phuongnghi_tn viết:Xin chân thành cám ơn luật sư đã tư vấn. Tôi xin được hỏi thêm:
a) Trong 1/2 giá trị tài sản chung chị tôi dùng để trả nợ, vậy ai là người định giá trị tài sản để chia 1/2?
b) Trong hồ sơ vay mượn, anh rể tôi hoàn toàn không hay biết nên không có ký tên, vậy anh rể tôi có phải chịu trách nhiệm chung?
c) Chị tôi là công chức (giáo viên) khi bị kiện có bị kỷ luật (sa thải) không. Hiện giờ chị tôi cứ nghĩ quẩn đến cái chết vì nghĩ mình không còn khả năng để trả nợ và trả bao giờ mới hết.
Kính mong luật sư giải thích rõ để chị tôi yên tâm và có hướng làm lại cuộc đời. Trân trọng!
Không biết là chị bạn định chọn cách giải quyết nào: để Tòa quyết định hay tự giải quyết.
- Nếu đưa ra Tòa giải quyết, Tòa sẽ xem xét mức lãi suất mà các chủ nợ áp dụng, nếu quá mức mà pháp luật quy định thì sẽ dùng mức mà pháp luật quy định để điều chỉnh (Tòa sẽ lập Hội đồng định giá tài sản). Như vậy, nếu đủ căn cứ chứng minh chị bạn dùng số tiền chị bạn vay vào mục đích riêng không phải để phục vụ cho mục đích sinh hoạt thiết yếu của gia đình thì chị bạn phải chịu trách nhiệm tài sản chỉ bởi số tài sản đã sở hữu (1/2 giá trị căn nhà), còn chồng chị bạn không liên quan. Theo thông tin bạn đưa, tổng số nợ đã lên đến hơn 1 tỷ (căn cứ vào mức lãi suất các chủ nợ đưa ra), ra Tòa có thể số nợ sẽ giảm đi một lượng nào đó (bởi Tòa sẽ áp dụng mức tối đa theo quy định pháp luật). Bạn cũng không cho biết là chị bạn vay tiền trả lãi cho bọn vay nặng lãi của các chủ nợ khác với lãi suất bao nhiêu? Tuy nhiên, có một điểm tế nhị, đó là chị bạn là giáo viên, công chức nhà nước, nên nếu giải quyết ở Tòa sẽ khiến bọn vay nặng lãi bị giảm số tiền sẽ nhận được, chúng có thể loan tin bôi nhọ danh dự của chị bạn, lúc đó thì công việc cũng chẳng còn. Mọi người đâu cần biết nội dung vụ việc thế nào, cứ thấy dính líu đến Tòa án, ra Tòa với tư cách bị đơn là họ đã có những đánh giá nhận xét không hay ho rồi.
- Còn trường hợp tự giải quyết thì những "lợi thế về pháp luật" sẽ không được áp dụng, bởi không có cơ quan nhà nước nào đứng ra đảm bảo việc đó. Chị bạn sẽ phải trả nợ bằng đúng số tiền đã thỏa thuận, bù lại thì một số hậu quả không hay ho khi phải ra Tòa sẽ có thể tránh khỏi.
- Chị bạn không hề có ý định chạy trốn để quỵt nợ nên khả năng không bị truy cứu TNHS, do đó, theo quy định của pháp luật sẽ không bị chịu hình thức kỷ luật nào (bởi đây là quan hệ dân sự). Tuy nhiên, nếu bị kiện ra Tòa thì chưa chắc chị bạn có thể thực hiện tốt công việc nhà giáo của mình bởi dư luận xung quanh.
Tôi muốn hỏi bạn một vài vấn đề:
+ Chị bạn vay tiền bắt đầu vào thời điểm nào? Vay bao nhiêu? Vay các chủ nợ khác bao nhiêu, lãi suất như thế nào? Mối quan hệ của chị bạn với các chủ nợ khác?
+ Chị bạn sử dụng số tiền vay vào mục đích gì?
+ Chồng của chị bạn có sẵn sàng bán nhà để trả nợ giúp chị bạn không?
Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.