90% sinh viên Luật bị nhầm lẫn các thuật ngữ này

Chủ đề   RSS   
  • #468263 20/09/2017

    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    90% sinh viên Luật bị nhầm lẫn các thuật ngữ này

    Với dân thường không sao, nhưng với dân Luật chúng ta, chỉ cần nhầm lẫn 1 chữ cũng sẽ làm cho câu chữ đó trở thành nghĩa khác đi.

    Sau đây, mình xin list ra danh sách các thuật ngữ bị nhầm lẫn:

    1. Văn bản pháp luật – Văn bản quy phạm pháp luật

    2. Văn bản luật – Văn bản quy phạm pháp luật

    3. Vi phạm pháp luật – Trái pháp luật

    4. Vi phạm điều cầm của luật – Vi phạm điều cấm của pháp luật

    5. Người cao tuổi – Người già

    6. Người khuyết tật – Người tàn tật

    7. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật – Thời điểm áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật

    8. Vi phạm pháp luật – Bất hợp pháp

    9. Bãi bỏ văn bản – Hủy bỏ văn bản

    10. Xử lý vi phạm hành chính – Xử phạt vi phạm hành chính

    Mình sẽ post giải thích cụ thể sự khác nhau giữa các thuật ngữ này mỗi ngày cho các bạn nhé!

     
    20969 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #468280   20/09/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    Ừ nhỉ, vấn đề này chưa bao giờ mình nghĩ đến. Câu hỏi của bạn cũng làm mình hơi ngớ người một tẹo. Theo mình thì ngôn ngữ đời sống hàng ngày nhiều câu nói nếu đưa vào các điều luật quy định không được hay cho lắm, nên vì vậy pháp luật có làm cho các ngôn từ nó sẽ đẹp hơn và văn minh hơn thôi. Mình có thế lấy 1 số ví dụ cho các trường hợp như bạn đã đưa ra nhé. Chả hạn bạn thử gọi :  Nghe không hay cho lắm. 

    1." Văn phòng luật sư" sẽ được đọc là "Văn phòng thầy cãi" 

    2. "Giấy đăng ký kết hôn" sẽ gọi là "Giấy đăng ký, lấy chồng lấy vợ"

    Hoặc một số các trường hợp ngôn từ nếu ta đọc ra sẽ nghe không hay cho lắm. Ngôn ngữ đời thường xuất phát từ lâu trở thành một thói quen khi chúng ta nói chuyện, và khi nó trở thành quy định của pháp luật điều chỉnh các quan hệ xã hội thì mình nghĩ cần ngôn từ hóa ngôn từ để thể hiện tính văn minh, hiện đại của pháp luật. 

    Mình có tham khảo 1 tẹo khi đọc bài của bạn thấy có bài viết ghi thế này : Do văn bản pháp luật có đặc thù là mang tính quyền lực nhà nước nên ngôn ngữ văn bản pháp luật là ngôn ngữ chuẩn quốc gia, được Nhà nước sử dụng chính thức. Nhà nước đã đặt ra những yêu cầu nhất định đối với hệ thống ngôn ngữ được sử dụng trong văn bản để diễn đạt các chủ trương, chính sách, các mệnh lệnh cụ thể.

    Mình cũng có một số từ đóng góp ý kiến như vậy thôi. 

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn haianh1648 vì bài viết hữu ích
    enychi (06/06/2019)
  • #468284   20/09/2017

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Đọc cái này làm mình nhớ đến 1 chuyện trước đây đã từng đọc, là ý kiến về không dùng từ Hán Việt để "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt", khi đó "Hội Liên Hiệp Phụ Nữ" sẽ trở thành "Hội Túm Tụm Đàn Bà"

    :|

    haianh1648 viết:

    1." Văn phòng luật sư" sẽ được đọc là "Văn phòng thầy cãi" 

    2. "Giấy đăng ký kết hôn" sẽ gọi là "Giấy đăng ký, lấy chồng lấy vợ"

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    chinamnhi (25/09/2017) enychi (06/06/2019)
  • #468326   21/09/2017

    haianh1648
    haianh1648
    Top 500


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/08/2017
    Tổng số bài viết (267)
    Số điểm: 1821
    Cảm ơn: 38
    Được cảm ơn 44 lần


    ntdieu viết:

    Đọc cái này làm mình nhớ đến 1 chuyện trước đây đã từng đọc, là ý kiến về không dùng từ Hán Việt để "giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt", khi đó "Hội Liên Hiệp Phụ Nữ" sẽ trở thành "Hội Túm Tụm Đàn Bà"

    :|

     

    haianh1648 viết:

     

    1." Văn phòng luật sư" sẽ được đọc là "Văn phòng thầy cãi" 

    2. "Giấy đăng ký kết hôn" sẽ gọi là "Giấy đăng ký, lấy chồng lấy vợ"

     

     

    bậy dồi bậy dồi bạn ơi

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn haianh1648 vì bài viết hữu ích
    enychi (06/06/2019)
  • #468530   23/09/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    1. Văn bản pháp luật – Văn bản quy phạm pháp luật

    Chào các bạn, như đã hứa, sau đây mình xin phép bắt đầu bằng cặp thuật ngữ “văn bản pháp luật” và “văn bản quy phạm pháp luật” :'(

    Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản có chứa đựng quy phạm pháp luật, được ban hành theo đúng thẩm quyền, hình thức, trình tự, thủ tục quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015.

    Giải thích thêm quy phạm pháp luật là quy tắc xử sự chung, có hiệu lực bắt buộc chung, được áp dụng lặp đi lặp lại nhiều lần đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân trong phạm vi cả nước hoặc đơn vị hành chính nhất định, do cơ quan nhà nước, người có thẩm quyền quy định trong Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 ban hành và được Nhà nước bảo đảm thực hiện.

    Văn bản quy phạm pháp luật bao gồm:

    1. Hiến pháp.

    2. Bộ luật, luật, Nghị quyết của Quốc hội.

    3. Pháp lệnh, Nghị quyết của UBTVQH; nghị quyết liên tịch giữa UBTVQH với Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam.

    4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

    5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch UBTW MTTQ Việt Nam.

    6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

    8. Thông tư của Chánh án TANDTC; thông tư của Viện trưởng VKSNDTC; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án TANDTC với Viện trưởng VKSNDTC; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án TANDTC, Viện trưởng VKSNDTC; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

    9. Nghị quyết của HĐND cấp tỉnh.

    10. Quyết định của UBND cấp tỉnh.

    11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

    12. Nghị quyết của HĐND cấp huyện.

    13. Quyết định của UBND cấp huyện.

    14. Nghị quyết của HĐND cấp xã.

    15. Quyết định của UBND cấp xã.

    Còn văn bản pháp luật là hình thức thể hiện ý chí của chủ thể có thẩm quyền, dưới dạng ngôn ngữ viết, được ban hành theo thủ tục, trình tự và hình thức do pháp luật quy định, nhằm đạt đựơc mục tiêu quản lý đặt ra.

    Văn bản pháp luật bao gồm: văn bản quy phạm pháp luật, văn bản áp dụng pháp luật và văn bản hành chính.

    Kết luận: Như vậy, nếu nghe ai đó nói rằng, văn bản quy phạm pháp luật thì bạn phải hiểu rằng nó chỉ là một phần nhỏ trong văn bản pháp luật. Còn văn bản pháp luật luôn luôn bao hàm, và với nghĩa rộng hơn rất nhiều.

    Cập nhật bởi shin_butchi ngày 23/09/2017 02:59:07 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #469661   03/10/2017

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Theo mình, cách so sánh của bạn khá khập khiễng. Một bên căn cứ vào văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành, một bên căn cứ vào cách thuật ngữ được định nghĩa trong giáo trình luật. Bạn không thể so sánh một con bò với một con trâu được vì hai con không thể do cùng một con bò hay cùng cùng một con trâu sinh ra. Có thể về nội dung bạn đúng, nhưng lập luận của bạn chưa đủ mạnh. Nếu ra ngoài thực tế, gặp một người không phải cử nhân luật thì bạn không thể đưa giáo trình luật ra để giải thích cho họ hiểu được.

    Nếu căn cứ theo Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì ngoài Văn bản quy phạm pháp luật còn 02 loại nữa là Văn bản chứa quy phạm pháp luật nhưng không phải văn bản quy phạm pháp luật và Văn bản không chứa quy phạm pháp luật.

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn Im_lawyerx0 vì bài viết hữu ích
    shin_butchi (13/10/2017) HuuNguyenbt (22/10/2017) enychi (06/06/2019)
  • #470695   13/10/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Im_lawyerx0 viết:

    Theo mình, cách so sánh của bạn khá khập khiễng. Một bên căn cứ vào văn bản do cơ quan Nhà nước ban hành, một bên căn cứ vào cách thuật ngữ được định nghĩa trong giáo trình luật. Bạn không thể so sánh một con bò với một con trâu được vì hai con không thể do cùng một con bò hay cùng cùng một con trâu sinh ra. Có thể về nội dung bạn đúng, nhưng lập luận của bạn chưa đủ mạnh. Nếu ra ngoài thực tế, gặp một người không phải cử nhân luật thì bạn không thể đưa giáo trình luật ra để giải thích cho họ hiểu được.

    Nếu căn cứ theo Điều 2 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015 thì ngoài Văn bản quy phạm pháp luật còn 02 loại nữa là Văn bản chứa quy phạm pháp luật nhưng không phải văn bản quy phạm pháp luật và Văn bản không chứa quy phạm pháp luật.

    Vậy thì bạn Im_lawyerx0 giúp mình bổ sung để lập luận đủ mạnh nhé!

    Cám ơn bạn nhiều.

    P/S: Kiến thức là bao lâu, nhưng sự hiểu của mỗi người là hữu hạn, do vậy mới cần có cộng đồng để sẻ chia 

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    HuuNguyenbt (22/10/2017) enychi (06/06/2019)
  • #468656   25/09/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    2. Văn bản luật – văn bản quy phạm pháp luật

    Tiếp theo là cặp thuật ngữ “Văn bản luật – Văn bản quy phạm pháp luật”

    Khái niệm và cách hiểu về văn bản quy phạm pháp luật thì mình đã cập rõ ở trên rồi, nên mình không  lặp lại nữa.

    Còn văn bản luật được hiểu là một nhóm văn bản thuộc văn bản quy phạm pháp luật. Nghĩa là văn bản quy phạm pháp luật bao gồm văn bản luật và văn bản dưới luật.

    Dựa trên theo thứ tự của hệ thống văn bản quy phạm pháp luật thì văn bản luật bao gồm: Hiến pháp và Bộ luật, luật, Nghị quyết – nghĩa là những văn bản do Quốc hội ban hành. Còn những văn bản còn lại là văn bản dưới luật.

    1. Hiến pháp.

    2. Bộ luật, luật (sau đây gọi chung là luật), nghị quyết của Quốc hội.

    3. Pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội; nghị quyết liên tịch giữa Ủy ban thường vụ Quốc hội với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    4. Lệnh, quyết định của Chủ tịch nước.

    5. Nghị định của Chính phủ; nghị quyết liên tịch giữa Chính phủ với Đoàn Chủ tịch Ủy ban trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.

    6. Quyết định của Thủ tướng Chính phủ.

    7. Nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.

    8. Thông tư của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao; thông tư của Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ; thông tư liên tịch giữa Chánh án Tòa án nhân dân tối cao với Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; thông tư liên tịch giữa Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ với Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao; quyết định của Tổng Kiểm toán nhà nước.

    9. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh).

    10. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh.

    11. Văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

    12. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện).

    13. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp huyện.

    14. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã).

    15. Quyết định của Ủy ban nhân dân cấp xã.

    Như vậy, các bạn đã phân biệt được giữa “văn bản luật và văn bản quy phạm pháp luật” rồi nhé! 

     
    Báo quản trị |  
    4 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    giangvks (27/09/2017) phamquangnhan (12/10/2017) JerryMice (25/09/2017) enychi (06/06/2019)
  • #468691   25/09/2017

    chinamnhi
    chinamnhi
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/06/2017
    Tổng số bài viết (203)
    Số điểm: 2680
    Cảm ơn: 338
    Được cảm ơn 150 lần


    2 thuật ngữ sau cũng rất hay bị sử dụng nhầm, kể cả cán bộ, công viên chức nhà nước. Đó là SỬ DỤNG PHÁP LUẬT & ÁP DỤNG PHÁP LUẬT. 

    Đi không, há lẽ trở về không?

    Cái nợ cầm thư phải trả xong!

    Rắp mượn điền viên vui tuế nguyệt

    Trót đem thân thế hẹn tang bồng

    Đã mang tiếng ở trong trời đất

    Phải có danh gì với núi sông

    Trong cuộc trần ai, ai dễ biết?

    Rồi ra mới rõ mặt anh hùng

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn chinamnhi vì bài viết hữu ích
    phamquangnhan (12/10/2017) shin_butchi (26/09/2017) enychi (06/06/2019)
  • #468828   26/09/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    Tổng kết khái niệm 3 thuật ngữ: VBPL - VBQPPL - VB luật

    Cám ơn các bạn đã quan tâm, ủng hộ Shin, mình tóm gọn lại 3 khái niệm trên bằng tấm hình bên dưới để các bạn dễ nhớ nè 

     
    Báo quản trị |  
    5 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    giangvks (27/09/2017) Hoangpham886 (16/04/2018) lixilvietnam2017 (05/12/2017) chinamnhi (26/09/2017) enychi (06/06/2019)
  • #468980   27/09/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    3. Vi phạm pháp luật – Trái pháp luật

    Chủ đề này từng là chủ đề hot tại Dân Luật, nếu chỉ nhìn thoạt qua, bạn cứ nghĩ 2 thuật ngữ này giống nhau, nhưng thực chất, chúng lại khác nhau, quan trọng là khác nhau về bản chất.

    Sau quá trình dài quan sát thảo luận của các bạn, dưới đây là đúc kết về sự khác nhau giữa 2 thuật ngữ này:

    Trái pháp luật: là hành vi không thực hiện đúng theo quy định của pháp luật. Ví dụ: Luật bắt buộc phải thực hiện nhưng không thực hiện hoặc cấm thực hiện nhưng lại thực hiện…thì đó là hành vi trái pháp luật.

    Còn vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

    Vậy thì nếu hành vi đó trái pháp luật những không có các yếu tố lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện và xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ thì hành vi đó không vi phạm pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    enychi (06/06/2019)
  • #469074   28/09/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    4. Vi phạm điều cấm của luật – Vi phạm điều cấm của pháp luật

    Ít có ai để ý rằng sự khác biệt nhỏ, nhưng lại mang ý nghĩa lớn, và nó có thể là tâm điểm của một cuộc tranh cãi trong vụ án nọ, giữa Bộ luật dân sự 2015Bộ luật dân sự 2005.

    Bộ luật dân sự 2015 quy định “…không vi phạm điều cấm của luật

    Trong khi, Bộ luật dân sự 2005 lại quy định rộng hơn “…không vi phạm điều cấm của pháp luật

    Và tất nhiên, Bộ luật dân sự 2015 thu hẹp phạm vi điều cấm hơn, nghĩa là chỉ giới hạn trong luật, còn Bộ luật dân sự 2005 lại bao quát hết các điều cấm của tất thảy các văn bản pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    kevindoanpy (20/12/2017) enychi (06/06/2019)
  • #470696   13/10/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    5. Người cao tuổi – Người già

    Cặp thuật ngữ này Shin đã có bài viết nên xin không nêu ra nữa.

    Các bạn có thể xem tại đây.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    enychi (06/06/2019)
  • #470697   13/10/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    6. Người khuyết tật – Người tàn tật

    Đã có thời gian có sự tranh cãi về người khuyết tật và người tàn tật trước khi Luật người khuyết tật 2010 ra đời, thay thế Pháp lệnh người tàn tật 1998.

    Chưa bàn đến việc đọc văn bản quy phạm pháp luật, khi đọc đi đọc lại các từ “người khuyết tật”, “người tàn tật”, theo mình hiểu đó là sự khác nhau.

    Người khuyết tật là chỉ những người khi sinh ra, tự bản thân họ đã bị khiếm khuyết bộ phận, chức năng nào đó trên cơ thể mình, và lý do chính là bẩm sinh.

    Còn người tàn tật là chỉ những người có thể sinh ra họ lành lặn, bình thường, nhưng vì tác động nào đó bên ngoài làm họ khiếm khuyết một bộ phận, chức năng nào đó trên cơ thể.

    Cả 2 đều giống nhau ở chỗ, sự khiếm khuyết trên cơ thể đó không có hoặc ít có khả năng phục hồi được bình thường.

    Và qua tìm hiểu về cách hiểu của WHO (Tổ chức Y tế thế giới) họ cũng hiểu tương tự như mình hiểu:

    Theo phân loại của Tổ chức Y tế thế giới, có ba mức độ: khiếm khuyết (impairment), khuyết tật (disability) và tàn tật (handicap).

    Khiếm khuyết” đề cập đến sự mất mát hoặc không bình thường của cấu trúc cơ thể, chúng có thể liên quan đến tâm lý, sinh lý hoặc giải phẫu học.

    Khuyết tật” đề cập đến sự giảm thiểu chức năng hoạt động, là hậu quả của sự khiếm khuyết.

     “Tàn tật” đề cập đến tình thế bất lợi hoặc thiệt thòi của người khuyết tật do tác động của môi trường xung quanh lên tình trạng khuyết tật của họ (WHO, 1999).

    * Còn theo quan điểm của Tổ chức Quốc tế Người khuyết tật, người khuyết tật trở thành “tàn tật” là do thiếu cơ hội để tham gia các hoạt động xã hội và có một cuộc sống giống như thành viên khác của xã hội (DPI, 1982).

    Nhưng theo văn bản quy phạm pháp luật ở mình thì cách định nghĩa, bản chất giữa 2 từ này không khác biệt, và có thể nói là giống nhau, có chăng chỉ là sự khác nhau trong cách dùng từ, để giảm bớt sự khó chịu khi nói đến những đối tượng này (nghĩa là ý chí của nhà làm luật, khi dùng từ “người khuyết tật” nhẹ hơn so với “người tàn tật” – theo linh mục Phan Khắc Từ: “Tôi nghĩ rằng anh em khuyết tật vẫn còn tương lai. Nếu gọi họ là tàn tật thì cái chữ tàn nó giết mất tương lai của anh em”)

    Tiêu chí

    Người tàn tật

    Người khuyết tật

    Khái niệm

    Người tàn tật không phân biệt nguồn gốc gây ra tàn tật là người bị khiếm khuyết một hay nhiều bộ phận cơ thể hoặc chức năng biểu hiện dưới những dạng tật khác nhau, làm suy giảm khả năng hoạt động, khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp nhiều khó khăn.

    (Căn cứ Pháp lệnh người tàn tật 1998)

    Người bị khiếm khuyết một hoặc nhiều bộ phận cơ thể hoặc bị suy giảm chức năng được biểu hiện dưới dạng tật khiến cho lao động, sinh hoạt, học tập gặp khó khăn

    (Căn cứ Luật người khuyết tật 2010)

    Các văn bản quy phạm pháp luật qua thời gian cũng có sự thay đổi nhất định khi nói đến đối tượng này.

    - Trước đây và bây giờ, người tàn tật được trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý 2006, còn tương lai (từ 01/01/2018), người khuyết tật là người được trợ giúp pháp lý theo Luật trợ giúp pháp lý 2017.

    - Trước đây, miễn thuế TNDN cho DN dành riêng cho người tàn tật theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp 2008, còn từ năm 2014, miễn thuế TNDN cho DN có 30% số lao động bình quân trong năm trở lên là người khuyết tật…theo Luật thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi 2013

    Và do vậy, kết luận lại rằng, cách hiểu đúng định nghĩa 2 từ trên là khác nhau, nhưng dựa trên văn bản quy phạm pháp luật Việt Nam thì chúng là như nhau.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    enychi (06/06/2019)
  • #470727   13/10/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    7. Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật – Thời điểm áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật

    Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2015 có quy định về việc áp dụng văn bản quy phạm pháp luật thế này:

    Điều 156. Áp dụng văn bản quy phạm pháp luật

    1. Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng từ thời điểm bắt đầu có hiệu lực.

    Văn bản quy phạm pháp luật được áp dụng đối với hành vi xảy ra tại thời điểm mà văn bản đó đang có hiệu lực. Trong trường hợp quy định của văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực trở về trước thì áp dụng theo quy định đó.

    Nhiều bạn thường hay nhầm lẫn về thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật với thời điểm áp dụng văn bản quy phạm pháp luật là một.

    Song thực tế không phải vậy, vì có những trường hợp, thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật và thời điểm áp dụng văn bản quy phạm pháp luật không trùng nhau.

    Mình mô phỏng hình vẽ như sau:

    Trường hợp 1: Thời điểm áp dụng sau thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

    Ví dụ:

    Luật bảo hiểm xã hội 2014 có hiệu lực từ ngày 01/01/2016, riêng điều khoản bắt buộc đóng BHXH đối với người lao động làm việc theo hợp đồng lao động có thời hạn từ 01 đến 03 tháng áp dụng từ 01/01/2018.

    Trường hợp 2: Thời điểm áp dụng trước thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật      

    Ví dụ:  Nghị định 49/2013/NĐ-CP hướng dẫn Bộ luật Lao động về tiền lương có hiệu lực từ ngày 01/7/2013, nhưng các quy định tại Nghị định này lại được áp dụng từ 01/5/2013.

    Hay Nghị định 76/2017/NĐ-CP điều chỉnh lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội và trợ cấp hàng tháng có hiệu lực từ ngày 15/08/2017, các chế độ quy định tại Nghị định này được thực hiện kể từ ngày 01/7/2017.

    Trường hợp 3: Thời điểm áp dụng trùng thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật

    Ví dụ: Nghị định 47/2017/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang có hiệu lực từ ngày 01/7/2017.

    Vì đa phần các văn bản quy phạm pháp luật có thời điểm áp dụng trùng với thời điểm có hiệu lực nên nhiều người bị nhầm lẫn về vấn đề này.

    Và đây là những nhầm lẫn:

    Vì thế, các bạn khi đọc tin cần xem kỹ nội dung về hiệu lực và thời điểm áp dụng của văn bản quy phạm pháp luật nhé!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    lixilvietnam2017 (05/12/2017) enychi (06/06/2019)
  • #470728   13/10/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    8. Vi phạm pháp luật – Bất hợp pháp

    Như đã định nghĩa ở trên, vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.

    Còn bất hợp pháp nghĩa là không hợp pháp, nghĩa là hành vi trái pháp luật.

    Vậy hành vi bất hợp pháp phải thỏa mãn thêm 3 điều kiện nữa là có lỗi, do chủ thể có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện, xâm hại đến các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ mới được xem là hành vi vi phạm pháp luật.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    lixilvietnam2017 (05/12/2017) enychi (06/06/2019)
  • #470729   13/10/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    9. Bãi bỏ văn bản – Hủy bỏ văn bản

    Đều mục đích hướng đến là làm cho văn bản quy phạm pháp luật đó không còn hiệu lực nữa.

    Nhưng hoàn cảnh sử dụng 2 thuật ngữ này khác nhau:

    - Bãi bỏ văn bản: được dùng khi văn bản quy phạm pháp luật trái với văn bản của cơ quan có thẩm quyền ban hành cấp trên hay trái với văn bản hiện hữu, đang nhắc đến văn bản bị bãi bỏ.

    - Hủy bỏ văn bản: được dùng khi văn bản đó đã lỗi thời, không còn phù hợp với tình hình thực tế.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    kevindoanpy (20/12/2017) lixilvietnam2017 (05/12/2017) enychi (06/06/2019)
  • #470730   13/10/2017

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    10. Xử lý vi phạm hành chính – Xử phạt vi phạm hành chính

    Thoạt qua thì thấy 2 thuật ngữ này có vẻ giống nhau, nhưng bản chất chúng lại khác nhau:

    - Xử phạt vi phạm hành chính là việc người có thẩm quyền xử phạt áp dụng hình thức xử phạt, biện pháp khắc phục hậu quả đối với cá nhân, tổ chức thực hiện hành vi vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật về xử phạt vi phạm hành chính.

    Các hình thức xử phạt vi phạm hành chính gồm:

    + Hình thức xử phạt chính: Cảnh cáo, phạt tiền.

    + Hình thức xử phạt bổ sung: Tước giấy phép hoặc chứng chỉ hành nghề, tịch thu tang vật, phương tiện đã dùng để vi phạm hành chính.

    Ngoài ra, còn hình thức xử phạt trục xuất áp dụng với người nước ngoài vi phạm hành chính.

    - Xử lý vi phạm hành chính là biện pháp được áp dụng đối với cá nhân vi phạm pháp luật về an ninh, trật tự, an toàn xã hội mà không phải là tội phạm, bao gồm biện pháp giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục bắt buộc và đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc.

    Xử lý vi phạm hành chính bao gồm xử phạt vi phạm hành chính và các biện pháp xử lý hành chính khác gồm: giáo dục tại xã, phường, thị trấn; đưa vào trường giáo dưỡng; đưa vào cơ sở giáo dục; đưa vào cơ sở chữa bệnh.

    Căn cứ Luật xử lý vi phạm hành chính năm 2012.

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn shin_butchi vì bài viết hữu ích
    kevindoanpy (20/12/2017) lixilvietnam2017 (05/12/2017) enychi (06/06/2019)
  • #489678   16/04/2018

    cảm ơn bác đã chia sẽ các khái niệm, hình như nó phần lớn nằm trong môn lý luận về pháp luật thì phải? môn cơ bản và nền tảng của luật

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn tainhan87 vì bài viết hữu ích
    enychi (06/06/2019)
  • #491484   11/05/2018

    chiakinguyen
    chiakinguyen
    Top 500
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/06/2016
    Tổng số bài viết (208)
    Số điểm: 4134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 264 lần


    Bổ sung các thuật ngữ sinh viên thường nhầm lẫn

    Mình tìm được tài liệu này, các bạn có thể tải về tại file đính kèm nhe!

    Nguồn: Tác giả Ths. Trần Tuấn Duy

     

     
    Báo quản trị |  
    3 thành viên cảm ơn chiakinguyen vì bài viết hữu ích
    NguyenCuong_TKV (07/06/2019) vtkien911 (04/09/2018) enychi (06/06/2019)
  • #520118   06/06/2019

    enychi
    enychi
    Top 150
    Female
    Lớp 2

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:06/06/2019
    Tổng số bài viết (591)
    Số điểm: 3385
    Cảm ơn: 784
    Được cảm ơn 234 lần


     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn enychi vì bài viết hữu ích
    NguyenCuong_TKV (07/06/2019) ThanhLongLS (07/06/2019)