Chia di sản / Bài dự thi của caphesuavn

Chủ đề   RSS   
  • #72983 12/12/2010

    ngocanh921012

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/12/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 170
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chia di sản / Bài dự thi của caphesuavn

    Cho tôi hỏi trường hợp chia tài sản sau:Ông An và bà Bính kết hôn năm 1950 sinh được 3 con là chị C (1951), anh D (1953) và chị E (1955).
    Năm 1959 do mâu thuẫn gia đình ông An đến chung sống với bà G như vợ chồng sinh được M (1960) và N (1970).
    Năm 1975 chị C kết hôn với anh K sinh được T và Q, nhưng chị C lại chết ngay sau khi sinh Q được 3 tháng.
    Năm 1995 ông An chết để lại di chúc cho N 1/2 tài sản của ông, đồng thời truất quyền thừa kế của bà Bính.
    Anh D rất bất bình với nội dung bản di chúc của ông An nên sau khi lo tang cho cha hết 10 triệu đồng đã làm đơn yêu cầu toà án chia thừa kế tài sản của ông An.
    Toà án xác định được tài sản như sau:

    - Tài sản của ông An và bà Bính là 200 triệu

    - Tài sản của ông An với bà G là 400 triệu

    Vậy phải chia như thế nào?
    Cập nhật bởi nguyenbuibahuy ngày 19/12/2010 09:18:20 PM
     
    8611 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #74118   19/12/2010

    caphesuavn
    caphesuavn

    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:24/11/2010
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    (BÀI DỰ THI DÂN LUẬT CÙNG VUI)

    Phân tích:

     

      + Bà G không phải là vợ Ô. An vì khi Ô.An đến sinh sống cùng bà G thì Ô.An vẫn còn qh hôn nhân với B.Bính, nên bà G không được hưởng thùa kế.

      + Bà Bính mặc dù bị truất quyền thừa kế nhưng vẫn được hưởng thừa kế không phụ thuộc vào nội dung di chúc ( K1Đ669 BLDS 2005)

      + Vì chị C chết trước Ô.Bính nên T và Q hưởng thừa kế thế vị thay mẹ (Đ677 BLDS 2005)

     

    Chia thừa kế:

     

    Di sản thừa kế do Ô.An để lại:

       1/2 tài sản chung của Ô.An và B.Bính :  200 triệu : 2 = 100 triệu

       1/2 tài sản chung của Ô.An và G:            400 triệu : 2 = 200 triệu

                                                                    Tổng di sản: 300 triệu

     

      +   Theo di chúc để lại cho N 1/2 di sản: 300 triệu : 2 = 150 triệu

      +   Còn 150 triệu chia theo pháp luật:

           Hàng thừa kế thứ nhất gồm: B.Bính, C, D, E, M, N

                 Mỗi người được hưởng: 150 triệu : 6 = 25 triệu

                 Vì C chết trước Ô.An nên T và Q hưởng thế vị thay mẹ, mỗi người được hưởng 12,5 triệu.

      +  Mặc dù bà Bính bị Ô.An truất quyền thừa kế nhưng vẫn được hưởng 2/3 của 1 suất là:                                               (300 triệu : 6) . 2/3 = 3 triệu

    ð     Bà bính đã được hưởng 25 triệu như trên còn thiếu 9 triệu lấy từ phần thừa kế của N.

     

             NHƯ VẬY,

      Bà Bính được hưởng   34 triệu

      Anh D dược hưởng     25 triệu

      Chị E được hưởng       25 triệu

      T được hưởng              12,5 triệu

      Q được hưởng              12,5 triệu

      M được hưởng             25 triệu

      N được hưởng              150 triệu – 9 triệu + 25 triệu = 166 triệu

    (Các con số được làm tròn để các ban dễ hiểu nên cộng tổng lại lớn hơn 300 triệu là 301 triệu, nếu các bạn muốn chính xác hơn thì thử tính lại xem nhé)

    TOI YEU EM

    DT-DC-NA

     
    Báo quản trị |  
  • #74121   19/12/2010

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    bạn ơi tình huống trên sao bạn lại áp dụng BLDS 2005 giải quyết vậy???
    ông An chết năm 1995 mà???

    Còn nữa quan hệ hôn nhân của ông An là trước 1960 mà???

    thân@
     
    Báo quản trị |  
  • #74149   19/12/2010

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    BLDS 2004 áp dụng cho vụ việc 1995 là không ổn.

    Kể cả theo luật 2005 thì t nghĩ: bà BÍnh bị ông An truất quyền thừa kế đi nữa thì vẫn phải đc thực hưởng 2/3 số di sản mà bà đc nhận, thì là 2/3 trước khi cho N 1/2 chứ.

    Mà luật HNGĐ năm 2000 không htuwaf nhận quan hệ AN và G thì  ông An và bà G có được chia đôi tài sản thế không vậy

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #74157   19/12/2010

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn cafesuavietnam!

    Trong tình huống nêu trên bạn đã nêu ra việc bà G không phải là vợ của ông An nên bà G không được hưởng thừa kế.

    Thực ra việc này cũng chưa rõ ràng đâu bạn, trong một số trường hợp Tòa vẫn công nhận bà G là vợ hợp pháp của ông An, và trong trường hợp này rất có thể ông An sẽ có hai vợ và điều này phù hợp với những quy định của pháp luật (thông tư 60). 

    Tôi giả sử như tình huống nêu trên là đúng như bạn đã phân tích là bà G không phải là vợ của ông An, vậy số tiền 400 triệu được xác định là tài sản chung của ông An và bà G (tài sản chung theo phần), số tài sản này được chia đôi (giả sử công sức là ngang nhau), và đúng như bạn nói trong trường hợp này ông An được 200 triệu.

    Nhưng bạn lại quên mất một điều rằng 200 triệu từ tài sản chung được chia từ bà G lại là khối tài sản được tạo thành trong thời kì hôn nhân với bà Bính. Vậy muốn xác định phần di sản của ông An thì chúng ta phải lấy khối tài săn hiện có của 2 vợ chồng  An, Bình + 200 triệu=400 triệu

    Từ đây chúng ta xác định phần di sản của ông An là 400 triệu/2 = 200 triệu. Và bạn cũng đừng quên khoản tiền phải lo ma chay là 10 triệu nhé. Vậy di sản còn lại của ông An trước khi chia thừa kê là 190 triệu. Bạn chia sai mất rồi, bạn chia lại đi!

    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #74531   21/12/2010

    hanghell
    hanghell
    Top 75
    Lớp 8

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:27/11/2010
    Tổng số bài viết (874)
    Số điểm: 11042
    Cảm ơn: 522
    Được cảm ơn 426 lần


    Bạn #00b050;">caphesuavn thân mến.

    Ở đây mình xin bổ sung thêm cho bạn ở chỗ ông An cưới vợ năm 1950 sinh ba con vào các năm 1951, 1953, 1955 và ông bỏ nhà đi vào năm 1959. như vậy thời điểm ông An bỏ đi thì các con của ông chưa thành niên.

    Vậy theo bạn thì ở đây tài sản của ông An có phải trích thêm một phần cho bà Bính về việc một mình nuôi con không?
    bạn chia lại tài sản nhé!

    Thân!!!
     
    Báo quản trị |  
  • #74665   22/12/2010

    nguyenthu.lien
    nguyenthu.lien

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Thấy giống đề của 1 bạn trong mục Phòng sinh viên đã post, tớ up lại để các bạn cùng xem.

    Để trả lời vấn đề này của bạn, tớ trả lời theo từng phần cho nha!


    - Xác định quan hệ hôn nhân nào của ông An là hợp pháp?

    + 1950 ông An kết hôn bà Bính

    + 1959 ông An đến chung sống với bà G.

    Ta áp dụng Luật hôn nhân và gia đình 1959 cho trường hợp nếu hôn nhân đầu tiên của ông An không có giấy chứng nhân đăng ký kết hôn hợp pháp. Theo tình huống bạn đưa ra thì ông A và bà Bính chưa có 1 giấy tờ chứng nhận họ đã ly hôn nên nếu việc kết hôn của ông An và bà Bính không vi phạm điều kiện gì theo quy định tại #0070c0;">Chương II về kết hôn của Luật HN&GD 1959 #0070c0;">thì khẳng định bà Bính là vợ hợp pháp của ông An


    Vì vậy việc ông An chung sống với bà G như vợ chồng cũng không được coi là hôn nhân hợp pháp.(t#0070c0;">heo Điều 5 Luật HN&GD 1959#0070c0;">: " Cấm người đang có vợ, có chồng kết hôn với người khác". Pháp luật không thừa nhận việc xác lập nhiều quan hệ nhân 

    ===> Tòa án xác định được tài sản: An + Bính = 200 triệu (vì đề bài ko nói rõ nên tớ tự hiểu đây là tài sản chung vợ chồng)
                                                           An + G = 400 triệu (vì đề bài ko nói rõ nên tớ tự hiểu đây là tài sản chung theo phần 50-50).

    Ngay sau khi ông An chết, anh D đã làm đơn yêu cầu Tòa chia di sản ==> xác định thời điểm khởi kiện là 1995 nên áp dụng Luật HN&GD 1986, PHÁP LỆNH CỦA HỘI ĐỒNG NHÀ NƯỚC SỐ 44-LCT/HĐNN8 NGÀY 10/09/1990 VỀ THỪA KẾ

    Theo #0070c0;">Điều 17 Luật HN&GD 1986#0070c0;"> quy định: " Khi một bên chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi. Phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật thừa kế. Vợ chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau".

    - Căn cứ pháp lý để chia theo di chúc của ông An: Điều 4, Điều 12, Điều 17 PL thừa kế 1990
    "Điều 4: 1- Di sản bao gồm tài sản riêng của người chết, phần tài sản của người chết trong khối tài sản chung với người khác, quyền về tài sản do người chết để lại.

    Tài sản gồm có tư liệu sinh hoạt, tư liệu sản xuất, các thu nhập hợp pháp.

    2- Trong trường hợp vợ hoặc chồng chết thì một nửa tài sản chung của vợ chồng thuộc về di sản của người chết.
    Điều 17
    : Khi một bên chết trước, nếu cần chia tài sản chung của vợ chồng thì chia đôi. Phần tài sản của người chết được chia theo quy định của pháp luật về thừa kế."

    Vợ, chồng có quyền thừa kế tài sản của nhau.

    Vậy tổng số tài sản ông An để lại là: 200/2 + 400/2 = 300 triệu.

    - Ông An chết để lại cho N 1/2 tài sản và truất quyền thừa kế của bà Bính. Nếu di chúc trên được xác nhận là di  chức hợp pháp (căn cứ Điều 12 PL Thừa kế 1990 : "Di chúc hợp pháp

    1- Di chúc hợp pháp là di chúc do người từ đủ mười tám tuổi trở lên tự nguyện lập trong khi minh mẵn, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật.

    Di chúc cũng được coi là hợp pháp nếu do người từ đủ mười sáu tuổi trở lên nhưng chưa đủ mười tám tuổi tự nguyện lập trong khi minh mẵn, được sự đồng ý của cha mẹ hoặc người đỡ đầu, không bị lừa dối và không trái với quy định của pháp luật.

    2- Di chúc do công dân Việt Nam lập ở nước ngoài theo pháp luật của nước ngoài, nếu có nội dung không trái với pháp luật của Việt Nam, cũng được coi là di chúc hợp pháp.")


    - Đầu tiên ta chia di sản theo di chúc, phần còn lại sẽ chia theo pháp luật. Như vậy đầu tiên sẽ chia cho N là: 300/2=150 triệu. 

    - Riêng đối với trường hợp bà Bính, bà là vợ hợp pháp của ông An nên vì trong di chúc ông An đã truất quyền thừa kế của bà nhưng theo quy định Những người được hưởng di sản không phụ thuộc vào nội dung của di chúc tại Điều 20 PL Thừa kế 1990 : "Trong trường hợp không được người lập di chúc cho hưởng di sản hoặc chỉ cho hưởng phần di sản ít hơn hai phần ba suất của một người thừa kế theo pháp luật, nếu như di sản được chia theo pháp luật, thì những người sau đây vẫn được hưởng phần di sản bằng ít nhất là hai phần ba suất đó, trừ trường hợp họ là người không có quyền hưởng di sản theo quy định tại khoản 1 Điều 7 của Pháp lệnh này:

    a) Cha, mẹ, vợ, chồng, con đã thành niên không đủ khả năng lao động và túng thiếu;

    b) Con chưa thành niên."

    Như vậy 1 suất của 1 người thừa kế theo pháp luật (nếu di sản trên chia theo pháp luật) là: 300/6=50 triệu ===> bà Bính sẽ được hưởng là: 2/3 *50 =  33.33 triệu.

    - Số tiền còn lại là: 300 - 150 - 33.33 = 116.67 triệu sẽ chia đều cho các con và bà Bính theo quy định tại
    K2 Điều 24 PL Thừa kế 1990: "Các phần di sản sau đây cũng do người thừa kế theo pháp luật hưởng:

    a) Phần di sản không được định đoạt trong di chúc;

    b) Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực;

    c) Phần di sản có liên quan đến người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản hoặc chết trước người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế"
    và Điều 25 PL Thừa kế 1990: "Những người thừa kế theo pháp luật

    1- Những người thừa kế theo pháp luật gồm có:

    a) Hàng thứ nhất: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết.

    b) Hàng thứ hai: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết.

    c) Hàng thứ ba: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột.

    2- Những người thừa kế cùng hàng được hưởng phần di sản ngang nhau.

    3- Trong trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất hoặc những người thừa kế hàng thứ nhất đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì những người thừa kế hàng thứ hai được hưởng di sản.

    4- Trong trường hợp không có người thừa kế hàng thứ nhất và hàng thứ hai hoặc những người thừa kế thuộc cả hai hàng này đều không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản, khước từ quyền hưởng di sản, thì những người thừa kế hàng thứ ba hưởng di sản."

    Cụ thể: 116.67/6= 19.445 triệu/người

    Vậy số tiền cuối cùng mỗi người được hưởng là:


    - N được: 150 + 19.445 = 169.445 triệu


    - bà Bình: 100 + 33.33 + 19.445 = 152.775 triệu


    - bà G: 200 triệu


    - các con C,D,E, M: 19.445 triệu


    *
    Trường hợp C chết khi sinh Q chia bình thường theo quy định. Ở đây ko có thông tin gì thêm nên tớ dừng lại.
    Tiền lo đám tang cho ông An: là do anh em đóng góp hoặc tự người lo bỏ ra. Không tự nhiên phải trừ vào di sản.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenthu.lien vì bài viết hữu ích
    fantasy4ever (27/01/2011)
  • #74838   23/12/2010

    phuongyen25419
    phuongyen25419

    Mầm

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:19/12/2010
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 935
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bạn cafesua ơi!

     A sống chung với G 1959 vẫn là hôn nhân hợp pháp. vì theo TT/60TATC-22/7/1978 thì đây là trường hợp đặc biệt,là hậu quả của chiến tranh... do vậy hôn nhân 2 vợ của ông A với bà G vẫn là hôn nhân hợp pháp và được pháp luật bảo vệ.

    Như vậy bà G vẫn là người được hưởng thừa kế. Bạn chia sai rồi!
     
    Báo quản trị |  
  • #74862   23/12/2010

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn nguyenthu.lien!

    Trong trường hợp bạn nêu ra, tôi hiểu là bà G không phải là hợp pháp, G và AN là đồng sở hữu chung theo phần và được chia mỗi người một nữa là 200 triệu.

    Vậy theo bạn sau khi nhận được khối tài sản từ 200 triệu từ sở hữu chung với bà G, thì đây thuộc tài sản "gì" của ông An, và tài sản này có được xác định là tài sản chung có trong thời kì hôn nhân với bà Bính không? (Tôi thấy khá nhiều bạn sai lầm chỗ này, các bạn làm rõ nha).

    Việc thứ hai tôi muốn đề cập là tiền lo ma chay, tôi đã gặp rất nhiều tình huống thực tiễn từ các phiên xét xử của Tòa họ đều coi khoản tiền này là khoản chi phí liên quan đến thừa kế được áp dụng theo ĐIều 638 BLDS (tôi lấy thời điểm hiện nay để so sánh còn luật cũ thì cũng quy định vậy thôi).

    Ðiều 683. Thứ tự ưu tiên thanh toán

    Các nghĩa vụ tài sản và các khoản chi phí liên quan đến thừa kế được thanh toán theo thứ tự sau đây:

    1. Chi phí hợp lý theo tập quán cho việc mai táng;

    2. Tiền cấp dưỡng còn thiếu;

    3. Tiền trợ cấp cho người sống nương nhờ;

    4. Tiền công lao động;

    5. Tiền bồi thường thiệt hại;

    6. Thuế và các khoản nợ khác đối với Nhà nước;

    7. Tiền phạt;

    8. Các khoản nợ khác đối với cá nhân, pháp nhân hoặc chủ thể khác;

    9. Chi phí cho việc bảo quản di sản;

    10. Các chi phí khác.s

    Đương nhiên một việc là nếu có sự tự nguyện thực hiện việc lo ma chay hay thỏa thuận được trong việc thừa kế thì chúng ta không cần phải bàn thêm.

    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #74865   23/12/2010

    nkkhuy
    nkkhuy
    Top 200
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2010
    Tổng số bài viết (393)
    Số điểm: 4573
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 65 lần


    Chào bạn phuonguyen!

    Việc bạn dự liệu không phải là không có, đã có rất nhiều tình huống đưa ra (trong việc giảng dạy) và hướng của giáo viên là phải áp dụng thông tư 60.

    Tuy nhiên trong tình huống nêu trên thì chúng ta nên căn cứ vào mục đích chính của việc ông An sống chung với bà G.
    Theo tình huống đưa ra thì là do mâu thuẩn với bà Binh.

    Nói như vậy cũng không có nghĩ là chúng ta phủ nhận các trường hợp có thể xảy ra như hướng dẫn của thông tư 60, tuy nhiên nếu đây là tình huống để làm bài tập thì khi chia ra các trường hợp như vậy sẽ rất dài (tốt nhất ta nên giả sử theo sự giải thích mang tính hợp lý hơn từ để bài).

    Còn nếu đây là một tình huống thực tiễn cần sự giải quyết của Tòa án, thì Tòa án sẽ căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể để xác định việc này.

    Trân trọng!

    nguyenhuylaw@gmail.com

    Phone: 0906.597.179

     
    Báo quản trị |  
  • #74913   23/12/2010

    nguyenthu.lien
    nguyenthu.lien

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (13)
    Số điểm: 230
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 4 lần


    Gửi bạn nkkhuy!

    Vấn đề bạn đưa ra về khối tài sản bạn đưa ra cũng là khía cạnh tớ bỏ sót. Giả thiết ấy, dẫn chúng ta đến việc chứng minh số tiền đó rồi mới tiếp tục chia.

    Phần chia của tớ trên cơ sở đề bài của bạn caphesua: Tòa án đã xác định khối tài sản của ông An với Bà Bính và Ông An với bà G, như đã trình bày ở bài trên:

    "Tòa án xác định được tài sản: An + Bính = 200 triệu (vì đề bài ko nói rõ nên tớ tự hiểu đây là tài sản chung vợ chồng)
                                                 An + G = 400 triệu (vì đề bài ko nói rõ nên tớ tự hiểu đây là tài sản chung theo phần 50-50)"

    ==> có thể hiểu ở đây đã có sự phân chia riêng biệt tài sản của ông An.
    Cập nhật bởi nguyenthu.lien ngày 23/12/2010 05:02:10 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #74971   24/12/2010

    anhdv352
    anhdv352
    Top 25
    Female
    Lớp 12

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:18/12/2010
    Tổng số bài viết (2388)
    Số điểm: 23782
    Cảm ơn: 826
    Được cảm ơn 1354 lần
    Moderator

    Mình thấy tình huống này đưa ra có một số vấn đề còn chưa rõ:

    Thứ nhất, phải xem xét xem ông An có phải là bộ đội miền nam tập kết ra bắc không (cái này mới có thể xác định xem việc chung sống như vợ chồng giữa ông An và bà G có hợp pháp hay không).

    Thứ hai, số tài sản chung của ông An và bà G là số tài sản chung theo phần, nhưng cụ thể tỉ lệ đóng góp của mỗi người ra sao.

    Thứ ba, vấn đề tài sản chung của vợ chồng trong thời kì hôn nhân.

    Sau đây, mình xin đưa ra ý kiến của mình:

    Áp dụng luật HN và GĐ 1959 và Pháp lệnh dân về thừa kế 1990

    Theo luật HN và GĐ thì nếu không xác định được tỉ lệ đóng góp thì sẽ chia đôi. Như vậy, phần của ông An trong khối tài sản với bà G được xác định là 200 triệu đồng.


    Tuy nhiên, cần xác định tài sản ông An có được trong thời kì hôn nhân với bà Bính là 200 triệu được xác định là tài sản chung của vợ chồng.

    Do đó, số tài sản chung của vợ chồng ông An và bà Bính được xác định là 400 triệu đồng.

    Số di sản để lại thừa kế của ông An là 200 triệu đồng.

    Theo thứ tự thanh toán di sản thừa kế thì phải trừ đi 10tr tiền lo mai táng cho ông An nên số di sản chia sẽ còn lại 190 triệu.

    Di chúc cho N 1/2 di sản = 190/2 = 95 triệu .---> di sản thừa kế theo pháp luật là 95 triệu.

    số người thừa kế theo pháp luật là 6 người.
    Di sản bà Bính được hưởng = 2/3 x 95 : 6 = 10, 55 triệu
    số di sản còn lại là 95 - 10,55 = 84,45 triệu
    M, N, C, D, E mỗi người được hưởng 84,45/5 = 16.89 triệu
    Vì C chết nên T và Q được thừa kế thế vị, mỗi người được 16.89/2 = 8,445 triệu đồng.

    Trên đây là ý kiến của mình về vấn đề này, rất mong sự góp ý của các bạn.

    Đường chông gai chờ ngày mai ta bước tiếp!

     
    Báo quản trị |