Nội quy lao động là quy chế bắt buộc tại các cơ sở lao động của doanh nghiệp nhằm đảm bảo trật tự, kỷ luật của doanh nghiệp qua đó đảm bảo chất lượng lao động theo quy chuẩn của doanh nghiệp.
Trong đó, kỷ luật là một phần của nội quy, nếu người lao động (NLĐ) vi phạm sẽ bị xử lý kỷ luật lao động. Vậy trong trường hợp nào NLĐ vi phạm mà không bị xử lý kỷ luật lao động?
Các trường hợp NLĐ sẽ không phải bị kỷ luật
Căn cứ Điều 122 Bộ luật Lao động 2019 thì NSDLĐ cần phải tuân theo nguyên tắc, trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật NLĐ này thì được xem là đúng quy định pháp luật.
Dù vậy, trong các trường hợp sau đây thì NLĐ sẽ không bị xử lý kỷ luật lao động nếu thuộc một trong các trường hợp tại Điều 70 Nghị định 145/2020/NĐ-CP bao gồm:
(1) NLĐ đang trong thời gian nghỉ ốm đau, điều dưỡng; nghỉ việc có sự đồng ý của NSDLĐ. Việc kỷ luật NLĐ trong trường hợp này được xem là đi ngược lại với hành vi của NSDLĐ. Không những vậy, cần phải có thời gian để NLĐ trở lại làm việc bình thường mới xem xét kỷ luật hay không.
(2) Không được phép kỷ luật NLĐ đang trong thời gian bị tạm giữ, tạm giam. Mặc dù NLĐ có thể vi phạm pháp luật, tuy nhiên việc này đang thuộc phạm vi xử lý của cơ quan pháp luật.
(3) Khi cơ quan có thẩm quyền điều tra xác minh và kết luận đối với hành vi vi phạm: trộm cắp, tham ô, đánh bạc, cố ý gây thương tích, sử dụng ma tuý tại nơi làm việc; tiết lộ bí mật kinh doanh, bí mật công nghệ, xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ;…chưa đưa ra kết luận cuối cùng về NLĐ thì bên NSDLĐ không được phép kỷ luật.
(4) Pháp luật đặc biệt bảo vệ NLĐ nữ đang trong thời gian mang thai; NLĐ nghỉ thai sản, nuôi con dưới 12 tháng tuổi. Đây là thành phần lao động được ưu tiên và được bảo vệ nhằm đảm bảo đời sống của lao động nữ được ổn định thì NSDLĐ không được kỷ luật.
(5) NSDLĐ không được kỷ luật NLĐ trong khi mắc bệnh tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi mà vi phạm kỷ luật lao động. Để xác minh NLĐ có mắc bệnh liên quan đến nhận thức hay không NSDLĐ cần kết hợp cùng với cơ quan và gia đình NLĐ để giám định.
(6) Đã hết thời hiệu xử lý kỷ luật lao động. Điều này thực sự không hiếm đối với những lao động có hành vi phạm nội quy lao động đã quá thời hạn có hiệu lực xử lý thì NLĐ không còn quyền kỷ luật.
(7) Trong trường hợp NLĐ, người lãnh đạo đình công có liên quan đến toàn thể công ty thì việc kỷ luật số lượng lớn sẽ không được diễn ra.
Lưu ý: 07 trường hợp trên sẽ có trường hợp bị kỷ luật sau khi NLĐ trở lại cơ sở lao động vì rất có thể ảnh hưởng đến doanh nghiệp. Cũng có trường hợp NSDLĐ không được quyền kỷ luật trong bất kỳ vi phạm nào thuộc nội quy lao động.
Với các trường hợp (1), (2), (3), (4), NLĐ sẽ được tạm thời không bị xử lý kỷ luật trong thời gian có các lý do nói trên. Nhưng nếu hết các khoảng thời gian đó mà vẫn còn thời hiệu xử lý kỷ luật lao động hoặc hết thời hiệu thì NSDLĐ còn được kéo dài thời hiệu và tiến hành xử lý kỷ luật lao động theo luật định.
Trong khi đó, trường hợp (5), (6), (7) được tính là không xử lý kỷ luật người lao động chứ không phải tạm thời không xử lý. Do đó, NLĐ thuộc trường hợp này chắc chắn sẽ không bị xử lý kỷ luật lao động.
NLĐ có thể làm gì khi bị kỷ luật trái quy định
Đối với NSDLĐ xử lý kỷ luật NLĐ không chưa có căn cứ kết tội hoặc không còn thời hiệu xử lý mà vẫn kỷ luật thì được xem là trái quy định pháp luật theo đó, NLĐ cần bảo vệ quyền lợi chính đáng của mình theo các cách sau:
(1) Khiếu nại đến NSDLĐ
Căn cứ Điều 131 Bộ luật Lao động 2019 NLĐ có thể khiếu nại về kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất như sau:
Người bị xử lý kỷ luật lao động, bị tạm đình chỉ công việc hoặc phải bồi thường theo chế độ trách nhiệm vật chất nếu thấy không thỏa đáng có quyền khiếu nại với NSDLĐ, với cơ quan có thẩm quyền theo quy định của pháp luật hoặc yêu cầu giải quyết tranh chấp lao động theo trình tự do pháp luật quy định.
Cụ thể, theo quy định này NLĐ lần đầu khiếu nại vụ việc bị xử lý kỷ luật không đúng thì thực hiện việc khiếu nại đến NSDLĐ để xem xét lại vụ việc và giảm hoặc bỏ hình thức kỷ luật lao động.
Trong trường hợp không nhận được trả lời về khiếu nại thì NLĐ cần gửi khiếu nại đến Chánh Thanh tra Sở LĐTBXH, nơi NSDLĐ đặt trụ sở chính có thẩm quyền giải quyết khiếu nại lần hai đối với khiếu nại về lao động, an toàn, vệ sinh lao động khi người khiếu nại không đồng ý với quyết định giải quyết lần đầu.
(2) Khởi kiện NSDLĐ
Sau khi quyết định giải quyết khiếu nại được đưa ra cho NLĐ lẫn NSDLĐ nhưng kết quả không thỏa đáng thì NLĐ có thể khởi kiện vụ việc này ra toàn án để xử lý.
Theo quy định tại Điều 188 Bộ luật Lao động 2019, trường hợp có tranh chấp liên quan đến xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, người lao động có thể khởi kiện trực tiếp tại Tòa án theo thủ tục tố tụng dân sự.
Về hình thức nộp đơn khởi kiện NLĐ có thể nộp tại tòa án nơi doanh nghiệp đặt trụ sở theo Bộ luật Tố tụng 2015.
Nổi tiếng nhất là vụ việc một giáo viên thắng kiện nhà trường sau 14 năm bị sa thải trái quy định tại thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng và được bồi thường 614 triệu đồng.
Qua đây có thể thấy pháp luật luôn bảo vệ quyền lợi chính đáng của NLĐ trong mọi trường hợp bị kỷ luật trái quy định.
Mức phạt hành vi kỷ luật NLĐ trái quy định
NSDLĐ cố tình kỷ luật đối với người lao động thuộc một trong 07 trường hợp không được xử lý kỷ luật lao động, doanh nghiệp là cá nhân sẽ bị phạt vi phạm hành chính theo Điều 18, 27, 33 Nghị định 28/2020/NĐ-CP. Cụ thể mức phạt như sau:
Phạt 05 - 10 triệu đồng xử lý kỷ luật người lao động không đúng trình tự, thủ tục, thời hiệu theo quy định pháp luật.
Phạt 10 - 20 triệu đồng xử lý kỷ luật lao động đối với lao động nữ đang trong thời gian mang thai, nghỉ hưởng chế độ khi sinh con theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội, nuôi con dưới 12 tháng tuổi.
Phạt 05 - 10 triệu đồng xử lý kỷ luật lao động đối với người lao động, người lãnh đạo đình công.
Lưu ý: doanh nghiệp là tổ chức có hành vi vi phạm tương tự thì mức phạt sẽ tăng gấp 02 lần so với quy định trên
Trên đây là tổng hợp các trường hợp NSDLĐ không được quyền thực hiện kỷ luật NLĐ trong thời gian tạm thời không làm việc tại doanh nghiệp. Ngoài ra, NLĐ có thể bảo vệ quyền lợi của mình khi bị kỷ luật lao động trái quy định bằng nhiều cách khác nhau.