10 câu hỏi thường gặp về hợp đồng lao động thời vụ

Chủ đề   RSS   
  • #401454 05/10/2015

    nguyenanh1292
    Top 25
    Female
    Dân Luật bậc 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:23/04/2014
    Tổng số bài viết (3079)
    Số điểm: 68071
    Cảm ơn: 576
    Được cảm ơn 4260 lần


    10 câu hỏi thường gặp về hợp đồng lao động thời vụ

    Thời gian gần đây, Dân Luật nhận được nhiều câu hỏi liên quan đến hợp đồng lao động thời vụ, nào là người lao động làm việc theo hợp đồng lao động thời vụ được hưởng những quyền lợi gì, người sử dụng lao động đã ký kết hợp đồng lao động với người lao động đó 02 lần thì có được tiếp tục ký hợp đồng lao động 01 năm không?....

    Rất nhiều câu hỏi liên quan đến hợp đồng lao động thời vụ. Sau đây, Dân Luật tổng hợp các giải đáp thắc mắc trên.

    Trong bài viết có sử dụng các từ ngữ viết tắt, dưới đây là chú thích:

    - HĐLĐ: Hợp đồng lao động.                             - BHXH: Bảo hiểm xã hội.         

    - NSDLĐ: Người sử dụng lao động.                   - BHYT: Bảo hiểm y tế.

    - NLĐ: Người lao động.                                                 - BHTN: Bảo hiểm thất nghiệp

    - CMND: Chứng minh nhân dân.                         - TNCN: Thu nhập cá nhân.

    1. Thế nào là HĐLĐ thời vụ?

    HĐLĐ thời vụ là sự thỏa thuận giữa NLĐ và NSDLĐ về việc làm có trả lương theo mùa vụ hoặc công việc nhất định có tính chất không thường xuyên, có thời hạn dưới 12 tháng, điều kiện làm việc, quyền và nghĩa vụ của mỗi bên trong quan hệ lao động.

    2. NSDLĐ được phép ký kết HĐLĐ thời vụ trong trường hợp nào?

    HĐLĐ thời vụ được ký kết trong trường hợp giao kết công việc giữa NSDLĐ và NLĐ là công việc có tính chất tạm thời, không thường xuyên, hoặc công việc có thể hoàn thành trong thời hạn 12 tháng.

    Không được giao kết HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng để làm những công việc có tính chất thường xuyên từ 12 tháng trở lên, trừ trường hợp phải tạm thời thay thế người lao động đi làm nghĩa vụ quân sự, nghỉ theo chế độ thai sản, ốm đau, tai nạn lao động hoặc nghỉ việc có tính chất tạm thời khác.

    Trường hợp vị phạm, NSDLĐ sẽ bị xử phạt hành chính từ 500.000 – 20.000.000 đồng tùy theo số lượng NLĐ mà họ vi phạm theo Khoản 1 Điều 5 Nghị định 95/2013/NĐ-CP.

    3. NLĐ ký kết HĐLĐ thời vụ được hưởng những ưu đãi gì?

    Khi ký kết HĐLĐ thời vụ, NSDLĐ phải đảm bảo các quyền lợi sau đây cho NLĐ:

    - Được tham gia BHTN kể từ ngày 01/01/2015, do vậy được hưởng đầy đủ quyền lợi khi đáp ứng các điều kiện được hưởng trợ cấp thất nghiệp.

    - Được tham gia BHXH kể từ ngày 01/01/2016, do vậy cũng được hưởng đầy đủ các chế độ thai sản, chế độ hưu trí, tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp.

    - Được bảo vệ quyền lợi chính đáng như không bị đuổi việc vô cớ, được trả lương đúng hạn,riêng với lao động nữ được hưởng chế độ thai sản, được nghỉ ngơi trong thời gian hành kinh…. theo quy định pháp luật lao động.

    Ngoài ra, khi có xảy ra tranh chấp giữa NSDLĐ và NLĐ thì NLĐ có cơ sở để Tòa án giải quyết quyền lợi cho NLĐ.

    4. Trường hợp đã ký kết HĐLĐ thời vụ 02 lần thì có được phép ký tiếp HĐLĐ thời vụ không?

    Pháp luật lao động chưa hạn chế số lần ký kết HĐLĐ thời vụ.

    Tuy nhiên, cũng cần lưu ý rằng, công việc được giao kết HĐLĐ thời vụ phải là công việc có tính chất tạm thời, không thường xuyên.

    Giải thích rõ trường hợp này như sau:

    - Nếu công ty ký HĐLĐ thời vụ, sau khi hết hạn HĐLĐ này, 02 bên (NSDLĐ và NLĐ) chấm dứt HĐLĐ. Sau một thời gian, công ty lại ký HĐLĐ thời vụ, thì việc ký kết HĐLĐ này vẫn đúng quy định pháp luật vì công việc đó mang tính chất thời vụ. Và như vậy, việc ký kết HĐLĐ như vậy là đúng quy định, không phụ thuộc vào số lần ký kết.

    - Nếu công ty ký HĐLĐ thời vụ, sau khi hết hạn HĐLĐ này, 02 bên (NSDLĐ và NLĐ) lại tiếp tục ký kết HĐLĐ thời vụ thì như vậy, rõ ràng công việc này không mang tính chất thời vụ nữa, việc ký kết này vi phạm quy định của Bộ luật lao động 2012.

    5. HĐLĐ thời vụ có bắt buộc phải theo mẫu quy định không? Nếu có thì có mẫu HĐLĐ này được quy định tại văn bản nào?

    Vì HĐLĐ là sự thỏa thuận giữa NSDLĐ với NLĐ nên HĐLĐ không nhất thiết phải theo mẫu quy định.

    Tuy nhiên, HĐLĐ thời vụ phải đảm bảo đầy đủ các nội dung quy định theo pháp luật về lao động (được đề cập bên dưới).

    Các bạn có thể tham khảo mẫu HĐLĐ thời vụ tại đây.

    6. HĐLĐ cần phải có những nội dung gì?

    Vì HĐLĐ thời vụ là một trong ba loại HĐLĐ do pháp luật lao động quy định nên nội dung của HĐLĐ thời vụ phải đảm bảo có đủ các nội dung sau:

    - Tên và địa chỉ NSDLĐ hoặc của người đại diện hợp pháp.

       + Tên doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động theo HĐLĐ theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức; trường hợp là cá nhân thuê mướn sử dụng lao động thì ghi họ và tên NSDLĐ theo CMND hoặc hộ chiếu được cấp.

       + Địa chỉ của doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân thuê mướn, sử dụng lao động theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc giấy chứng nhận đầu tư hoặc quyết định thành lập cơ quan, tổ chức theo quy định pháp luật;

       + Họ và tên, ngày tháng năm sinh, số CMND hoặc hộ chiếu, địa chỉ nơi cư trú, chức danh trong doanh nghiệp, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình thuê mướn, sử dụng lao động của người giao kết HĐLĐ bên phía NSDLĐ theo quy định.

    - Họ tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số CMND hoặc giấy tờ hợp pháp khác của NLĐ.

       + Số CMND hoặc số hộ chiếu do cơ quan có thẩm quyền cấp của NLĐ.

       + Số giấy phép lao động, ngày tháng năm cấp, nơi cấp giấy phép lao động của cơ quan có thẩm quyền cấp đối với lao động là người nước ngoài làm việc tại Việt Nam.

       + Văn bản đồng ý việc giao kết HĐLĐ của người đại diện theo pháp luật đối với người lao động từ đủ 15 tuổi đến dưới 18 tuổi.

       + Họ và tên, ngày tháng năm sinh, giới tính, địa chỉ nơi cư trú, số CMND hoặc số hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của người dưới 15 tuổi.

       + Văn bản của người dưới 15 tuổi đồng ý để người đại diện theo pháp luật của mình giao kết HĐLĐ.

    - Công việc và địa điểm làm việc.

       + Công việc: Công việc mà người lao động phải thực hiện.

       + Địa điểm làm việc của NLĐ: Phạm vi, địa điểm NLĐ làm công việc đã thỏa thuận; trường hợp người lao động làm việc ở nhiều địa điểm khác nhau thì ghi các địa điểm chính NLĐ làm việc.

    - Thời hạn của HĐLĐ.

    Thời gian thực hiện HĐLĐ (số tháng hoặc số ngày), thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc thực hiện HĐLĐ.

    - Mức lương, hình thức trả lương, thời hạn trả lương, phụ cấp lương và các khoản bổ sung khác.

       + Mức lương, phụ cấp lương, các khoản bổ sung khác xác định theo quy định.

       + Hình thức trả lương xác định theo quy định

    (Bao gồm trả lương theo thời gian, sản phẩm, theo khoán, hình thức trả lương phải được duy trì trong một thời gian nhất định, nếu có thay đổi phải báo trước cho NLĐ ít nhất 10 ngày.

    Tiền lương được trả bằng tiền mặt hoặc qua tài khoản ngân hàng, nếu trả thông qua tài khoản ngân hàng thì giữa NSDLĐ và NLĐ phải thỏa thuận về các loại phí liên quan đến việc mở, duy trì tài khoản)

       + Kỳ hạn trả lương do hai bên xác định theo quy định.

    (Đối với NLĐ hưởng lương giờ, ngày, tuần thì lương được trả sau giờ, ngày, tuần làm việc đó hoặc được trả gộp do 02 bên thỏa thuận nhưng ít nhất 15 ngày phải trả gộp 01 lần.

    NLĐ hưởng lương tháng thì được trả lương tháng 01 lần hoặc nửa tháng 01 lần và phải trả ngay trong tháng làm việc.

     NLĐ hưởng lương theo sản phẩm, theo khoán thì được trả lương theo thỏa thuận của 02 lên, nếu công việc phải làm trong nhiều tháng thì hàng tháng được tạm ứng tiền lương theo khối lượng công việc đã làm trong tháng.)

    - Chế độ nâng bậc, nâng lương.

    Điều kiện, thời gian, thời điểm, mức lương sau khi nâng bậc, nâng lương mà hai bên đã thỏa thuận.

    - Thời giờ làm việc, thời giờ nghỉ ngơi.

      + Thời giờ làm việc trong ngày, trong tuần; ca làm việc; thời điểm bắt đầu và thời điểm kết thúc của ngày, tuần hoặc ca làm việc; số ngày làm việc trong tuần; làm thêm giờ và các điều khoản liên quan khi làm thêm giờ.

      + Thời gian, thời điểm bắt đầu, thời điểm kết thúc nghỉ trong giờ làm việc; thời gian nghỉ hằng tuần, nghỉ hằng năm, nghỉ lễ, tết, nghỉ việc riêng, nghỉ không hưởng lương.

    - Trang bị bảo hộ lao động cho người lao động

    Ghi cụ thể số lượng, chủng loại, chất lượng và thời hạn sử dụng của từng loại trang bị bảo hộ lao động theo quy định của NSDLĐ.

    - BHXH, BHYT

        + Tỷ lệ % tính trên tiền lương tháng đóng BHXH, BHTN, BHYT thuộc trách nhiệm của NSDLĐ và của NLĐ theo quy định pháp luật về BHXH, BHTN, BHYT.

        + Phương thức đóng, thời gian đóng BHXH, BHTN, BHYT của NSDLĐ và của NLĐ.

    - Đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

    Quyền, nghĩa vụ của NSDLĐ và NLĐ trong việc đảm bảo thời gian, kinh phí đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao trình độ kỹ năng nghề.

    - Các nội dung khác liên quan đến thực hiện nội dung mà hai bên thỏa thuận.

    7. Thu nhập của NLĐ làm việc theo HĐLĐ thời vụ có chịu thuế thu nhập cá nhân không?

    Vì khoản thu nhập này có tính chất là khoản thu nhập từ tiền lương, tiền công nên thu nhập của NLĐ làm việc theo HĐLĐ thời vụ vẫn phải chịu thuế TNCN.

    Lưu ý: thu nhập tính thuế được xác định bằng thu nhập chịu thuế trừ các khoản:

    - Các khoản đóng góp bảo hiểm bắt buộc như: BHXH, BHYT, bảo hiểm trách nhiệm nghề nghiệp đối với một số ngành, nghề phải tham gia bảo hiểm bắt buộc và các khoản bảo hiểm bắt buộc khác theo quy định pháp luật.

    - Các khoản giảm trừ gia cảnh (Trong đó, khoản giảm trừ gia cảnh cho bản thân là 9 triệu đồng/tháng, cho người thân là 3.6 triệu đồng/tháng)

    - Các khoản đóng góp vào quỹ từ thiện, quỹ nhân đạo, quỹ khuyến học.

    8. Ký kết HĐLĐ thời vụ có phải trải qua thời gian thử việc không?

    Ký kết HĐLĐ thời vụ không phải thử việc.

    (theo Khoản 2 Điều 26 Bộ luật lao động 2012)

    9. Muốn nghỉ việc trước thời hạn, NLĐ ký kết HĐLĐ thời vụ có phải báo trước cho NSDLĐ không?

    NLĐ làm việc theo HĐLĐ thời vụ phải báo trước cho NSDLĐ khi nghỉ việc trước thời hạn trong HĐLĐ. Tùy từng trường hợp mà NLĐ phải báo trước thời hạn quy định cho NSDLĐ:

    - Ít nhất 3 ngày làm việc với trường hợp: không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong HĐLĐ; không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong HĐLĐ; bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động; bị ốm đau, tai nạn đã điều trị ¼  thời hạn hợp đồng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    - Ít nhất 03 ngày làm việc đối với các trường hợp: bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện HĐLĐ, được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước.

    - Đối với trường hợp lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền thì thời hạn phải báo trước cho NSDLĐ tuỳ thuộc vào thời hạn do cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền chỉ định.

    Ngược lại, trong trường hợp NSDLĐ đơn phương chấm dứt HĐLĐ thì thời hạn báo trước:

    Ít nhất 03 ngày làm việc

    10. Trong trường hợp NLĐ làm việc theo HĐLĐ thời vụ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, người lao động có được hưởng các khoản hỗ trợ nào không?

    Trong trường hợp NLĐ làm việc theo HĐLĐ thời vụ đơn phương chấm dứt HĐLĐ, NLĐ không được hưởng trợ cấp thôi việc.

    Căn cứ pháp lý:

    - Bộ luật lao động 2012.

    - Luật bảo hiểm xã hội 2014

    - Luật việc làm 2013

    - Luật thuế thu nhập cá nhân 2007.

    - Nghị định 65/2013/NĐ-CP.

    - Nghị định 05/2015/NĐ-CP

    - Nghị định 85/2015/NĐ-CP.

     
    241152 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang <1234>
Thảo luận
  • #413208   14/01/2016

    LsTranTrongQui

    Em đồng ý với anh về việc xử phạt vphc. Nhưng vấn đề chủ yếu ở đây em chỉ muốn dừng lại ở việc trao đổi về vấn đề có khẳng định được 100% là HĐLĐ từ 1- dưới 3 tháng là HĐLĐ mùa vụ hoặc cv có tc nhất định dưới 12 tháng hay không thôi. Vì theo em không khẳng định chắc như định đóng cột như vậy được.

    Còn việc mở rộng ra, đi sâu hơn xét về đúng sai của doanh nghiệp thì cái đó không bàn cãi vì nếu là số lượng hợp đồng nhiều thì chắc chắn sẽ bị liên ngành thanh tra kiểm tra. Nhưng ở đây em chỉ đề cập đến 1 vài trường hợp để thấy rằng nó không chắc chắn 100% là hợp đồng mùa vụ thôi.

     
    Báo quản trị |  
  • #413210   14/01/2016

    Chào bạn quangvinhhou,

    Căn cứ theo quy định của pháp luật lao động hiện hành, với tôi, tôi khẳng định 100% HĐLĐ mà các bên ghi rõ là có thời hạn dưới 12 tháng (bao gồm cả truờng hợp từ 1 - dưới 3 tháng của bạn) là HĐLĐ theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #413221   14/01/2016

    Căn cứ tại Điều 16 - Bộ luật lao động 2012

    2. Đối với công việc tạm thời có thời hạn dưới 03 tháng, các bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói.

    Theo căn cứ trên thì vẫn xác định một loại hợp đồng khác với 4 loại hợp đồng đã nêu tại Điều 22. Loại hợp đồng này vẫn có thể ký kết bằng văn bản. Vì vậy, hợp đồng lao động dưới 3 tháng không phải là hợp đồng mùa vụ hoặc 1 công việc có tính chất nhất định dưới 12 tháng.

     
    Báo quản trị |  
  • #413257   14/01/2016

    Lien_HM
    Lien_HM

    Female
    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/01/2016
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 10
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Thân chào mọi người,

    Nhân bài viết về hợp đồng lao động thời vụ, em cũng đang gặp một số vấn đề với hợp đồng thời vụ công ty đang ký với em, nên em chia sẻ lên đây mong mọi người cho ý kiến giúp.

    Qúa trình em phỏng vấn và thương lượng hợp đồng với Nhân sự, họ sẽ ký với em 1 hợp đồng thời vụ 6 tháng với mức lương A. Em đồng ý và bắt đầu đi làm vào 22/6/2015, và thời hạn hợp đồng đến 21/12/2015

    Đến khi đi làm được khoảng 2 tuần thì bên Nhân sự yêu cầu em xuống ký hợp đồng, lúc này em đọc bản hợp đồng mới tá hỏa ra là hợp đồng chỉ có thời hạn hơn 2 tháng (trên hợp đồng ghi từ 22/6-31/8). Em có thắc mắc hỏi thì chị Nhân sự trả lời là do vị trí này đang thử nghiệm và chỉ thị của trưởng phòng (người thỏa thuận quyền lợi với em) là nhân viên mới làm việc thời vụ 6 tháng và ko có chế độ gì hết; nên chị này tách hợp đồng của em ra làm 3 cái dưới 3 tháng để hợp thức hóa, miễn là tổng thời gian đủ 6 tháng. Nghĩ là mình bị lừa, nhưng vì chỗ này do người quen giới thiệu nên em cũng đành ngậm ngùi làm cho hết thời gian. Trong thời gian này cty có các chế độ khám sức khỏe, nghỉ du lịch hàng năm em cũng ko được tham gia.

    Sau đó em ký tiếp 2 hợp đồng từ 1/9 đến 31/10 và 1/11 đến 21/12. Đến khi kết thúc hợp đồng thì sếp yêu cầu em ký tiếp thời vụ 6 tháng nữa, để chứng minh rõ hơn hiệu quả từ vị trí mà em mang lại cho công ty thì sếp mới đề xuất với tập đoàn ký tiếp hợp đồng 1 năm với em. Vì thời điểm này gần tết, em muốn nghỉ lắm nhưng cũng ko dám liều, nên đành ký tiếp hợp đồng 6 tháng (từ 22/12/2015 đến 21/6/2016) rồi qua tết tính, và dù đến lúc này em đã làm trên 6 tháng nhưng em cũng không được thưởng nửa tháng lương 13, (trong khi người vô cùng thời điểm với em nhưng đã được ký hợp đồng 1 năm thì lại được thưởng). Nhưng vấn đề chính là ngày 20, 21, 22/1/2016 thì em có xin phép nghỉ cưới. Theo điều 116 Luật Lao động thì em được nghỉ phép 3 ngày hưởng lương (luật áp dụng chung cho Người lao động, ko tách biệt người ký hợp đồng chính thức và thời vụ). Còn khi em báo nghỉ phép cưới thì công ty lại viện lý do luật quy định nhưng đó là áp dụng cho người ký hợp đồng lao động xác định thời hạn (full time) còn em là thời vụ thì không được..

    Vậy em xin các bác tư vấn cho em một số kiến thức pháp luật để em có thể nhờ phòng Nhân sự xem lại.. vì em thấy từ khi vô đây làm em bị thiệt thòi quá.. Cám ơn mọi người

     
    Báo quản trị |  
  • #413511   16/01/2016

    toantran1001
    toantran1001

    Sơ sinh

    Kiên Giang, Việt Nam
    Tham gia:16/01/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi đi làm công nhân thời vụ ở một công ty người Trung Quốc. lương họ trả là 2,8trieu/tháng cộng với phục cấp cơm 400k/tháng (họ nói thời vụ chỉ đc cái này, chính thức mới đc xăng, nhà ở, đi lại,...). Mọi thoả thuận điều là bằng lời nói. đến khi tôi xin nghĩ hồi cuối tháng 12/2015 cho đến khi nhận lương thì họ trừ đi tiền phụ cấp (với lý do là tôi nghĩ mà không cho họ hay trước). Trong khi thoả thuận thì họ nói làm thời vụ bao lâu cũng được, chừng nào nghĩ thì nghĩ.

    Nhờ ace tư vấn giúp họ làm vậy có đúng không?

     
    Báo quản trị |  
  • #413587   18/01/2016

    Chào bạn toantran1001,

    Khi bạn nghỉ việc tại công ty thì phải đáp ứng 2 điều kiện: (1) là đúng lý do, (2) là đúng thời gian báo trước, trừ khi bạn chứng minh được việc nghỉ có sự đồng ý từ người có thẩm quyền của công ty. Có thể là họ trừ phụ cấp của bạn thay cho phần phạt. Cụ thể theo Bộ luật lao động:

    Điều 37. Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động

    1. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn, hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trước thời hạn trong những trường hợp sau đây:

    a) Không được bố trí theo đúng công việc, địa điểm làm việc hoặc không được bảo đảm điều kiện làm việc đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    b) Không được trả lương đầy đủ hoặc trả lương không đúng thời hạn đã thỏa thuận trong hợp đồng lao động;

    c) Bị ngược đãi, quấy rối tình dục, cưỡng bức lao động;

    d) Bản thân hoặc gia đình có hoàn cảnh khó khăn không thể tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động;

    đ) Được bầu làm nhiệm vụ chuyên trách ở cơ quan dân cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức vụ trong bộ máy nhà nước;

    e) Lao động nữ mang thai phải nghỉ việc theo chỉ định của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền;

    g) Người lao động bị ốm đau, tai nạn đã điều trị 90 ngày liên tục đối với người làm việc theo hợp đồng lao động xác định thời hạn và một phần tư thời hạn hợp đồng đối với người làm việc theo hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng mà khả năng lao động chưa được hồi phục.

    2. Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động theo quy định tại khoản 1 Điều này, người lao động phải báo cho người sử dụng lao động biết trước:

    a) Ít nhất 3 ngày làm việc đối với các trường hợp quy định tại các điểm a, b, c và g khoản 1 Điều này;

    b) Ít nhất 30 ngày nếu là hợp đồng lao động xác định thời hạn; ít nhất 03 ngày làm việc nếu là hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng đối với các trường hợp quy định tại điểm d và điểm đ khoản 1 Điều này;

    c) Đối với trường hợp quy định tại điểm e khoản 1 Điều này thời hạn báo trước cho người sử dụng lao động được thực hiện theo thời hạn quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

    3. Người lao động làm việc theo hợp đồng lao động không xác định thời hạn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, nhưng phải báo cho người sử dụng lao động biết trước ít nhất 45 ngày, trừ trường hợp quy định tại Điều 156 của Bộ luật này.

     

    Nếu bạn vi phạm 1 trong 2 hoặc cả 2 điều kiện nêu trên thì phải bồi thường cho công ty 1 khoản tiền theo Điều 43 BLLĐ

    "Điều 43. Nghĩa vụ của người lao động khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật

    1. Không được trợ cấp thôi việc và phải bồi thường cho người sử dụng lao động nửa tháng tiền lương theo hợp đồng lao động.

    2. Nếu vi phạm quy định về thời hạn báo trước thì phải bồi thường cho người sử dụng lao động một khoản tiền tương ứng với tiền lương của người lao động trong những ngày không báo trước.

    3. Phải hoàn trả chi phí đào tạo cho người sử dụng lao động theo quy định tại Điều 62 của Bộ luật này."

     

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    toantran1001 (18/01/2016)
  • #426656   08/06/2016

    Chị ơi cho em hỏi, trong luật ghi rõ là từ đủ 1 tháng đến dưới 3 tháng là phải tham gia BHXH, vậy em làm hợp đồng dưới 1 tháng thì có cần tham gia BHXH bắt buộc không ạ.

    Thanks chị

     
    Báo quản trị |  
  • #426670   08/06/2016

    shin_butchi
    shin_butchi
    Top 50
    Dân Luật bậc 1


    Tham gia:18/04/2015
    Tổng số bài viết (1913)
    Số điểm: 87629
    Cảm ơn: 836
    Được cảm ơn 1900 lần


    HĐLĐ dưới 01 tháng không bắt buộc tham gia BHXH nha bạn, còn HĐLĐ từ đủ 01 tháng đến dưới 03 tháng phải tham gia BHXH đến 01/01/2018 mới áp dụng 

     
    Báo quản trị |  
  • #429254   28/06/2016

    volananh228
    volananh228

    Female
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2016
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    phân biệt hợp đồng lao động thời vụ và hợp đồng lao động mùa vụ

    cho tôi hỏi hợp đồng lao động mùa vụ và hợp đồng lao động thời vụ giống và khác nhau như thế nào?

     
    Báo quản trị |  
  • #429319   28/06/2016

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3494
    Được cảm ơn 5360 lần
    SMod

    hợp đồng lao động mùa vụ và hợp đồng lao động thời vụ khác nhau ở chữ "mùa" và chữ "thời", còn lại là giống y nhau.

     
    Báo quản trị |  
  • #429331   29/06/2016

    volananh228
    volananh228

    Female
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2016
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    chỉ có vậy thôi a, sao e lại nghe là 2 loại hđ này giống nhau nhỉ:D

     
    Báo quản trị |  
  • #429332   29/06/2016

    volananh228 viết:

    chỉ có vậy thôi a, sao e lại nghe là 2 loại hđ này giống nhau nhỉ:D

    Bạn ntdieu chọc bạn đó mà. Theo quy định của Bộ luật lao động 2012 thì không có loại HĐ nào gọi là HĐ thời vụ cả, chỉ có HĐ mùa vụ thôi. Tuy nhiên, dân gian hay gọi là thời vụ ấy mà.

    Hỗ trợ các bạn những vấn đề pháp lý qua email.

    Email: luatsutrantrongqui@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn LSTranTrongQui vì bài viết hữu ích
    ntdieu (29/06/2016) volananh228 (30/06/2016)
  • #429433   30/06/2016

    nvcbmt
    nvcbmt

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2011
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 197
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Nói chung Người SDLĐ phải có lương tâm, chứ ký HĐ để cho nghỉ việc thì rất đơn giản, làm thế thi DN còn gì là uy tín, môi trường lao động tốt. Sau này tuyển dụng lao động trẻ, tài năng rất khó.

    Do thủ tục đóng BH phức tạp, nhiêu khê. DN khó thực hiện, chứ 1 ký HĐLĐ 1 tháng trở lên, DN thực hiện đóng BH là bình thường. 

    Hiện nay DN than phiền rất nhiều; DN có 15 lao động phải tuyển 01 lao động làm công tác BH thì rất khó.

     
    Báo quản trị |  
  • #429435   30/06/2016

    volananh228
    volananh228

    Female
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2016
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    dạ, e cám ơn ạ :)

     
    Báo quản trị |  
  • #429457   30/06/2016

    nvcbmt
    nvcbmt

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2011
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 197
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Anh làm công tác nhân sự nhiều năm, BHXH TP.HCM họ cho tất cả các biểu mẫu, phần mềm để người sử dụng làm rất dễ. Anh là dân vùng sâu, vùng xa, có được trang Web giải bày là tốt lắm rồi. Một người trên 80 tuổi  được 180.000đ là một niềm hạnh phúc quá lớn đối với XH. Mẹ anh mỗi lần nhận tiền bà trẻ lại hơn 20 năm về trước, mặc dù con cháu cho rất nhiều. Anh chỉ mong nhà nước không làm phiền cho những người đóng BHXH. 

    Để tránh việc trốn đóng BHXH để hưởng hưu trí thì phải chia đôi tỷ lệ 50%. Các phần khác nên đưa vào tự nguyện: thai sản, ốm đau, bệnh nghề nghiệp, ... Có thế DN mới thực sự tự nguyện, không mang tính áp đặt, nên hiện nay trốn BHXH là thế.

     

    Cập nhật bởi nvcbmt ngày 30/06/2016 03:02:31 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #430046   07/07/2016

    volananh228
    volananh228

    Female
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2016
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    cho e hỏi,e hiện đang làm việc tại UBND phường, nhưng chưa vào biên chế. E được nhận vào làm từ 8/2015 theo công văn của UBND Tp, trích như sau: "Căn cứ Quyết ddinhhj số 11/2008/QĐ-TTg ngày 16 tháng 01 năm 2008 của Thủ tướng Chính phủ về một số cơ chế chính sách đặc thù trong quản lý phát triển kinh tế-xã hội đối với thành phố Huế(đô thị loại 1) trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế.

    Ủy ban nhân dân Thành phố đồng ý cho phép UBND Phường ký hợp đồng lao động theo vụ việc thực hiện nhiệm vụ công chức Văn hóa -xã hội phường đối với trường họp sau:Họ tên....,ns,...

    thời gian hợp đồng từ khi ký hợp đồng đến thời gian tuyển dụng được công chức mới theo quy định của pháp luật". Em đã ký hđ "thời vụ: cho đến tháng 6/2016 (tức là cứ 2 tháng lại ký 1 lần), nếu cứ 2 tháng ký 1 lần thì e sẽ không được BHYT và không được đóng BHXH. Như vậy thì có sai không ạ, và e có thể xin ý kiến để được đongs BHXH bắt buộc được không. Giups e với ạ,e cám ơn!

     
    Báo quản trị |  
  • #430070   07/07/2016

    hvquyen1
    hvquyen1
    Top 50
    Lớp 9

    Bắc Ninh, Việt Nam
    Tham gia:20/09/2012
    Tổng số bài viết (1605)
    Số điểm: 11550
    Cảm ơn: 167
    Được cảm ơn 812 lần


    @ volananh228.

    Với công việc của bạn đang làm mà ký HĐLD có thời hạn 2 tháng nhiều lần là sai luật.

    Đáng lẽ bạn chỉ phải ký 1 lần hợp đồng thử việc có thời hạn 2 tháng. Sau đó ký HĐLĐ có thời hạn 12 tháng đến 36 tháng, và được tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

     
    Báo quản trị |  
  • #430420   11/07/2016

    volananh228
    volananh228

    Female
    Sơ sinh

    Thừa Thiên Huế, Việt Nam
    Tham gia:28/06/2016
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 40
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    RIA1 viết:

    @ volananh228.

    Với công việc của bạn đang làm mà ký HĐLD có thời hạn 2 tháng nhiều lần là sai luật.

    Đáng lẽ bạn chỉ phải ký 1 lần hợp đồng thử việc có thời hạn 2 tháng. Sau đó ký HĐLĐ có thời hạn 12 tháng đến 36 tháng, và được tham gia BHXH, BHYT, BHTN.

    dạ, ý của em là khi e được nhận vào làm thì theo công văn của UBND tp đồng ý cho UBND phường ký hđ theo vụ việc,và làm ở bộ phận Văn hóa - xã hội. Thời gian là từ khi ký hđ cho đến khi thi công chức. Nên bộ phận kế toán làm hđ cho e là thời vụ và ký 2 tháng 1 lần, đến nay e làm cũng gần 1 năm rồi,tức là đã ký trên 2 hđ. E có hỏi là nếu e ký hđ 3 tháng thì có đc k,nhưng bộ phận kế toán nói là k được,vì như thế là đụng văn vản của UBND tp và luật. Vì vậy nên e k được đóng BHXH.

    Gần đây e có biết có nghị định mới về việc thay đổi 1 số điều trong luật đóng BHXH, theo NĐ số 115/2015/NĐ-CP ngày 11/11/2015. Ở chương 1,điều 2,khoản 1 điểm a, thì bắt buộc đóng bhxh đối với người làm việc theo hđlđ k xác định thời hạn, hđlđ  xác định thời hạn, hđlđ theo mùa vụ(trường họp của e là hđ thời vụ) hoặc theo 1 công việc nhất đinh có thời hạn thừ đủ 3 tháng đến dưới 12 tháng áp dụng từ 1/1/2016. Và tại điểm b của khoản 1 điều 2 thì hđlđ có thời hạn từ đủ 1 đến dưới 3 tháng được áp dụng từ 1/1/2018. Vậy thì e nên giải quyết thế nào ạ, phải làm như thế nào để e có cơ sở được đóng bhxh bắt buộc ạ. 

     
    Báo quản trị |  
  • #430171   08/07/2016

    nvcbmt
    nvcbmt

    Sơ sinh

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:17/05/2011
    Tổng số bài viết (14)
    Số điểm: 197
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 2 lần


    Từ khi Luật Viên chức ra đời năm 2010 và có hiệu lực ngày 01/01/2012, Nghị định số 29/2012/NĐ-CP về tuyển dụng, sử dụng và quản lý viên chức, Thông tư số 15/2012/TT-BNV hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức, đã thống nhất việc thực hiện chế độ hợp đồng làm việc đối với viên chức trong đơn vị sự nghiệp công lập. Bên cạnh đó, các cơ quan, đơn vị còn thực hiện theo chế độ hợp đồng lao động theo pháp luật lao động đối với những người làm công tác chuyên môn nhưng chưa được tuyển dụng chính thức vào công chức hay viên chức. Như vậy, ở các cơ quan hành chính nhà nước và đơn vị sự nghiệp công lập hiện đang thực hiện theo các chế độ hợp đồng: Hợp đồng làm việc, Hợp đồng theo Nghị định 68/2000/NĐ-CP, và Hợp đồng lao động theo pháp luật lao động.

    •    Đối với hợp đồng làm việc:

    Về đối tượng: Những người đã được tuyển dụng vào viên chức Nhà nước thông qua thi tuyển hoặc xét tuyển.

    Về loại hợp đồng bao gồm: hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng; hợp đồng làm việc không xác định thời hạn.

    Về nguyên tắc ký kết hợp đồng:

    - Hợp đồng làm việc xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng áp dụng đối với những người trúng tuyển vào viên chức Nhà nước

    - Hợp đồng làm việc không xác định thời hạn áp dụng đối với những người đã thực hiện xong hợp đồng làm việc xác định thời hạn; cán bộ, công chức được chuyển thành viên chức; công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý của đơn vị sự nghiệp khi hết thời hạn bổ nhiệm mà không được bổ nhiệm lại, được chuyển làm viên chức và vẫn làm việc tại đơn vị sự nghiệp công lập đó; viên chức chuyển đến đơn vị sự nghiệp công lập mới.

    Về biểu mẫu hợp đồng: Mẫu hợp đồng làm việc xác định thời hạn và không xác định thời hạn được ban hành kèm theo Thông tư số 15/2012/TT-BNV ngày 25/12/2012 của Bộ Nội vụ hướng dẫn về tuyển dụng, ký kết hợp đồng làm việc và đền bù chi phí đào tạo, bồi dưỡng đối với viên chức.

    Về BHXH:  theo luật BHXH hiện hành./.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #430367   10/07/2016

    DuongHuong1508
    DuongHuong1508

    Female
    Sơ sinh

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:10/07/2016
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Mình cũng đang có rất nhiều thắc mắc về hợp đồng lao động thời vụ. Cảm ơn bạn và bài viết, nó rất có ý nghĩa với mình. 

    http://baohiemvn.info/bao-hiem-nhan-tho-nguoi-giau-nen-co-nguoi-ngheo-cang-nen-tham-gia

     
    Báo quản trị |