Cha mẹ cho nhà đất có cần các người con khác ký tên xác nhận

Chủ đề   RSS   
  • #147216 12/11/2011

    nguyenphuocanh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Cha mẹ cho nhà đất có cần các người con khác ký tên xác nhận

    Tôi nhờ luật sư tư vấn dùm tôi trường hợp sau:
    Cha mẹ tôi có 6 người con trai trong đó có tôi và 4 người con gái tất cả đều là con ruột, đã lập gia đình và ở riêng, một số đã tách khẩu còn một số thì chưa. Ngoài căn nhà cũ mà chúng tôi đã sống từ nhỏ mà hiện nay cha mẹ tôi đang ở, cha mẹ tôi còn có một số đất đai ở những nơi khác (tất cả đều đứng tên của cha mẹ tôi). Nếu cha mẹ tôi muốn cho một phần đất đai hiện có của mình và nhà mà cha mẹ tôi đang ở cho bất kì một người con nào trong gia đình và làm giấy tờ sang tên sở hữu cho người đó thì có cần các người con còn lại đến phường xã để kí tên xác nhận không? Nếu không được sự đồng ý của một trong những người con còn lại thì có được làm giấy tờ sở hữu không?
    Cập nhật bởi nguyenphuocanh ngày 12/11/2011 03:34:43 CH
     
    112416 | Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenphuocanh vì bài viết hữu ích
    nguyentric (15/10/2020)

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #148983   21/11/2011

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1257 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Nếu tài sản bạn kể đều là thuộc sở hữu của bố mẹ bạn thì chỉ cần họ ký là đủ. Trường hợp tài sản nào trong số tài sản nêu trên còn có chủ sở hữu khác thì những tài sản có thêm chủ sở hữu này khi giao dịch phải có các đồng sở hữu ký tên mới phù hợp với quy định pháp luật.

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #149800   23/11/2011

    luatQuynhnhu
    luatQuynhnhu
    Top 100
    Male
    Lớp 7

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:15/09/2011
    Tổng số bài viết (759)
    Số điểm: 8837
    Cảm ơn: 60
    Được cảm ơn 585 lần


    chào bạn! nội dung bạn hỏi Luật sư có ý kiến như sau:
    Việc các thành viên trong gia đình ký là cần thiết để đảm bảo giao dịch cho người nhan vì nhiều lý do khách quan khác nhau liên quan đến đồng sở hữu, đồng quyền sử dụng, khi ký nhận là các thành viên trong gia đình thống nhấy ý chí bằng văn bản, sau này không có lý do gì lật kèo nữa- cẩn tắc vô áy náy, ai đi giao dịch cũng cần có quyền yên tâm, nhất là giao dịch nhà đất
    Trân trọng
     Luật sư: Phạm tiến Quyển
    Cập nhật bởi luatQuynhnhu ngày 24/11/2011 03:11:15 CH

    CÔNG TY LUẬT QUỲNH NHƯ : SỐ 62 NGUYỄN GIA THIỀU- TP BẮC NINH- TỈNH BẮC NINH : 0199 826 1982 ; 099.689.5678 Cung cấp dịch vụ

    -Tư vấn thường xuyên cho Doanh Nghiệp -Tư vấn tất cả các lĩnh vực pháp luật-

    -Tranh tụng tòa án: Vụ án Hình sự;Vụ án dân sự;vụ án hành chính;Tranh chấp Lao động;Tranh chấp hôn nhân gia đình;Tranh chấp đất đai;Tranh chấp kinh doanh thương mại;Thu hồi nợ

    - Trợ giúp pháp lý- Đại diện Ngoài tố tụng; soạn thảo đơn từ, di chúc,....

    -Tư vấn pháp luật miễn phí

    +qua mạng Danluat.vn :http://danluat.thuvienphapluat.vn/luat-su/luatquynhnhu

    +Qua điện thoại số : 093 617 3333

    +Qua email : quynhnhulawer@yahoo.com.vn

    -Địa chỉ : 62 Phố Nguyễn Gia Thiều - TP Bắc Ninh-Tỉnh Bắc Ninh

    tel: 02223- 857 093 Hotline: 099 689-5678

    Mobile: 093 617 3333

    hoặc : 099 -689.5678

    Giám đốc: Luật sư Phạm Tiến Quyển

     
    Báo quản trị |  
  • #151165   28/11/2011

    Cuonglawyer
    Cuonglawyer
    Top 10
    Male
    Luật sư quốc tế

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:07/06/2011
    Tổng số bài viết (7332)
    Số điểm: 46544
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 2771 lần
    Lawyer

    Chào bạn nguyenphuocanh!

    Luật sư Đặng Văn Cường, Đoàn luật sư thành phố Hà Nội trả lời bạn như sau:

    Điều 197 BLDS quy định: "Chủ sở hữu có quyền bán, trao đổi, tặng cho, cho vay, để thừa kế, từ bỏ hoặc thực hiện các hình thức định đoạt khác phù hợp với quy định của pháp luật đối với tài sản.".

    Điều 198 quy định: "Người không phải là chủ sở hữu tài sản chỉ có quyền định đoạt tài sản theo ủy quyền của chủ sở hữu hoặc theo quy định của pháp luật.
     

    Người được chủ sở hữu ủy quyền định đoạt tài sản phải thực hiện việc định đoạt phù hợp với ý chí, lợi ích của chủ sở hữu".
             Như vậy, về lý thì bố mẹ bạn là chủ sở hữu tài sản nên có toàn quyền định đoạt (chuyển nhượng, tặng cho...) mà không cần phải "xin" ý kiến của các con.

     

             Tuy nhiên, nhà đất là tài sản lớn và rất hay phát sinh tranh chấp. Hơn nữa, nhà đất có thể là tài sản riêng của một thành viên nào đó trong gia đình nhưng khi đã đưa vào sử dụng chung thì có thể xuất hiện những tài sản phát sinh trong khối tài sản riêng đó (phần xây dựng, sửa chữa, duy tu cải tạo đất...trong quá trình sử dụng) và những tài sản phát sinh đó là tài sản thuộc sở hữu chung gắn liền với tài sản riêng.

              Ví dụ: Nhà đất là của bố mẹ nhưng các con sống cùng trong ngôi nhà đó. Trong quá trình chung sống, các con đã bỏ tiền ra cải tạo, nâng cấp nhà... khi cha mẹ định đoạt thì không được định đoạt phần cải tạo, nâng cấp nếu không có ý kiến của con... Do vậy, thực tế khi bố mẹ chuyển nhượng nhà đất của mình thì Công chứng viên thường yêu cầu tất cả những người có tên trong hộ khẩu gia đình cùng phải ký vào hợp đồng thì mới hoàn tất thủ tục. Ngoài ra, tài sản riêng vợ chồng (có trước hôn nhân hoặc tặng cho, thừa kế riêng trong thời kỳ hôn nhân) nhưng khi người đó định đoạt mà không được sự đồng ý của người kia thì cũng khó mà sang tên được (thực tiễn).

     

               Tóm lại: Về mặt lý thuyết thì bố mẹ bạn hoàn toàn có thể định đoạt những nhà đất đó mà không cần phải có chữ ký của các người con (vì đó là tài sản của bố mẹ bạn chứ không phải là tài sản của hộ gia đình). Tuy nhiên, thực tiễn mỗi địa phương lại có quy định khác nhau (có nhiều nơi bắt buộc những người có tên trong hộ khẩu gia đình đều phải ký thì mới sang tên được) do vậy bạn thử tìm hiểu thực tiễn địa phương xem sao nhé (hỏi Phòng công chứng hoặc Phòng TN&MT).
     

    Thạc sĩ, luật sư: ĐẶNG VĂN CƯỜNG - ĐT: 0977999896 - http://trungtamtuvanphapluat.vn

    Địa chỉ: Văn phòng luật sư Chính Pháp, Số 65b phố Tôn Đức Thắng, Đống Đa, Hà Nội.

    - Điện thoại/Fax:0437.327.407

    -Gmail: LuatsuChinhPhap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - https://www.facebook.com/luatsuchinhphap

    I. DỊCH VỤ PHÁP LÝ CỦA VĂN PHÒNG LUẬT SƯ CHÍNH PHÁP:

    Tranh tụng + Tư vấn + Đại diện ngoài tố tụng + Soạn thảo văn bản. Cụ thể như sau:

    1. Luật sư bào chữa, tranh tụng trong các vụ án: Hình sự, Dân sự, Lao động, Hành chính, Kinh doanh, thương mại;

    2. Luật sư thay mặt khách hàng: làm người đại diện theo ủy quyền để tham gia tố tụng và Đại diện ngoài tố tụng để giải quyết các vấn đề liên quan đến các lĩnh vực pháp lý; Thương thuyết, Đàm phán hợp đồng; Thu hồi các khoản nợ khó đòi...

    3. Luật sư tư vấn pháp luật: Trực tiếp, bằng văn bản hoặc Email cho các tố chức, cá nhân đối với mọi lĩnh vực pháp luật. Tư vấn theo vụ việc hoặc tư vấn pháp luật thường xuyên cho Doanh nghiệp. Tư vấn thường xuyên cho các Báo điện tử trong mục Giải đáp pháp luật và Dịch vụ luật sư riêng.

    4. Luật sư thực hiện thủ tục hành chính trọn gói: Đăng ký kinh doanh; Xin cấp GCN QSD đất lần đầu, Khai nhận di sản thừa kế, Đăng ký sang tên khi mua bán, chuyển nhượng BĐS, Chuyển mục đích sử dụng đất...

    5. Luật sư soạn thảo: Hợp đồng, Di chúc, Đơn thư và các văn bản pháp lý khác theo yêu cầu.

    II. TƯ VẤN PHÁP LUẬT MIỄN PHÍ cho mọi đối tượng (Liên hệ ngoài giờ hành chính):

    1. Hình thức tư vấn miễn phí:

    Luật sư Đặng Văn Cường thường xuyên tư vấn pháp luật miễn phí qua 3 hình thức:

    - Điện thoại: 0977.999.896

    - Gmail: Luatsuchinhphap@gmail.com

    - Website: http://luatsuchinhphap.hanoi.vn

    - Website: http://trungtamtuvanphapluat.vn

    - https://www.facebook.com/cuongluatsuchinhdai

    2. Thời gian tư vấn pháp luật miễn phí: Từ 19h-21h hàng ngày và cả ngày Thứ 7 + Chủ nhật

    III. BÀO CHỮA MIỄN PHÍ:

    Ths. Luật sư Đặng Văn Cường, Văn phòng luật sư Chính Pháp, Đoàn luật sư Hà Nội thường xuyên bào chữa miễn phí cho các đối tượng là: Người chưa thành niên; Người nghèo, Thân nhân liệt sĩ và Người có công với cách mạng.

    Văn phòng luật sư Chính Pháp cần tuyển dụng: Luật sư và Cộng tác viên làm việc tại Hà Nội và trưởng Chi nhánh ở các tỉnh Phía Bắc.

     
    Báo quản trị |  
  • #153508   07/12/2011

    luancu666
    luancu666

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    xin chào luật sư a!
    luật sư cho tôi hỏi một trường hợp liên quan đến giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. đây là trường hợp mà tôi boăn khăn nhất. Luật sư giải đáp dùm tôi nha!
    trường hợp chồng mất để lại giấy chứng nhận quyền sử dụng đất mang tên chồng (hộ ông) thì có nên làm đăng ký biến động đổi sang tên vợ được không? tôi có đọc được một số tư vấn là làm van bản họp gia đình chịu cho người vợ đứng tên trong giấy chứng nhận thay cho chồng. làm giống thừa kế theo pháp luật, tôi không biết làm cách nào là đúng? và quy định tại luật nào? điều, khoản bao nhiêu? mong luật sư giải đáp sớm dùm tôi. tôi chân thành cảm ơn luật sư nhiều.
    thân chào luật sư!
     
    Báo quản trị |  
  • #153644   08/12/2011

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1257 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    - Có nên làm đăng ký biến động ... hay không tùy thuộc vào sự cần thiết cũng như quyết định của (các) chủ sở hữu.

    - Các đồng thừa kế có thể làm bản thỏa thuận phân chia di sản thừa kế hoặc từ chối nhận thừa kế,...

    - Về văn bản pháp luật: bạn có thể tham khảo pháp luật dân sự, đất đai, hôn nhân và gia đình, công chứng, chứng thực,...

    Trân trọng!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #153815   08/12/2011

    luancu666
    luancu666

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/12/2011
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 160
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 1 lần


    tôi xin cảm ơn luật sư! nhưng tôi mong luật sư nói rõ hơn về luật nào hơn giúp dùm tôi được không? do tôi đọc nhung thấy chung chung quá. bây giờ chông mất làm đăng ký biến động sang tên cho vợ đứng tên trên giấy chứng nhận, theo tôi đây la đăng ký để người vợ đứng tên với tư cách là người bảo hộ nhưng nếu giao dịch thì hỏi y kiến của các thành viên, chính vì vậy tôi nghĩ là nên làm văn bản gọp gia đình cho vợ đứng tên trên giấy chứng nhận?như vậy xin hỏi luật sư có đúng hong?nếu đúng xin luật sư chỉ tại điều nào quy định như vây? tôi chân thành cảm ơn luật sư?
    chúc sức khỏe
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn luancu666 vì bài viết hữu ích
    masoipro (09/02/2020)
  • #153994   09/12/2011

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1257 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Tôi đã gửi ý kiến tư vấn cho bạn nhưng bây giờ mở hộp thư ra vẫn còn thấy yêu cầu của bạn nên không biết IT có vấn đề gì không. Việc bạn hỏi, tôi tư vấn (có thể trùng lắp) như sau:

    - Không có điều luật nào quy định chính xác riêng cho trường hợp của bạn và không thể nào chỉ áp dụng 1 điều luật mà giải quyết xong vấn đề này.

    - Bạn là người trong ngành luật thì bạn sẽ hiểu ngay gợi ý các văn bản pháp luật của tôi. Nếu bạn không phải người trong ngành luật thì sẽ rất khó khăn và mất nhiều thời gian để nghiên cứu và hiểu rõ các quy định có liên quan. Về nguyên tắc, bạn có thể hiểu là: Pháp luật về công chứng, chứng thực giúp xác định chủ thể và tư cách, quyền và nghĩa vụ liên quan đến thỏa thuận ủy quyền, trình tự, thủ tục thay đổi, điều chỉnh thỏa thuận ủy quyền,... Pháp luật về dân sự và đất đai cho biết các chủ sở hữu liên quan đến đất, quyền quyết định của họ,...

    Trân trọng! 


    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #156002   17/12/2011

    nguyenphuocanh
    nguyenphuocanh

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2011
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 130
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Xin cảm ơn sự tư vấn của quy luật sư. Những thông tin đã làm cho tôi sáng tỏ được nhiều điều. Chúc quý luật sư sức khỏe và thành công trong công việc.
     
    Báo quản trị |  
  • #156228   19/12/2011

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1257 lần
    Lawyer

    Chúc bạn may mắn!

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #437224   29/09/2016

    ubquyson
    ubquyson

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:11/01/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin hỏi Luật sư giúp đỡ. Hiện nay ở cơ sở chúng tôi đang vướng mắc một việc liên quan đến chuyển nhượng đất đai. Cụ thể; Người mua là 01chị đại diện cá nhân, đã ký văn bản trực tiếp bộ phận tư pháp cấp xã, người chuyển nhượng là vợ chồng đứng tên GCNQSDĐ và 01 người con đã ký chuyển nhượng. Duy nhất có 01 người con đang lao động tại Đài Loan không có nhà nên không đảm bảo về mặt sử dụng tài sản chung. Cán bộ Tư pháp không thực hiện việc hợp đồng chuyển nhượng được, vì có thành viên ở nước ngoài. Được biết gia đình đã cung cấp số điện thoại để cán bộ Tư Pháp trực tiếp trao đổi và việc điện thoại đã nhất trí, nhưng ko có chữ ký. Thực tế đây là người thật việc thật và căn cứ tình hình địa phương cũng có thể coi đây là việc chuyển nhượng sẽ không có tranh chấp. Nhưng về lý thì chưa đảm bảo. Vậy theo luật sư chúng tôi phải làm thế nào? có thể thực hiện cuộc ghi âm điện thoại gắn với chứng kiến của gia đình cam kết nội dung được không? hay nhất thiết phải Theo quy định tại khoản 7, Điều 8 Luật Cơ quan đại diện Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tại nước ngoài, thành viên đó đến Cơ quan đại diện Việt Nam tại quốc gia hoặc vùng lãnh thổ mà thành viên đó đang học tập, lao động để lập Văn bản ủy quyền cho bố, mẹ, hoặc người em ở trong nước thay mặt mình ký kết hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất theo quy định của pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
  • #437270   30/09/2016

    luatvichanly
    luatvichanly
    Top 150
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:19/08/2015
    Tổng số bài viết (625)
    Số điểm: 3445
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 116 lần


    Với câu hỏi của bạn, công ty LTD Kingdom xin tư vấn sau:

    Theo như bạn trình bày thì các mảnh đất đều đứng tên bố mẹ của bạn, khi đó nếu có căn cứ xác định quyền sử dụng họp pháp của riêng bố mẹ bạn đối với tất cả các mảnh đất trên thì việc tặng cho quyền sử dụng đất cho ai phụ thuộc vào ý chí của bố mẹ bạn mà không cần phải xin chữ ký của ai khác. Cần lưu ý, nhằm đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người nhận, tránh các tranh chấp đất đai xảy ra,  hợp đồng tặng cho quyền sử dụng đất phải được lập thành văn bản, có công chứng, chứng thực theo quy định của pháp luật.

    Mặc dù thường sổ đỏ đứng tên ai thì chỉ ghi nhận quyền sử dụng hợp pháp của họ. Tuy nhiên, cũng cần lưu ý khả năng này, bố mẹ bạn đứng tên trên sổ đỏ nhưng trên thực tế còn có đồng chủ sở hữu khác có thỏa thuận trong ván bản và bố mẹ bạn đại diện đứng tên. Khi đó, việc bố mẹ bạn tặng cho đất cho ai phải được sự đồng ý của tất cả đồng sở hữu và có chữ ký của họ trong hợp đồng tặng cho.

     

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

LS Cao Sỹ Nghị

101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

Email: caosynghi@gmail.com