giao tiếp, trò chuyện, thảo luận (không nói leo, không ngắt lời người khác);

    đ) Biết hỏi lại hoặc có những biểu hiện qua cử chỉ, điệu bộ, nét mặt khi không hiểu người khác nói;

    e) Biết sử dụng một số từ: chào, tạm biệt, cảm ơn, xin lỗi, xin phép, thưa, vâng ạ phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp;

    g) Không nói tục, chửi bậy.

    Chuẩn 17. Làm quen với việc đọc (7 chỉ số)

    a) Biết sử dụng một số ký hiệu, biểu tượng như tranh ảnh, chữ viết, số... trong sinh hoạt hàng ngày;

    b) Nhận biết được các phần của sách truyện (tên quyển truyện, phần mở đầu, kết thúc truyện, trang bìa, trang sách);

    c) “Đọc vẹt” theo truyện đã được nghe nhiều lần;

    d) Kể được nội dung câu chuyện đơn giản dựa vào tranh minh hoạ và kinh nghiệm của bản thân;

    đ) Thích đọc những chữ đã biết có ở môi trường xung quanh;

    e) Thể hiện sự thích thú với sách (tìm kiếm sách để xem, yêu cầu người khác đọc cho nghe, thích đọc theo người lớn, tham gia „đọc“ sách cùng với bạn);

    g) Có hành vi giữ gìn, bảo vệ sách.

    Chuẩn 18. Làm quen với việc viết (5 chỉ số)

    a) Biết được rằng chữ viết có thể thay thế cho lời nói và các chữ viết ra có thể đọc được;

    b) Có thể vẽ lại sự việc nào đó theo ý thích trong câu chuyện đã được nghe kể;

    c) Bắt chước hành vi viết và sao chép những chữ cái, từ đơn giản xung quanh;

    d) Tự “viết” được đúng tên của mình;

    đ) Thích sử dụng các dụng cụ viết khác nhau để viết, vẽ tranh.

    Chuẩn 19. Làm quen với chữ viết tiếng Việt (3 chỉ số)

    a) Nhận dạng được 29 chữ cái tiếng Việt;

    b) Phát âm đúng phiên âm của các chữ cái tiếng Việt;

    c) Biết hướng đọc và viết theo thứ tự từ trên xuống dưới, từ trái qua phải.

    LĨNH VỰC PHÁT TRIỂN NHẬN THỨC VÀ SẴN SÀNG VỚI VIỆC HỌC

    Chuẩn 20. Nhận thức về môi trường xã hội (3 chỉ số)

    a) Biết được công dụng và chất liệu của các đồ dùng thông thường trong sinh hoạt hằng ngày;

    b) Kể được một số địa điểm công cộng gần gũi nơi trẻ sống (điểm vui chơi, trường học, chợ, bệnh viện hoặc trung tâm y tế…);

    c) Nói được nghề nghiệp và nơi làm việc của bố mẹ.

    Chuẩn 21. Nhận thức về môi trường tự nhiên (4 chỉ số)

    a) Chia nhóm cây cối, con vật và đặt tên theo đặc điểm chung;

    b) Biết thứ tự các giai đoạn phát triển cơ bản của cây (VD: hạt--> nảy mầm--> cây--> ra hoa--> có quả), con vật (VD: trứng gà --> gà con --> gà trưởng thành);

    c) Nói được những đặc điểm nổi bật của từng mùa (xuân, hè, thu, đông) trong năm;

    d) Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản (mưa, nắng, gió...) sắp xảy ra.

    Chuẩn 22. Nhận thức về nghệ thuật (6 chỉ số)

    a) Nghe và cảm nhận được giai điệu (vui, êm dịu, buồn) của bài hát/bản nhạc;

    b) Hát đúng giai điệu những bài hát đơn giản, thích tham gia vào các hoạt động biểu diễn;

    c) Thể hiện cảm xúc và vận động phù hợp (vỗ tay, lắc lư, nhún nhảy....) với nhịp điệu của bài hát, bản nhạc;

    d) Thể hiện cảm xúc (sờ, ngắm nhìn, ngạc nhiên, sung sướng…) trước vẻ đẹp của thiên nhiên và sản phẩm tạo hình;

    đ) Biết sử dụng các phương tiện, vật liệu khác nhau để tạo hình một sản phẩm đơn giản;

    e) Nói được ý tưởng thể hiện trong sản phẩm tạo hình của mình.

    Chuẩn 23 . Nhận thức về số, đếm và đo (3 chỉ số)

    a) Đếm được ít nhất 10 đối tượng;

    b) Tách 10 đối tượng thành 2 nhóm bằng ít nhất 2 cách và so sánh;

    c) Đo chiều dài, chiều rộng, chiều cao bằng một đơn vị đo nào đó (gang tay, bước chân, thước) và nói kết quả.

    Chuẩn 24. Nhận thức về hình học và hướng trong không gian (2 chỉ số)

    a) Chỉ ra được khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật và khối trụ theo yêu cầu;

    b) Xác định được vị trí (trong, ngoài, trên, dưới, trước, sau, phải, trái) của một vật so với một vật khác;

    Chuẩn 25. Nhận thức về thời gian (3 chỉ số)

    a) Gọi tên các ngày trong tuần theo thứ tự;

    b) Phân biệt được hôm qua, hôm nay, ngày mai qua các sự kiện hàng ngày;

    c) Nói được ngày trên lốc lịch và giờ (chẵn giờ - VD: 1 giờ, 2 giờ ...) trên đồng hồ.

    Chuẩn 26. Tò mò và ham hiểu biết (2 chỉ số)

    a) Hay đặt các câu hỏi;

    b) Tìm cách khám phá các sự vật, hiện tượng xung quanh.

    Chuẩn 27. Chú ý có chủ định và kiên trì (2 chỉ số)

    a) Tập trung chú ý trong khoảng 10 - 15 phút

    b) Thực hiện đến cùng công việc được giao;

    Chuẩn 28. Khả năng suy luận (3 chỉ số)

    a) Nói được mối liên hệ nguyên nhân - kết quả đơn giản trong cuộc sống hằng ngày (VD: Nếu đi ngoài nắng không đội mũ thì dễ bị ốm; nếu uống nước bẩn thì sẽ bị đau bụng ...);

    b) Loại được một đối tượng không cùng nhóm với các đối tượng còn lại;

    c) Nhận ra quy tắc sắp xếp đơn giản và tiếp tục thực hiện theo qui tắc (VD: sắp xếp màu, hình trang trí: Xanh - đỏ - vàng - Xanh - đỏ - vàng; hình to nhất - nhỏ hơn - nhỏ nhất; sắp xếp âm thanh theo mức độ to, nhỏ: hát to - hát vừa - hát nhỏ; ...).

    Chuẩn 29. Khả năng sáng tạo (2 chỉ số)

    a) Thể hiện cái mới, độc đáo trong trò chơi ( VD: sử dụng cán chổi để làm ngựa phi, dùng chiếu, chăn để làm nhà, lều ...) hoặc trong tạo hình (vẽ, nặn các vật theo ý tưởng riêng ...), âm nhạc (vận động mô phỏng theo bài hát, đặt lời mới theo nhạc bài hát quen thuộc ...);

    b) Kể thêm hoặc thay đổi diễn biến của câu chuyện đã biết (hành động, lời nói của nhân vật, mở đầu, kết thúc của câu chuyện ...) một cách hợp lý.

    (Nguồn: Bộ GD-ĐT)

    #0000ff;">Trẻ em Việt Nam đều được sinh ra tại Phú  Mỹ Hưng và đều sẽ trở thành " Thần Đồng". Lúc đó, Hết dám nói " thần đồng  Đất Việt" như ... lá mùa thu nhé!
    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 13/03/2010 11:57:36 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #12412   17/02/2009

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Tôi cá rằng nay mai, Bộ GD-ĐT lại xin lỗi, rút lại cái quy định về chuẩn chiếc này tương tự cái vụ "ngực lép không được ra đường" của Bộ Y tế
    Ngực "lép" sẽ không được lái xe trên 50 phân khối?
    Trong Bắt giò nhà làm luật | Của nguyenthaibinh | Xem: 558 | Phản hồi 14 | Ngày: 21/10/2008 | Báo quản trị

    hay vụ
      
     Quyết định 51/2009/QĐ-UBND của Ủy ban nhân dân thành phố Hà Nội bị thổi phạt?
    Trong Bắt giò nhà làm luật | Của anh_tuan351 | Xem: 112 | Phản hồi 1 | Ngày: 06/02/2009 | Báo quản trị

    Cảm ơn Bộ Y tế! Cảm ơn UBND TP Hà Nội! Cảm ơn Bộ GD-ĐT! Cảm ơn những con người có ý tưởng "sáng tạo", thỉnh thoảng nghĩ ra những quy định hay ho cho anh em LawSooft chúng ta thảo luận zui zẻ, xả xì trét một chút!
     
     
    Báo quản trị |  
  • #12413   17/02/2009

    ququica
    ququica

    Sơ sinh

    Bà Rịa - Vũng Tàu, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2008
    Tổng số bài viết (84)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chuẩn này dành cho ai???

    Chuẩn này dành cho trẻ 05 tuổi??? Không chắc.!!! dùng cho trẻ 50 tuổi thì đúng hơn.
    Để đạt chuẩn này cho bé 5 tuổi, phải đợi khoảng 10 đến 20 năm nữa. Hì hì ... mười đến hai mươi năm là số năm ... cần cộng thêm vào tuổi của bé để thi đạt chuẩn.
    Để đạt chuẩn này tôi nghĩ: lấy "cả nhà" của bé ra kiểm tra cũng ... chưa chắc đạt.
    Cũng đồng ý với bác Cuong thui.
     
    Báo quản trị |  
  • #12414   17/02/2009

    maixuanhuong
    maixuanhuong
    Top 200
    Male


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:21/07/2008
    Tổng số bài viết (466)
    Số điểm: 2097
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 10 lần


    Tất cả là vì con em của chúng ta

    Có lẽ khi ban hành các quy định "chuẩn" này, những người có trách nhiệm đối với thế hệ tương lai của đất nước đều có mong muốn cho con cháu chúng ta được sánh ngang với các bạn bè trên thế giới. Giá như chúng ta có kinh phí để bắt đầu tư hôm nay để con cháu chúng ta đạt được những tiêu chuẩn còn cao hơn thế. Về mặt chủ trương tôi cũng dám bàn nhiều, tuy nhiên có một vài điều tôi phải suy nghĩ (nhất là khía cạnh logic) và xin được đưa ra bình chọn như sau:

    - Tiêu chuẩn nguy hiểm nhất:
    Nhảy xuống từ độ cao 40cm và tiếp đất an toàn;
    (Nếu muốn kiểm tra các em tiêu chuẩn này, cho các em nhảy thử, em nào gẫy chân chắc về tập lại rồi)

    - Tiêu chuẩn phản tác dụng nhất:
    Không nói tục, chửi bậy.
    (Nếu không cho các em biết thế nào là nói tục, chửi bậy thì làm sao các em biết mà tránh ?).

    - Tiêu chuẩn "mượn gió bẻ măng nhất":
    Biết thuốc lá có hại cho sức khỏe và thể hiện thái độ không đồng tình với người hút thuốc;
    (Chắc muốn tận dụng chính các em trong chương trình tuyên truyền không hút thuốc lá luôn).

    - Tiêu chuẩn không thể tiến hành kiểm tra được:
    Biết kêu cứu khi gặp nguy hiểm;
    (Đến người lớn còn không biết mình gặp nguy hiểm khi nào. Hay có sáng kiến cho các em ra sông bơi….?)

    - Tiêu chuẩn thiếu chặt chẽ nhất:
    Cài và mở được cúc áo;
    (Không biết là cúc áo của mình hay của bạn....?)

    - Tiêu chuẩn bị xã hội chi phối nhất:
    Thích đọc những chữ đã biết có ở môi trường xung quanh;
    (Chả biết các bạn thế nào chứ tôi toàn thấy "khoan bê tông" mới cả "Cấm đái bậy" thôi).

    - Tiêu chuẩn cao nhất nhất:
    Dự đoán một số hiện tượng tự nhiên đơn giản (mưa, nắng, gió...) sắp xảy ra.
    (ặc, cái này đến trung tâm dự báo khí tượng thủy văn còn sai nữa là. Hay những người có trách nhiệm muốn VN có cả thế hệ đều là Gia Cát Lượng nhỉ?).
    ...........
    Còn nhiều nữa, mong các thành viên giúp tôi phát triển thêm nữa nhé.

    CÔNG TY LUẬT NAM AN
    VPGD: Tầng 3, số 10 Thái Thịnh II - Đống Đa - Hà Nội
    ĐT: 04.35625193  04.22020422   DĐ: 0912.481.114
    Email: namanlaw@gmail.com   luatnaman@gmail.com
    Giám đốc: Luật sư Mai Xuân Hương



     

     

     
    Báo quản trị |  
  • #12415   17/02/2009

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Hì hì, tiêu chuẩn này đang là dự thảo!

    Cám ơn sự phân tích của Ls MaiXuanHuong, nhưng rất tiếc, chuẩn này đang trong giai đoạn dự thảo! Cho nên các đồng chí vui lòng đóng góp ý kiến để Bộ Giáo dục và Đào tạo hoàn thiện chuẩn!

    Ý  kiến của các đồng chí càng thống nhất thì tương lai con em chúng ta đều sống ở Phú Mỹ Hưng hết đó ạ!

    Trân trọng cảm ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #12416   18/02/2009

    cuongktv
    cuongktv

    Sơ sinh

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:22/08/2008
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 155
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tất cả cũng chỉ vì Sự tiến bộ của XH!

    Tôi cũng đồng tình với ý kiến của lethigam_ms.
    Chúng ta nên phát biểu, góp ý với quan điểm xây dựng!
    Mọi người phải thấy rằng: Nghĩ ra cái mới phù hợp với quy luật mới khó, chứ đi tìm kẻ hở để chê bai thì dễ hơn nhiều! Trong vụ này, chắc Bộ GD-DT cũng đã có tham khảo ý kiến ở đâu đó rồi!
    Xã hội VN đang còn nhiều điều bất cập-Chính xác! Lý do, đương nhiên nhiều người biết, nhiều người phân tích được; Để hoàn thiện nó? Không dễ chút nào!
    Có Bộ dự thảo luật nào mà không phải chỉnh sửa đâu chứ?
    Hy vọng mọi thành viên của Lawsoft sẽ đi đầu trong vụ này!
    Nếu chúng ta không tích cực khẩn trương thì con cháu của chúng ta sẽ phải "nhận" thôi các Bác ạ!

     
    Báo quản trị |