@ntdieu: bạn nghĩ thế nào theo lập luận dưới đây của Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP (Văn phòng luật sư Gia Thành)
Mình muốn bạn có đưa ra chính kiến của mình sau khi đọc xong đoạn lập luận dưới và hiểu biết của bạn là ngày đấy hưởng lương 300% bao gồm hay ko bao gồm 100% lương trả cho ngày nghỉ đc nhận lương. (hihi sorry vì mình cần một cầu chốt để đưa cho sếp tham khảo- chứ chỉ tranh luân suông thì....)
"Theo điều 73 BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung quy định “Người lao động (NLĐ) được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương những ngày lễ sau đây:
- Tết dương lịch: một ngày (ngày 1-1 dương lịch).
- Tết âm lịch: bốn ngày (một ngày cuối năm và ba ngày đầu năm âm lịch).
- Ngày giỗ Tổ Hùng Vương: một ngày (ngày 10-3 âm lịch).
- Ngày chiến thắng: một ngày (ngày 30-4 dương lịch).
- Ngày quốc tế lao động: một ngày (ngày 1-5 dương lịch).
- Ngày Quốc khánh: một ngày (ngày 2-9 dương lịch).
Nếu những ngày nghỉ nói trên trùng vào ngày nghỉ hằng tuần thì NLĐ được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
Vậy theo quy định tại điều 73 BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung thì vào những ngày lễ, NLĐ đương nhiên được nghỉ làm việc nhưng vẫn được hưởng nguyên lương.
Điều 61 BLLĐ quy định: “NLĐ làm thêm giờ được trả lương theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm như sau: Vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300%. Nếu NLĐ được nghỉ bù những giờ làm thêm thì người sử dụng lao động chỉ phải trả phần chênh lệch so với tiền lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương của công việc đang làm của ngày làm việc bình thường”.
Vậy điều 61 BLLĐ hoàn toàn không có quy định NLĐ làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, được hưởng lương theo quy định tại điều 61 BLLĐ thì không được hưởng lương theo quy định tại điều 73 BLLĐ.
Trong khi đó theo quy định tại điều 91 hiến pháp, điều 12 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2008 quy định chỉ có Ủy ban Thường vụ Quốc hội là cơ quan duy nhất mới có thẩm quyền ban hành nghị quyết để giải thích hiến pháp, luật, pháp lệnh. Nhưng cho đến thời điểm hiện nay UBTVQH hoàn toàn chưa có ban hành nghị quyết để giải thích điều 61, 73 BLLĐ theo cách “Trong mức tiền lương 300% trả cho NLĐ làm thêm giờ vào ngày lễ, đã bao gồm 100% tiền lương của ngày nghỉ có hưởng nguyên lương theo điều 73 BLLĐ”.
Như vậy theo nội dung điều 61 BLLĐ hoàn toàn không có quy định mức tiền lương ít nhất bằng 300% trả cho NLĐ làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, đã bao gồm 100% tiền lương của ngày nghỉ có hưởng lương theo quy định tại điều 73 BLLĐ. Vậy việc NLĐ được hưởng tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại điều 61 BLLĐ hoàn toàn độc lập với việc NLĐ nghỉ làm việc nhưng được hưởng nguyên lương vào những ngày lễ theo quy định tại điều 73 BLLĐ.
Do đó về nội dung điều 61 BLLĐ chúng ta phải hiểu NLĐ làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương thì đương nhiên được hưởng tiền lương làm thêm giờ. Ngoài tiền lương làm thêm giờ theo quy định tại điều 61 BLLĐ thì đương nhiên NLĐ còn được hưởng tiền lương theo quy định tại điều 73 BLLĐ.
Chính vì vậy, chiếu theo quy định tại điều 73, điều 61 BLLĐ, trường hợp NLĐ làm thêm giờ vào ngày lễ thì ngoài tiền lương được hưởng theo quy định tại điều 73 BLLĐ, đương nhiên NLĐ còn được hưởng thêm tiền lương làm thêm giờ theo đúng quy định tại điều 61 BLLĐ.
Tuy nhiên theo khoản 2 phần V thông tư số 13/2003/TT-BLĐTBXH ngày 30-5-2003 của Bộ LĐ-TB&XH hướng dẫn thực hiện một số điều của nghị định số 114/2002/NĐ-CP ngày 31-12-2002 của Chính phủ về tiền lương đối với NLĐ làm việc trong doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp có quy định: “Mức 300% áp dụng đối với giờ làm thêm vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương (trong mức 300% này đã bao gồm tiền lương trả cho thời gian nghỉ được hưởng nguyên lương theo điều 73, 74, 75 và 78 của BLLĐ)”.
Do đó vào ngày 1-1 và ngày 10-3 âm lịch, khi các bạn đi làm và được công ty trả tiền lương làm thêm giờ là 200%, 100% tiền lương còn lại công ty giải thích rằng đã được tính trong tiền lương của ngày nghỉ có hưởng lương (nghỉ hay đi làm đều được 100%), chúng tôi cho rằng cách hiểu như trên của công ty chỉ phù hợp với cách hướng dẫn tại thông tư 13 năm 2005 của Bộ LĐ-TB&XH nhưng chưa đúng theo tinh thần quy định tại điều 61, 73 BLLĐ.
Vì vậy theo quan điểm của chúng tôi, trường hợp NLĐ làm thêm giờ vào ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương thì được trả lương làm thêm giờ với mức ít nhất bằng 300% theo đơn giá tiền lương công việc đang làm theo đúng quy định tại điều 61 BLLĐ cộng thêm 100% tiền lương trả cho ngày nghỉ được hưởng nguyên lương theo đúng quy định tại điều 73 BLLĐ, như vậy mới đảm bảo được quyền lợi cho NLĐ đúng theo quy định của BLLĐ.
Chúng tôi xin dẫn ví dụ cụ thể để bạn tham khảo:
1. Trường hợp NLĐ đi làm vào ngày lễ theo quy định tại điều 73 BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung, nhưng không được nghỉ bù vào ngày tiếp theo thì tiền lương ngày lễ của NLĐ được tính theo cách tính của công ty bạn như sau:
Tiền lương làm thêm giờ được trả là 200% cộng thêm 100% tiền lương ngày lễ – ngày nghỉ được hưởng nguyên lương. Vậy tổng tiền lương ngày lễ người được trả là 300%.
2. Trường hợp NLĐ làm việc ngày lễ nhưng được nghỉ bù vào ngày tiếp theo thì tiền lương NLĐ được tính như sau:
- Theo quy định tại điều 73 BLLĐ NLĐ vẫn đương nhiên được hưởng lương ngày nghỉ bù.
- Ngoài ra theo quy định tại điều 61 BLLĐ: “Nếu NLĐ được nghỉ bù những giờ làm thêm thì người sử dụng lao động chỉ phải trả phần chênh lệch so với tiền lương của ngày làm việc bình thường”. Vì vậy tiền lương chênh lệch ngày lễ của NLĐ được tính như sau: 300% – 100% = 200%.
Như vậy trường hợp NLĐ đi làm ngày lễ nhưng được nghỉ bù vào ngày tiếp theo thì NLĐ được hưởng nguyên 100% tiền lương của ngày nghỉ bù và còn được hưởng thêm tiền lương chênh lệch ngày lễ là 200%. Vậy tổng cộng tiền lương của NLĐ được hưởng là 300%.
So sánh cách tính lương của hai trường hợp 1 và 2 thì có sự mâu thuẫn. Do đó vào ngày lễ NLĐ đi làm nhưng không được nghỉ bù cũng được tính bằng tiền lương của ngày lễ NLĐ đi làm nhưng được nghỉ bù vào ngày tiếp theo là vô lý.
Như vậy việc tính tiền lương cho NLĐ đi làm vào ngày lễ theo quy định tại điều 73 BLLĐ đã được sửa đổi, bổ sung như cách tính của công ty bạn thì NLĐ sẽ chọn trường hợp đi làm ngày lễ và được nghỉ bù vào ngày tiếp theo chứ không chọn trường hợp đi làm ngày lễ nhưng không được nghỉ bù vào ngày tiếp theo.
Luật sư TRỊNH VĂN HIỆP
(Văn phòng luật sư Gia Thành)"
Nguồn: http://www.vn-seo.com