Cần mọi người tư vần giúp về tranh chấp nuôi con.

Chủ đề   RSS   
  • #269090 14/06/2013

    ptbinhcom

    Male
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/06/2013
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Cần mọi người tư vần giúp về tranh chấp nuôi con.

    Tôi lập gia đình năm 2009 và chúng tôi có con chung sinh tháng 6/2010. Sau đó chúng tôi ly thân và đến tháng 3/2013 thì tòa án quyết định thuận tình ly hôn. Tuy nhiên tôi không đồng tình với bản án của tòa Phúc thẩm về việc giao con chung cho vợ tôi nuôi dưỡng. Lý do như sau:

    - Năm 2011 sau khi ly thân một thời gian vợ tôi nuôi con tôi một thời gian ngắn và đã mang trả con cho tôi nuôi tới hiện nay.

    - Tòa án căn cứ vào Luật là con dưới 3 tuổi là đương nhiên theo mẹ ( ? ??? )

    - Vợ tôi không có công ăn việc làm ổn định.

    Hiện tại bên Thi hành án đã hối thúc việc tôi giao con tôi cho vợ tôi nuôi. ( tính tới giờ phút này con tôi đã đủ 3 tuổi ).

    Vậy tôi phải làm thế nào để giữ lại được con mình?

    Nếu tôi cương quyết không trả con thì cơ quan thi hành án sẽ tiến hành cưỡng chế hoặc khởi kiện tôi về việc không thi hành bản án. Tôi mong mọi người hãy giúp đỡ. Cảm ơn nhiều

     
    4766 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #269469   16/06/2013

    sonluatk07
    sonluatk07
    Top 500
    Male
    Chồi

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:31/07/2012
    Tổng số bài viết (215)
    Số điểm: 1548
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 96 lần


    Chào  

    Tôi rất thông cảm với vụ việc xảy ra của gia đình anh mà anh đã trình bày nêu trên.

    Căn cứ tại khoản 2 điều 92 của Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 và điểm d mục 11 của Nghị quyết 02/2000/NQ-HĐTP Nghị quyết của Hội đồng thẩm phán TANDTC quy định: "Về nguyên tắc, con dưới 3 tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác".

    - Trong trường hợp này anh muốn được nuôi con thì anh phải thỏa thuận với vợ được sự đồng ý của vợ anh thì anh mới có quyền nuôi con, vì về nguyên tắc con dưới 36 tháng tuổi thì giao cho mẹ trực tiếp nuôi dưỡng.

    - Căn cứ tại Điều 93 của Luật hôn nhân và gia đình năm 2000, anh có thể viết đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con với lý do và căn cứ rằng: Bên được giao con nuôi dưỡng không có các điều kiện cho sự phát triển về thể chất, bảo đảm việc học hành và các điều kiện cho sự phát triển tốt về tinh thần của con, không có thu nhập và điều kiện nuôi con tốt.

    Chào anh!

     

    Sống là động nhưng lòng luôn bất động, tâm bất biến giữa dòng đời vạn biến.

     
    Báo quản trị |  
  • #269504   16/06/2013

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    ptbinhcom viết:

    Tôi lập gia đình năm 2009 và chúng tôi có con chung sinh tháng 6/2010. Sau đó chúng tôi ly thân và đến tháng 3/2013 thì tòa án quyết định thuận tình ly hôn. Tuy nhiên tôi không đồng tình với bản án của tòa Phúc thẩm về việc giao con chung cho vợ tôi nuôi dưỡng. Lý do như sau:

    - Năm 2011 sau khi ly thân một thời gian vợ tôi nuôi con tôi một thời gian ngắn và đã mang trả con cho tôi nuôi tới hiện nay.

    - Tòa án căn cứ vào Luật là con dưới 3 tuổi là đương nhiên theo mẹ ( ? ??? )

    - Vợ tôi không có công ăn việc làm ổn định.

    Hiện tại bên Thi hành án đã hối thúc việc tôi giao con tôi cho vợ tôi nuôi. ( tính tới giờ phút này con tôi đã đủ 3 tuổi ).

    Vậy tôi phải làm thế nào để giữ lại được con mình?

    Nếu tôi cương quyết không trả con thì cơ quan thi hành án sẽ tiến hành cưỡng chế hoặc khởi kiện tôi về việc không thi hành bản án. Tôi mong mọi người hãy giúp đỡ. Cảm ơn nhiều

    Chào bạn!

    Khi Bản án của Tòa án có hiệu lực pháp luật, buộc bạn phải có nghĩa vụ thi hành bản án của Tòa án, giao con cho vợ nuôi. Nếu bạn không giao con cho vợ nuôi, vợ bạn có đơn yêu cầu thi hành án, Cơ quan Thi hành án tiến hành áp dụng biên pháp cưỡng chế cần thiết nhưng bạn vẫn cố tình không thực hiện thì sẽ bị khởi tố về tội không chấp hành bản án theo quy định tại Điều 304 Bộ luật hình sự hiện hành.

    Điều 304.  Tội không chấp hành án 

    Người nào cố ý không chấp hành bản án, quyết định của Toà án đã có hiệu lực pháp luật mặc dù đã bị áp dụng biện pháp cưỡng chế cần thiết, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    Vì vậy, để có cơ sở xem xét, bạn nên giao con cho cho vợ theo bản án của Tòa án nuôi. Con bạn đủ 36 tháng tuổi, bạn có quyền làm Đơn yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con theo hướng dẫn ở bài viết trên.

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    Vtkoanh13 (13/11/2020)