Chịu trách nhiệm pháp lý về tội không cứu người trong tình trạng nguy hiểm

Chủ đề   RSS   
  • #417523 03/03/2016

    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 141 lần


    Chịu trách nhiệm pháp lý về tội không cứu người trong tình trạng nguy hiểm

    Truy cứu tội không giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm tới tính mạng

    Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại quận Long Biên, HN sáng 29/2/2016, người điều khiển ô tô Camry BKS 29A – 866xx...Trước vấn đề này, Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – VP Luật Newvision đưa ra quan điểm như sau:...

    CHỊU TRÁCH NHIỆM PHÁP LÝ VỀ TỘI “KHÔNG CỨU GIÚP NGƯỜI ĐANG TRONG TÌNH TRẠNG NGUY HIỂM” XOAY QUAY VỤ TAI NẠN GIAO THÔNG LIÊN HOÀN Ở LONG BIÊN (HÀ NỘI)
     
    Vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng xảy ra tại quận Long Biên, Hà Nội sáng 29/2/2016, thông tin ban đầu xác định, người điều khiển ô tô Camry BKS 29A – 866xx gây tai nạn là Nguyễn Quang Vinh (SN 1977, trú tại tổ 15, phường Bồ Đề, quận Long Biên, Hà Nội). Anh ta đã đến cơ quan công an để trình diện vào đầu giờ chiều cùng ngày. 
     
    Qua tìm hiểu vụ việc trên, hậu quả của vụ tai nạn khiến cho ông Trần Viết Tiến (SN 1952, trú tại phường Bồ Đề, quận Long Biên) điều khiển xe máy chở theo cháu ruột là Trần Gia Hân (2009) xe ô tô tiếp tục đâm vào bà Nguyễn Thị Trúc (SN 1969, trú tại phố Ái Mộ, phường Bồ Đề, quận Long Biên) khi bà Trúc đang đi bộ ngược chiều. Sau đó ô tô đâm vào gốc cây trước số nhà 25, phường Ái Mộ, đuôi xe văng ra đường va chạm với xe ô tô BKS 30A-687xx do anh Đ.M.H (SN 1978, quê Phú Thọ) điều khiển.
     
    Hậu quả vụ tai nạn khiến ông Tiến và bà Trúc tử vong tại chỗ, cháu Trần Gia Hân tử vong trên đường đi cấp cứu.
     
    Xoay quanh vấn đề này chúng ta thường xét xem anh Nguyễn Quang Vinh có bị xử lý hình sự hay không? Và mức phạt hình sự sẽ là như thế nào? Tuy nhiên, nhìn nhận dưới góc độ bao quát hơn, thì ngoài người lái chiếc xe gây tai nạn thì còn ai phải chịu trách nhiệm về cái chết thương tâm của 3 nạn nhân này.
     
    Qua facebook cá nhân của cô giáo Dương Kim Liên - cô giáo dạy trong trường học của 1 em học sinh bị chết trong vụ việc nêu trên đã chia sẻ, trong lúc cháu Trần Gia Hân vẫn còn sống tại vụ tai nạn, cô đã kêu gọi mọi người gọi taxi đưa cháu đến bệnh viện trước khi cấp cứu 115 đến, tuy nhiên gọi đến hai chiếc taxi thì hai chiếc taxi đều quay đầu bỏ chạy để mặc cô Liên và mọi người kêu cứu. Qua tình tiết trên, có thế thấy, thái độ vô cảm của những người lái taxi bỏ chạy kia có đáng bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
     
     
    Trước vấn đề này, theo Luật sư Nguyễn Văn Tuấn – VP Luật Newvision đưa ra quan điểm: Theo điều 102 Bộ luật hình sự hiện hành quy định về tội không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm như sau:
     
    1. Người nào thấy người khác đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng, tuy có điều kiện mà không cứu giúp dẫn đến hậu quả người đó chết, thì bị phạt cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến hai năm hoặc phạt tù từ ba tháng đến hai năm.
    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ một năm đến năm năm:
    a) Người không cứu giúp  là người đã vô ý gây ra tình trạng nguy hiểm;
    b) Người không cứu giúp là người mà theo pháp luật hay nghề nghiệp có nghĩa vụ phải cứu giúp.
    3. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ một năm đến năm năm.
     
    Tội này có hình phạt thấp nhất là cảnh cáo, cải tạo không giam giữ đến 2 năm hoặc bị phạt tù từ 3 tháng đến 5 năm tùy theo mức độ, tính chất của hành vi. Không cứu giúp người khác bị nạn rõ ràng là hành vi cần phải lên án.
     
    Để xem xét trách nhiệm hình sự của người này thì cần rất thận trọng xem xét nhiều yếu tố cần thiết. Trước hết hành vi này phải là cố ý không cứu người. Theo quy định tại Điều 102 BLHS, cố ý không cứu người đang ở trong tình trạng nguy hiểm đến tính mạng là hành vi thấy người đang ở trong tình trạng sắp chết, tuy có điều kiện cứu mà không cứu dẫn đến người đó bị chết.
     
    Trong trường hợp của 2 taxi bỏ chạy không cứu người trong trường hợp này, đã đủ cấu thành tội không cứu giúp người trong tình trạng nguy hiểm theo điều 102 BLHS hiện hành. Đồng thời, Luật sư Tuấn cũng nhấn mạnh, hành vi vô cảm của con người không chỉ bị lên án bởi lương tâm con người mà pháp luật cũng điều chỉnh phải trừng trị những người vô cảm khi thấy người khác mà không cứu.
     
    Tuy nhiên, hiện nay, các cơ quan chức năng cũng chưa xác định được 2 taxi bỏ chạy này.
      
    Trong vụ việc này, qua lời chia sẻ của cô giáo Dương Kim Liên, cô giáo đã nhờ cả lực lượng an ninh. Nhưng họ cho rằng phải có nhiệm vụ “bảo vệ hiện trường” mà không đưa cháu bé đi cấp cứu. Theo Luật sư, nhiệm vụ nào sẽ được ưu tiên, thưa luật sư?
     
                  - Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Trong trường hợp này thì việc đưa người đi cấp cứu phải là nhiệm vụ ưu tiên hàng đầu, cần phải bảo vệ tính mạng con người cấp bách. Việc bảo vệ hiện trường lực lượng an ninh có thể thực hiện nhiều phương pháp để xử lý.
     
     
    Với vụ việc cụ thể này, muốn truy trách nhiệm cho những người đã từ chối đưa cháu bé đi cấp cứu, theo luật sư cần phải làm gì? Việc đó có khó khăn không thưa luật sư?
           
               - Luật sư Nguyễn Văn Tuấn: Pháp luật quy định như vậy, tuy nhiên để xử phạt hành chính và buộc tội cá nhân và tổ chức không hề đơn giản, cụ thể trong trường hợp bị xử phạt hành chính thì phải chứng minh được hành vi của người đã yêu cầu người nào đó có điều kiện mà không cứu giúp.
     
    Trường hợp để khởi tố được thì phải chứng minh được hành vi của người tuy có điều kiện mà không cứu giúp thì cũng không hề đơn giản. Việc thu thập đầy đủ chứng cứ để chứng minh cá nhân tổ chức nào đó có điều kiện là tương đối khó. 
     
    Tuy nhiên hoàn toàn có thể làm được nếu chúng ta thu thập đầy đủ như ghi âm, ghi hình và những người làm chứng khác, nếu các tài liện này phù hợp với nhau chúng ta có thể khởi tố hành vi của người nào đó, như vậy mới có tác dụng tuyên truyền và phòng ngừa của pháp luật ./.
     

     

     
    17362 | Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn luatsutraloi3 vì bài viết hữu ích
    TruongMinhToan (19/07/2017) Trantranglong (09/07/2017) TRUTH (07/03/2016)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #417630   04/03/2016

    truongngoclieu
    truongngoclieu
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2015
    Tổng số bài viết (120)
    Số điểm: 2655
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 121 lần


    Không ít người không giữ được tâm lý bình tĩnh khi chứng kiến những sự kiện như tai nạn, thấy người chết, máu nhiều v.v...Khi đó họ luống cuống, không biết phải làm sao và bản năng buộc họ phải tránh xa vùng nguy hiểm. Giả định  tài xế taxi trong vụ việc trên rơi vào trường hợp này thì họ có được xem là "Tuy có ĐIỀU KIỆN mà không cứu giúp" hay không?

    When you like your work, every day is a holiday

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truongngoclieu vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi3 (04/03/2016)
  • #417631   04/03/2016

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 141 lần


    Lúc đó tôi có đi cái xe hơi 20 tỷ tôi cũng dùng ngay lại bế cháu bé lên xe chạy ngay vào bệnh viện . Trong những hòan cảnh đau lòng giữa cái sống và cái chết như vậy thì mọi trẻ em đều như con cháu mình cả , sao mà làm ngơ và tính tóan thiệt hơn được chứ. 

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luatsutraloi3 vì bài viết hữu ích
    TRUTH (07/03/2016)
  • #417634   04/03/2016

    luatsutraloi3
    luatsutraloi3
    Top 200
    Male
    Lớp 6

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/08/2014
    Tổng số bài viết (439)
    Số điểm: 7761
    Cảm ơn: 294
    Được cảm ơn 141 lần


    Bạn lấy gì đảm bảo rằng bao nhiêu phút nữa thì xe cấp cứu sẽ đến khi tình trạng chấn thương nặng như thế diễn ra trước mắt giữa sự sống và cái chết được tính bằng từng phút. Chẳng luật pháp nào cấm và thậm chí còn khuyến khích trong những trường hợp tai nạn nghiêm trọng như thế thì người dân và các phương tiện giao thông cố gắng gíup người bị nạn đến bệnh viện gằn nhất không hẳn cứ phải đợi xe cứu thương . Cách nghĩ máy móc nguyên tắc như của bạn và luôn sợ bị liên lụy tới bản thân lại làm bạn trở thành đám đông chỉ biết đứng nhìn hoặc người vô cảm đấy.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #417635   04/03/2016

    truongngoclieu
    truongngoclieu
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/01/2015
    Tổng số bài viết (120)
    Số điểm: 2655
    Cảm ơn: 108
    Được cảm ơn 121 lần


    Không nắm được vấn đề hỏi nên mọi lập luận theo sau, có thêm tình cảm vô nữa đều lạc lối. Câu hỏi đặt ra là "NẾU NGƯỜI GẶP VẤN ĐỀ VỀ TÂM LÝ KHI GẶP TAI NẠN, TAY CHÂN RUN LẨY BẨY, THỞ CÒN KHÔNG XONG, THÌ PHÁP LUẬT CÓ BUỘC HỌ PHẢI CÓ NGHĨA VỤ CỨU GIÚP HAY KHÔNG?"
     

    When you like your work, every day is a holiday

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn truongngoclieu vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi3 (07/03/2016)
  • #417679   05/03/2016

    mcjambi
    mcjambi
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2012
    Tổng số bài viết (237)
    Số điểm: 1705
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 46 lần


    Công an giờ cũng kì, ở đó bảo vệ hiện trường còn nạn nhân thì sao ta ?

    À, nhắc tới việc thấy nạn mà không cứu, trước cửa nhà tôi có tai nạn, chả ai dám nhấc nó lên vì sợ lây bệnh, sợ phiền, tới lúc có người đủ dũng cảm nhấc mặt thằng ấy lên thì hóa ra người làng, lúc ấy mới nháo nhác đưa tới bệnh viện, tí thì tèo !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mcjambi vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi3 (07/03/2016)
  • #417719   06/03/2016

    Chuyenidol
    Chuyenidol
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (273)
    Số điểm: 2013
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 81 lần


    Chính vì sợ phiền hà, sợ trách nhiệm,...nên bây giờ đi đường gặp va chạm thường là họ mặc kệ chứ chẳng mấy người dừng lại giúp đỡ. Vô hình tạo nên một xã hội vô cảm.

    Luật Việt Tín là công ty luật uy tín chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty giá rẻ (xem bảng giá) cho hàng trăm doanh nghiệp Việt. Nếu bạn muốn được tư vấn thành lập công ty miễn phí xin vui lòng gọi ngay hotline: 0978.635.623 của chúng tôi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Chuyenidol vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi3 (07/03/2016)
  • #417735   07/03/2016

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4693)
    Số điểm: 35030
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1180 lần


     Mình thấy dân Việt Nam ngộ thiệt nha, nhiều chuyện ghê gớm, thấy đụng xe thì bu vô như kiến, xôn xao bàn tán từa lưa,mà đến hồi người ta cần giúp đỡ thì lại không chịu giúp, năm ngoái có vụ anh mà câu cá ngay kênh ở Sài Gòn bị trúng đường dây cao thế bỏng hết người mà không xe hơi nào chịu chở dùm đi bệnh viện.

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi3 (07/03/2016)
  • #460184   07/07/2017

    mountain90
    mountain90

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/01/2015
    Tổng số bài viết (20)
    Số điểm: 181
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Không biết có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không nhưng lương tâm mình thấy bị dằn vặt trước đã

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn mountain90 vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi3 (14/07/2017)
  • #461488   17/07/2017

    thanhvan312
    thanhvan312
    Top 500
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:10/05/2017
    Tổng số bài viết (354)
    Số điểm: 3190
    Cảm ơn: 41
    Được cảm ơn 99 lần


    chính xác là có những người thấy máu đã lăn đùng ra xỉu thì cứu bằng cách nào? trong những trường hợp này thì có ngoại lệ và bỏ qua cho họ nếu chứng minh được đó là bệnh lý và họ không thể cứu người trong những trường hợp như vậy được không nhỉ?

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thanhvan312 vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi3 (23/07/2017)
  • #461703   18/07/2017

    nguyentrongtan188
    nguyentrongtan188
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/05/2017
    Tổng số bài viết (180)
    Số điểm: 2319
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 65 lần


    Mình nghĩ quy định này đặt ra trường hợp cũng khá nan giải, không mấy ai trong trường hợp đó có đủ bình tĩnh để xử lý tình huống được, nhiều người nhìn thấy tình huống nguy cấp mặc dù có đầy đủ phương tiện đấy nhưng thân mình lại cứng đờ không phản ưng kịp thì còn cứu ai được, không thể trách người ta là có đủ khả năng cứu mà không cứu, mà người ta không thể cứu được, khi chính bản thân họ còn không thể làm chủ được hành vi của mình.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyentrongtan188 vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi3 (23/07/2017)
  • #461747   19/07/2017

    TruongMinhToan
    TruongMinhToan
    Top 150
    Male
    Lớp 7

    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:05/01/2016
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 9874
    Cảm ơn: 170
    Được cảm ơn 190 lần


    Chào luật sư,

    Nếu trường hợp nạn nhân tổn thương cần giữ nguyên vị trí để sơ cứu trước khi di chuyển (những người xung quanh không có kiến thức sơ cứu). 01 người dân nhiệt tình nào đó ngay lập tức di chuyển nạn nhân đến bệnh viện và gián tiếp làm tình trạng thương tổn trở nên nặng hơn thậm chí có thể dẫn đến tử vong

    Vậy pháp luật quy định thế nào về việc này? 

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TruongMinhToan vì bài viết hữu ích
    luatsutraloi3 (23/07/2017)