Bị tai nạn lao động ở nơi thử việc thì thế nào?

Chủ đề   RSS   
  • #515422 17/03/2019

    Bị tai nạn lao động ở nơi thử việc thì thế nào?

    Mình có gặp trường hợp như thế này cần nhờ mọi người tư vấn giúp: Anh A hiện đang là làm việc theo hợp đồng lao động tại công ty X, có tham gia BHXH đầy đủ. Song song đó thì anh có đang thử việc tại công ty Y. Và trong quá trình thử việc tại công ty Y thì anh này bị tai nạn lao động. Trường hợp này chắc chắc là công ty Y sẽ có các trách nhiệm được quy định tại Điều 38 Luật an toàn vệ sinh lao động rồi. Nhưng còn chế độ tai nạn lao động bên BHXH thì sao? Anh này có được hưởng chế độ tai nạn lao động hay không?tạn

    Cập nhật bởi Camgiangsn ngày 17/03/2019 08:46:44 CH quên đính link
     
    4391 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #515883   28/03/2019

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    khi thử việc tại công ty Y và bị tai nạn lao động thì công ty Y có trách nhiệm đối với người lao động này, bao gồm các chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định; trả đủ tiền lương cho người lao động phải nghỉ việc trong thời gian điều trị...

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #515919   28/03/2019

    Vì anh này là người thử việc nên không thuộc trường hợp tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc nên không thể hưởng chế độ bảo hiểm nào cả từ cơ quan bảo hiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp này anh A vẫn được hưởng các chế độ của công ty mà bạn đã đề cập. Theo mình thì hưởng các chế độ của công ty nó tốt hơn rất nhiều so với chế độ từ cơ quan bảo hiểm.

     
    Báo quản trị |  
  • #516322   31/03/2019

    Người này vẫn có tham gia bảo hiểm xã hội theo hợp đồng lao động đã ký với công ty A mà bạn. Vấn đề ở đây là người này không bị tai nạn ở công ty A này mà bị tại công ty B, nơi họ đang thử việc để ký hợp đồng lao động thứ hai. Vậy thì có được bảo hiểm chi trả chế độ tai nạn lao động không?

     
    Báo quản trị |  
  • #516323   31/03/2019

    Bạn anthuylaw có lẽ nhầm lẫn một chút. Mình đang đề cập đến chế độ tai nạn lao động do cơ quan bảo hiểm xã hội chi trả chứ không phải nghĩa vụ của người sử dụng lao động khi người lao động bị tai nạn đâu bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #517243   27/04/2019

    anthuylaw
    anthuylaw
    Top 50
    Female
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/04/2017
    Tổng số bài viết (1322)
    Số điểm: 11747
    Cảm ơn: 252
    Được cảm ơn 273 lần


    Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.
     
    Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:
     
    1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:
     
    a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;
     
    b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;
     
    c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.
     
    2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.
     
    Trường hợp này được xác định là tai nạn lao động nhưng vì đang trong thời gian thử việc nên họ không thuộc đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc và công ty cũng không đóng bảo hiểm nên em họ sẽ không được hưởng chế độ trợ cấp tai nạn lao động từ cơ quan bảo hiểm xã hội.
     

    Không có gì là không thể.

     
    Báo quản trị |  
  • #517268   27/04/2019

    thuylinh2311
    thuylinh2311
    Top 75
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2017
    Tổng số bài viết (920)
    Số điểm: 9451
    Cảm ơn: 7
    Được cảm ơn 142 lần


    Ở đây công ty A tham gia BHXH đầy đủ cho NLĐ này, tuy nhiên NLĐ lại bị tai nạn tại nơi khác (công ty B); không thuộc các trường hợp tại khoản 1 Điều 45 Luật an toàn vệ sinh lao động 2015
     
    - Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc, kể cả khi đang thực hiện các nhu cầu sinh hoạt cần thiết tại nơi làm việc hoặc trong giờ làm việc mà Bộ luật lao động và nội quy của cơ sở sản xuất, kinh doanh cho phép, bao gồm nghỉ giải lao, ăn giữa ca, ăn bồi dưỡng hiện vật, làm vệ sinh kinh nguyệt, tắm rửa, cho con bú, đi vệ sinh;
     
    - Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động ủy quyền bằng văn bản trực tiếp quản lý lao động;
     
    - Trên tuyến đường đi từ nơi ở đến nơi làm việc hoặc từ nơi làm việc về nơi ở trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý;
     
    Như vậy không xác định NLĐ này bị tai nạn lao động tại công ty A để được BHXH chi trả theo hợp đồng lao động với công ty A. Còn về phía công ty Y do chưa ký HĐLĐ nên cũng sẽ không được hưởng chế độ thanh toán từ BHXH mà chỉ liên quan đến trách nhiệm của công ty thôi. 
     
    Báo quản trị |  
  • #517279   27/04/2019

    linhtrang123456
    linhtrang123456
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (1981)
    Số điểm: 14204
    Cảm ơn: 11
    Được cảm ơn 316 lần


    Mình cũng đang thắc mắc theo quy định thì đảm bảo các điều kiện sau là được hưởng chế độ tai nạn lao động do bảo hiểm chi trả:

    “Đối tượng áp dụng chế độ tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là người lao động quy định tại các điểm a, b, c, d, đ, e và h khoản 1 Điều 2 của Luật Bảo hiểm xã hội.

    Người lao động được hưởng chế độ tai nạn lao động khi có đủ các điều kiện sau đây:

    1. Bị tai nạn thuộc một trong các trường hợp sau đây:

    a) Tại nơi làm việc và trong giờ làm việc;

    b) Ngoài nơi làm việc hoặc ngoài giờ làm việc khi thực hiện công việc theo yêu cầu của người sử dụng lao động;

    c) Trên tuyến đường đi và về từ nơi ở đến nơi làm việc trong khoảng thời gian và tuyến đường hợp lý.

    2. Suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên do bị tai nạn quy định tại khoản 1 Điều này.”

    Trường hợp trên bạn nêu thì vẫn có đóng bảo hiểm xã hội tại công ty X, chỉ không đóng tại công ty Y thì có được chi trả khi xảy ra tai nạn lao động tại công ty Y không? Trong nội dung trên cũng chỉ nêu thuộc đối tượng tham gia BHXH, bị tai nạn lao động, bị suy giảm khả năng lao động từ 5% trở lên là được hưởng chế độ do BHXH chi trả, vậy nên hiểu là phải đóng BHXH và xảy ra TNLĐ tại 1 công ty mới được hưởng hay thế nào?

     

     
    Báo quản trị |  
  • #522208   29/06/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Về trách nhiệm của người sử dụng lao động đối với người bị tai nạn lao động được quy định tại Điều 144 của Bộ luật Lao động 2012:

    "1. Thanh toán phần chi phí đồng chi trả và những chi phí không nằm trong danh mục do bảo hiểm y tế chi trả đối với người lao động tham gia bảo hiểm y tế và thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị ổn định đối với người lao động không tham gia bảo hiểm y tế.

    2. Trả đủ tiền lương theo hợp đồng lao động cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp phải nghỉ việc trong thời gian điều trị.

    3. Bồi thường cho người lao động bị tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp theo quy định tại Điều 145 của Bộ luật này".

    Như vậy, người lao động thử việc được bồi thường tai nạn lao động như người lao động chính thức và sẽ được công ty thanh toán toàn bộ chi phí y tế từ khi sơ cứu, cấp cứu đến khi điều trị.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #524749   31/07/2019

    Theo quy định tại Điều 142 Bộ luật lao động 2012 thì tai nạn lao động là tai nạn gây tổn thương cho bất kỳ bộ phận, chức năng nào của cơ thể hoặc gây tử vong cho người lao động, xảy ra trong quá trình lao động, gắn liền với việc thực hiện công việc, nhiệm vụ lao động. Quy định này được áp dụng đối với cả người học nghề, tập nghề và thử việc. Như vậy, đối với người lao động đang trong thời gian thử việc thì người lao động vẫn được hưởng các chế độ bồi thường, trợ cấp theo luật lao động.

     
    Báo quản trị |