Cá nhân nước ngoài muốn in gia công xuất bản phẩm thì hồ sơ cần những gì?

Chủ đề   RSS   
  • #606586 03/11/2023

    tlthuthao21899
    Top 200
    Lớp 2

    Vietnam --> Bến Tre
    Tham gia:06/12/2019
    Tổng số bài viết (484)
    Số điểm: 3695
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 53 lần


    Cá nhân nước ngoài muốn in gia công xuất bản phẩm thì hồ sơ cần những gì?

    Với sự hội nhập quốc tế ngày càng tăng nhanh thì Việt Nam phải có những chính sách tốt thu hút đầu tư cũng như vốn của nước ngoài với rất nhiều ngành nghề khác nhau. Vậy ở ngành xuất bản thì pháp luật sẽ quy định như thế nào về cá nhân nước ngoài muốn in gia công xuất bản phẩm.

    Cá nhân nước ngoài muốn in gia công xuất bản phẩm thì hồ sơ cần những gì?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 34 Luật Xuất bản 2012 như sau:

    - Cơ sở in có giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm quy định tại Điều 32 Luật xuất bản 2012 được in gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài.

    Việc in gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải được Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh cấp giấy phép.

    - Nội dung xuất bản phẩm in gia công cho nước ngoài không được vi phạm quy định tại khoản 1 Điều 10 Luật xuất bản 2012.

    - Hồ sơ đề nghị cấp giấy phép bao gồm:

    + Đơn đề nghị cấp giấy phép in gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài theo mẫu quy định;

    + Hai bản mẫu xuất bản phẩm đặt in;

    + Bản sao có chứng thực giấy phép hoạt động in xuất bản phẩm;

    + Bản sao có chứng thực hợp đồng in gia công xuất bản phẩm cho tổ chức, cá nhân nước ngoài; trường hợp hợp đồng bằng tiếng nước ngoài thì phải kèm theo bản dịch tiếng Việt;

    + Bản sao hộ chiếu còn thời hạn sử dụng của người đặt in hoặc giấy ủy quyền, giấy chứng minh nhân dân của người được ủy quyền đặt in.

    - Trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, Bộ Thông tin và Truyền thông hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh phải cấp giấy phép, đóng dấu vào hai bản mẫu và gửi trả lại cơ sở in một bản; trường hợp không cấp giấy phép phải có văn bản trả lời nêu rõ lý do.

    - Giám đốc cơ sở in chịu trách nhiệm trước pháp luật về việc in xuất bản phẩm in gia công. Tổ chức, cá nhân đặt in gia công chịu trách nhiệm về bản quyền đối với xuất bản phẩm đặt in gia công.

    Như vậy, cá nhân nước ngoài muốn in gia công xuất bản phẩm thì hồ sơ phải bao gồm các loại giấy tờ nêu trên.

    Khi nhận in gia công xuất bản phẩm cho cá nhân nước ngoài thì phải đảm bảo thực hiện theo quy định nào?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 23 Nghị định 60/2014/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 13 Điều 1 Nghị định 25/2018/NĐ-CP như sau:

    - Khi trực tiếp nhận chế bản, in, gia công sau in cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài (không hiện diện tại Việt Nam), cơ sở in thực hiện theo quy định sau đây:

    + Người đứng đầu cơ sở in phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của sản phẩm in;

    + Chỉ nhận chế bản, in, gia công sau in loại sản phẩm in ghi trong giấy phép hoạt động in hoặc nội dung đã được xác nhận đăng ký hoạt động in;

    + Có hợp đồng với tổ chức, cá nhân đặt chế bản, in, gia công sau in. Trong hợp đồng phải thể hiện thông tin về tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nước ngoài có sản phẩm đặt chế bản, in, gia công sau in; thông tin về tên, loại sản phẩm in, số lượng in, địa điểm sản xuất, thời gian xuất khẩu, tên cửa khẩu xuất khẩu, quốc gia nhập khẩu sản phẩm in và các thông tin khác có liên quan;

    + Cập nhật thông tin của sản phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in vào “Sổ quản lý ấn phẩm nhận chế bản, in, gia công sau in”;

    + Trường hợp nhận chế bản, in, gia công sau in sản phẩm là báo, tạp chí, tờ rời, tờ gấp và các sản phẩm in khác có nội dung về chính trị, lịch sử, địa lý, tôn giáo, địa giới hành chính Việt Nam, chủ quyền quốc gia, cơ sở in phải có văn bản khai báo đầy đủ, chính xác thông tin về tên, địa chỉ của tổ chức, cá nhân nước ngoài đặt chế bản, in, gia công sau in; thông tin về tên, loại sản phẩm in, số lượng in, địa điểm sản xuất, cửa khẩu xuất khẩu sản phẩm in. Văn bản khai báo gửi qua dịch vụ công trực tuyến hoặc dịch vụ bưu chính, chuyển phát hoặc nộp trực tiếp đến cơ quan quản lý nhà nước về hoạt động in cấp tỉnh nơi cơ sở in thực hiện chế bản, in, gia công sau in chậm nhất 01 ngày sau khi có hợp đồng quy định tại điểm c khoản này;

    + Xuất khẩu 100% sản phẩm in ra nước ngoài.

    Như vậy, Khi trực tiếp nhận chế bản, in, gia công sau in cho tổ chức, cá nhân ở nước ngoài (không hiện diện tại Việt Nam), cơ sở in thực hiện theo quy định của pháp luật như trên.

    Xuất bản phẩm in gia công cho cá nhân nước ngoài có phải xuất khẩu hay không?

    Căn cứ theo quy định tại khoản 6 Điều 34 Luật Xuất bản 2012 như sau:

    - Xuất bản phẩm in gia công cho tổ chức, cá nhân nước ngoài phải xuất khẩu 100%; trường hợp phát hành, sử dụng tại Việt Nam thì phải làm thủ tục nhập khẩu xuất bản phẩm theo quy định của Luật này.

    Như vậy, Xuất bản phẩm in gia công cho cá nhân nước ngoài phải xuất khẩu 100%;

    Trường hợp phát hành, sử dụng tại Việt Nam thì phải làm thủ tục nhập khẩu xuất bản phẩm

    Từ những quy định nêu trên, có thể thấy cá nhân nước ngoài muốn hoạt động in gia công xuất bản phẩm tại Việt Nam thì phải tuân thủ theo quy định pháp luật Việt Nam.

     
     
    357 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận