Khongtheyeuemhon viết:
Chào bạn,
Theo như những gì bạn kể thì khả năng rất cao là "người vay nợ" con nợ đang muốn xù nợ. Tình huống này, may mắn là mẹ bạn còn yêu cầu công chứng giấy mượn tiền nên tính xác thực của việc nợ nần đã được đảm bảo.
Mình hướng dẫn bạn như sau:
- Làm đơn khởi kiện theo mẫu (bạn có thể tìm trên mạng), trình bài lại toàn bộ sự việc, sau đó nêu ra số tiền cần đòi (160 triệu). Đơn nộp tại nơi mà con nợ có hộ khẩu thường trú hoặc nơi thường xuyên cư trú nhưng không phải HKTT kèm theo các bằng chứng chứng minh việc mượn nợ như: giấy mượn nợ, chứng minh nhân dân, hộ khẩu con nợ (nếu có)...
- Sau khi Tòa án xem xét, thụ lý đơn. Mẹ bạn sẽ phải đóng 1 số tiền gọi là tạm ứng án phí để tòa án có cơ sở giải quyết vụ án. Số tiền tạm ứng này được tính theo phần trăm trên số tiền mẹ bạn đòi trong đơn kiện và sẽ được hoàn trả lại cho mẹ bạn nếu thắng kiện, thua kiện thì mất luôn. Sau khi nộp xong số tiền này, coi như là Tòa án đã chính thức thụ lý vụ việc. Về nhà ngồi đợi Giấy triệu tập.
- Thường thời gian giải quyết 1 vụ án không phức tạp đối với lĩnh vực dân sự là 4 tháng kể từ ngày thụ lý, có thể kéo dài thêm 2 tháng nếu vụ việc phức tạp (tổng cộng khoảng 5 - 6 tháng gì đó mình ko nhớ rõ quy định của luật).
- Khi Tòa án thụ lý sẽ mời bên con nợ lên tòa gặp chủ nợ để giải quyết, vụ việc sẽ qua 2 bước gọi là hòa giải (2 buổi hòa giải). Nếu hòa giải thành thì Tòa án sẽ ra quyết định công nhận thỏa thuận của các bên, còn nếu hòa giải không thành thì Tòa sẽ đưa vụ việc ra xét xử và có bản án.
- Mẹ bạn có thể cho con nợ phân kỳ trả nợ (chia thành nhiều kỳ để trả, mỗi kỳ trả một số tiền) hoặc trả ngay toàn bộ việc này đều hợp lý. Trường hợp không trả nợ thì có thể yêu cầu cơ quan thi hành án tìm kiếm, xử lý các tài sản thuộc sở hữu của con nợ để thu hồi nợ cho mình.
Nếu con nợ cố tình lẩn tránh không gặp mặt và có ý định xù nợ thì bạn nói mẹ bạn nên cân nhắc tố cáo ra cơ quan công an vì đã có dấu hiệu của tội "lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản". Ra công an thì sẽ tạo được áp lực mạnh hơn bên Tòa án. Tuy nhiên, không hẳn Công an sẽ thụ lý giải quyết vụ này vì nó còn tùy thuộc vào điều tra và nhận định của Cơ quan Công an là có dấu hiệu hình sự hay không.
10 năm Kinh Nghiệm nhưng chưa xem cái nầy đúng chưa?
“Điều 9. Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Nghiêm cấm luật sư thực hiện các hành vi sau đây:
a) Cung cấp dịch vụ pháp lý cho khách hàng có quyền lợi đối lập nhau trong cùng vụ án hình sự, vụ án dân sự, vụ án hành chính, việc dân sự, các việc khác theo quy định của pháp luật (sau đây gọi chung là vụ, việc);
b) Cố ý cung cấp hoặc hướng dẫn khách hàng cung cấp tài liệu, vật chứng giả, sai sự thật; xúi giục người bị tạm giữ, bị can, bị cáo, đương sự khai sai sự thật hoặc xúi giục khách hàng khiếu nại, tố cáo, khiếu kiện trái pháp luật;
c) Tiết lộ thông tin về vụ, việc, về khách hàng mà mình biết được trong khi hành nghề, trừ trường hợp được khách hàng đồng ý bằng văn bản hoặc pháp luật có quy định khác;
d) Sách nhiễu, lừa dối khách hàng;
đ) Nhận, đòi hỏi thêm bất kỳ một khoản tiền, lợi ích nào khác từ khách hàng ngoài khoản thù lao và chi phí đã thỏa thuận với khách hàng trong hợp đồng dịch vụ pháp lý;
e) Móc nối, quan hệ với người tiến hành tố tụng, người tham gia tố tụng, cán bộ, công chức, viên chức khác để làm trái quy định của pháp luật trong việc giải quyết vụ, việc;
g) Lợi dụng việc hành nghề luật sư, danh nghĩa luật sư để gây ảnh hưởng xấu đến an ninh quốc gia, trật tự, an toàn xã hội, xâm phạm lợi ích của Nhà nước, lợi ích công cộng, quyền, lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;
h) Nhận, đòi hỏi bất kỳ một khoản tiền, lợi ích khác khi thực hiện trợ giúp pháp lý cho các khách hàng thuộc đối tượng được hưởng trợ giúp pháp lý theo quy định của pháp luật; từ chối vụ, việc đã đảm nhận theo yêu cầu của tổ chức trợ giúp pháp lý, của các cơ quan tiến hành tố tụng, trừ trường hợp bất khả kháng hoặc theo quy định của pháp luật;
i) Có lời lẽ, hành vi xúc phạm cá nhân, cơ quan, tổ chức trong quá trình tham gia tố tụng;
k) Tự mình hoặc giúp khách hàng thực hiện những hành vi trái pháp luật nhằm trì hoãn, kéo dài thời gian hoặc gây khó khăn, cản trở hoạt động của cơ quan tiến hành tố tụng và các cơ quan nhà nước khác.
Cập nhật bởi nguoitruongphu ngày 08/03/2015 08:00:04 CH
Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?
nguoitruongphu