07 ĐIỀU LUẬT SƯ CẦN NHỚ

Chủ đề   RSS   
  • #375423 21/03/2015

    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    07 ĐIỀU LUẬT SƯ CẦN NHỚ

    Điều 1: Đừng bao giờ tin hoàn toàn những lời trình bày của khách hàng khi đến nhờ tư vấn
    Khi khách hàng tìm đến luật sư để tư vấn, thông thường khách hàng thường chỉ trình bày những điểm đúng, những điểm có lợi cho mình và thường “nói xấu” bên còn lại vì vậy luật sư cần phải xem xét, cân nhắc trước những thông tin khách hàng cung cấp để có hướng tư vấn chính xác nhất.
     
    Điều 2: Đừng bao giờ chủ quan trước những quan hệ pháp luật tranh chấp đơn giản
    Có những quan hệ pháp luật tranh chấp tưởng chừng như rất đơn giản và có thể dễ dàng giải quyết nhưng khi đi vào giải quyết thì thường phát sinh nhiều vấn đề mới hoặc do chủ quan nên quá trình giải quyết vụ án luật sư thường mắc phải những lỗi nhỏ dẫn đến những hậu quả khó lường, vì vậy là Luật sư thì tuyệt đối không được đánh giá vụ án mình đang thực hiện là đơn giản mà phải cẩn trọng đối với mọi chi tiết có trong hồ sơ vụ án và cẩn trọng đối với mọi hoạt động của mình khi tham gia giải quyết vụ án.

    Điều 3: Đừng bao giờ nói không với những vụ án phức tạp

    Trong quá trình hành nghề luật sư sẽ không tránh khỏi những vụ án phức tạp và vượt quá khả năng giải quyết của mình, tuy nhiên đừng vì sự phức tạp mà luật sư nói không với khách hàng mà hãy nói vấn đề nào cũng sẽ có hướng giải quyết, điều quan trọng là luật sư cần phải tìm ra vấn đề mấu chốt của vụ án.
     
    Điều 4: Đừng bao giờ tin tưởng tuyệt đối vào tập sự luật sư hoặc chuyên viên pháp lý
    Có rất nhiều tập sự luật sư hoặc chuyên viên pháp lý có kiến thức và khả năng hành nghề không khác gì với một luật sư thực thụ, tuy nhiên không vì thế mà luật sư tin tưởng tuyệt đối và giao phó toàn bộ công việc chuyên môn cho tập sự luật sư hoặc chuyên viên pháp lý, tốt nhất luật sư cần phải xem lại những “sản phẩm” của tập sự luật sư hoặc chuyên viên trước khi giao cho khách hàng để tránh những sai sót không đáng có.
     
    Điều 5: Đừng bao giờ tin tưởng tuyệt đối vào trí nhớ của mình
    Việc áp dụng lặp đi lặp lại một số điều luật có thể giúp luật sư nhớ nội cơ bản của điều luật, thậm chí là có thể thuộc được điều luật, tuy nhiên luật sư không nên quá tin tưởng vào trí nhớ của mình mà  nên kiểm tra nội dung điều luật một lần trước khi đưa ra lời tư vấn hoặc quyết định…
     
    Điều 6: Đừng bao giờ để lỗi chính tả và lỗi đánh máy trong mọi văn bản
    Nghề luật sư đòi hỏi độ chính xác rất cao vì vậy trước khi “xuất bản” bất kỳ văn bản nào người luật sư cần phải kiểm tra thật kỷ những lỗi đánh máy, lỗi chính tả trong văn bản, điều đó thể hiện sự chuyên nghiệp và tạo ra sự an tâm của khách hàng khi đến với luật sư.
     
    Điều 7: Đừng bao giờ quên “dự phòng” thời gian.

    Thời hạn thực hiện công việc luôn được khách hàng chú trọng và thường bắt buộc luật sư cam kết thời gian thực hiện (chỉ trừ dịch vụ tố tụng), trong quá trình thực hiện công việc luôn có những trở ngại bất thường mà luật sư không thể nào tiên đoán được, vì vậy khi đưa ra quy định về thời hạn công việc luật sư cần phải cộng thêm thời gian dự phòng để xử lý những trở ngại khách quan có thể xảy ra, tránh trường hợp luật sư vi phạm thời hạn thực hiện công việc và phải bồi thường cho khách hàng hoặc khách hàng mất niềm tin đối với luật sư. 

    nguồn: http://thongtintuvanphapluat.blogspot.com/
     
    12398 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #375426   21/03/2015

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1499 lần


    Bài viết rất hữu ích, nhưng TRỚ TRÊU THAY, trong phần khuyến cáo ở Điều 6 mục đề: "Đừng bao giờ để lỗi chính tả và lỗi đánh máy trong mọi văn bản" thì lại mắc lỗi chính tả. Cụ thể là đoạn "... kiểm tra thật kỷ những lỗi đánh máy...", theo tôi phải là "kỹ" mới chính xác.

    Tôi rất "nhạy" với lỗi chính tả, kakaka.

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
  • #375428   21/03/2015

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Cảm ơn bác MaiPhuong nhiều nhiều nhé.^^

     
    Báo quản trị |  
  • #375453   22/03/2015

    bluesky1984
    bluesky1984
    Top 100
    Female
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:24/05/2012
    Tổng số bài viết (749)
    Số điểm: 6517
    Cảm ơn: 212
    Được cảm ơn 415 lần
    Moderator

    Bài viết hữu ích quá. Cám ơn Quyết Quyền và anh Mai Phương. Đọc 7 điều, thấy đâu đó có dáng dấp của mình rồi. Cố gắng phát huy thêm. 

     

     

    Cập nhật bởi bluesky1984 ngày 22/03/2015 10:23:34 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #375537   23/03/2015

    quanghunghn
    quanghunghn

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/02/2015
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 27 lần


    - Điều 3 có lẽ cần phải xem lại.

    - Không biết bạn  đang làm việc ở tỉnh nào vì thấy bạn dùng từ "tập sự luật sư" - còn "người tập sự hành nghề luật sư" ở phía bắc thường gọi tắt là "luật sư tập sự" (từ này dùng trong pháp lệnh luật sư 2001).

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quanghunghn vì bài viết hữu ích
    QuyetQuyen945 (25/03/2015)
  • #375683   24/03/2015

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    quanghunghn viết:

    - Điều 3 có lẽ cần phải xem lại.

    - Không biết bạn  đang làm việc ở tỉnh nào vì thấy bạn dùng từ "tập sự luật sư" - còn "người tập sự hành nghề luật sư" ở phía bắc thường gọi tắt là "luật sư tập sự" (từ này dùng trong pháp lệnh luật sư 2001).

    Chào bạn quanghunghn!

    Theo pháp luật thì người tập sự hành nghề luật sư được gọi là Luật sư tập sự là chính xác, tuy nhiên đến khi luật luật sư 2006 có hiệu lực thì không tồn tại khái niệm Luật sư tập sự nữa và tên gọi chính xác là người tập sự hành nghề luật sư và tôi và những luật sư khác ở Miền Nam thường gọi tắt là tập sự luật sư cho gọn hơn. ( Bạn có thể so sánh Điều 11 của Pháp lệnh luật sư 2001 và Điều 14 Luật Luật sự 2006 đã được sửa đổi bổ sung năm 2012).

    Sở dĩ có sự thay đổi cách gọi là bởi lẽ: Đã là luật sư thì không còn tập sự và đang tập sự thì không phải là luật sư nên sử dụng khái niệm luật sư tập sự thì không chính xác dễ gây cho người khác hiểu nhầm.

    Thân!

     
    Báo quản trị |  
  • #375987   25/03/2015

    quanghunghn
    quanghunghn

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/02/2015
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 27 lần


    Tôi đã biết những điều luật đó và đã dẫn pháp lệnh 2001 cho bạn.

    Còn giải thích tên gọi chỉ là quan điểm không chính thức bởi nếu sau này luật thay đổi bỏ thời gian tập sự đi thì không còn khái niệm này nữa.

    Cũng cám ơn bạn cho biết người miền nam gọi tắt "người tập sự hành nghề luật sư" là "tập sự luật sư", còn người miền bắc thường gọi tắt là luật sư tập sự.

    Tôi cũng biết trong miền nam còn dùng từ "luật sư thiệt thọ" - luật sư thực thụ và miền bắc gọi là luật sư chính thức để chỉ những người đã có thẻ ls

     
    Báo quản trị |  
  • #376125   26/03/2015

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    Chào bạn!

    Khi Luật Luật sư 2006 có hiệu lực thì khái niệm luật sư tập sự không còn nữa và nếu như ở Miền Nam bạn gọi khái niệm luật sư tập sự thì nếu đi thi hết tập sự bạn sẽ bị đánh rớt.

     

    quanghunghn viết:

     

    Còn giải thích tên gọi chỉ là quan điểm không chính thức bởi nếu sau này luật thay đổi bỏ thời gian tập sự đi thì không còn khái niệm này nữa.

     

     

    Tôi không biết bạn đang muốn nói đến khoảng thời gian sau này là khoảng thời gian cho tương lai tính từ hiện tại hay tính từ sau khi có Luật Luật sư 2006?

    Cập nhật bởi QuyetQuyen945 ngày 26/03/2015 11:48:38 SA
     
    Báo quản trị |  
  • #376137   26/03/2015

    quanghunghn
    quanghunghn

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/02/2015
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 27 lần


    Nếu ở miền bắc đi thi bạn gọi tập sự luật sư cũng bị trượt vỏ chuối.

    Vì vậy thay vì viết "Điều 4: Đừng bao giờ tin tưởng tuyệt đối vào tập sự luật sư hoặc chuyên viên pháp lý" cần viết chuẩn là: "Điều 4: Đừng bao giờ tin tưởng tuyệt đối vào người tập sự hành nghề luật sư hoặc chuyên viên pháp lý"

    Tôi nghĩ là bạn đọc câu: "nếu sau này luật thay đổi bỏ thời gian tập sự đi thì không còn khái niệm này nữa" bạn sẽ tự suy luận được. 

    Cập nhật bởi quanghunghn ngày 26/03/2015 01:35:21 CH
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quanghunghn vì bài viết hữu ích
    hungmaiusa (26/03/2015)
  • #376155   26/03/2015

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    quanghunghn viết:

    Nếu ở miền bắc đi thi bạn gọi tập sự luật sư cũng bị trượt vỏ chuối.

    Vì vậy thay vì viết "Điều 4: Đừng bao giờ tin tưởng tuyệt đối vào tập sự luật sư hoặc chuyên viên pháp lý" cần viết chuẩn là: "Điều 4: Đừng bao giờ tin tưởng tuyệt đối vào người tập sự hành nghề luật sư hoặc chuyên viên pháp lý"

    Tôi nghĩ là bạn đọc câu: "nếu sau này luật thay đổi bỏ thời gian tập sự đi thì không còn khái niệm này nữa" bạn sẽ tự suy luận được. 

    Tôi thấy bạn viết khó hiểu là bởi lẽ hiện nay pháp lệnh luật sư 2001 đã không còn hiệu lực mà bạn vẫn còn sử dụng khái niệm luật sư tập sự và dùng pháp lệnh 2001 để thảo luận với tôi. Mặc dù cách gọi thông dụng của mỗi miền khác nhau nhưng việc bạn cho rằng ở ngoài Miền Bắc dùng khái niệm luật sư tập sự chính xác hơn những người ở Miền Nam gọi tập sự luật sư thì tôi thấy không hợp lý, bạn cũng nên tìm hiểm lý do tại sao lại có sự khác nhau về cách gọi được quy định tại Pháp lệnh và Luật.

    Tôi xin dừng phần thảo luận về khái niệm luật sư tập sự của bạn ở đây, cảm ơn bạn đã trao đổi để tôi hiểu hơn cách gọi ở ngoài đó. Thân 

     
    Báo quản trị |  
  • #376265   27/03/2015

    quanghunghn
    quanghunghn

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/02/2015
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 27 lần


    Tôi không nghĩ là bạn lại hiểu là mình tôi dùng từ luật sư tập sự, tôi đã nói rồi miền bắc hay gọi tắt "người tập sự hành nghề luật sư" là luật sư tập sự, cũng như người miền nam gọi tắt là tập sự luật sư.

    Tôi có nói miền nào gọi chính xác hơn không, bạn đọc lại đầy đủ để hiểu cho đúng.Bye!

     
    Báo quản trị |  
  • #376138   26/03/2015

    hungmaiusa
    hungmaiusa
    Top 10
    Cao Đẳng

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2013
    Tổng số bài viết (4130)
    Số điểm: 30170
    Cảm ơn: 963
    Được cảm ơn 1984 lần


    QuyetQuyen945 viết:

    Điều 3: Đừng bao giờ nói không với những vụ án phức tạp
    Trong quá trình hành nghề luật sư sẽ không tránh khỏi những vụ án phức tạp và vượt quá khả năng giải quyết của mình, tuy nhiên đừng vì sự phức tạp mà luật sư nói không với khách hàng mà hãy nói vấn đề nào cũng sẽ có hướng giải quyết, điều quan trọng là luật sư cần phải tìm ra vấn đề mấu chốt của vụ án.
     
    Chào bạn QQ.
    Nhiều điều bạn nêu như trên là đúng, tuy nhiêu điều 3 thì theo tôi là hoàn toàn không chuẩn.
    "những vụ án phức tạp và vượt quá khả năng giải quyết của mình" thì về nguyên tắc luật sư không được phép nhận.
    Theo QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ VIỆT NAM :
    Quy tắc 3. Bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng

              Luật sư có nghĩa vụ bảo đảm chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng, tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng theo quy định của pháp luật, Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư.

    Nếu sự việc "những vụ án phức tạp và vượt quá khả năng giải quyết của mình" tức là vượt quá năng lực, kiến thức chuyên môn thì vì quyền lợi của khách hàng nên luật sư không nên nhận vụ việc mà phải từ chối; Nếu "Đừng bao giờ nói không với những vụ án phức tạp" là vi phạm đạo đức luật sư:

    Quy tắc 9. Từ chối nhận và thực hiện vụ việc của khách hàng

              9.1. Luật sư từ chối nhận vụ việc của khách hàng trong các trường hợp sau đây:

     

              9.1.1. Luật sư không đủ khả năng chuyên môn hoặc điều kiện thực tế để thực hiện vụ việc;

    9.2. Luật sư từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:

              9.2.7. Phát hiện vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Quy tắc 9.1;

    Tóm lại, nếu "những vụ án phức tạp và vượt quá khả năng giải quyết của mình" thì luật sư phải từ chối nhận; nếu lỡ nhận thì phải từ chối tiếp tục thực hiện.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #376161   26/03/2015

    QuyetQuyen945
    QuyetQuyen945
    Top 50
    Male
    Lớp 11

    Quảng Trị, Việt Nam
    Tham gia:28/10/2010
    Tổng số bài viết (1229)
    Số điểm: 15298
    Cảm ơn: 371
    Được cảm ơn 490 lần


    hungmaiusa viết:

    Chào bạn QQ.
    Nhiều điều bạn nêu như trên là đúng, tuy nhiêu điều 3 thì theo tôi là hoàn toàn không chuẩn.
    "những vụ án phức tạp và vượt quá khả năng giải quyết của mình" thì về nguyên tắc luật sư không được phép nhận.
    Theo QUY TẮC ĐẠO ĐỨC VÀ ỨNG XỬ NGHỀ NGHIỆP LUẬT SƯ VIỆT NAM :
    Quy tắc 3. Bảo vệ tốt nhất lợi ích của khách hàng

              Luật sư có nghĩa vụ bảo đảm chất lượng dịch vụ pháp lý cung cấp cho khách hàng, tận tâm với công việc, phát huy năng lực, sử dụng kiến thức chuyên môn, các kỹ năng nghề nghiệp cần thiết để bảo vệ tốt nhất quyền và lợi ích của khách hàng theo quy định của pháp luật, Quy tắc Đạo đức và Ứng xử nghề nghiệp luật sư.

    Nếu sự việc "những vụ án phức tạp và vượt quá khả năng giải quyết của mình" tức là vượt quá năng lực, kiến thức chuyên môn thì vì quyền lợi của khách hàng nên luật sư không nên nhận vụ việc mà phải từ chối; Nếu "Đừng bao giờ nói không với những vụ án phức tạp" là vi phạm đạo đức luật sư:

    Quy tắc 9. Từ chối nhận và thực hiện vụ việc của khách hàng

              9.1. Luật sư từ chối nhận vụ việc của khách hàng trong các trường hợp sau đây:

     

              9.1.1. Luật sư không đủ khả năng chuyên môn hoặc điều kiện thực tế để thực hiện vụ việc;

    9.2. Luật sư từ chối tiếp tục thực hiện vụ việc trong các trường hợp sau đây:

              9.2.7. Phát hiện vụ việc thuộc trường hợp quy định tại Quy tắc 9.1;

    Tóm lại, nếu "những vụ án phức tạp và vượt quá khả năng giải quyết của mình" thì luật sư phải từ chối nhận; nếu lỡ nhận thì phải từ chối tiếp tục thực hiện.

    Cảm ơn bạn đã góp ý nhé, tuy nhiên khái niệm vụ án phức tạp và vượt quá khả năng của mình là khác nhau bạn à, bởi lẽ để đánh giá tính phức tạp của vụ án thì có thể  dựa trên các tiêu chí tình tiết, chứng cứ, quy mô, thời gian, giá trị, vị trí địa lý, cảm tính của mỗi luật sư ... còn để xác định một vụ án vượt quá khả năng của luật sư hay không thì lại phụ thuộc và năng lực thực sự của mỗi luật sư hoặc mỗi tổ chức hành nghề luật sư. 

    Trân trọng!

     
    Báo quản trị |  
  • #376171   26/03/2015

    Unjustice
    Unjustice
    Top 50
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:18/06/2010
    Tổng số bài viết (1342)
    Số điểm: 14997
    Cảm ơn: 152
    Được cảm ơn 1057 lần


    Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt Nam, cả luật sư tập sự (vì không đúng nếu hiểu theo ngữ pháp là một ông luật sư đang tập sự) hay tập sự luật sư (vì tập sự là một động từ nên phải hiểu cụm này là quá trình tập sự để trở thành luật sư chứ không thể hiểu là chỉ người) đều không chuẩn. Hai cái đều không chuẩn thì cãi nhau làm gì.

    Vì vậy Người tập sự hành nghề luật sư là chuẩn nhất (hiển nhiên vì nó nằm trong luật ) Nếu rút gọn thì có thể gọi là người tập sự luật sư.

    Luật được sinh ra để phục vụ con người chứ không phải để cai trị.

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn Unjustice vì bài viết hữu ích
    Khongtheyeuemhon (30/03/2015) QuyetQuyen945 (26/03/2015)
  • #376271   27/03/2015

    quanghunghn
    quanghunghn

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/02/2015
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 27 lần


    Bạn hungmaiusa đã nói đúng điều tôi muốn nói, nhưng luật sư bây giờ cũng có năm bảy loại. Có những luật sư khi gặp những vụ phức tạp và vượt quá khả năng của mình thì từ chối vì họ còn nhiều vụ khác để làm, nhưng cũng có những luật sư vẫn cứ nhận.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn quanghunghn vì bài viết hữu ích
    vxt_ftu (07/04/2015)
  • #376653   30/03/2015

    Khongtheyeuemhon
    Khongtheyeuemhon
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:19/05/2010
    Tổng số bài viết (772)
    Số điểm: 9636
    Cảm ơn: 691
    Được cảm ơn 815 lần
    Moderator

    quanghunghn viết:

    Bạn hungmaiusa đã nói đúng điều tôi muốn nói, nhưng luật sư bây giờ cũng có năm bảy loại. Có những luật sư khi gặp những vụ phức tạp và vượt quá khả năng của mình thì từ chối vì họ còn nhiều vụ khác để làm, nhưng cũng có những luật sư vẫn cứ nhận.

    Bạn của mình hành nghề luật sư cũng đã khoảng được 10 năm có nói với mình 1 câu thấy chí lí: Luật sư, theo tiêu chí nhận vụ việc nên chia ra làm 3 loại thế này: 
    - Level đầu tiên (loại sơ cấp): Nhận tất cả các vụ việc mình gặp, cái nào làm được thì làm, cái nào khó thì đẩy, nhờ người khác tư vấn... làm để lấy thù lao, lấy kinh nghiệm... 
    - Level thứ hai (trung cấp): Bắt đầu có sự cân nhắc, chọn lựa khách hàng. Nhận các vụ việc có chọn lọc hơn, phù hợp với khả năng, chuyên môn.
    - Level thứ ba (cao cấp): Chỉ làm những gì mình thích. Nhận những vụ việc mà mình tâm đắc, theo đuổi. Nhiều khi là bảo vệ, bào chữa miễn phí luôn. Tiền lúc này không còn là vấn đề ưu tiên số 1 nữa.

    Các bác thấy đúng không?

    Có những lúc anh mơ được gặp lại em lúc ban đầu...

     
    Báo quản trị |  
  • #376657   30/03/2015

    quanghunghn
    quanghunghn

    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:12/02/2015
    Tổng số bài viết (56)
    Số điểm: 535
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 27 lần


    Cũng đã nêu luật sư bây giờ cũng có năm bảy loại, có những loại (level) vơ bèo vạt tép, vụ nào cũng nhận, thậm chí phức tạp và vượt quá khả năng vẫn cứ nhận sau rồi chuyển cho luật sư khác để lấy % - cái này bạn hungmaiusa đã phân tích kỹ về đạo đức nghề luật sư rồi. Loại này thì có khi cả đời vẫn là level sơ cấp, hạ cấp chứ không có tiến bộ gì.

    Level thứ 2 theo cách của bạn thì khá nhiều ls hiện nay như vậy, bởi các luật sư bây giờ chuyên sâu về một lĩnh vực, nếu lĩnh vực nào không phải của họ thì họ sẵn sàng giới thiệu đến ls khác chuyên sâu về mảng đó.

    Level thứ 3 theo cách của bạn thì không biết ở chỗ bạn có ai không chứ ở ngoài này tôi không thấy có ls nào như vậy, kể cả những ls có tâm, có tầm, tiền tính bằng triệu đô mà tôi biết cũng không có ai được như vậy. 

     
    Báo quản trị |