các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

Chủ đề   RSS   
  • #180379 22/04/2012

    thanhbinh.nguyen

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    các biện pháp bảo đảm thực hiện nghĩa vụ dân sự

    cả nhà ơi !!! có ai biết thì giải thích cho mình với !!!!!!

     cầm cố tài sản khi đi cầm cố thì phải chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố, vậy trường hợp một tài sản có thể dùng để bảo đảm cho nhiều nghĩa vụ dân sự có thể áp dụng cho cầm cố tài sản ko?

    vì khi cầm cố thì phải chuyển giao tài sản rồi lấy đâu tài sản nữa mà đem đi cầm cố cho nghĩa vụ khác được nữa ?????


    ví dụ như: A có chiếc xe máy đem đi cầm cố cho B để lấy 5 triệu đồng; do cần gấp số tiền nữa A muốn tiếp tục đi cầm cố cho C cũng bằng chiếc xe máy ấy được ko?

    xuka ( ^.^)

    lớp Luật học, khoa Luật, Đại học quốc gia Hà nội.

     
    25098 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #180397   22/04/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Chào bạn!
     Tôi đưa ra 1 ví dụ như thế này, có lẽ bạn sẽ tự trả lời được cho câu hỏi của mình.
     Ví dụ A là bên cầm cố, tài sản cầm cố là chiếc xe máy trị giá 15 triệu.
     A mang tài sản này cầm cố cho B (bên nhận cầm cố) với số tiền là 5 triệu đồng. Sau khi hoàn tất các thủ tục, 1 thời gian sau A lại thiếu thốn và muốn tiếp tục cầm cố tài sản này cho C (bên nhận cầm cố) với giá 5 triệu đồng. Điều quan trọng ở đây là A, B và C cùng lập 1 hợp đồng thỏa thuận về việc xử lý tài sản nếu A vi phạm nghĩa vụ trả nợ, thỏa thuận về việc A giao tài sản này cho B, C cùng nắm giữ bảo quản.
     Như vậy, tài sản cầm cố trên có thể đảm bảo được cùng 1 lúc nhiều nghĩa vụ trả nợ.

     Nhưng thông thường thì không ai làm như vậy, họ chỉ cầm cố tài sản ở 1 nơi, nếu chưa đáp ứng nhu cầu, thì bên cầm cố thỏa thuận vay thêm thêm 1 số tiền nữa nếu tài sản cầm cố có giá trị lớn hơn nghĩa vụ trả nợ và được bên nhận cầm cố đồng ý.
     Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    thanhbinh.nguyen (23/04/2012) huongrobo (11/04/2019)
  • #180491   23/04/2012

    thanhbinh.nguyen
    thanhbinh.nguyen

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    cảm ơn bạn vì đã phân tích giúp mình !
    nhưng mình vẫn băn khoăn vấn đề như thế này.
    - cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản, ví dụ của bạn ở trên, giao dịch cầm cố cảu A và B là giao dịch hợp pháp, nhưng giao dịch của A và C thì có thể A sx phải thông báo cho C biết về việc chiếc xe máy trên đã đc cầm cố cho nghĩa vụ của A với B theo quy định tại điều 324 của BLDS.
    - Nhưng giao dịch của A với C liệu có hợp pháp không khi không có sự chuyển giao tài sản?????

    xuka ( ^.^)

    lớp Luật học, khoa Luật, Đại học quốc gia Hà nội.

     
    Báo quản trị |  
  • #180786   24/04/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


     Thân chào bạn!
     Tất nhiên là phải có sự đồng ý của B thì giao dịch giữa A và C mới được thực hiện hợp pháp. Đây là trường hợp đặc biệt của biện pháp bảo đảm - cầm cố tài sản.

     Theo Điều 328 BLDS năm 2005 thì cầm cố tài sản có hiệu lực kể từ thời điểm chuyển giao tài sản cho bên nhận cầm cố. Như vậy, nếu căn cứ đúng quy định trên, thì B phải đồng ý chuyển giao tài sảm này cho C và có thỏa thuận giữa ba bên về việc chuyển giao, giữ gìn và xử lý tài sản cầm cố....

    Căn cứ vào những điều luật liên quan từ Điều 326 - 341 BLDS thì khi chuyển giao tài sản từ B sang C thì việc cầm cố tài sản giữa A và B không chấm dứt nếu không có thỏa thuận khác.

     Như vậy để hợp pháp thì tài sản này phải được chuyển giao từ cho C. Và nếu C muốn vay thêm từ D, E...nào khác thì phải có sự đồng ý và chuyển giao tài sản cho người nhận cầm cố (để đảm bảo thì các bên phải lập hợp đồng thể hiện nội dung việc xử lý tài sản trên nếu A vi phạm nghĩa vụ).
     Trân trọng!

     
     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #181096   24/04/2012

    thanhbinh.nguyen
    thanhbinh.nguyen

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2012
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 70
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    cảm ơn bạn !

    xuka ( ^.^)

    lớp Luật học, khoa Luật, Đại học quốc gia Hà nội.

     
    Báo quản trị |