Chương trình khung đào tạo

Chủ đề   RSS   
  • #5778 21/12/2008

    huyenthu

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 320
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chương trình khung đào tạo

    Tôi đọc trong điều 41 luật Giáo dục thấy có ghi "Bộ trưởng bộ giáo dục và đào tạo có trách nhiệm tổ chức biên soạn và duyệt các giáo trình sử dụng chung cho các trường cao đẳng, trường đại học" nhưng tôi lại không thấy 1 văn bản nào nói về các giáo trình dùng chung đó.
    Tôi không rõ các giáo trình dùng chung đó là những giáo trình gì và có văn bản nào quy đinh về các giáo trình dùng chung đó không?
    Tôi đã hỏi rất nhiều người nhưng không ai rõ về vấn đề này.
    Hiện tôi đang chuẩn bị tổ chức thẩm định cho các giáo trình đại cương nên rất cần thông tin về vấn đề này
    Rất mong nhận được sự hồi âm sớm.
    Cập nhật bởi VietThuong ngày 11/03/2010 04:58:17 PM
     
    24813 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #5779   12/05/2008

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Về Giáo trình dùng chung!

    Giáo trình dùng chung, hay còn gọi là giáo trình sử dụng chung. Các giáo trình này có cùng nội dung được dùng chung cho một số chuyên ngành. Chương trình này được gọi tên là chương trình khung.
    Các chương trình khung này được Bộ Giáo dục và Đào tạo trên cơ sở các quy định của Luật Giáo dục (Điều 30 và Điều 36 ), sau khi thỏa thuận với các bộ ngành liên quan ban hành dưới dạng những chương trình khung kèm theo một Quyết định cụ thể.
    Hiệu trưởng trường trung cấp, trường cao đẳng, trường đại học tổ chức biên soạn và duyệt giáo trình các môn học; chọn giáo trình tiên tiến, hiện đại trong và ngoài nước phù hợp với mục tiêu giáo dục, phù hợp với chương trình khung và nhiệm vụ đào tạo của trường trên cơ sở thẩm định của Hội đồng thẩm định giáo trình do Hiệu trưởng thành lập, bảo đảm có đủ giáo trình chính thức phục vụ giảng dạy và học tập...
    Các quy định cụ thể, ban có thể tham khảo các quy định tại Điều 30, 36 Luật Giáo dục quy định về nội dung chương trình giáo dục và một số quy định tại Nghị định số 76/2006/NĐ-CP ngày 02/08/2006 của Chính phủ hướng dẫn chi tiết Luật Giáo dục tại http://thuvienphapluat.com
    Chúc bạn thành công!

     
    Báo quản trị |  
  • #5780   12/05/2008

    huyenthu
    huyenthu

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 320
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Về giáo trình dùng chung

    Tôi đã tìm đọc và thống kê thấy có ghi 8 đề cương môn học như sau:
    1. Triết học Mác - Lênin 4 đvht
    (Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 8/5/2003)
    2. Kinh tế Chính trị Mác - Lênin   4 đvht (
    Quyết định số 19/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 8/5/2003)
    3. Chủ nghĩa xã hội khoa học 3 đvht (
    Quyết định số 45/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 26/9/2003)

    4. Lịch sử Đảng Cộng sản Việt Nam   3 đvht (Quyết định số 47/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/10/2003)

    5. Tư tưởng Hồ Chí Minh  3 đvht (Quyết định số 35/2003/QĐ-BGD&ĐT ngày 31/7/2003)

    6. Quản lý Nhà nước và quản lý ngành 2 đvht (Quyết định số 33/2002/QĐ-BGD&ĐT ngày 22/7/2002)
    7. Giáo dục thể chất 3 đvht (
    Quyết định số 3244/GD-ĐT ngày 12/9/1995)

    8. Giáo dục quốc phòng 135 tiết (Quyết định số 81/2007/QĐ-BGD&ĐT ngày 24/12/2007)
    Nhưng tôi không thấy văn bản nào quy định về các giáo trình dùng chung đó. Tôi không biết ngoài các môn đó ra còn môn nào không?
    Như các môn toán kinh tế, logic đại cương, toán cao cấp I-II-III, vật lý đại cương, hóa học đại cương chẳng hạn thì bộ giáo dục có quy định giáo trình chung không? Có được tổ chức biên soạn giáo trình và thẩm định cho các giáo trình này không?

     
    Báo quản trị |  
  • #5781   12/05/2008

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Về giáo trình dùng chung!

    Bạn có thể tham khảo tại http://thuvienphapluat.com
    Bạn vào phần tra cứu và tìm kiếm theo điều kiện "chương trình khung" và tìm trong tiêu đề, sau đó chọn loại văn bản cần tìm là Quyết định. Kết quả tìm thấy sẽ là các chương trình khung liên quan đến các khối ngành, bao gồm cả tự nhiên, xã hội và kỹ thuật.
    Tuy nhiên, các khối ngành và chương trình khung thì nhiều lắm, có thể trên đó chưa đầy đủ. Rất mong sự đóng góp của bạn để bộ chương trình này đầy đủ và hoàn thiện hơn!
    Trân trọng!
     
    Báo quản trị |  
  • #5782   21/12/2008

    huyenthu
    huyenthu

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2008
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 320
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chương trình khụng đào tạo

    Theo Điều 16 trong quy định số 21/2001/QĐ-BGD&ĐT ngày 06  tháng 06 năm 2001 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo về CTK_THCN, tôi được biết các môn học bắt buộc đối với đào tạo TCCN gồm: GDQP, Chính trị, Thể dục thể thao, Tin học, Ngoại ngữ và Giáo dục pháp luật. Tôi đã tìm đọc và được biết Bộ GDĐT đã ban hành nội dung đào tạo 2 môn học GDPT và GDQP theo quy định số 33/2008/QĐ-BGDĐT và số 80/2007/QĐ-BGDĐT, nhưng không thấy chương trình quy định chung cho các môn còn lại. Vậy cho tôi hỏi các môn còn lại có quy định chương trình chung không, hay do các trường tự xây dựng và chỉ cần đảm bảo số tiết theo quy định đào tạo TCCN hệ 2 năm của bộ là TDTT (60 tiết), Tin học (45-60 tiết), Ngoại ngữ (120-150 tiết), chính trị (90 tiết). Rất mong sự hồi âm sớm. Tôi xin chân thành cảm ơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #6018   08/12/2008

    thanhvd
    thanhvd

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2008
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    tôi muốn tìm các văn bản quy định liên quan tới việc cấp bằng tốt nghiệp đại học

    tôi muốn tìm văn bản liên quan tới việc cấp bằng tốt nghiệp đại học hệ chinh quy, tại chức, mở rộng, đào tạo từ xa, chuyên tu...do các trường đại học của Việt Nam cấp, xin cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #6019   23/08/2008

    lethigam_ms
    lethigam_ms
    Top 200
    Lớp 1

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:03/04/2008
    Tổng số bài viết (423)
    Số điểm: 2783
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 82 lần


    Cấp bằng tốt nghiệp!

    Các văn bản liên quan đến việc cấp bằng đại học:
    - QĐ về quản lý văn bằng, chứng chỉ;
    - QĐ về quy chế, văn bằng, chứng chỉ;
    - QĐ  về cấp bằng đào tạo từ xa;
    - QĐ về văn bằng hai
    Tôi không biết còn vb nào nữa không, nhưng tôi tìm thấy nhiêu đó thui!

     
    Báo quản trị |  
  • #6020   23/08/2008

    thanhvd
    thanhvd

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2008
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    tìm giúp văn bản

    Xin cảm ơn luật sư!

     
    Báo quản trị |  
  • #6021   26/08/2008

    thanhvd
    thanhvd

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2008
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    tìm giúp văn bản luật

    Xin Luật sư cho biết văn bản quy định của bộ Giáo dục đào tạo về quy chế thi - Quy chế thi hết môn trong các trường đai học . Tôi xin cảm ơn
     
    Báo quản trị |  
  • #6022   08/12/2008

    thanhvd
    thanhvd

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:16/07/2008
    Tổng số bài viết (33)
    Số điểm: 815
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    tìm giúp văn bản luật

    tìm giúp tôi các văn bản quy định về đào tạo đại học hệ tại chức, chuyên tu, mở rộng. Xin trân trọng cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #6081   23/11/2009

    ladynice0117
    ladynice0117

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/08/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tìm giúp tôi Phụ lục 1B,2B,3B,4B kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/5/2008

    Kính gửi: Các Bạn trên diễn đàn
    Tôi đang làm về công tác dạy nghề tôi cần tìm Phụ lục 1B,2B,3B,4B ban hành kèm theo Quyết định số 49/QĐ-BLĐTBXH ngày 02/5/2008 của Bộ Lao động TBXH về việc ban hành chương trình khung trình độ Trung cấp nghề, trình độ cao đẳng nghề cho nghề Quản trị Mạng máy tính mà không thấy, tôi đã download được toàn văn QĐ nói trên nhưng không thấy đính kèm 4 Phụ  lục nói trên. Bạn nào biết có thể gửi cho tôi theo địa chỉ email: ttthuhuong@vnn.  Tôi xin trân trọng cảm ơn
    Trần Thị Thu Hương
     
    Báo quản trị |  
  • #6082   05/09/2008

    dinhhainhat
    dinhhainhat
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2008
    Tổng số bài viết (276)
    Số điểm: 2273
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 18 lần


    Chương trình khung trình độ trung cấp nghề, trình độ cao đảng nghề cho nghề quản trị mạng máy tính

    Có phải bạn muốn tìm 2 chương trình trên không? ( là file đính kèm quyết định ). Tôi không thấy ở đâu có các phụ lục như bạn hỏi.
     
    Báo quản trị |  
  • #6083   23/11/2009

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
    -----
        

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
    -------

     

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

    TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

    Hà Nội - Năm 2008

    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

    TRÌNH ĐỘ CAO ĐẲNG NGHỀ
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 49 /2008 /QĐ- BLĐTBXH ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội)

     

    Tên nghề: Quản trị mạng máy tính

    Mã nghề:

    Trình độ đào tạo: Cao đẳng nghề

    Đối tượng tuyển sinh: Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

    Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 43

    Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Cao đẳng nghề,

     

    1. Mục tiêu đào tạo

    1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp

    - Kiến thức:

    + Tính kiên nhẫn, tỉ mỉ trong công việc khi thực hiện với thời gian dài và khó như: Lắp ráp, cài đặt, quản trị, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị của hệ thống máy tính.

    + Tính cẩn thận, chính xác trong các công việc cần có độ an toàn như: Lắp ráp, cài đặt, tháo lắp các thiết bị cuả hệ thống mạng, chuẩn đoán và sửa chữa các sự cố hư hỏng của các thiết bị của hệ thống mạng và thiết bị ngoại vi của máy tính.

    + Tính cộng đồng khi làm việc trong một tổ/ nhóm kỹ thuật để hoàn thành công việc được giao.

    + Tính khách quan, trung thực khi kiểm tra chất lượng các thiết bị của hệ thống máy tính và hệ thống mạng.

    + Có khả năng tổ chức, quản lý, điều hành một hệ thống mạng.

    - Kỹ năng:

    Học xong chương trình đào tạo này người học có các năng lực sau:

    + Thiết kế hệ thống mạng LAN, WAN và mạng không dây.

    + Lắp ráp, cài đặt và quản trị hệ thống mạng và hệ thống mạng không dây.

    + Bảo dưỡng, nâng cấp và sửa chữa hệ thống mạng và hệ thống mạng không dây.

    + Đảm bảo an toàn các hệ thống mạng.

    + Phân tích thiết kế, quản lý, vận hành các hệ thống thông tin.

    + Quản lý triển khai các dự án công nghệ thông tin trong tổ chức hoạt động.

    + Thiết kế cơ sở dữ liệu, xây dựng và quản lý website.

    + Biết phân tích, đánh giá và đưa ra giải pháp xử lý các sự cố.

    + Có khả năng tự nâng cao trình độ chuyên môn.

    + Có năng lực kèm cặp, hướng dẫn các thợ bậc thấp hơn.

    + Biết tổ chức, quản lý, điều hành một hệ thống mạng trong một công ty, trường học, trung tâm hay xí nghiệp; một tổ kỹ thuật; một cửa hàng lắp ráp, cài đặt, bảo trì, bảo dưỡng và sửa chữa hệ thống máy tính và hệ thống mạng.

    1.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng

    - Chính trị, đạo đức:

    + Luôn chấp hành các nội qui, qui chế của nhà trường.

    + Có trách nhiệm, thái độ học tập chuyên cần và cầu tiến.

    + Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.

    - Thể chất, quốc phòng:

    + Có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức với cộng đồng và xã hội.

    + Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng phát triển đất nước, chấp hành hiến pháp và pháp luật, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động quốc phòng.

    + Có khả năng tuyên truyền, giải thích về trách nhiệm của công dân đối với nền quốc phòng của đất nước.

    2. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

    2.1. Thời gian của khóa học và thời gian thực học tối thiểu

    - Thời gian đào tạo: 3 năm

    - Thời gian học tập: 131 tuần

    - Thời gian thực học tối thiểu: 3645 h

    - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 300 h; Trong đó thi tốt nghiệp: 90 h

    2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 360 h

    - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 3285h

    + Thời gian học bắt buộc: 2670 h;           Thời gian học tự chọn: 615 h

    + Thời gian học lý thuyết: 1125 h;           Thời gian học thực hành: 2160 h

    3. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc, thời gian và phân bổ thời gian; đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    3.1 Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    Mã MH, MĐ
        

    Tên môn học, mô đun
        

    Thời gian đào tạo
        

    Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

    Năm học
        

    Học kỳ
        

    Tổng số
        

    Trong đó

    Giờ LT
        

    Giờ TH

    I
        

    Các môn học chung
        

     
        

     
        

    360
        

    204
        

    156

    MH 01
        

    Chính trị
        

    1,3
        

    I
        

    60
        

    57
        

    3

    MH 02
        

    Pháp luật
        

    1,3
        

    I
        

    30
        

    28
        

    2

    MH 03
        

    Giáo dục thể chất
        

    1,3
        

    I
        

    60
        

    0
        

    60

    MH 04
        

    Giáo dục quốc phòng
        

    1,3
        

    I
        

    90
        

    33
        

    57

    MH 05
        

    Anh văn
        

    1,3
        

    I
        

    120
        

    86
        

    34

    II
        

    Các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc
        

     
        

     
        

    2670
        

    885
        

    1785

    II.1
        

    Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở
        

     
        

     
        

    390
        

    180
        

    210

    MH 06
        

    Anh văn chuyên ngành
        

    1
        

    I
        

    60
        

    30
        

    30

    MH 07
        

    Tin học đại cương
        

    1
        

    I
        

    75
        

    30
        

    45

    MĐ 08
        

    Tin học văn phòng
        

    1
        

    I
        

    120
        

    40
        

    80

    MĐ 09
        

    Internet
        

    1
        

    I
        

    45
        

    15
        

    30

    MH 10
        

    Toán ứng dụng
        

    1
        

    I
        

    60
        

    45
        

    15

    MH 11
        

    An toàn vệ sinh công nghiệp
        

    1
        

    I
        

    30
        

    20
        

    10

    II.2
        

    Các môn học, mô đun chuyên môn nghề
        

     
        

     
        

    2280
        

    705
        

    1575

    MH 12
        

    Kiến trúc máy tính
        

    1
        

    I
        

    90
        

    40
        

    50

    MH 13
        

    Lập trình căn bản I
        

    1
        

    II
        

    90
        

    30
        

    60

    MH 14
        

    Cơ sở dữ liệu
        

    1
        

    II
        

    60
        

    30
        

    30

    MĐ 15
        

    Lắp ráp và cài đặt máy tính
        

    1
        

    II
        

    90
        

    20
        

    70

    MH 16
        

    Mạng máy tính
        

    1
        

    II
        

    90
        

    40
        

    50

    MĐ 17
        

    Hệ quản trị CSDL
        

    1
        

    II
        

    90
        

    30
        

    60

    MH 18
        

    Nguyên lý hệ điều hành
        

    1
        

    II
        

    90
        

    50
        

    40

    MH 19
        

    Cấu trúc dữ liệu và giải thuật
        

    2
        

    I
        

    75
        

    40
        

    35

    MĐ 20
        

    Thiết kế, xây dựng mạng LAN
        

    2
        

    I
        

    120
        

    40
        

    80

    MĐ 21
        

    Quản trị mạng 1
        

    2
        

    I
        

    150
        

    50
        

    100

    MH 22
        

    An toàn mạng
        

    2
        

    I
        

    60
        

    20
        

    40

    MĐ 23
        

    Thiết lập, xây dựng và quản trị hệ thống WebServer và MailServer
        

    2
        

    II
        

    210
        

    60
        

    150

    MĐ 24
        

    Thực tập thực tế
        

    2
        

    II
        

    150
        

    0
        

    150

    MH 25
        

    Phân tích thiết kế hệ thống
        

    3
        

    I
        

    90
        

    45
        

    45

    MĐ 26
        

    Công nghệ mạng không dây
        

    3
        

    I
        

    75
        

    30
        

    45

    MH 27
        

    Quản trị CSDL Khách/chủ
        

    3
        

    I
        

    90
        

    30
        

    60

    MH 28
        

    Quản lý dự án CNTT
        

    3
        

    I
        

    60
        

    30
        

    30

    MĐ 29
        

    Quản trị mạng 2
        

    3
        

    I
        

    60
        

    20
        

    40

    MĐ 30
        

    Lập trình JAVA
        

    3
        

    II
        

    90
        

    30
        

    60

    MĐ 31
        

    Bảo trì hệ thống mạng
        

    3
        

    II
        

    60
        

    20
        

    40

    MĐ 32
        

    ISA
        

    3
        

    II
        

    60
        

    20
        

    40

    MĐ 33
        

    Thiết kế Web
        

    3
        

    II
        

    120
        

    30
        

    90

    MĐ 34
        

    Thực tập tốt nghiệp
        

    3
        

    II
        

    210
        

     
        

    210

     
        

    Tổng cộng:
        

     
        

     
        

    3030
        

    1089
        

    1941
                                

     

    3.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    (Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1B và 2B)

    4. Hướng dẫn sử dụng ctktđcđn để xác định chương trình dạy nghề

    4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

    Ngoài các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc nêu trong mục 3 các cơ sở dạy nghề có thể tự xây dựng các môn học/mô đun đào tạo tự chọn hoặc lựa chọn trong số các môn học/mô đun đào tạo tự chọn được đề nghị trong chương trình khung. Thời gian dành cho các môn học/mô đun đào tạo tự chọn được thiết kế sao cho tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo tự chọn cộng với tổng thời gian của các môn học/mô đun đào tạo bắt buộc bằng hoặc lớn hơn thời gian thực học tối thiểu đã quy định nhưng không được quá thời gian thực học đã quy định trong kế hoạch đào tạo của toàn khoá học.

    4.2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

    4.2.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân phối thời gian

    Mã MH, MĐ
        

    Tên môn học, mô đun (Kiến thức, kỹ năng tự chọn)
        

    Thời gian đào tạo
        

    Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

    Năm học
        

    Học kỳ
        

    Tổng số
        

    Trong đó

    Giờ LT
        

    Giờ TH

    MH 35
        

    Kỹ thuật điện tử
        

    1
        

    II
        

    60
        

    30
        

    30

    MĐ 36
        

    Vẽ đồ hoạ (Photoshop/core draw)
        

    2
        

    I
        

    60
        

    20
        

    40

    MH 37
        

    Kỹ thuật truyền số liệu
        

    1
        

    II
        

    45
        

    30
        

    15

    MĐ 38
        

    Autocad
        

    2
        

    I
        

    60
        

    30
        

    30

    MĐ 39
        

    Lập trình trực quan
        

    2
        

    I
        

    120
        

    40
        

    80

    MĐ 40
        

    Hệ điều hành Linux
        

    2
        

    II
        

    60
        

    20
        

    40

    MH 41
        

    Hệ phân Tán
        

    2
        

    II
        

    90
        

    30
        

    60

    MĐ 42
        

    Công nghệ đa phương tiện
        

    2
        

    II
        

    60
        

    20
        

    40

    MĐ 43
        

    Lập trình mạng
        

    3
        

    II
        

    60
        

    20
        

    40

     
        

    Tổng cộng
        

     
        

     
        

    615
        

    240
        

    375

     

    4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

    (Theo mẫu định dạng tại phụ lục 3B và 4B)

    4.3. Hướng dẫn xác định chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình dạy nghề của trường.

    Chương trình chi tiết của các môn học/mô đun bắt buộc đã có trong chương trình khung chỉ quy định chi tiết đến tên các bài học. Các trường có thể tự xây dựng chương trình chi tiết hơn đến nội dung của từng bài học để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp giảng dạy.

    4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

    - Thời gian, nội dung của các môn học/mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng sẽ được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng miền.

    - Thời gian, nội dung của các môn học/mô đun đào tạo nghề tự chọn nếu trường lựa chọn theo kiến nghị trong chương trình khung sẽ xác định theo quy định đã có trong chương trình khung. Trên cơ sở các quy định này trường tự xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học/mô đun tự chọn cho trường mình.

    4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp

    4.5.1. Kiểm tra kết thúc môn học

    - Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành

    - Thời gian kiểm tra:       + Lý thuyết: Không quá 120 phút

                                        + Thực hành: Không quá 8 giờ

    * Về kiến thức:

    Được đánh giá bằng các bài kiểm tra viết, các buổi thuyết trình, chất lượng sản phẩm và ý nghĩa của quá trình sản xuất. Đánh giá cụ thể theo các mô đun theo trình tự các mức độ sau:

    - Tổng hợp đầy đủ, chính xác các kiến thức đã học.

    - Ứng dụng các kiến thức đã học vào sản xuất một cách khoa học để giải quyết vấn đề có hiệu quả nhất.

    - Trình bày đầy đủ nội dung các kiến thức cơ sở có liên quan.

    * Về kỹ năng:

    Kết quả thực hành sẽ được đánh giá theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp qua quan sát, chấm điểm theo công việc và sản phẩm:

    - Độc lập công tác đạt kết quả tốt, chủ động, có khả năng hướng dẫn kèm cặp thợ bậc thấp.

    - Thực hiện được các công việc trong phạm vi sử dụng các trang bị, máy sẵn có.

    * Về thái độ:

    Được đánh giá qua bảng kiểm và nhận xét:

    - Cẩn thận, nghiêm túc trong công việc.

    - Trung thực trong kiểm tra, có trách nhiệm và có ý thức giữ gìn bảo quản tài sản, máy móc, dụng cụ, tiết kiệm vật tư, phấn đấu đạt năng suất và chất lượng cao nhất, đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất.

    - Có ý thức bảo vệ môi trường, bình đẳng trong giao tiếp.

    4.5.2. Thi tốt nghiệp

    Số TT
        

    Môn thi
        

    Hình thức thi
        

    Thời gian thi

    1
        

    Chính trị
        

    Viết, vấn đáp, trắc nghiệm
        

    Không quá 120 phút

    2
        

    Kiến thức, kỹ năng nghề:
        

     
        

     

     
        

    - Lý thuyết nghề
        

    Viết, vấn đáp, trắc nghiệm
        

    Không quá 120 phút

     
        

    - Thực hành nghề
        

    Bài thi thực hành
        

    Không quá 24h

     
        

    - Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)
        

    Bài thi lý thuyết và thực hành
        

    Không quá 24h

     

    4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoài khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

    - Để sinh viên có nhận thức đầy đủ về nghề nghiệp đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo.

    - Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.

    4.7. Các chú ý khác

    - Khi sử dụng chương trình để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở thì cộng thêm chương trình văn hoá ởung học phổ thông, theo Quyết định Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành.

    - Khi các trường lựa chọn xong các môn học/mô đun tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học/mô đun trong chương đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý.

    - Có thể lựa chọn các môn học/mô đun đào tạo nghề có trong chương trình khung để xây dựng các chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề tuỳ theo nhu cầu của người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học dễ dàng học liên thông lên trình độ cao hơn ./.
     
    Báo quản trị |  
  • #6084   23/11/2009

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    BỘ LAO ĐỘNG-THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
    -----

    CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh Phúc
    -------

     


    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

    TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ QUẢN TRỊ MẠNG MÁY TÍNH
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 49/2008/QĐ-BLĐTBXH ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

     

    Hà Nội - Năm 2008


    CHƯƠNG TRÌNH KHUNG

    TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ
    (Ban hành kèm theo Quyết định số 49 /2008 /QĐ-BLĐTBXH ngày 02 tháng 5 năm 2008 của Bộ trưởng Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)

     

    Tên nghề: Quản trị mạng máy tính

    Mã nghề:

    Trình độ đào tạo: Trung cấp nghề

    Đối tượng tuyển sinh: - Tốt nghiệp Trung học phổ thông và tương đương;

    - Tốt nghiệp Trung học cơ sở và tương đương, có bổ sung văn hoá Trung học phổ thông theo Quyết định Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành;

    Số lượng môn học, mô đun đào tạo: 30

    Bằng cấp sau khi tốt nghiệp: Bằng tốt nghiệp Trung cấp nghề,

     

    1. Mục tiêu đào tạo

    1.1. Kiến thức, kỹ năng nghề nghiệp:

    - Kiến thức:

    + Tính kiên nhẫn, tỉ mỉ trong công việc khi thực hiện với thời gian dài và khó như: Lắp ráp, cài đặt, quản trị, sửa chữa, bảo dưỡng các thiết bị của hệ thống máy tính

    + Tính cẩn thận, chính xác trong các công việc cần có độ an toàn cao như: Lắp ráp, cài đặt, tháo lắp các thiết bị cuả hệ thống mạng, chuẩn đoán và sửa chữa các sự cố hư hỏng của các thiết bị của hệ thống mạng và thiết bị ngoại vi của máy tính.

    + Tính cộng đồng khi làm việc trong một tổ/ nhóm kỹ thuật để hoàn thành công việc được giao.

    + Tính khách quan, trung thực khi kiểm tra chất lượng các thiết bị của hệ thống máy tính và hệ thống mạng.

    - Kỹ năng:

    Học xong chương trình đào tạo này người học có các năng lực sau:

    + Thiết kế hệ thống mạng LAN

    + Lắp ráp và cài đặt hệ thống mạng

    + Quản trị hệ thống mạng

    + Bảo dưỡng, nâng cấp và sửa chữa hệ thống mạng

    + Đảm bảo an toàn hệ thống mạng

    + Khai thác và quản lý dịch vụ Internet

    + Thiết kế web và lập trình mạng

    + Biết giao tiếp, thi công, quản lý và tổ chức hệ thống mạng.

    + Tự nâng cao năng lực chuyên môn và kèm cặp những người khác làm được một số việc nhất định trong phạm vi nghề nghiệp.

    + Biết các biện pháp an toàn nghề nghiệp.

    1.2. Chính trị, đạo đức; Thể chất và quốc phòng:

    - Chính trị, đạo đức:

    + Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng và phát triển đất nước, hiến pháp và pháp luật, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động, tác phong, luôn vươn lên và tự hoàn thiện.

    + Có trách nhiệm, thái độ ứng xử, giải quyết vấn đề nghiệp vụ hợp lý.

    - Thể chất, quốc phòng:

    + Có sức khoẻ, lòng yêu nghề, có ý thức đầy đủ với cộng đồng và xã hội.

    + Có nhận thức đúng về đường lối xây dựng phát triển đất nước, chấp hành hiến pháp và pháp luật, ý thức được trách nhiệm của bản thân về lao động quốc phòng.

    2. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu

    2.1. Thời gian của khoá học và thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian đào tạo: 2 năm

    - Thời gian học tập: 90 tuần

    - Thời gian thực học tối thiểu: 2550 h

    - Thời gian ôn, kiểm tra hết môn và thi: 210 h; Trong đó thi tốt nghiệp: 60 h

    2.2. Phân bổ thời gian thực học tối thiểu:

    - Thời gian học các môn học chung bắt buộc: 180 h

    - Thời gian học các môn học, mô đun đào tạo nghề: 2370 h

    + Thời gian học bắt buộc: 1965 h            + Thời gian học tự chọn: 405 h

     + Thời gian học lý thuyết: 914 h             + Thời gian học thực hành: 1636 h

    3. Danh mục các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc, thời gian và phân bổ thời gian; chương trình chi tiết của từng môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    3.1 Danh mục các môn học, mô đun đào tạo bắt buộc


    Mã MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun

    Thời gian đào tạo

    Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

    Năm học

    Học kỳ

    Tổng số

    Trong đó

    Giờ LT

    Giờ TH

    I

    CÁC MÔN HỌC CHUNG

     

     

    180

    114

    66

    MH 01

    Chính trị

    1

    I

    30

    27

    3

    MH 02

    Pháp luật

    1

    I

    15

    13

    2

    MH 03

    Giáo dục thể chất

    1

    I

    30

    0

    30

    MH 04

    Giáo dục quốc phòng

    1

    I

    45

    18

    27

    MH 05

    Anh văn

    1

    I

    60

    56

    4

    II

    CÁC MÔN HỌC, MÔ ĐUN ĐÀO TẠO NGHỀ BẮT BUỘC

     

     

    1965

    630

    1335

    II.1

    Các môn học, mô đun kỹ thuật cơ sở

     

     

    390

    180

    210

    MH 06

    Anh văn chuyên ngành

    1

    I

    60

    30

    30

    MH 07

    Tin học đại cương

    1

    I

    75

    30

    45

    MĐ 08

    Tin học văn phòng

    1

    I

    120

    40

    80

    MĐ 09

    Internet

    1

    I

    45

    15

    30

    MH 10

    Toán ứng dụng

    1

    I

    60

    45

    15

    MH 11

    An toàn vệ sinh công nghiệp

    1

    I

    30

    20

    10

    II.2

    Các môn học, mô đun chuyên môn nghề

     

     

    1575

    450

    1125

    MH 12

    Kiến trúc máy tính

    1

    I

    90

    40

    50

    MH 13

    Lập trình căn bản (C)

    1

    II

    90

    30

    60

    MH 14

    Cơ sở dữ liệu

    1

    II

    60

    30

    30

    MĐ 15

    Lắp ráp và cài đặt máy tính

    1

    II

    90

    20

    70

    MH 16

     Mạng máy tính

    1

    II

    90

    40

    50

    MĐ 17

    Hệ quản trị CSDL

    1

    II

    90

    30

    60

    MH 18

    Nguyên lý hệ điều hành

    1

    II

    90

    50

    40

    MH 19

    Cấu trúc dữ liệu và giải thuật

    2

    I

    75

    40

    35

    MĐ 20

    Thiết kế, xây dựng mạng LAN

    2

    I

    120

    40

    80

    MĐ 21

    Quản trị mạng 1

    2

    I

    150

    50

    100

    MH 22

    An toàn mạng

    2

    I

    60

    20

    40

    MĐ 23

    Thiết lập, xây dựng và quản trị hệ thống Webserver và Mailserver

    2

    II

    210

    60

    150

    MĐ 24

    Thực tập tốt nghiệp

    2

    II

    360

    0

    360

    Tổng cộng

     

     

    2145

    744

    1401










     

    3.2 Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc

    (Nội dung chi tiết được kèm theo tại phụ lục 1A và 2A)

    4. Hướng dẫn sử dụng ctktđtcn để xác định chương trình dạy nghề

    4.1. Hướng dẫn xác định thời gian cho các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn:

    - Môn học/mô đun đào tạo nghề tự chọn nhằm mục đích đáp ứng nhu cầu đào tạo những kiến thức, kỹ năng cần thiết mang tính đặc thù riêng trong từng ngành cụ thể hoặc tính đặc thù của vùng miền của từng địa phương.

    - Ngoài các môn học/mô đun đào tạo nghề bắt buộc nêu trong mục 3, các Trường/cơ sở dạy nghề tự xây dựng hoặc lựa chọn một số môn học/mô đun đào tạo nghề tự chọn được đề nghị trong chương trình khung này (mang tính tham khảo) để áp dụng cho Trường/cơ sở của mình.

    - Việc xác định các môn học/mô đun tự chọn dựa vào các tiêu chí cơ bản như sau:

    + Đảm bảo mục tiêu đào tạo chung của nghề.

    + Đáp ứng được nhu cầu cần thiết của từng ngành, từng địa phương hoặc của từng doanh nghiệp cụ thể.

    + Đảm bảo thời gian đào tạo theo qui định.

    + Đảm bảo tỷ lệ thời gian (lý thuyết, thực hành) theo qui định.

    - Thời gian đào tạo các môn học/mô đun tự chọn chiếm khoảng (20 – 30%) tổng thời gian học tập các môn học đào tạo nghề. Trong đó thực hành chiếm từ (65- 85%) và lý thuyết từ 15 – 35%.

    4.2. Hướng dẫn xác định danh mục các môn học, mô đun đào tạo tự chọn; thời gian, phân bổ thời gian và đề cương chi tiết chương trình cho môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

    4.2.1. Danh mục môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn và phân phối thời gian


    MH, MĐ

    Tên môn học, mô đun (Kiến thức, kỹ năng tự chọn)

    Thời gian đào tạo

    Thời gian của môn học, mô đun (giờ)

    Năm học

    Học kỳ

    Tổng số

    Trong đó

    Giờ LT

    Giờ TH

    MH 25

    Kỹ thuật điện tử

    1

    II

    60

    30

    30

    MĐ 26

    Vẽ đồ hoạ

    (Photoshop/core draw)

    2

    I

    60

    20

    40

    mh 27

    Kỹ thuật truyền số liệu

    1

    II

    45

    30

    15

    mĐ 28

    Autocad

    2

    I

    60

    30

    30

    mĐ 29

    Lập trình trực quan

    2

    I

    120

    40

    80

    mĐ 30

    Hệ điều hành Linux

    2

    II

    60

    20

    40

     

    Cộng

     

     

    405

    170

    235

     

    4.2.2. Đề cương chi tiết chương trình môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

    (Theo mẫu định dạng tại phụ lục 3A và 4A)

    4.3. Hướng dẫn xác định chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề bắt buộc trong chương trình dạy nghề của trường.

    Chương trình chi tiết của các môn học/mô đun bắt buộc đã có trong chương trình khung chỉ quy định chi tiết đến tên các bài học. Các trường có thể tự xây dựng chương trình chi tiết hơn đến nội dung của từng bài học để thuận lợi cho giáo viên khi lên lớp giảng dạy.

    4.4. Hướng dẫn xây dựng chương trình chi tiết của các môn học, mô đun đào tạo nghề tự chọn

    - Thời gian, nội dung của các môn học/mô đun đào tạo nghề tự chọn do trường tự xây dựng sẽ được xác định căn cứ vào mục tiêu đào tạo và yêu cầu đặc thù của ngành, nghề hoặc vùng miền.

    - Thời gian, nội dung của các môn học/mô đun đào tạo nghề tự chọn nếu trường lựa chọn theo kiến nghị trong chương trình khung sẽ xác định theo quy định đã có trong chương trình khung. Trên cơ sở các quy định này trường tự xây dựng, thẩm định và ban hành chương trình chi tiết của các môn học/mô đun tự chọn cho trường mình.

    4.5. Hướng dẫn kiểm tra sau khi kết thúc môn học, mô đun đào tạo nghề và hướng dẫn thi tốt nghiệp

    4.5.1. Kiểm tra kết thúc môn học

    - Hình thức kiểm tra hết môn: Viết, vấn đáp, trắc nghiệm, bài tập thực hành

    - Thời gian kiểm tra:       + Lý thuyết: Không quá 120 phút

                                        + Thực hành: Không quá 08 giờ

    * Về kiến thức:

    Được đánh giá bằng các bài kiểm tra viết, các buổi thuyết trình, chất lượng sản phẩm và ý nghĩa của quá trình sản xuất. Đánh giá cụ thể theo các mô đun theo trình tự các mức độ sau:

    - Tổng hợp đầy đủ, chính xác các kiến thức đã học.

    - Ứng dụng các kiến thức đã học vào sản xuất một cách khoa học để giải quyết vấn đề có hiệu quả nhất.

    - Trình bày đầy đủ nội dung các kiến thức cơ sở có liên quan.

    * Về kỹ năng:

    Kết quả thực hành sẽ được đánh giá theo trình tự từ đơn giản đến phức tạp qua quan sát, chấm điểm theo công việc và sản phẩm:

    - Độc lập công tác đạt kết quả tốt, chủ động, có khả năng hướng dẫn kèm cặp thợ bậc thấp.

    - Thực hiện được các công việc trong phạm vi sử dụng các trang bị, máy sẵn có.

    * Về thái độ:

    Được đánh giá qua bảng kiểm và nhận xét:

    - Cẩn thận, nghiêm túc trong công việc.

    - Trung thực trong kiểm tra, có trách nhiệm và có ý thức giữ gìn bảo quản tài sản, máy móc, dụng cụ, tiết kiệm vật tư, phấn đấu đạt năng suất và chất lượng cao nhất, đảm bảo an toàn trong quá trình sản xuất.

    - Có ý thức bảo vệ môi trường, bình đẳng trong giao tiếp.

    4.5.2. Thi tốt nghiệp

    Số TT

    Môn thi

    Hình thức thi

    Thời gian thi

    1

    Chính trị

    Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Không quá 120 phút

    2

    Kiến thức, kỹ năng nghề:

     

     

     

    - Lý thuyết nghề

    Viết, vấn đáp, trắc nghiệm

    Không quá 120 phút

     

    - Thực hành nghề

    Bài thi thực hành

    Không quá 24h

     

    - Mô đun tốt nghiệp (tích hợp lý thuyết với thực hành)

    Bài thi lý thuyết và thực hành

    Không quá 24h

     

    4.6. Hướng dẫn xác định thời gian và nội dung cho các hoạt động giáo dục ngoài khóa (được bố trí ngoài thời gian đào tạo) nhằm đạt được mục tiêu giáo dục toàn diện.

    - Để học sinh có nhận thức đầy đủ về nghề đang theo học, trường có thể bố trí tham quan một số cơ sở doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh phù hợp với nghề đào tạo.

    - Thời gian được bố trí ngoài thời gian đào tạo chính khoá.

    4.7. Các chú ý khác

    - Khi sử dụng chương trình để giảng dạy cho đối tượng tuyển sinh tốt nghiệp Trung học cơ sở thì cộng thêm chương trình văn hoá Trung học phổ thông theo Quyết định Bộ Giáo dục – Đào tạo ban hành.

    - Khi các trường lựa chọn xong các môn học/mô đun tự chọn có thể xếp sắp lại mã môn học/mô đun trong chương đào tạo của trường mình để dễ theo dõi quản lý.

    - Có thể lựa chọn các môn học/mô đun đào tạo nghề có trong chương trình khung để xây dựng các chương trình dạy nghề trình độ sơ cấp nghề tuỳ theo nhu cầu của người học, tạo điều kiện thuận lợi cho người học dễ dàng học liên thông lên trình độ cao hơn./.

     
    Báo quản trị |  
  • #6085   23/11/2009

    Xmen-8711
    Xmen-8711
    Top 25
    Male
    Lớp 12

    An Ninh, Việt Nam
    Tham gia:24/01/2008
    Tổng số bài viết (2723)
    Số điểm: 19292
    Cảm ơn: 925
    Được cảm ơn 1055 lần
    SMod

    Có phải hai cái này bạn đang muốn tìm phải không? Nó ban hành kèm  theo QĐ 49 năm 2008 của Bộ Lao động thương binh & Xã hội
     
    Báo quản trị |  
  • #6138   19/09/2008

    TRI1977
    TRI1977

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/09/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi là giáo viên,cần một số nội dung cơ bản về luật giáo dục để phổ biến cho học sinh.Xin help

    Tôi là thành viên mới,cần một số nội dung cơ bản về luật giáo dục để phổ biến cho học sinh THPT.Xin chỉ giúp tìm nhanh. Cám ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #6139   14/09/2008

    Mai_Y_Nguyen
    Mai_Y_Nguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/10/2007
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 4781
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 83 lần


    Bạn hãy click vào dòng Tra cứu pháp luật có ở trên menu ngang giữa trang này.
    Điền các điều kiện tìm kiếm như sau:
    - Nội dung cần tìm: giáo dục
    - Tìm trong: tiêu đề văn bản
    - Kết quả phải: có chính xác cụm từ trên
    - Loại văn bản: Luật
    Sau đó nhấn vào nút Tìm kiếm (màu vàng) kết quả sẽ có cái bạn cần.
    Chúc may mắn.


     
    Báo quản trị |  
  • #6140   14/09/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Ngoài cách trên, bạn có thể vào chuyên mục Tủ sách pháp luật Của LawSoft, nhấn vào tiẻu mục Các bộ thuật thông dụng . Tại đó tôi đã giới thiệu địa chỉ có đầy đủ các đạo luật, các nghị định... của Nhà nước ta. 

    Bạn hãy tự học cách sử dụng các tiện ích của LawSoft để sau này có thể dùng đến!
    Nếu có gì khó khăn thì lên tiếng tại đây để anh em hướng dẫn! 
    Thân!
     
    Báo quản trị |  
  • #6141   14/09/2008

    PhanAnhCuong
    PhanAnhCuong
    Top 75
    Lớp 4

    Hải Phòng, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2008
    Tổng số bài viết (865)
    Số điểm: 5415
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 22 lần


    Thôi, bạn là thành viên mới, để tôi giúp bạn luôn:
    Bạn đã nhìn thấy dòng chữ  Tủ sách pháp luật  bên trái bài viết trên đây của bạn chưa?  Mở Tủ ra, bạn tìm đến mục Các bộ luật thông dụng. Tại bài dưới cùng của tôi, bạn hãy nhấp chuột vào danh mục Tất cả các luật. 

    Vì rằng bạn chưa thể nắm chắc văn bản Luật giáo dục này ban hành vào năm nào, luật nào còn, luật nào hết hiệu lực, đúng không? Vậy thì bạn chỉ cần đánh có 2 chữ vào ô Tìm kiếm chi tiết. Nhấn chuột vào nút Tìm kiếm màu đỏ bên phải. Một trang sau đây sẽ hiện ra bao gồm 5 đạo luật liên quan đến giáo dục. Trong đó Luật Giáo dục số 38/2005 là đạo luật hiện hành và Luật Giáo dục số 11/1998 là đạo luật đã hết hiệu lực.

    Bạn


    5  văn bản thoả mãn điều kiện.

    STT  Tiêu đề 
    1 dummy Luật 38/2005/QH11 ngày 14-06-2005     [Thông tin chi tiết]
    • Giáo dục
    • Cơ quan ban hành: Quốc hội
        
    2 dummy Luật 25/2004/QH11 ngày 15-06-2004     [Thông tin chi tiết]
    • Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
    • Cơ quan ban hành: Quốc hội
        
    3 dummy Luật 11/1998/QH10 ngày 02-12-1998     [Thông tin chi tiết] (Hết hiệu lực)
    • Giáo dục
    • Cơ quan ban hành: Quốc hội
        
    4 dummy Luật Không số ngày 12-08-1991     [Thông tin chi tiết]
    • Phổ cập giáo dục tiểu học
    • Cơ quan ban hành: Quốc hội
        
    5 dummy Luật Không số ngày 12-08-1991     [Thông tin chi tiết]
    • Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
    • Cơ quan ban hành: Quốc hội
        
     
    Báo quản trị |  
  • #6142   19/09/2008

    VBPhapluat
    VBPhapluat

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/09/2008
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 25
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    PhanAnhCuong viết:
    Thôi, bạn là thành viên mới, để tôi giúp bạn luôn:
    Bạn đã nhìn thấy dòng chữ  Tủ sách pháp luật  bên trái bài viết trên đây của bạn chưa?  Mở Tủ ra, bạn tìm đến mục Các bộ luật thông dụng. Tại bài dưới cùng của tôi, bạn hãy nhấp chuột vào danh mục Tất cả các luật. 

    Vì rằng bạn chưa thể nắm chắc văn bản Luật giáo dục này ban hành vào năm nào, luật nào còn, luật nào hết hiệu lực, đúng không? Vậy thì bạn chỉ cần đánh có 2 chữ vào ô Tìm kiếm chi tiết. Nhấn chuột vào nút Tìm kiếm màu đỏ bên phải. Một trang sau đây sẽ hiện ra bao gồm 5 đạo luật liên quan đến giáo dục. Trong đó Luật Giáo dục số 38/2005 là đạo luật hiện hành và Luật Giáo dục số 11/1998 là đạo luật đã hết hiệu lực.

    Bạn


    5  văn bản thoả mãn điều kiện.

    Tìm kiếm chi tiết
    Trích yếu Năm ban hành Hiển thị mỗi trang




    STT  Tiêu đề 
    1 dummy Luật 38/2005/QH11 ngày 14-06-2005     [Thông tin chi tiết
    • Giáo dục
    • Cơ quan ban hành: Quốc hội
        
    2 dummy Luật 25/2004/QH11 ngày 15-06-2004     [Thông tin chi tiết]
    • Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
    • Cơ quan ban hành: Quốc hội
        
    3 dummy Luật 11/1998/QH10 ngày 02-12-1998     [Thông tin chi tiết] (Hết hiệu lực)
    • Giáo dục
    • Cơ quan ban hành: Quốc hội
        
    4 dummy Luật Không số ngày 12-08-1991     [Thông tin chi tiết]
    • Phổ cập giáo dục tiểu học
    • Cơ quan ban hành: Quốc hội
        
    5 dummy Luật Không số ngày 12-08-1991     [Thông tin chi tiết]
    • Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em
    • Cơ quan ban hành: Quốc hội
        
     
    Báo quản trị |  
  • #6492   15/12/2008

    vanntn
    vanntn

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:17/07/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin trợ giúp tìm kiếm khẩn cấp

    Chào các bạn thành viên của LawSoft!
        Mình muốn tìm nội dung chi tiết kèm theo tại phụ lục 1A, 2A, phụ lục 1B, 2B trong quyết định số: 28/2008/QĐ-BLĐTBXH. Bạn nào có nguyên gốc của văn bản gởi giúp mình mới.
        Mình xin cảm ơn!
    Thông tin liên hệ:
    Nguyễn Thị Ngọc Vân
    Điện thoại: 0943 267361
    Email: mayxanh_hb@yahoo.com

     
    Báo quản trị |