cái này là do đâu đây :( minh từng học trung cấp từng có một công việc ổn đinh bây giờ đi học đh đọc bài này mà phải suy nghĩ nhiều quá

Chủ đề   RSS   
  • #317001 07/04/2014

    nguyenvancong90tq
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (555)
    Số điểm: 4857
    Cảm ơn: 67
    Được cảm ơn 220 lần


    cái này là do đâu đây :( minh từng học trung cấp từng có một công việc ổn đinh bây giờ đi học đh đọc bài này mà phải suy nghĩ nhiều quá

    Thạc sĩ, cử nhân ồ ạt học... trung cấp

     

    Tại các trường trung cấp, số thạc sĩ, cử nhân theo học ngày càng đông. Quá trình “liên thông ngược” này cho thấy một sự lãng phí rất lớn trong đào tạo đại học hiện nay.

    Lê Thu H, quê Nghệ An, tốt nghiệp hệ CĐ ngành kế toán tại một trường ĐH ở TPHCM nhưng sau nhiều tháng chờ việc, cô quyết định đăng ký học ngành quản trị nhà hàng của Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist. Cũng dự tuyển vào trường này, thí sinh Nguyễn Hồng Ph cho biết đã tốt nghiệp hệ CĐ ngành quản trị kinh doanh tại một trường ĐH, tuy đã nộp hồ sơ vào nhiều công ty nhưng không có hồi âm nên quyết định chuyển hướng.

    30% liên thông ngược

    Ở Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist, trong số 2.000 học sinh trường tuyển mỗi năm, khoảng 600 người có bằng ĐH, CĐ, thậm chí thạc sĩ - chiếm khoảng 30%. Ông Trần Văn Hùng, hiệu trưởng nhà trường, cho biết hầu như những người đã có bằng ĐH, CĐ quay lại học trung cấp đều đang thất nghiệp và không thiếu ngành nghề nào.

    Thạc sĩ, cử nhân ồ ạt học... trung cấp
    Thí sinh tham gia phỏng vấn trong đợt tuyển sinh của Trường Trung cấp Du lịch và Khách sạn Saigontourist.

    Tại nhiều trường trung cấp khác, tỉ lệ những người đã có bằng ĐH, CĐ cũng chiếm 20%-30%. Ông Lê Lâm - Chủ tịch HĐQT, nguyên Hiệu trưởng Trường Trung cấp Đại Việt - cho biết năm 2011 có 1.812 học sinh thì 308 người đã tốt nghiệp ĐH, CĐ và thạc sĩ. Năm 2012 có 1.607 người học thì 304 có bằng ĐH, CĐ.

    Ông Đặng Văn Sáng, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Ánh Sáng, cho biết mỗi năm, trường chỉ tuyển 1.000 học sinh nhưng tới 30% trong số đó đã có bằng ĐH, CĐ. Họ đã tốt nghiệp ở đủ ngành nghề và rất nhiều học viên tốt nghiệp các trường ĐH công lập...

    Đại diện nhiều trường cho biết những người đã tốt nghiệp ĐH, CĐ chưa có việc làm quay lại học trung cấp ở những ngành nghề phù hợp hơn, dễ tìm việc làm hơn.

    Hiện chưa có thống kê cụ thể từ phía ngành chức năng nhưng thực tế, những người đã có bằng ĐH, CĐ quay lại học trung cấp, học nghề ngành càng nhiều. Hiện tượng này được ví von là quá trình “liên thông ngược” hoặc “học viên sau ĐH”.

    Hệ quả của đào tạo ĐH, CĐ tràn lan

    Theo công bố của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, quý IV/2013, cả nước có thêm 72.000 lao động trình độ ĐH, CĐ thất nghiệp. Trong khi đó, chỉ tiêu vào ĐH tăng theo từng năm. Thực tế này khiến không ít người xót xa.

    Ông Đặng Văn Sáng tính toán chi phí cho một người học ĐH bình thường không dưới 100 triệu đồng, bao gồm học phí và các chi phí khác. Bốn năm đèn sách ra trường thất nghiệp rồi lại tiếp tục học một nghề để mưu sinh là sự lãng phí rất lớn. Nhiều người trong số đó đang ôm theo cả một khoản nợ lớn mà chưa biết khi nào mới trả được.

    Sở dĩ có tình trạng trên, nhiều ý kiến cho rằng hệ ĐH, CĐ tăng quy mô tuyển sinh khiến số lượng người theo học hệ này ngày càng nhiều nhưng không cần tính đến nhu cầu nhân lực thật sự mà xã hội đang cần. Ông Đỗ Hữu Khoa, Hiệu trưởng Trường Trung cấp Công nghệ thông tin Sài Gòn, chỉ ra rằng năm 2014, chỉ tiêu vào ĐH là trên 400.000, CĐ trên 280.000 và hệ TCCN dự kiến 300.000. Nếu tính thêm chỉ tiêu các hệ vừa làm vừa học, liên thông ở các trường ĐH, CĐ và chính quy trong các trường CĐ, trung cấp nghề... thì có gần 1,1 triệu chỉ tiêu. Như vậy, với tỉ lệ 70% ĐH, CĐ và TCCN 30% thì tỉ lệ cơ cấu này hoàn toàn không hợp lý, dẫn đến tình trạng thừa thầy thiếu thợ.

    Ngoài ra, tâm lý chuộng bằng cấp và công tác hướng nghiệp chưa hiệu quả cũng là nguyên nhân của sự lệch hướng. Ông Lê Lâm cho rằng chính công tác hướng nghiệp thời gian qua chưa tốt nên trong việc chọn ngành nghề, học sinh vẫn chạy theo ngành “hot”, ngành dễ học chứ không phải chọn theo năng lực. Tình trạng ngồi nhầm ĐH xảy ra nhiều năm, với nhiều sinh viên nên chuyện những cử nhân, kỹ sư thất nghiệp rồi quay lại học trung cấp với quyết tâm làm lại cuộc đời ngày càng phổ biến và trở thành vấn đề nhức nhối.

    Ông Đặng Văn Sáng nhìn nhận ở tầm vĩ mô, trong tương lai gần phải xây dựng được cơ cấu nhân lực, từ đó xác định chỉ tiêu  các ngành nghề, loại hình để Bộ Giáo dục và Đào tạo căn cứ xây dựng chiến lược nguồn nhân lực cho phù hợp, tránh sự lãng phí như hiện nay. 

    “Học tập là chuyện suốt đời nhưng việc có đến hàng chục triệu người tốt nghiệp ĐH, CĐ thất nghiệp rồi quay lại học trung cấp, học nghề hẳn chỉ có ở Việt Nam” - một chuyên gia giáo dục nhận định.

     

     

    Cập nhật bởi nguyenvancong90tq ngày 07/04/2014 09:48:18 SA

    Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

     
    35075 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #317028   07/04/2014

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1336)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Cái này chỉ xảy ra cá biệt ở một số trường trung cấp "có tiếng" thôi bạn à. Trường trung cấp du lịch và khách sạn Saigontourist là trường hợp đặc biệt đó. Đây là cái nôi đào tạo nhân viên, cán bộ cấp thấp (sau đó phát triển lên) cho gần như toàn bộ hệ thống khách sạn, du lịch chính thống ở phía Nam. Tốt nghiệp ở đây khả năng xin vào làm trong lĩnh vực khách sạn, du lịch rất cao do đây là trường thiên về kỹ năng, thực hành thực tế. Do được Saigontourist đỡ đầu nên hàng năm đều nhận sinh viên ở đây về để bổ sung cho đội ngũ nhân viên trong hệ thống của nó.

    Đây là hình thức đào tạo gắn kết với doanh nghiệp, đào tạo theo nhu cầu của doanh nghiệp. Hy vọng trong thời gian tới sẽ có nhiều trường trung học như thế. Học đại học mà lơ mơ đầu ra thì đúng là không bằng vào mấy anh trung cấp như vậy. 

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #317035   07/04/2014

    nguyenvancong90tq
    nguyenvancong90tq
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (555)
    Số điểm: 4857
    Cảm ơn: 67
    Được cảm ơn 220 lần


    bạn có tin nếu học thạt tôt  sau này sẽ kiếm được 1 công việc phù hợp ko?:-(

    Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #317042   07/04/2014

    TRUTH
    TRUTH
    Top 10
    Male
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/05/2013
    Tổng số bài viết (4694)
    Số điểm: 35125
    Cảm ơn: 673
    Được cảm ơn 1184 lần


    Theo mình là không. Học thật tốt nhưng chỉ toàn kiến thức sách vở mà ngoài đời chưa bao giờ tiếp xúc thì cũng không ai nhận, có mình về tự làm chủ cho mình thì may ra.

    Cái này một lần nữa làm cho chúng ta xem lại là cách thức giáo dục hiện nay của Việt Nam như thế nào.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn TRUTH vì bài viết hữu ích
    nguyenvancong90tq (07/04/2014)
  • #317101   07/04/2014

    nguyenvancong90tq
    nguyenvancong90tq
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (555)
    Số điểm: 4857
    Cảm ơn: 67
    Được cảm ơn 220 lần


    chính vì vậy nên tôi dự định sẽ cố gắng học tốt sang năm tôi sẽ đi tìm 1 việc nào đó ở các văn phòng công chứng chẳng hạn để lấy kinh nghiệm chứ ko phải để lấy tiền ,bác thấy í kiến đso thế nào?

    Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #317197   08/04/2014

    danusa
    danusa
    Top 25
    Female
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (2776)
    Số điểm: 32598
    Cảm ơn: 943
    Được cảm ơn 1127 lần


    Cái lý do có lẽ nằm ở đây http://hcm.24h.com.vn/giao-duc-du-hoc/70-sv-ra-truong-khong-dap-ung-duoc-yeu-cau-c216a621929.html

    “Dư thừa trình độ lao động cử nhân là thực tế, tuy nhiên nhiều doanh nghiệp vẫn không tuyển được. Nguyên do là có đến 70% sinh viên ra trường không đáp ứng được yêu cầu về chuyên môn, kỹ năng, ngoại ngữ…”.

    Đó là đánh giá của ông Trần Anh Tuấn, Phó GĐ Trung tâm Dự báo nhu cầu nhân lực và Thông tin thị trường lao động TPHCM tại tọa đàm “Đại học không phải là con đường duy nhất” nằm trong chương trình Ngày hội Hướng nghiệp - Dạy nghề do Thành đoàn TPHCM tổ chức ngày 5/4.

    Có lẽ vì học đại học đa số đều được dạy lý thuyết cao siêu mà chả đi vào thực tế thì còn thua xa những người có trình độ Trung cấp nhưng được học thực tế và dễ làm việc ngoài đời hơn.

     
    Báo quản trị |  
  • #317748   11/04/2014

    Họ thấy nghề hiện tại không ổn thì họ chuyển nghề bình thường thôi phần lớn họ đều thất nghiệp mà .

    bạn mình học kĩ thuật xong bõ nghề chạy theo điều dưỡng giờ đang có việc làm ổn định

    bạn đã có việc làm thì học lên theo nghề thấy tốt hơn đó

     nghĩ lại thì tất cả cũng chỉ vì miến cơm manh áo cả thôi . bùn

     
    Báo quản trị |  
  • #317762   11/04/2014

    nguyenvancong90tq
    nguyenvancong90tq
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (555)
    Số điểm: 4857
    Cảm ơn: 67
    Được cảm ơn 220 lần


    ước mơ nó làm khổ mình bạn ạ, tiếp tục đi làm thì có tiền nhưng lại ko được học cái mà mình thích

    Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #317765   11/04/2014

    nguyenvancong90tq
    nguyenvancong90tq
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Tuyên Quang, Việt Nam
    Tham gia:08/11/2013
    Tổng số bài viết (555)
    Số điểm: 4857
    Cảm ơn: 67
    Được cảm ơn 220 lần


    bác DANUSA bai báo viết rất đung ,theo tôi nhận thấy ko những học sinh sinh viên ra trường ko làm được việc vì học  nhiều lí thuyết mà o được hoặc ko biết áp dụng thuwjcc tế mà còn tình trạng chạy trường ,chạy điểm rất nhều ,nhieefusinh viên khi ra trường cầm bằng khá, bằng giỏi  nhưng thực chất trong đầu họ ko có gì cả nên khi ra trường ko thể xin nổi 1 công việc oặc có cạ chọt  được cũng rất rễ bị sa thải

    Nếu bạn sinh ra trong nghèo khó, đó không phải là lỗi của bạn. Nhưng nếu bạn chết trong nghèo khó, thì đó là lỗi của bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #317996   12/04/2014

    nguyenkhanhchinh
    nguyenkhanhchinh
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/09/2011
    Tổng số bài viết (6840)
    Số điểm: 79446
    Cảm ơn: 1955
    Được cảm ơn 3777 lần


    Chạy theo nhu cầu!

    Bản thân ai cũng mong muốn mình hoàn thiện, tuy nhiện sự cầu toàn nên tương đối chứ đừng tuyệt đối. 

    Xác định ngành nghề để lựa chọn đầu vào có ý nghĩa quan trọng, bởi tính chuyên môn hóa ngày càng cao.

    Người mang mác "giáo sư" không chắc là "đầu bếp" giỏi. Vậy nên việc giáo sư đi học "bổ túc" một khóa nấu ăn âu cũng bình thường. 

    0917 313 339

     
    Báo quản trị |