Chủ thể ký kết HĐ

Chủ đề   RSS   
  • #61121 16/09/2010

    kythuong

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2009
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 560
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 5 lần


    Chủ thể ký kết HĐ

    Gửi các anh, chị,

    Thực trạng hiện nay tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi không có bộ phận hỗ trợ pháp lý thường hay vướng mắc trong việc Chủ thể tham gia ký kết HĐ.

    Phần lớn trong số đó thường nghĩ là Giám đốc thì đương nhiên được ký kết HĐ tuy nhiên trong GCN ĐKKD thì người đại diện theo pháp luật lại là Chủ tịch HĐ thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị.

    Vì vậy trước khi ký kết HĐ các bên cần xem xét GCN ĐKKD
     
    18850 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #61165   16/09/2010

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    Nội dung trả lời này không ăn nhập gì với câu hỏi. Vô cùng xin lỗi. ntdieu

    Về vấn đề này Thông tư 21/2003/TT-BLĐTBXH có quy định như sau

    II. GIAO KẾT, THAY ĐỔI NỘI DUNG HỢP ĐỒNG LAO ĐỘNG

    1. Người có thẩm quyền giao kết hợp đồng lao động với người lao động theo Điều 5 của Nghị định số 44/2003/NĐ-CP, được quy định cụ thể như sau:

    - Đối với doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp nhà nước, Luật Doanh nghiệp, Luật Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam là Tổng Giám đốc hoặc Giám đốc doanh nghiệp;

    - Đối với hợp tác xã là Chủ nhiệm hợp tác xã, đối với Liên hiệp hợp tác xã là Giám đốc Liên hiệp hợp tác xã;

    - Đối với các cơ quan, tổ chức, các chi nhánh, các văn phòng đại diện (gọi chung là tổ chức) của quốc tế hoặc nước ngoài đóng tại Việt Nam là người đứng đầu tổ chức (Trưởng chi nhánh, Trưởng văn phòng, Trưởng đại diện...).

    - Đối với cá nhân, hộ gia đình là người trực tiếp sử dụng lao động.

    Trường hợp những người có thẩm quyền không trực tiếp giao kết hợp đồng lao động thì có thể uỷ quyền cho người khác bằng văn bản, trừ trường hợp đã qui định về phân cấp quản lý nhân sự. Riêng đối với người sử dụng lao động là cá nhân thì không được uỷ quyền.

     
    Báo quản trị |  
  • #61197   17/09/2010

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Xin chào,

        Hình như phần trả lời bị gửi nhầm chủ đề hoặc bạn ntdieu bị lạc. Phần trao đổi của mình như sau: Bạn kythuong đưa ra chủ đề rất thời sự và nhiều người không để ý.

    Theo quy định, chủ thể ký kết HĐ phải là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp (trừ trường hợp ủy quyền). TGĐ chưa chắc là NĐDTPL của doanh nghiệp.

    Do vậy, muốn chắc ăn thì khi ký HĐ nếu có thể nên yêu cầu đối tác cung cấp bản sao GCN ĐKKD (Điều lệ và phải tự tìm hiểu thêm trên mạng về đối tác), nếu xác định không đúng NĐDTPL ký HĐ thì đề nghị cung cấp Giấy ủy quyền.

        Thân.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #61203   17/09/2010

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    @ Maiphuong5 : Bạn nói đúng, mình nhìn gà hóa cuốc rồi. 
     
    Báo quản trị |  
  • #61205   17/09/2010

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1500 lần


    Xin chào ntdieu,

        Không sao chuyên gia về lao động à, nếu HĐ mà có chữ LĐ nữa thì bạn chính xác hoàn toàn. Yên tâm, hột vịt còn lộn mà. Chúc khỏe nhé.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #61701   21/09/2010

    chaulevan
    chaulevan
    Top 100
    Lớp 8

    Bình Định, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2009
    Tổng số bài viết (761)
    Số điểm: 11158
    Cảm ơn: 342
    Được cảm ơn 594 lần


    Chào các bạn,

    Không biết trên thực tế khi ký kết hợp đồng, những người ký kết có xem GCNĐKKD hay không chứ theo mình thì điều này rất quan trọng vì các lý do sau đây:

    - Thứ nhất, việc kiểm tra sẽ giúp chúng ta biết được ai là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, người ký kết hợp đồng với mình có phải là người đại diện theo pháp luật hay không? nếu không phải thì họ có giấy ủy quyền hợp pháp để ký kết hợp đồng hay không? nếu có giấy ủy quyền thì giấy ủy quyền có phải do người đại diện theo pháp luật ký hay không?

    - Thứ hai, việc kiểm tra sẽ giúp các bên biết được vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư của bên kia, từ đó biết được giới hạn trách nhiệm tài sản của bên đối tác, giúp chúng ta có thể cân nhắc kỹ hơn trong việc giao k��t hợp đồng.

    Đối với ngân hàng thì đi��u này càng quan trọng, NH cho vay nên cần phải biết trách nhiệm trả nợ của doanh nghiệp vay vốn là bao nhiêu để quyết định mức độ khoản vay.

    - Thứ ba, việc kiểm tra giúp các bên biết được ngành nghề kinh doanh của bên kia là gì? họ có năng lực pháp luật để thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng sắp giao kết hay không? Đây là một vấn đề rất quan trọng có thể làm cho hợp đồng trở nên vô hiệu.
    Bạn nào có lý do nào khác thì đưa ra nhé!

    CV

     
    Báo quản trị |  
  • #61706   22/09/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Đồng ý cả hai tay với #ff8c00;">chaulevan.

    Nhưng có điều, trước khi đặt bút ký hợp đồng với người ta mà yêu cầu cho xem giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp thì nghe ra có vẻ không được tế nhị cho lắm.

    Đối với các công ty nước ngoài thì không sao, chứ công ty của mình thì có khi còn dễ làm mất đối tác làm ăn. Quan niệm của người Á Đông mà.

    Theo mình, trước khi định ký kết hợp đồng với một công ty nào đó, để lường trước những hậu quả có thể xảy ra như bạn đã nêu, việc kiểm tra nên tiến hành thông qua cơ quan cấp giấy chứng nhận đăng ký ký doanh nghiệp.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #61719   22/09/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần



    Do hệ thống tổ chức doanh nghiệp VN hơi rối, người đại diện theo pháp luật là người có quyền ký kết hợp đồng (thế nhưng ông này đôi khi là chủ tịch HĐTV, chủ tịch HĐQT đôi khi lại là Giám đốc hoặc Tổng giám đốc). Chưa kể ở một số doanh nghiệp, điều lệ lại cho phép Giám đốc là người được phép ký kết hợp đồng kinh tế trong khi Giám đốc không phải là người đại diện theo pháp luật.

    Theo kinh nghiệm của mình thì

    1 - Kiểm tra trên hệ thống đăng ký doanh nghiệp (trên website của SKHĐT) có thông tin về người đại diện theo pháp luật (ở thành phố HCM thì thực hiện được không biết ở các tỉnh có làm được không).

    2 - Kiểm tra uy tín của doanh nghiệp trên thị trường (năm thành lập, số lượng khách hàng, sản phẩm trên thị trường), những thông tin này chỉ cần khéo một chút là biết được. Sau đó gọi điện hỏi thăm một vài khách hàng về doanh nghiệp (cái này thì phải khéo léo hơn một chút)

    3 - Thêm điều khoản đối tác cam kết có đầy đủ quyền hạn, chức năng cũng như sự ủy quyền cần thiết để ký kết và/hoặc tham gia hợp đồng. Đối tác chịu trách nhiệm bồi thường toàn bộ mọi thiệt hại và tổn thất phát sinh trực tiếp hoặc gián tiếp gây ra cho bên mình trong trường hợp cam kết bị vi phạm.

    Tuy nhiên các biện pháp trên chỉ áp dụng đối với các đối tác mới, các doanh nghiệp nhỏ mới thành lập thôi. Vấn đề cốt yếu vẫn là phải hiểu rõ đối tác của mình vì nếu người ký đúng thẩm quyền mà doanh nghiệp đó làm ăn bậy bạ, mang tính lừa đảo thì lúc đó mình cũng mệt.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #61841   23/09/2010

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần
    Lawyer

    Gửi Unjustice:

    Mục 1. Tại sao phải làm thế trong khi có thể lấy ngay được giấy CNĐKKD?

    Mục 2. Việc đó đã phải làm trước khi ký kết HĐ rồi chứ nhỉ? Để đến lúc chuẩn bị ký HĐ mới làm việc kiểm tra uy tín, năng lực thì tệ quá?

    Mục 3. Thường có trong HĐ. Mà vụ này đã được các cụ ở Hội đồng thẩm phán TANDTC nghĩ đến rồi, ra nghị quyết rồi mà.

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
  • #61848   23/09/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    @ LS_NguyenAnBinh

    Nguyên do thì đơn giản thôi vì bên kinh doanh ở đâu không biết thường đem về thẩy nguyên cái hợp đồng yêu cầu phòng pháp chế kiểm tra lại. Đó chỉ là các bước công việc mình thường làm thôi. (Chẳng lẽ lúc đó lại bảo mấy ông kinh doanh kêu đối tác gửi giấy CNĐKKD thì chẳng pro và mang tính chuyên nghiệp chút nào :)).


    Dĩ nhiên một số mục có thể kết hợp với bên kinh doanh để làm rõ, ví dụ như mục 2. Còn mục 3 thì thật sự đây là từ kinh nghiệm còn cái Nghị quyết của các cụ ở HĐTP TANDTC thì mình chưa thấy bao giờ.


    Thân.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #61850   23/09/2010

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần
    Lawyer

    Bạn nói thế làm mình nhận thức rõ ràng hơn về cái gọi là bộ phận pháp chế của DN. Càng không hiểu được quan niệm pờ rồ của bạn là thế nào??? Thảo nào khi tranh chấp xảy ra, một là pó tay chấm cơm, hai là mất thêm một mớ để Tòa thụ lý.

    Trong khi đó, các DN nước ngoài, dù to dù nhỏ, khi ký HĐ, họ đều yêu cầu đối tác phải cung cấp các giấy tờ pháp lý của DN. Như vậy là không pờ rồ chăng? Mình có mấy khách hàng (không lớn lắm, VD như ExxonMobil của Mỹ, Sumitomo của Nhật, Miwon của Hàn...) đều đòi những giấy tờ pháp lý của đối tác trước khi ký HĐ gì đó. Bây giờ, nghe bạn nói, mình mới hiểu là họ không pờ rồ một tý nào cả. Cảm ơn sự chia sẻ của bạn nhé.

     

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
  • #61862   23/09/2010

    manhtamvt
    manhtamvt
    Top 500
    Lớp 2

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:18/08/2010
    Tổng số bài viết (363)
    Số điểm: 3287
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Tùy vào mức độ quan trọng của hợp đồng để yêu cầu đối tác phải cung cấp giấy tờ pháp lý cần thiết, có 1 số hợp đồng bắt buộc phải có GĐKKD nếu không có, không những sẽ bị rắc rối khi tranh chấp dân sự mà còn bị cơ quan quản lý Nhà nước thổi còi.

    Ví dụ : Hợp đồng thuê xử lý chất thải khi cơ quan quản lý Nhà nước kiểm tra thì bên thuê phải có các giấy tờ của bên xử  lý đi kèm như sau : GĐKKD ( có chức năng xử lý môi trường), giấy phép do cơ quan quản lý môi trường cấp.

    We can do !

     
    Báo quản trị |  
  • #61874   23/09/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    @ LS_NguyenAnBinh

    Tập quán ở VN vẫn thế biết làm thế nào được. Chuyên viên tư vấn pháp luật có bao giờ được đi cùng khi sếp đi đàm phán công chuyện kinh doanh với đối tác đâu. Chỉ đóng vai trò thủ môn bọc lót thôi . Nhiều khi sếp đã hứa bậy về thấy hớ mới bắt pháp chế kiếm cớ để từ chối.

    Thế nhưng kiểm tra tư cách chủ thể ký hợp đồng là doanh nghiệp ở VN còn dễ chứ kiểm tra tư cách chủ thể ký hợp đồng của mấy doanh nghiệp nước ngoài còn mệt hơn vì cơ chế ở nước ngoài nó đâu có giống VN và cũng chẳng doanh nghiệp nào giống doanh nghiệp nào. Làm gì có ông đại diện theo pháp luật (nằm ngay trên mạng) để mà kiểm tra. Luật sư có chiêu nào hay không thì chỉ giáo?

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    chuonggiomauxanh (01/04/2014)
  • #61908   23/09/2010

    LS_NguyenAnBinh
    LS_NguyenAnBinh
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/04/2008
    Tổng số bài viết (1337)
    Số điểm: 9511
    Cảm ơn: 49
    Được cảm ơn 438 lần
    Lawyer

    Không khó lắm đâu bạn. Bạn có thể kiểm tra thông qua Thương vụ hoặc đại sứ quán nước đó hoặc qua Bộ Công thương.

    Tiến sĩ, Luật sư Nguyễn Bình An - Công ty luật VCA & Cộng sự

    | Website: http://www.vcalaw.com

    | Email: an@vcalaw.com

    | Tư vấn hợp đồng, đầu tư, lao động (tiếng Anh - Việt)

    | Đăng ký quyền sở hữu trí tuệ

    | Tranh tụng tại tòa các vụ án kinh tế, lao động, hành chính, dâu sự

    | Dịch vụ kế toán

    | Dịch vụ đăng ký thành lập doanh nghiệp miễn phí

    E1/4, khu phố 1, phường Thống Nhất, Biên Hòa, Đồng Nai

     
    Báo quản trị |  
  • #61930   24/09/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Cảm ơn luật sư!

    Nhưng hình như là chỉ kiểm tra được về tính hợp pháp và ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp thôi, còn vụ thẩm quyền ký kết hợp đồng? vì theo mình biết thì họ không có chế định người đại diện theo pháp luật?

    Trên giấy chứng nhận doanh nghiệp của họ không có thông tin này. Họ thường chỉ áp dụng chế định người ủy quyền hợp pháp (authorized representative).

    Vậy thì làm sao kiểm tra được tính hợp pháp của việc ủy quyền đó (người ủy quyền có đúng, nội dung phạm vi ủy quyền).  Nếu yêu cầu họ hợp pháp hóa lãnh sự thì rườm rà và tốn thời gian quá.

    Luật sư có cách nào hay hơn không?

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #62200   26/09/2010

    tranthibichvan_tax06
    tranthibichvan_tax06
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2010
    Tổng số bài viết (3405)
    Số điểm: 82389
    Cảm ơn: 1341
    Được cảm ơn 2744 lần


    Gửi các anh, chị,
    Thực trạng hiện nay tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ khi không có bộ phận hỗ trợ pháp lý thường hay vướng mắc trong việc Chủ thể tham gia ký kết HĐ. Phần lớn trong số đó thường nghĩ là Giám đốc thì đương nhiên được ký kết HĐ tuy nhiên trong GCN ĐKKD thì người đại diện theo pháp luật lại là Chủ tịch HĐ thành viên hoặc Chủ tịch Hội đồng quản trị.
    Vì vậy trước khi ký kết HĐ các bên cần xem xét GCN ĐKKD

    Chỉ cần gõ tên doanh nghiệp or mã số thuế vào http://gdt.gov.vn là bạn có thể tra cứu được thông tin về doanh nghiệp này cũng như Người Đại Diện Pháp Luật. Người này sẽ ký kết trực tiếp HĐ, hoặc không trực tiếp sẽ có ủy quyền cho một người khác tham gia ký kết HĐ(trong phạm vi được ủy quyền), không nhất thiết trưng cầu dân ý GCNĐKKD.

    Cung cấp dịch vụ Đào tạo kế toán trưởng, dịch vụ tư vấn thuế, dịch vụ Setup hệ thống kế toán cho DN

    Dịch vụ soát xét hóa đơn, chứng từ, sổ sách trước khi Quyết toán thuế.

    Liên hệ: Ms Vân 0969.790.185/ Zalo: 0969.790.185/ Skype:van_kttc

     
    Báo quản trị |  
  • #62249   26/09/2010

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14972)
    Số điểm: 100055
    Cảm ơn: 3515
    Được cảm ơn 5369 lần
    SMod

    tranthibichvan_tax06 viết:

    Chỉ cần gõ tên doanh nghiệp or mã số thuế vào http://gdt.gov.vn là bạn có thể tra cứu được thông tin về doanh nghiệp này cũng như Người Đại Diện Pháp Luật. Người này sẽ ký kết trực tiếp HĐ, hoặc không trực tiếp sẽ có ủy quyền cho một người khác tham gia ký kết HĐ(trong phạm vi được ủy quyền), không nhất thiết trưng cầu dân ý GCNĐKKD.


    Có phải chỗ "Thông tin về người nộp thuế" đúng không tranthibichvan_tax06 ?

    Nếu đúng là chỗ link đó thì coi chừng. Ở đây có những thông tin về doanh nghiệp chưa được cập nhật mặc dù việc thay đổi đã xảy ra ít nhất đã 1 năm rồi.
     
    Báo quản trị |  
  • #65470   26/10/2010

    kythuong
    kythuong

    Female
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/05/2009
    Tổng số bài viết (28)
    Số điểm: 560
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 5 lần


    Cảm ơn các AC và các bạn đã tham gia chủ đề này.
    Thông thường khi các bộ phận khác chuyển HĐ cho Pháp chế họ cũng rất ít khi quan tâm đến ĐKKD của đối tác mặc dù trong quy trình của các công ty có quy mô đều quy định rõ. Đối với Pháp chế khi kiểm tra không thấy thì cần yêu cầu các bộ phận có trách nhiệm yêu cầu đối tác gửi cho ĐKKD, việc này rất bình thường. Cũng có 1 số DN sẽ phàn nàn là tại sao phải cầu kỳ hoặc lấy lý do ko đc cung cấp. Nếu những trường hợp ko cung cấp chúng ta có thể dừng việc ký kết HĐ.
    Như LS Bình An nói là DN nước ngoài dù lớn hay nhỏ khi ký kết HĐ họ đều yêu cầu đối tác cung cấp ĐKKD. Nhưng tôi đã từng làm việc với đối tác nước ngoài họ ko hề yêu cầu bên tôi cung cấp, mà thậm chí khi bên tôi yêu cầu thì nhân viên bên họ lấy rất nhiều lý do để từ chối.
     
    Báo quản trị |  
  • #65512   26/10/2010

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào các bạn,

    Tôi cũng có ý kiến góp vui đây. Tôi đã từng công tác ở doanh nghiệp (bộ phận kinh doanh). Đối tác của chúng tôi là nước ngoài với các hợp đồng mỗi khách hàng từ hàng trăm đến hàng tỷ đô la Mỹ mỗi năm. Khi được yêu cầu bằng văn bản, họ trả lời "NO" như các bạn đã đề cập. Về phần mình, trước kia doanh nghiệp tôi ký tên, đóng dấu, nhưng sau đó cũng không đóng dấu nữa, kể cả trên hợp đồng. Thực tế là các nước có thể rất khác ta nên thật khó để cố gắng áp dụng với đối tác nước ngoài tất cả những gì ta cho là thông thường.

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #65726   27/10/2010

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Chào mọi người,

    Về vấn đề dấu đóng trên các giấy tờ thì chỉ còn một số nước còn coi trọng con dấu thôi. Nó chỉ có ý nghĩa hình thức vì qua quá trình làm việc có dấu hay không cũng chẳng quan trọng nữa, nhà nước chẳng thể nào quản lý nổi con dấu đó. Còn người ký thì cũng chẳng thể biết là dấu đó của đối tác có đúng hay không. Vấn đề cốt lõi là phải hiểu và điều tra đối tác qua các thông tin doanh nghiệp từ cơ quan có thẩm quyền, từ các t�� chức hiệp hội, từ thị trường, uy tín thâm niên ...

    Thế nhưng ở VN mà không có con dấu là không xong , vậy mới có chuyện giám đốc doanh nghiệp nhà nước không chịu bàn giao con dấu thì giám đốc mới chẳng làm gì được. Thật là buồn cười, rốt cuộc hình thức lại quyết định nội dung. Không biết là giám đốc là sếp hay là người giữ dấu là sếp. Bởi vì nếu sếp ký mà người giữ dấu không chịu đóng thì ....?!

    Còn vụ hỏi giấy tờ đăng ký kinh doanh của đối tác nước ngoài, không phải đối tác nào cũng chịu đâu vì việc kiểm tra thông tin doanh nghiệp thông qua các hệ thống trên là tập quán phổ biến chứ ít có tổ chức nước ngoài nào khi đi đàm phán lại kè kè theo giấy đăng ký kinh doanh như đem giấy tờ tùy thân. Vì giấy đăng ký kinh doanh ở nước ngoài chỉ mang tính hình thức, bỏ vài trăm đô là có ngay.  

    Tóm lại khi ký kết hợp đồng với một đối tác nước ngoài lạ hươ lạ hoắc muốn an toàn thì phải chịu tốn tiền chi phí "điều tra" một tý.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    chuonggiomauxanh (01/04/2014)