5 Lý do đừng cố học giỏi ở Việt Nam

Chủ đề   RSS   
  • #390398 02/07/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    5 Lý do đừng cố học giỏi ở Việt Nam

    >>> Những điều cần biết khi phỏng vấn xin việc

    Tình cờ đọc bài viết này mình thấy khá hay, nên mình chia sẻ để các bạn cùng đọc. Không phải suốt ngày chăm chăm vô sách vở là tốt, cần phải biết sắp xếp thời gian học, thời gian dành cho gia đình và cả thời gian sinh hoạt trong cộng đồng nữa.

    “Bố mẹ Việt đang nhầm lẫn tai hại giữa: học Tốt và học Giỏi, nhiều phụ huynh cứ có niềm tin mù quáng là con cứ học giỏi là chắc chắn là có vé đi ga 'Tương Lai Hạnh Phúc'. Dưới đây là nội dung bài viết.

    Ăn thì phải no, học thì phải giỏi, yêu là phải cưới, cưới là phải sinh con, sinh con thì con cũng phải học giỏi, học giỏi là phải trường chuyên, trường chuyên nhưng còn phải lớp xịn, lớp xịn là phải đỗ đại học, đại học là phải top đầu, top đầu là phải……không thất nghiệp, và không thất nghiệp…..rất có thể phải “chạy” – điều mà những người Giỏi thực sự không bao giờ làm.

    Bạn thấy đấy, rất nhiều nghịch lý luẩn quẩn hiện có trong xã hội của chúng ta đều ít nhiều liên quan đến một từ: GIỎI. Tuy nhiên, đã bao giờ bạn nghĩ chúng ta chẳng nên cố bằng mọi giá để học quá giỏi? Dưới đây là 5 lý do mà bạn có thể sẽ cực kỳ “phản đối” !

    1. Để học giỏi ở Việt Nam cần phải tốn quá nhiều thời gian cho việc học, học trên lớp, học ở nhà, học thêm, học phụ đạo……trong khi một ngày mãi mãi cũng chỉ có 24 giờ do đó, thời gian dành cho những thói quen lành mạnh như chơi thể thao, thư giãn rèn luyện thân thể không có nhiều và càng học lên cao càng bị cắt ngắn, dẫn đến nguy cơ lâu dài: sức khoẻ yếu. Sức khoẻ yếu, học giỏi vô nghĩa!

    2. Để học giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải “học đều” – một khái niệm đặc sản nhưng không hề thơm ngon của nền giáo dục Việt Nam, tức là phải học giỏi tất cả các môn, đầu tư thời gian dàn trải để giỏi tất cả các môn đồng nghĩa là rất khó cho bạn để có chặng nghỉ nghĩ về những gì mình yêu thích nhất và có tiềm năng phát triển nhất. Rất nhiều học sinh giỏi cái gì cũng giỏi nhưng chẳng thật sự giỏi cái gì. Rất nhiều học sinh khi được hỏi “Em thích làm gì nhất?”, trả lời “Em không biết.” Một hành trang quá cồng kềnh và bị nhồi nhét chỉ làm cho cuộc hành trình của bạn thêm mệt mỏi. Hãy biết chọn lọc!

    3. Để hoc giỏi ở Việt Nam, bạn cần phải hấp thụ rất nhiều kiến thức bạn học xong không biết để làm gì? Không là kỹ sư, không theo nghiệp kỹ thuật, bạn sử dụng đạo hàm, sử dụng hàm số, sử dụng tích phân để làm gì……….? Mà muốn sử dụng, bây giờ có vô số phần mềm và ứng dụng làm thay con người những tính toán đó.Bạn có định tự kéo cày trong khi nhà có trâu và có máy? Người ta hay nhắc bạn tiết kiệm điện, tiết kiệm nước, nhưng không ai nhắc bạn tiết kiệm tài nguyên não của chính bạn.

    4. Để học giỏi ở Việt Nam, ít nhiều bạn bị mất một chút tự do, và buộc phải là bản sao tư duy của ai đó. Nói đến Tấm là phải ngoan hiền, nói đến Cám là phải gian ác, trong khi bạn đang nghĩ đến điều ngược lại, nhưng không được đâu, cô không thích điều này! Bạn chưa hiểu, bạn cần học lại, học kỹ hơn, không được, lớp cần 90% học sinh giỏi, chỉ tiêu chỉ được 10% học sinh khá, và tuyệt nhiên không được ai ở lại lớp. Bạn cần phải là một bông hoa đẹp trong vườn hoa toàn Học sinh Giỏi của cả lớp, của trường, trong cánh rừng học sinh giỏi của Thành phố. Việc chấp nhận mất tự do tư duy từ nhỏ trong học đường làm cho bạn dễ chấp nhận hơn với việc mất tự do trong cuộc sống sau này.  

    5. Để học giỏi ở Việt Nam, cuộc sống của bạn rất dễ bị mẻ, bị nứt, bị lệch và rất có thể bị vỡ nữa. Bạn còn quá trẻ và non nớt, vì thế nên bạn cần đi học để trưởng thành lên theo năm tháng, nhưng bố mẹ và thầy cô luôn cần bạn phải là số 1, không được là số 2, nhất định phải là số 1, và họ thi nhau chất lên lưng bạn những áp lực nặng nề mà chính bạn cũng không thể biết được đâu là tới hạn. Đến khi bạn kém giao tiếp, ứng xử lúng túng, không biểu đạt ngay cả những gì mình muốn nói, không tự tin giữa đám đông chỉ vì ngoài giờ học bạn không còn người bạn thân nào hơn Facebook, Zalo và máy tính và điện thoại, không có thời gian để quan sát cuộc sống tươi đẹp xung quanh. Coi chừng! Rất có thể, đấy là cách những tờ giấy khen Học sinh giỏi âm thầm đánh cắp tuổi thơ của bạn.

    Bố mẹ Việt đang nhầm lẫn tai hại giữa: học Tốt và học Giỏi, nhiều phụ huynh cứ có niềm tin mù quáng là con cứ học giỏi là chắc chắn là có vé đi ga "Tương Lai Hạnh Phúc" thế là cứ cố nhồi con học cho đến khi họ nhận ra sự thật bẽ bàng: học giỏi mà không hạnh phúc thì còn bất hạnh hơn học dốt mà biết cái gì là tốt.

    Vấn đề không nằm ở Bộ Giáo dục, mà nằm ngay trong chính tâm thức mỗi ông bố bà mẹ: có dám để cho con mình học dốt - học theo đúng năng lực của mình hay không, hay sợ dư luận chê cười? Sợ đến chết!

    Bên cạnh quyền được Khổ, quyền được Dốt cũng là một trong những quyền của học sinh đang bị phụ huynh Việt xâm phạm thô bạo.

    Nếu con bạn là cây Tùng xin đừng trồng trong chậu, chăng đủ thứ đồ trang trí lên và gọi nó là cây Thông Noel. Thôi thì, thà dốt theo cách của mình còn hơn giỏi theo cách của cả lớp

    Nguồn: mywork.com.vn

     

    Cập nhật bởi nguyenanh1292 ngày 02/07/2015 03:58:55 CH
     
    54979 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

2 Trang 12>
Thảo luận
  • #390949   07/07/2015

    tukidmh
    tukidmh

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:07/07/2015
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 15
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1 lần


    Với chế độ giáo dục ở Việt NAm thì không ít trường chỉ dạy lý thuyết mà thực tế thì không được áp dụng nhiều có khi còn không được áp dụng. Nên chưa chắc vào đại học mà thành công như người lập nghiệp từ cấp 3

     
    Báo quản trị |  
  • #391109   08/07/2015

    bepteddy
    bepteddy

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:12/01/2015
    Tổng số bài viết (24)
    Số điểm: 165
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 7 lần


    Cảm ơn , mình hiểu mình phải dạy con mình như thế nào rồi , nếu không có bài viết này mình cũng lệch lạc suy nghĩ

     
    Báo quản trị |  
  • #391311   09/07/2015

    duylinh1234
    duylinh1234

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/07/2015
    Tổng số bài viết (4)
    Số điểm: 35
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Học sinh-sinh viên phải được cách giải quyết vấn đề, chứ đừng chạy theo thành tích, chạy điểm. Đến khi đi ra XH lại đem cái bằng giỏi đi chạy chức chạy việc.

     
    Báo quản trị |  
  • #391505   10/07/2015

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Cứ hình dung cuộc đời là vô vàn trò chơi lồng ghép đan xen lẫn nhau, thì người học giỏi ở bậc TH hoặc ĐH chỉ là người chơi giỏi nhất ở trò chơi đó. Thế thôi.  

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
  • #391665   11/07/2015

    Chuyenidol
    Chuyenidol
    Top 500
    Female


    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/04/2015
    Tổng số bài viết (273)
    Số điểm: 2013
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 81 lần


    Thế nào là học giỏi? Như chủ topic nói chữ "giỏi" ở đây là thành tích học tập cao, điểm tốt,....nhưng điểm cao không phản ánh là bạn "giỏi".

    Học là học cho mình, học nhiều biết nhiều.

    Luật Việt Tín là công ty luật uy tín chuyên cung cấp dịch vụ thành lập công ty giá rẻ (xem bảng giá) cho hàng trăm doanh nghiệp Việt. Nếu bạn muốn được tư vấn thành lập công ty miễn phí xin vui lòng gọi ngay hotline: 0978.635.623 của chúng tôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #391698   11/07/2015

    NgoThuyKhanh
    NgoThuyKhanh
    Top 100
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/02/2009
    Tổng số bài viết (645)
    Số điểm: 4553
    Cảm ơn: 158
    Được cảm ơn 241 lần


    Có câu truyện rất hay về giáo dục, có lẽ nhìu bạn đã biết, mình xin đăng lại như sau để các bậc phụ huynh hiểu và tránh việc kỳ vọng con mình cái gì cũng phải giỏi nhé:

    "Truyện kể rằng:

    Trong 1 khu rừng nọ, loài vật quyết định mở trường. Học viên gồm chim, sóc, cá, chó, thỏ và một chú lươn chậm phát triển. Ban giám  hiệu được thành lập để lên chương trình đào tạo. Họ quyết định sẽ xoáy vào giáo dục đa năng với các ngành bay lượn, leo cây, bơi lội và đào hang. Mọi học viên đều phải học đủ tất cả các môn học này.

    Chim bay rất giỏi nên được nhận điểm A trong  môn học này, nhưng đến môn đào hang thì liên tục gãy mỏ, trật cánh và bị đánh rớt. Chẳng bao lâu, nó chỉ toàn đạt điểm C ở môn bay và đương nhiên, điểm F cho hai môn leo cây và bơi lội.

    Sóc trèo cây rất tài, nhưng rớt môn bơi.

    Cá bơi giỏi nhất nhưng lại không lên bờ được nên chỉ đạt điểm F trong tất cả các môn học khác.

    Chó không chịu học, ngừng luôn nghĩa vụ đóng học phí và liên tục đấu tranh đòi ban quản lý nhà trường phải đưa môn sủa vào chương trình đào tạo.

    Thỏ đạt điểm A môn đào hang nhưng leo cây quả là vấn đề nan giải với nó. Chú ta liên tục bị té và chấn thương não, nên sau đó cũng không đào hang tốt được và rốt cuộc cũng bị điểm C ở môn sở trường này.

    Riêng chú lươn chậm phát triển, do học môn nào cũng ở mức trung bình, cho nên được tuyên dương là tấm gương tiêu biểu của lớp.

    Ban giám hiệu lấy làm vui mừng vì mọi học sinh đã được giáo dục một cách toàn diện."

    Ôi Tổ Quốc ta yêu như máu thịt

    Như mẹ cha ta, như vợ, như chồng

    Ôi Tổ Quốc nếu cần, ta chết

    Cho mỗi ngôi nhà, ngọn núi, con sông...

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NgoThuyKhanh vì bài viết hữu ích
    ntdieu (11/07/2015)
  • #479627   24/12/2017

    thungan991995
    thungan991995
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2017
    Tổng số bài viết (133)
    Số điểm: 1130
    Cảm ơn: 10
    Được cảm ơn 9 lần


    Đối với mình, thực sự mình không ủng hộ tư tưởng cố gắng thúc ép con em học thật giỏi ở trường theo quan điểm của nhiều bậc phụ huynh. Đã từng trải qua những ngày tháng ở lớp học, mình biết học là quan trọng và đương nhiên học là phải có đánh giá xếp loại. Tuy nhiên, không nên quá chú trọng vào tấm bằng hay cách xếp loại học sinh ở trường lớp để đánh giá một đứa trẻ. Bởi hệ thống giáo dục ở VN còn nhiều hạn chế không thể phát huy được tư duy sáng tạo của trẻ. Chính vì vậy, theo mình nghĩ chỉ nên cho trẻ làm những gì mà chúng thích dưới sự giám sát, hướng dẫn của thầy cô và cha mẹ.

     
    Báo quản trị |  
  • #498407   31/07/2018

    minhpham1995
    minhpham1995
    Top 50
    Male
    Lớp 9

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/10/2017
    Tổng số bài viết (1399)
    Số điểm: 11712
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 208 lần


    Học giỏi chưa chắc đã trở thành người thành công; nhưng đa phần những người thành công thường là người học giỏi. Do đó, để trở nên thành công hơn trong cuộc sống sau này, không bắt buộc bạn phải học thật giỏi, nhưng học thật giỏi sẽ giúp bạn nhanh chóng trở nên thành công hơn

     
    Báo quản trị |  
  • #498416   31/07/2018

    Phong_96
    Phong_96
    Top 500
    Female
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:16/05/2018
    Tổng số bài viết (319)
    Số điểm: 3464
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 53 lần


    Việc học giỏi  không có nghĩa sẽ có tương lai tốt, có thể học giỏi nhưng chọn sai con đường, không yêu thích việc học hiện tại, đến một ngày sẽ chán ngành học. Vả lại, lúc trước mình đi học thích văn, sử, toán còn các môn còn lại mình không giỏi lắm vì mình không thích, nhưng may mắn mình đã chọn đúng ngành phù hợp. Nhưng biết bao nhiêu người học giỏi tất cả các môn nhưng lại không chọn đúng ngành nghề hợp bản thân.

     
    Báo quản trị |  
  • #498781   05/08/2018

    Ai cũng nghĩ học giỏi sẽ đồng nghia với việc có một cuộc sống tốt đẹp, vì vậy ngay khi sinh con ra bố mẹ đã cố gắng đưa con đi học thầy này thầy kia để hơn các bạn khác, Ngay từ nhỏ các em đã phải ghanh đua vs nhau vì sợ bố mẹ buồn, rồi lớn lên, chạy trường, chạy điểm, khi ra trường lại chạy việc. Thật đáng buồn cho nền giáo dục nước nhà.

     
    Báo quản trị |  
  • #498818   06/08/2018

    thuytrangak
    thuytrangak
    Top 75
    Female
    Lớp 6

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:30/08/2017
    Tổng số bài viết (916)
    Số điểm: 7760
    Cảm ơn: 86
    Được cảm ơn 175 lần


    dù là chuyện gì đi nữa thì ép quá cũng không tốt. Việc học cũng vậy, năng lực mỗi người là khác nhau không nên ép con cái phải học giỏi giống người này người kia. Với nền giáo dục nước ta chủ yếu đào tạo lý thuyết và học những môn học theo quy trình sẵn có, nên rất khó để thấy được điểm mạnh của các em ở đâu, nên khó mà giỏi được

     

     
    Báo quản trị |  
  • #498882   07/08/2018

    tranttuanh94
    tranttuanh94

    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:26/02/2018
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Thực tế em gặp rất nhiều trường hợp cùng học ngay xưa, học rất giỏi nhưng giờ lớn ra xã hội kiếm tiền không bằng đứa bỏ học từ sớm đi va chạm.  Thậm chí, nhiều người bạn giờ vẫn cặm cụi lấy bằng nhưng cũng không biết phải làm gì với tấm bằng đó mà sinh sống trên Hà Nội thì rất là tốn kém.

    Cập nhật bởi tranttuanh94 ngày 07/08/2018 10:26:00 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #498901   07/08/2018

    anhkhoayentam
    anhkhoayentam
    Top 500
    Male
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/12/2015
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2826
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 48 lần


    Đó là tùy quan điểm của mỗi gia đình. Tuy nhiên, đối với con người việt nam muốn nở mặt với mọi người xung quanh thi trong gia đình phải có con hoặc cháu học hành thành tài, tiếng tâm lẫy lừng. VÌ thế chuyện thúc ép con em hoc từ nhỏ đã trở thành "phong tục".

    Nhưng thực tế cho thấy, đâu phải học giỏi là làm được việc, sau này sẽ có việc làm tốt, giàu có. Con người để được gọi là thành công thì ngoài yếu tố  học vấn còn rất nhiều yếu tố khác nữa. Có thể nói học vấn chỉ là điều kiện cần không phải là điều kiện đủ quyết định tương lai.

     
    Báo quản trị |  
  • #499018   08/08/2018

    trantomy
    trantomy
    Top 150
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/06/2016
    Tổng số bài viết (558)
    Số điểm: 5400
    Cảm ơn: 184
    Được cảm ơn 179 lần


    Học giỏi không quyết định được tất cả nhất là trong môi trường nước ta. Khi mà nạ chạy chức, chạy quyền và cả chạy điểm đang hoành hành. Chưa kể phương thức giáo dục ở ta đang có khá nhiều vấn đề khi chỉ chú tâm chạy lý thuyết suông sách vở mà không dạy các em các kỹ năng mền để đối diện với cuộc sống đầy khó khắn, phức tạp bên ngoài. 

     
    Báo quản trị |  
  • #499380   12/08/2018

    giangthingochuong
    giangthingochuong
    Top 500
    Female


    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:21/05/2018
    Tổng số bài viết (335)
    Số điểm: 2012
    Cảm ơn: 55
    Được cảm ơn 26 lần


    Giờ mà nói học giỏi thì cũng ít ai quan tâm, quan trọng là sau này làm được gì thôi, học hành ở VIệt Nam trọng lý thuyết quá, trong khi ở nước ngoài người ta đã cho những đứa trẻ học sở trường mà nó thích, định hướng cho nó đi theo một mảng mà nó đam mê, để khi lớn lên ít ra nó có một thế mạnh nhất định, còn ở nước mình học cho lắm rồi lớn lên lại mất phương hướng, không biết làm gì cho đời thì khổ ra.

     
    Báo quản trị |  
  • #499408   12/08/2018

    Nhưng thật sự mấy ai làm được, con mình điểm thấp hơn sẽ bị hàng xóm, bạn bè, người thân nói qua lại. Bố mẹ phải vững tin lắm thì mới coi như không có chuyện gì, và không so sánh với “con nhà nước ta”. Bố mẹ phải thực sự hiểu được con, chứ không phải muốn con hiểu được bố mẹ. Mặt khác không phải chỉ có con đường đại học mới là con đường duy nhất để tới thành công

     

     
    Báo quản trị |  
  • #499409   12/08/2018

    zich-nt
    zich-nt

    Mầm

    Khánh Hoà, Việt Nam
    Tham gia:07/05/2016
    Tổng số bài viết (110)
    Số điểm: 772
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 30 lần


    Hãy học vì kinh tế nuôi bản thân ta và gia đình..còn lại chỉ là tham khảo cho biết!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn zich-nt vì bài viết hữu ích
    duytambinh (19/06/2019)
  • #499477   13/08/2018

    nguyenphuong2804
    nguyenphuong2804
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/04/2018
    Tổng số bài viết (635)
    Số điểm: 4110
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 37 lần


    Ở Việt Nam, bố mẹ lúc nào cũng mong muốn con mình học thật giỏi để được nở mày nở mặt với hàng xóm láng giềng. Học giỏi ở đây có nghĩa là điểm phải thật cao. Nhưng không phải ai điểm cao học cũng giỏi. Nhiều người chỉ vì nguyện vọng của cha mẹ mình mà đâm đầu học đêm học ngày. Học đến không có thời gian để đi chơi với bạn bè hay tham gia hoạt động ngoại khóa. Họ lo sợ làm bố mẹ thất vọng rồi người khác chê cười. Kết quả là ngay từ bé đã được gắn với cái mác học sinh giỏi, ai ai cũng khen. Bố mẹ cũng vì thế mà cảm thấy hãnh diện nhưng lại muốn sự hãnh diện này kéo dài mãi. Thế là họ bắt đầu hướng con mình vào việc học, ngoài giờ học chính, tranh thủ cho con đi học phụ đạo rồi học thêm môn này môn kia. Năm nào cũng được học sinh giỏi nhất nhì lớp, ngoài học ra không phải đụng đến việc gì cả. Nhưng cuối cùng khi bước vào đời, những kiến thức theo học suốt bao nhiêu năm trời sẽ giúp được gì khi không có kỹ năng sống, không có khả năng giao tiếp, không biết việc gì ngoài học? Vậy nên, các bậc cha mẹ hãy thay đổi suy nghĩ của mình, hãy để con mình lớn lên một cách bình thường, đừng cố gắng nhồi nhét những thứ mà sau này không hề giúp ích gì cho cuộc đời của con bạn.

     
    Báo quản trị |  
  • #501059   30/08/2018

    tieukhanh95
    tieukhanh95
    Top 150
    Male
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/11/2017
    Tổng số bài viết (597)
    Số điểm: 6012
    Cảm ơn: 58
    Được cảm ơn 107 lần


    Mình thấy lý do mà chủ bài viết đưa ra là hợp lý và đúng với hoàn cảnh thực tế ở đất nước chung ta. Học giỏi chưa chắc đã được trọng dụng mà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nữa. Lúc trước mình cũng nghĩ là học giỏi sẽ được làm cao, lương bổng tốt. Tuy nhiên tới lúc đi làm thì thực tế hơi khác xa so với tưởng tượng của mình ban đầu, ngoài kiến thức thì phải có thêm những mối quan hệ, kỹ năng giao tiếp... Mặc dù vậy nhưng chúng ta không thể phủ nhận một điều là không có kiến thức thì giống như cái cây chỉ có ngọn mà không có gốc.

     
    Báo quản trị |  
  • #502285   15/09/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 135 lần


    Bởi vì sự thành công đến từ sự kết hợp của nhiều nhân tố, trong đó không chỉ mỗi học giỏi, mà còn cần thực hành giỏi. Lứa tuổi học sinh, sinh viên luôn có nhiều thời gian để trau dồi. Với suy nghĩ học từ mọi điều trong cuộc sống, sẽ làm cho các em tích lũy được nhiều kiến thức cũng như kỹ năng sống để trang bị cho thành công của mình sau này. Chứ không thể bắt mấy em cứ cắm đầu vào học kiến thức, muốn thành công thì học giỏi thôi chưa đủ

     

     
    Báo quản trị |