Bồi thường chi phí đào tạo

Chủ đề   RSS   
  • #33164 06/08/2008

    nangmuaha



    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:06/08/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 1650
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Bồi thường chi phí đào tạo

    Xin hỏi khi nghỉ cắt ngang có phải đền bù cho công ty tiền đào tạo không?
    Kính gửi ban tư vấn pháp luật
    Tôi là một nhân viên đang làm việc tại một công ty của Nhật ở khu công nghiệp Đai An- Hải Dương.Khi tôi vào thử việc  ở công ty được 15 ngày (Thời gian thử việc của tôi là 1 tháng).thì tôi được lãnh đạo cho đi đào tạo ở Trung Quốc trong thời gian 6 tháng.Khi đi, họ yêu cầu tôi kí cam kết làm việc 5 năm ở công ty.Sau khi sang Trung Quốc, tôi được công ty cấp chỗ ăn ở và mỗi tháng chu cấp 2 triệu đồng.Sau 6 tháng, tôi trở về Việt Nam làm việc với mức lương 1 triệu 8 trăm nghìn đồng.Trong quá trình làm việc, tôi nhận thấy mình làm việc có năng lực nên 2 tháng sau tôi đề nghị công ty tăng lương.Một lý do nữa mà tôi yêu cầu tăng lương là do ở công ty có những người vào sau tôi 2 tháng, không được đi đào tạo, trình độ tương đương, mà lại do tôi phụ trách lại có mức lương cao hơn tôi.Tuy nhiên, giám đốc trả lời rằng theo chế độ của công ty thì 1 năm mới xét tăng lương một lần nên cần phải chờ đến cuối năm mới xét tăng lương( từ bây giờ đến cuối năm còn 4 tháng nữa.Về trường hợp những người do tôi phụ trách lại có lương cao hơn tôi thì giám đốc trả lời là ở thời điểm tôi vào cách đây 8 tháng chế độ của công ty không bằng bây giờ.Tôi hỏi vậy sau 4 tháng nữa công ty xét tăng lương như thế nào thì được trả lời là sẽ điều chỉnh cho bằng với lương của những người kia( khoảng 2 triệu 2trăm nghìn đồng.Tôi hỏi do tôi đã đi đào tạo, làm việc vất vả bên Trung Quốc nên sau khi về làm việc thì công ty phải xét tăng lương cho tôi mới hợp lý.Nhưng tôi được trả lời là công ty không có chế độ phân biệt giữa người đi đào tạo và người làm ở công ty.Họ nói nếu tôi nghỉ việc thì tôi phải bồi thường phí đào tạo cho công  ty là 56 triệu đồng.Tôi thực sự thất vọng về cách đối xử của lãnh đạo công ty,Nhưng cứ làm việc vất vả mà lại bất công thế này thì chắc tôi sẽ khó lòng chịu được.Nhiều lúc tôi muốn nghỉ việc luôn cho xong nhưng khi nghĩ đến khoản phí đào tạo là tôi lại thấy chán.Tôi xin hỏi ban tư vấn, liệu khi tôi nộp đơn xin nghỉ mà không phải đền phí đào tạo không?Và nếu tôi tự ý nghỉ thì công ty có thể kiện tôi không?
    Rất mong được sự giúp đỡ của ban tư vấn pháp luật.
    Tôi xin chân thành cảm ơn và kính chúc quý báo ngày càng phát triển.
    Cập nhật bởi Mai_Y_Nguyen ngày 16/03/2010 04:24:30 AM
     
    67053 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

6 Trang <123456>
Thảo luận
  • #33568   24/09/2008

    dinhhainhat
    dinhhainhat
    Top 500


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:05/08/2008
    Tổng số bài viết (276)
    Số điểm: 2273
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 18 lần


    Bồi thường khi thôi việc

    1. Chỉ bồi thường chi phí đào tạo các loại khoản tiền khác không phải bồi thường.
    2. Sai.
    3. Sai. Vì căn cứ vào đơn mà đơn lại có sau. Còn đến 4/8/2008 bạn mới nhận được quyết định thì phải kiểm tra lỗi do ai, từ đâu.
     Chị có thể xem trong luật lao động quy định rất rõ.
     
    Báo quản trị |  
  • #33646   11/10/2008

    hoaithanh1276
    hoaithanh1276

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:07/10/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Về vấn đề bồi thường chi phí đào tạo

    Tôi được cho đi đào tạo và đã trở về làm việc tại Cty,Tôi vân làm việc tốt .Vì li do không thích hiện tại lãnh đạo Cty đã quyết định chuyển tôi sang bộ phận Vệ sinh  với thời gian 6 tháng.Như vậy  không đúng với chuyên nghành đi đào tạo,tôi nghỉ việc liệu có phải bôi thường chi phí đào tạo không.Xin ban tư vấn giúp tôi.
    Tôi xin chân thành cảm ơn.
     
    Báo quản trị |  
  • #33647   08/10/2008

    tranngocnam69
    tranngocnam69

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2008
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Bồi thường chi phí đào tạo

    Luật lao động (điều 34) có quy định về việc người sử dụng lao động có quyền chuyển người lao động tạm thời làm công việc khác trái nghề trong thời gian không quá 60 ngày trong 1 năm (công việc phải phù hợp với sức khỏe và giới tính). $0Như vậy thời gian công ty bạn yêu cầu bạn làm công việc tạm thời trên trong thời gian 6 tháng là không đúng với quy định của luật (ở đây tôi đặt giả thiết công việc trên là trái nghề đối với bạn).Bạn có quyền yêu cầu công ty thực hiện thời gian làm việc trái nghề theo quy định. Bạn chỉ có quyền không thực hiện sự điều chuyển công tác của bạn trong trường hợp công việc không phù hợp với sức khỏe và giới tính của bạn.$0 $0Trường hợp bạn muốn chấm dứt HĐLĐ thì bạn sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo nếu bạn vi phạm bản thỏa thuận của bạn với công ty trước khi đi đào tạo.$0
     
    Báo quản trị |  
  • #33648   07/10/2008

    hoaithanh1276
    hoaithanh1276

    Sơ sinh

    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:07/10/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi phải làm thế nào khi bị kỷ luật vì mâu thuẫn trong chế độ và hợp đồng lao động?

    Tôi xin trình bày một số việc như sau kính mong luật sư tư vấn giúp tôi.

    Tôi vào làm việc tại công ty TNHH 100% vốn nước ngoài.Với chức năng chuyên môn là  nhân viên kỹ thuật.

                     Khi vào làm việc tại công ty tôi được trưỏng phòng Hành chính nhân sự hưóng dẫn và giải thích theo qui đinh của công ty khi vào làm việc tại công ty IRISO Việt Nam thời gian thử việc và đào tạo của tôi tại công ty sẽ là 3 tháng.

                     Theo thỏa thuận ,Tôi đã sang TRung Quốc học theo chương trình đào tạo  nhân viên kỹ thuật khuôn mẫu để về phục vụ cho hoạt động sản xuất tại công ty tại Việt Nam.Thời gian đào tạo là 6 tháng.

    Trước khi tôi sang Trung quốc tham gia khóa đào tạo chúng tôi có ky cam kết sau khi trở về sẽ phục vụ cho công ty với thời gian la 5 năm,nếu người lao động vi phạm cam kết người sử dụng lao đông sẽ được tiến hành các thủ tục pháp li và đòi các khoản chi phí đào tạo,va trợ cấp…

    Tôi đã trở về làm việc tại Công ty được 5 tháng nhung vẫn chưa được ky kết hợp đồng lao động.Hiện tại đã tự quyết định trả lương và tham gia đóng bảo hiểm xã hội và bảo hiềm y tế cho tôi theo mưc lương cơ bản là 860.000 VND/ tháng mà không được sự đồng ý cùng như chưa có chữ ký của tôi trong hợp đồng lao động.

    Tôi không đồng ý với quyết định trả lương của công ty đối với tôi và đã đưa ra những ý kiến với ban lãnh đạo công ty. Từ việc yêu cầu đó công ty không đáp ứng,ngược lại lại có những hành vi gây nhiều áp lực với tôi trong công việc.Điển hình như tôi có vào mạng Internet để trao đổi với chuyên gia bên Trung Quốc một số vấn đề ky thuật phục vụ cho công việc,tuy nhiên tôi chưa liên lạc được với người cần trao đổi thì bị lãnh đạo công ty bắt lỗi quy tội vi phạm nội quy lao động công ty(hiện tại tôi và mọi người chưa hề được biết)và phạt vệ sinh 1 tuần,ngày đầu tôi không làm vì lí do chua có dụng cụ lao động và nơi đó vẫn còn đang làm việc.Cuối ngày lãnh đạo công ty gọi tôi lên và yêu cầu tôi viết đơn xin thôi việc. Do đó là yêu cầu hoàn toàn vô ly mà tôi không thể chấp nhận vì vậy ngày cuối tuần (thứ 7) khi tôi tới công ty làm việc, tôi được bảo vệ của công ty thừa lệnh của ban lãnh đạo công ty đuổi tôi ra khỏi nhà máy và hẹn sáng thứ 2 tới công ty gặp trưởng phòng hành chinh nhân sự sẽ giải quyết.

    Đầu  tuần tôi tới công ty và nhận được quyết định kỷ luật theo Điều 84 Điều 1 khoản b  chuyển tôi sang bộ phận vệ sinh nhà máy trong thời hạn 6 tháng .Hiện tại Tôi rất băn khoăn không biết phải thế nào.Xin ban tư vấn giúp tôi.Tôi xin chân thành cảm ơn.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #33649   09/10/2008

    nangmuaha
    nangmuaha



    Hải Dương, Việt Nam
    Tham gia:06/08/2008
    Tổng số bài viết (7)
    Số điểm: 1650
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin cảm ơn câu trả lời của luật sư !
    Cho tôi hỏi thêm một chút nha.
    Trường hợp anh hoai thanh1276 mới chỉ có hợp đồng thử việc 3 tháng, rồi công ty cho đi đào tạo, khi anh ấy trở về làm việc ở công ty thì công ty quyết định không ký tiếp hợp đồng lao động chính thức(lý do người lao động không đáp ứng được công việc). Khi đó, anh ấy có được nghỉ việc và chỉ cần báo trước với người sử dụng lao động trước 2 ngày không. Liệu công ty có quyền đòi chi phí đào tạo được không?
    Xin cảm ơn rất nhiều!!
     
    Báo quản trị |  
  • #33650   10/10/2008

    tranngocnam69
    tranngocnam69

    Sơ sinh

    Đà Nẵng, Việt Nam
    Tham gia:12/08/2008
    Tổng số bài viết (98)
    Số điểm: 495
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 2 lần


    Đền bù chi phí đào tạo

    Xin trao đổi một chút với bạn nangmuaha.
    Trước hết tôi cảm ơn bạn đã gọi tôi là luật sư. Tôi chưa phải là luật sư, nhưng có nghiên cứu về luật lao động.Trường hợp bạn hỏi ở trên:  Khi anh hoaithanh1276 hết hợp đồng thử việc trở về làm việc sau khi đã được cho đi đào tạo, nhưng công ty quyết định không ký tiếp HĐLĐ vì lý do "người lao động không đáp ứng được công việc", khi đó người lao động không phải đền bù chi phí đào tạo vì đó không phải lỗi của họ .Trường hợp anh hoaithanh1276 tự động xin nghỉ việc và báo trước người sử dụng LĐ 02 ngày (như bạn đặt giả thiết) thì công ty có quyền đòi chi phí đào tạo vì như vậy là người lao động vi phạm thỏa thuận đã ký với công ty trước khi đi đào tạo.
     Tôi nói thêm một chút cho rõ: ở đây nếu công ty có văn bản báo với người lao động về việc không ký HĐLĐ chính thức vì lý do người lao động không đáp ứng được yêu cầu thì khi đó người lao động có quyền nghỉ và không phải làm đơn xin thôi việc.Trường hợp công ty không ký tiếp HĐLĐ chính thức và cũng không báo cho người lao động biết (vẫn bố trí công việc và trả lương) thì có thể xem như công ty đã nhận người lao động vào làm việc chính thức.
     
    Báo quản trị |  
  • #33651   10/10/2008

    LS_NgThanhLuan
    LS_NgThanhLuan

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:15/07/2008
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Chủ đề này hay thật đó, tôi xin góp ý tý nhé.
    Về nguyên tắc khi NLĐ được cử đi đào tạo thì nếu không làm việc cho NSDLĐ đúng thơờ gian đã cam kết sẽ phải bồi thường chi phí đào tạo.
    Theo như trình bày ở trên:
    - Công ty bạn yêu cầu NLĐ ký  HĐ thử việc có thời hạn 03 tháng là trái quy định của  Luật lao động và NĐ44. Thơờ gian thử việc tối đa chỉ là 02 tháng.
    - Việc Công ty IRISO chuyển anh sang làm công việc vệ sinh trong thơờ gian 06 tháng căn cứ vào điểm b khoản 1 Điều 84 là trái pháp luật, bởi vì hình thức chuyển NLĐ sang công việc khác có mức lương thấp hơn trong thời gian không quá 06 tháng chỉ áp dụng đối với NLĐ đã bị khiển trách bằng văn bản mà tái phạm trong thơờ hạn 03 tháng hoặc hành vi sử dung internet trong giờ làm việc bị kỷ luật theo hình thức này được quy định trong nội quy lao động. Trường hợp nội quy lao động anh không quy định trường hợp này thì công ty ra quyết định đó là trái pháp luâtk.
    Còn trường hợp của nangmuaha hoi thì Công ty đương nhiên không có quyêề đòi bồi thươờg chi phí đạo tạo rùi

     
    Báo quản trị |  
  • #33882   10/12/2008

    ndhuyen
    ndhuyen

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:30/10/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chế độ bồi thường kinh phí đào tạo và các thủ tục phải làm của người xin thôi việc

    Tôi là một giáo viên trung học phổ thông và đã biên chế nhà nước được 9 năm. Tôi vừa hoàn thành khóa học thạc sĩ. Tôi có nguyện vọng xin thôi việc. Xin cho biết:
    1. Tôi phải làm những thủ tục gì để xin thôi việc? Nếu cấp quản lí không đồng ý cho tôi thôi việc thì tôi phải làm thế nào?
    2. Nếu được thôi việc, tôi phải bồi thường kinh phí đào tạo không? Cơ sở để tính mức bồi thường như thế nào?
    Rất mong được trả lời sớm. Tôi xin cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #33883   09/11/2008

    BaoHacTu
    BaoHacTu
    Top 500
    Mầm

    Vĩnh Long, Việt Nam
    Tham gia:16/08/2008
    Tổng số bài viết (254)
    Số điểm: 915
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 17 lần


    Theo nghị định số 54/2005/NĐ-CP, ngày 19/4/2005, quy định chế độ thôi việc, chế độ bồi thường chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức trong các cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp của nhà nước:  
    - Bạn phải có đơn tự nguyện xin thôi việc được cơ quan, đơn vị có thẩm quyền đồng ý bằng văn bản.
    - Nếu bạn được cơ quan, đơn vị cử đi đào tạo (ở trong nước và nước ngoài) mà trong thời gian đang học tập hoặc khi trở về cơ quan, đơn vị tự ý bỏ việc hoặc đơn phương chấm dứt hợp đồng làm việc thì phải bồi thường chi phí đào tạo.
    - Các khoản chi phí đào tạo được tính để bồi thường bao gồm: các khoản chi cho khóa đào tạo (bao gồm cả chi phí đi lại) tính theo từng người được đào tạo có thời gian từ 03 (ba) tháng trở lên từ nguồn ngân sách nhà nước, từ nguồn tài chính viện trợ chính thức của nước ngoài cho Việt Nam, từ nguồn tài chính của cơ quan, đơn vị.
    Chúc may mắn.
     
    Báo quản trị |  
  • #33884   12/11/2008

    ducthuongnguyen
    ducthuongnguyen

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/11/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    BỒI THƯỜNG CHI PHÍ ĐÀO TẠO

    Tôi làm việc ở Viện Khoa học thuỷ lợi từ năm 2002. năm 2005 tôi trúng tuyển Cao học thuỷ lợi nhưng không được cơ quan chấp nhận cho đi học. Tôi đã tự ý đi học, trong thời gian học tôi vẫn làm việc bình thường và luôn hoàn thành các công việc được giao và nay Tôi đã tốt nghiệp Cao học. Tôi muốn hỏi khi tôi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì tôi có phải bồi thường phí đào tạo ko?
     
    Báo quản trị |  
  • #33885   13/11/2008

    hanoithu66
    hanoithu66
    Top 150
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2008
    Tổng số bài viết (528)
    Số điểm: 2620
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 52 lần


    Bồi thường chi phí đào tạo

    Chào bạn,
    Về nguyên tắc trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo (nếu có). Và vấn đề ở đây là trong thời gian bạn đi học thì chi phí đào tạo do bạn chi trả hay cơ quan của bạn chi trả. Nếu do bạn tự chi trả thì đương nhiên bạn không phải bồi thường chi phí đào tạo.

    Trường hợp chi phí đào tạo do cơ quan bạn chi trả thì bạn cũng không phải bồi thường chi phí đào tạo nếu bạn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo các trường hợp quy định tại điều 37 Bộ luật lao động.
    Bạn có thể tham khảo thêm tại Điều 13 NĐ 44/2003/NĐ-Cp, khoản 4, mục III thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH và Công văn 2171/LĐTBXH-LĐTL ngày 23/6/08.
    Chúc bạn may mắn

     
    Báo quản trị |  
  • #33886   08/12/2008

    Longtran
    Longtran

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2008
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    ndhuyen viết:
    Tôi là một giáo viên trung học phổ thông và đã biên chế nhà nước được 9 năm. Tôi vừa hoàn thành khóa học thạc sĩ. Tôi có nguyện vọng xin thôi việc. Xin cho biết:
    1. Tôi phải làm những thủ tục gì để xin thôi việc? Nếu cấp quản lí không đồng ý cho tôi thôi việc thì tôi phải làm thế nào?
    2. Nếu được thôi việc, tôi phải bồi thường kinh phí đào tạo không? Cơ sở để tính mức bồi thường như thế nào?
    Rất mong được trả lời sớm. Tôi xin cảm ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #33965   08/11/2008

    maiphuongy85
    maiphuongy85

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2008
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Công ty cũ của tôi làm như thế đúng hay sai?

    Xin chào!
    Tôi xin việc kế toán trong một công ty, trước khi nhận tôi vào làm giám đốc có nói vào làm ở công ty phải ký quỹ 5 triệu đồng. Tôi đã kí HĐLĐ với công ty đó 1 năm, nhưng chưa kí kết trong hợp đồng hay trên giấy tờ nào về khoản 5 triệu. Tôi làm ở công ty được 9 tháng ( chưa đóng khoản 5 triệu ), họ vẫn thuê kế toán ngoài làm ( vì họ chưa tin vào kinh nghiệm của tôi, muốn tôi học hỏi thêm về công tác kế toán trước ) và công việc của tôi là lưu hoá đơn, chứng từ, công văn, làm công tác văn phòng, những công việc thêm của kế toán và xem sổ sách kế toán các năm trước. Làm được 9 tháng tôi xin nghỉ ( tôi vẫn chưa được công ty đóng bảo hiểm ). Đến nay công ty cũ gọi điện yêu cầu tôi bồi hoàn lại cho họ chi phí đào tạo ( có thể là khoản 5 triệu hoặc 9 tháng lương mà tôi đã nhận ) vì họ cho rằng 9 tháng qua họ đào tạo tôi nhưng tôi chưa làm gì được cho công ty họ. Tôi cũng chỉ ký kết với họ hợp đồng lao động nhưng không hề ghi khoản nào về nếu nghỉ việc khi chưa chấm dứt HĐLĐ thì phải bồi thường các khoản tiền...
    Vậy tôi xin tư vấn giúp tôi công ty làm như thế đúng hay sai ?
    Và nếu họ cứ khăng khăng đòi khoản tìên đó , tôi phải làm sao ?
    Tôi xin cám ơn!
    Mong sớm nhận được sự tư vấn

     
    Báo quản trị |  
  • #33966   08/11/2008

    hanoithu66
    hanoithu66
    Top 150
    Lớp 1

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:01/07/2008
    Tổng số bài viết (528)
    Số điểm: 2620
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 52 lần


    Chi phí đào tạo

    Chào bạn,
    Trên thực tế khoản tiền ký quỹ được khá nhiều các công ty sử dụng và đưa vào trong nội dung hợp đồng. Khoản tiền này người sử dụng lao động đưa ra nhằm giữ chân người lao động cũng như đảm bảo sự tin tưởng của người lao động. Và khoản tiền ký quỹ này sẽ được trả lại cho người lao động sau khi chấm dứt hợp đồng lao động.
    Đối với yêu cầu của công ty cũ bạn về việc bồi thường chi phí đào tạo như vậy là không hợp lý. Vì bạn đã ký hợp đồng lao động với công ty bạn với nguyên tắc làm việc và trả lương. Công ty không thể viện dẫn lý do là do trong 9 tháng làm việc vừa qua bạn không làm được gì cho công ty.

    Theo khoản 3 Điều 41 Bộ luật lao động quy định Trong trường hợp người lao động đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì phải bồi thường chi phí đào tạo ( nếu có) theo quy định của Chính phủ. Do vậy theo tôi trước hết bạn lên xem xét kỹ lại nội dung hợp đồng lao động mà đã ký kết với công ty cũ. Nếu thực sự không đề cập gì đến khoản tiền đào tạo và thực tế bạn cũng không tham gia bất kỳ khoá học đào tạo nào của công ty thì bạn không phải bồi thường chi phí đào tạo này
     
    Báo quản trị |  
  • #34008   15/11/2008

    hieu7
    hieu7

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Hợp đồng đào tạo phải làm 3 năm nhưng Cty "quên ký hợp đồng lao động" có nghỉ được?

    Khi học năm thứ tư ở một trường đại học,có một công ty Đài Loan đến tuyển dụng . Cty tuển dụng chúng tôi để đào tạo tại Việt Nam và sau đó đưa đi Đài Loan để đào tạo trong sáu tháng.Tại Việt Nam trong sáu tháng đầu tiên  cty đào tạo tiếng hoa. Không kí bất kỳ hợp đồng đào tạo nào.Khi sắp đi Đài Loan cty có kí với chúng tôi hợp đồng đào tạo là sáu tháng tại ĐL.Thời điểm kí hợp đồng là 27/02/2008 đến 26/08/2008. Sau khi về phải làmcho cty là 3 năm. Nhưng mãi đến 24/03/2008 chúng tôi mới đi, và về ngày 25/09/2008.Về Việt Nam đến nay là 3 tháng nhưng cty vẩn không ký bất kỳ một hợp đồng làm việc nào.Vậy Qúy luật sư cho tôi hỏi : Hợp đồngđào tạo của chúng tôi có còn hiệu lực không ,khi cty đã vi phạm thời gian đào tạo trong hợp đồng.Nếu tôi không ký hợp đồng làm việc thì có bị đền bù không? Khoảng tiền đền bù lớn nhất là bao nhiêu?Nếu tôi không có khả năng chi trả đền bù thì sẽ như thế nào,khung hình phạt của pháp luật trong trường hợp này sẽ như thế nào?( tôi không có một tài sản giá trị nào)

    Kính mong quý Luật gia  giúp đỡ.
    Xin chân thành cám ơn!
     
    Báo quản trị |  
  • #34009   14/11/2008

    thanhtralaodongkh
    thanhtralaodongkh
    Top 75
    Lớp 5

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:06/03/2008
    Tổng số bài viết (811)
    Số điểm: 6499
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 36 lần


    HĐ đào tạo vẫn còn hiệu lực, tuy nhiên hiệu lực ở đây là sau khi đào tạo NLĐ phải làm việc tại DN là bao lâu (trong HĐĐT). Nếu sau khi đào tạo các quyền lợi, trách nhiệm của các bên theo Nội quy lao động và thỏa ước lao động tập thể.
    Bồi thường chi phí đào tạo theo điểm 4 Thông tư số 21/2003/TT-BLĐTBXH ngày 22/9/2003
     
    Báo quản trị |  
  • #34010   14/11/2008

    hieu7
    hieu7

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2008
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    xin cho hỏi thêm

    Khi ký hợp đồng không có thỏa thuận mức bồi thường đào tạo.Trong thông tư không có mức bồi thường cao nhất.Vậy khi hai bên không thỏa thuận được mức phí đào tạo thì như thế nào?Ngoài ra  khi đã hết đào tạo ba tháng  mà  vẫn chưa ký hợp đồng chính thức.Vậy có phải đương nhiên tôi trở thành nhân viên chính thức không?Và thời gian đó được tính như thế nào?

    Xin chân thành cam ơn Luật sư đã phản hồi.
     
    Báo quản trị |  
  • #34044   10/12/2008

    duyloat
    duyloat

    Sơ sinh

    Hưng Yên, Việt Nam
    Tham gia:19/11/2008
    Tổng số bài viết (8)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Chưa học xong cao học do trường cử đi xin nghỉ việc có phải bồi hoàn lương?

    Tôi có vấn đề như sau cần tham khảo gấp:

    Tháng 9/2006 tôi được nhận vào làm giảng viên ở 1 trường đại học. Đến tháng 11/2006 tôi được cử đi học cao học tập trung 2 năm. Tháng 1/2007 tôi thi đỗ viên chức và thực hiện chế độ tập sự 1 năm. Khi vào trường tôi có viết 1 đơn viết tay cam kết phục vụ lâu dài tại trường, nếu không sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

    Khi đi học tôi vẫn phải đóng góp mọi khoản học tập như học viên tự do và do tôi tự đóng góp. Trong thời gian đi học tôi được hưởng lương cơ bản (lương cơ bản x 2.34). Hiện tại đến cuối tháng 12/2008 tôi mới bảo vệ hoàn thành khóa học cao học. Xin hỏi:

    1: Nếu bây giờ tôi viết đơn xin nghỉ việc trước khi học xong cao học thì có được không? Khi đó nhà trường sẽ xử lý như thế nào? Trường hợp của tôi được liệt kê vào diện nào?

    2: Từ lúc tôi nộp đơn xin nghỉ việc thì trong bao lâu nhà trường phải giải quyết cho tôi? Nếu nhà trường chưa giải quyết thì tôi có được đơn phương chấm dứt và đi làm ở 1 cơ quan khác hay không?

    3: Khi nghỉ việc tôi có phải bồi hoàn lại số tiền lương nhà trường đã chi trả cho tôi trong thời gian học tập hay không?

     
    Báo quản trị |  
  • #34045   20/11/2008

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Điều 17 Quyết định số 161/2003/QĐ-TTg ngày 04 tháng 8 năm 2003 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Quy chế đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức quy định: Điều 17. Trách nhiệm của cán bộ, công chức:

    1. Cán bộ, công chức phải thường xuyên học tập nâng cao trình độ lý luận; kiến thức, kỹ năng hoạt động chuyên môn nghiệp vụ và các kiến thức bổ trợ khác theo quy định.

    2. Cán bộ, công chức đang giữ chức vụ và thuộc ngạch, chức danh nào phải đào tạo, bồi dưỡng đáp ứng các tiêu chuẩn trình độ kiến thức quy định cho chức vụ và ngạch, chức danh đó.

    3. Cán bộ, công chức, sau khi đã được đào tạo, bồi dưỡng mà tự ý bỏ việc hoặc chuyển công tác khỏi khu vực nhà nước vì lý do cá nhân thì phải bồi thường cho cơ quan, tổ chức sử dụng cán bộ, công chức các chi phí đào tạo, bồi dưỡng theo quy định của Nhà nước.

    * Điều 41 Nghị định số 116/2003/NĐ-CP về việc tuyển dụng, sử dụng và quản lý cán bộ, công chức trong các đơn vị sự nghiệp NN quy định:

    Điều 14: Chấm dứt hợp đồng làm việc theo nguyện vọng của viên chức

    1. Viên chức khi có nguyện vọng chấm dứt HĐ làm việc thì gửi đơn đề nghị trước 30 ngày cho người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức.
    2.Trong thời hạn30 ngày, kể t ừngày nhận được đơn đề nghị chấm dứt HĐ làm việc, người đứng đầu đơn vị sử dụng viên chức báo cáo cơ quan có thẩm quyền quản lý viên chức để ra quyết định chấm dứt hợp đồng làm việc và tiến hành thủ tụccần thiết như chuyển giao hồ sơ lý lịch, giấy thôi trả lương, xác nhận bảo hiểm xã hội đối với viên chức.

    Thân mến


     
    Báo quản trị |  
  • #34046   20/11/2008

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 150


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Tiếp tục

    BỘ TÀI CHÍNH
    BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
     
    Số: 75/2000/TTLT/BTC-GDĐT
     
    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ----- o0o -----
    Hà Nội , Ngày 20 tháng 07 năm 2000

    THÔNG TƯ LIÊN TỊCH

    Hướng dẫn bồi hoàn kinh phí đào tạo đối với các đối tượng

    được cử đi học ở nước ngoài nhưng không về nước đúng thời hạn

     

    Thực hiện Quyết định số 957/1997/QĐ-TTg ngày 11/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ "Về việc cải tiến một số thủ tục về xuất cảnh và giải quyết vấn đề người Việt Nam đã xuất cảnh nhưng không về nước đúng hạn";

    Căn cứ Pháp lệnh cán bộ, công chức;

    Căn cứ Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ và Thông tư số 28/1999/TT-BTCCBCP của Ban tổ chức cán bộ Chính phủ về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức;

    Sau khi có ý kiến của Bộ Khoa học Công nghệ và Môi trường (công văn số 1293/BKHCNMT-TCCBKH ngày 27/5/1998); Bộ Kế hoạch và Đầu tư (công văn số 3661/BKH/KHGDMT ngày 30/5/1998); Bộ Ngoại giao (công văn số 217/CB ngày 26/5/1998 và công văn số 1727CV/NG-CB ngày 25/12/1998); Bộ Tư pháp (công văn số 1182/TP-PLDSKT ngày 24/6/1999); Ban Khoa giáo Trung ương (công văn số 1141-CV/KGTW ngày 14/3/2000); Liên Bộ Tài chính - Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn việc bồi hoàn kinh phí đào tạo như sau:

    I. ĐỐI TƯỢNG ÁP DỤNG:

    1. Đối tượng:

    Kể từ năm 1999 trở đi các đối tượng sau đây được cử đi đào tạo nước ngoài do Nhà nước đảm bảo kinh phí hoặc được phía nước ngoài đài thọ theo Hiệp định và thoả thuận với nước ta, sau khi kết thúc khoá học mà không về nước hoặc về nước không đúng hạn phải bồi hoàn một phần hay toàn bộ chi phí có liên quan đến quá trình đào tạo:

    Cán bộ, công chức theo quy định tại Pháp lệnh cán bộ, công chức.

    Học sinh đại học và sau đại học (nghiên cứu sinh, học viên cao học) được cử đi học từ năm học 1999-2000 trở đi theo Điều 76 của Luật Giáo dục.

    Các đối tượng khác được cử đi đào tạo theo các hình thức: học nghề, thực tập sinh, bồi dưỡng nâng cao trình độ.

    2. Các trường hợp phải bồi hoàn kinh phí đào tạo:

    a) Hết thời hạn học tập không trở về nước công tác hoặc trở về nước quá hạn từ 3 tháng trở lên không có lý do chính đáng, không được sự chấp thuận của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền trong nước.

    b) Phải về nước trước thời hạn vì bị kỷ luật đình chỉ học tập; không hoàn thành nhiệm vụ học tập mà không có lý do chính đáng, hoặc tự ý bỏ học để về nước.

    c) Về nước đúng hạn nhưng tự ý bỏ việc ngay, không trở lại công tác tại cơ quan, đơn vị cũ hoặc không chấp hành sự phân công của cơ quan, tổ chức khi không có lý do chính đáng.

    d) Xin định cư ở nước ngoài khi đang học tập, nghiên cứu, thực tập ở nước ngoài.

    e) Về nước đúng hạn, đã trở lại công tác tại cơ quan, đơn vị cũ nhưng tự ý bỏ việc hoặc xin xuất cảnh định cư ở nước ngoài khi thời gian phục vụ chưa đủ 3 lần thời gian học tập, đào tạo ở nước ngoài.

    Trường hợp (a), (b), (c), (d) phải bồi hoàn toàn bộ chi phí đào tạo; trường hợp (e) phải bồi hoàn một phần chi phí đào tạo.

    3. Các trường hợp được xem xét miễn, giảm bồi hoàn một phần hay toàn bộ kinh phí đào tạo:

    a) Đối tượng được xem xét miễn:

    Về nước đúng hạn nhưng do các lý do khách quan do cơ quan, tổ chức chưa bố trí được việc làm hoặc do đơn vị sáp nhập, giải thể... phải chuyển công tác ngoài ý muốn.

    Những trường hợp được cơ quan gửi đi học và cơ quan chủ quản đồng ý cho phép ở lại làm cộng tác viên với cơ sở nghiên cứu ở nước ngoài, hoặc ốm đau có xác nhận của cơ sở y tế nước sở tại, về nước quá hạn 3 tháng trở lên nhưng có lý do chính đáng được Đại sứ quán Việt Nam tại nước sở tại xác nhận và phải thông qua Hội đồng xét bồi thường của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    b) Đối tượng được xem xét giảm: Những trường hợp người đi học thuộc đối tượng chính sách hoặc gia đình có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (có xác nhận của chính quyền địa phương) có thể làm đơn xin giảm mức bồi hoàn, thông qua Hội đồng xét bồi thường của cơ quan, tổ chức có thẩm quyền.

    4. Căn cứ để tính bồi hoàn kinh phí đào tạo:

    Căn cứ vào các Hiệp định đào tạo mà Chính phủ Việt Nam ký với từng nước, bao gồm toàn bộ chi phí đào tạo và học bổng trong thời gian học tập ở nước ngoài từ khi bắt đầu vào học tại các trường đào tạo đến khi kết thúc khoá học được cấp chứng chỉ hoặc cấp bằng tốt nghiệp và chi phí đào tạo của Nhà nước Việt Nam trả cho phía nước ngoài (nếu có).

    Căn cứ thời gian được cử đi đào tạo tại nước ngoài.

    Căn cứ vào định mức chi đào tạo hiện hành trong nước.

    5. Nội dung và mức bồi hoàn kinh phí đào tạo:

    5.1. Nội dung: Chi phí đào tạo gồm những khoản như sau:

    Chi phí đào tạo do Nhà nước Việt Nam (hoặc các cơ quan, tổ chức của Việt Nam) phải trả cho phía nước ngoài hoặc chi phí đào tạo do phía nước ngoài đài thọ theo Hiệp định đã ký kết.

    Chi phí đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trong nước trong thời gian học tập tại trường và cơ sở đào tạo theo định mức chi đào tạo do Bộ Tài chính ban hành qua từng năm.

    Tiền vé máy bay đi về do nhà nước Việt Nam hoặc phía nước ngoài đài thọ.

    Tổng số học bổng do nhà nước Việt Nam hoặc phía nước ngoài đài thọ.

    Phụ cấp ngành nghề đặc biệt (nếu được cấp).

    Chi phí xuất, nhập cảnh đi học và các chi phí khác (nếu có).

    5.2. Mức bồi hoàn: 100% tổng chi phí đào tạo nêu trên. Trường hợp được xét giảm thì mức giảm tối đa là 50% số tiền phải bồi hoàn.

    Việc tính toán mức bồi hoàn một phần hay toàn bộ chi phí đào tạo đối với cán bộ, công chức Nhà nước thực hiện theo quy định về bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng tại Nghị định số 96/1998/NĐ-CP ngày 17/11/1998 của Chính phủ về chế độ thôi việc đối với cán bộ, công chức và Thông tư số 28/1999/TT-BTCCBCP ngày 31/7/1999 của Ban Tổ chức cán bộ Chính phủ hướng dẫn Nghị định số 96/1998/NĐ-CP (Phần IV- Bồi thường chi phí đào tạo, bồi dưỡng).

    II. BIỆN PHÁP THU HỒI CHI PHÍ ĐÀO TẠO:

    1. Cán bộ, công chức, nghiên cứu sinh, lưu học sinh đại học... được gửi đi đào tạo, bồi dưỡng và nâng cao trình độ ở nước ngoài do Nhà nước đảm bảo chi phí hoặc phía nước ngoài đài thọ theo Hiệp định, thoả thuận giữa nước ta với nước ngoài (trừ trường hợp các tổ chức nước ngoài cho đi đào tạo để về làm việc cho họ tại Việt Nam) trước khi làm các thủ tục xuất cảnh phải nộp một số tiền ký quỹ tương đương 1000 USD tại cơ quan cử đi đào tạo. Sau 15 ngày kể từ ngày nhận tiền ký quỹ, cơ quan quản lý các đối tượng trên có trách nhiệm gửi số tiền ký quỹ đó vào ngân hàng Thương mại, khi đối tượng về nước sẽ được cơ quan hoàn trả cả gốc lẫn lãi, trường hợp đối tượng không về nước hoặc về không đúng hạn sẽ chuyển nộp Kho bạc Nhà nước vào Chương 160 Loại 10 Khoản 10 Mục 62 Mục lục ngân sách Nhà nước. Trường hợp người đi học không có tiền ký quỹ theo quy định thì phải có sự bảo lãnh của gia đình, người thân.

    2. Cơ quan, tổ chức có đối tượng thuộc diện phải bồi hoàn kinh phí đào tạo chịu trách nhiệm ra quyết định bồi hoàn, tính toán mức bồi hoàn và đôn đốc việc bồi hoàn theo quy đinh.

    3. Đối với những đối tượng về nước không đúng thời hạn nhưng vẫn tiếp tục công tác trong cơ quan Nhà nước thì chỉ sau khi thực hiện xong việc bồi hoàn mới được nhận công tác.

    Nếu số tiền ký quỹ cao hơn số tiền phải bồi hoàn thì người ký quỹ được nhận lại phần chênh lệch thừa từ cơ quan cử đi học. Nếu số tiền ký quỹ thấp hơn số tiền phải bồi hoàn thì người đi học phải nộp số tiền thiếu cho cơ quan cử đi học để nộp vào Kho bạc Nhà nước.

    4. Đối với các đối tượng không về nước hoặc xin xuất cảnh định cư ở nước ngoài, sau khi có quyết định phải bồi hoàn của cơ quan, đơn vị cử đi mà không tự giác bồi hoàn thì cơ quan đơn vị quản lý đối tượng có trách nhiệm phối hợp với Bộ Ngoại giao, Bộ Công an theo chức năng thực hiện các biện pháp tạm giữ, thu hồi Hộ chiếu của đối tượng, đảm bảo cho việc bồi hoàn được thực hiện đầy đủ, nghiêm túc và công bằng.

    Bộ Ngoại giao, Bộ Công an chỉ xem xét giải quyết các quyền lợi khác cho cá nhân ở nước ngoài sau khi đã hoàn thành nghĩa vụ đối với Nhà nước theo Nghị định số 05/2000/NĐ-CP ngày 3/3/2000 của Chính phủ về xuất nhập cảnh của công dân Việt nam và Quyết định số 957/1997/QĐ-TTg ngày 11/11/1997 của Thủ tướng Chính phủ về cải tiến một số thủ tục về xuất cảnh và giải quyết vấn đề người Việt Nam đã xuất cảnh nhưng không về nước đúng hạn.

    5. Các đối tượng phải bồi hoàn kinh phí đào tạo căn cứ vào thông báo bồi hoàn do các cơ quan có trách nhiệm gửi đến để đem nộp trực tiếp số tiền phải bồi hoàn vào Kho bạc Nhà nước. Căn cứ biên lai thu tiền của Kho bạc Nhà nước, cơ quan công an làm thủ tục xuất cảnh hoặc nhập hộ khẩu; Trường hợp cố tình không nộp sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật.

    III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

    Cơ quan cử đối tượng đi học thuộc diện bồi hoàn kinh phí đào tạo chịu trách nhiệm báo cáo số thu và số lượng đối tượng vi phạm phải nộp tiền bồi hoàn gửi Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Tài chính cùng báo cáo quyết toán năm theo chế độ quản lý tài chính hiện hành.

    Thông tư này có hiệu lực thi hành sau 15 ngày kể từ ngày ký và áp dụng cả cho các đối tượng đã được cử đi đào tạo ở nước ngoài đến nay đã quá hạn chưa về nước. Mốc tính thời gian quá hạn được tính từ ngày Thông tư này có hiệu lực.

    Trong quá trình thực hiện, nếu có khó khăn, vướng mắc đề nghị phản ánh về liên Bộ để nghiên cứu, giải quyết./. 

    <> 
    BỘ TÀI CHÍNH   BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO  
    THỨ TRƯỞNG  
    (Đã ký)
     
     
     
     
     
    THỨ TRƯỞNG  
    (Đã ký)
     
     
     
     
     
    Nguyễn Thị Kim Ngân   Lê Vũ Hùng  
     
    Báo quản trị |