03 trường hợp xác định công sức đóng góp khi chia tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #498233 31/07/2018

    MinhPig
    Top 75
    Female
    Lớp 12

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/04/2018
    Tổng số bài viết (804)
    Số điểm: 20259
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 767 lần


    03 trường hợp xác định công sức đóng góp khi chia tài sản

    Là vấn đề khá phổ biến, tôi có thể phân loại thành 03 trường hợp thường xuyên xảy ra để các bạn dễ hình dung

    1. Trong các vụ án tranh chấp về thừa kế

    Ví dụ về trường hợp tài sản thừa kế là Bất động sản

    Điều 3 Luật Đất đai 2013 quy định hộ gia đình sử dụng đất là những người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng theo quy định của pháp luật về hôn nhân và gia đình, đang sống chung và có quyền sử dụng đất chung tại thời điểm được Nhà nước giao đất, cho thuê đất, công nhận quyền sử dụng đất; nhận chuyển quyền sử dụng đất.

     Điều 102 BLDS 2015 quy định Việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản này được xác định theo quy định tại Điều 212:

    1. Tài sản của các thành viên gia đình cùng sống chung gồm tài sản do các thành viên đóng góp, cùng nhau tạo lập nên và những tài sản khác được xác lập quyền sở hữu theo quy định của Bộ luật này và luật khác có liên quan.

    2. Việc chiếm hữu, sử dụng, định đoạt tài sản chung của các thành viên gia đình được thực hiện theo phương thức thỏa thuận. Trường hợp định đoạt tài sản là bất động sản, động sản có đăng ký, tài sản là nguồn thu nhập chủ yếu của gia đình phải có sự thỏa thuận của tất cả các thành viên gia đình là người thành niên có năng lực hành vi dân sự đầy đủ, trừ trường hợp luật có quy định khác

    Mặc dù có tên trong sổ hộ khẩu nhưng nếu  không có công sức nuôi dưỡng, không có công sức quản lý, cải tạo đất nên không được hưởng quyền gì đối với  tài sản đó

    2. trong các vụ án Hôn nhân gia đình

    Luật Hôn nhân gia định 2014 quy định về nguyên tắc giải quyết tài sản vợ chồng khi ly hôn tại Khoản 2, Điều 59: Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố sau đây: a) Hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; b) Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập…”.

    “Trong trường hợp vợ chồng sống chung với gia đình mà ly hôn, nếu tài sản của vợ chồng trong khối tài sản chung của gia đình không xác định được thì vợ hoặc chồng được chia một phần trong khối tài sản chung của gia đình căn cứ vào công sức đóng góp của vợ chồng vào việc tạo lập, duy trì, phát triển khối tài sản chung cũng như vào đời sống chung của gia đình. Việc chia một phần trong khối tài sản chung do vợ chồng thỏa thuận với gia đình; nếu không thỏa thuận được thì yêu cầu Tòa án giải quyết”. (Khoản 1 Điều 61)

     Về nguyên tắc thì trong thời gian chung sống, nếu không có chứng cứ gì khác thì về nguyên tắc tài sản phát triển đều được chia đôi (công việc nội trợ và công việc khác liên quan đến đời sống chung cũng được coi như lao động có thu nhập). Tuy nhiên khi phân chia cũng cần xem xét đến người đã tạo ra nguồn tiền để phát triển tài sản, từ đó phân chia cho phù hợp.

    3.  trong các vụ án khác.

     Đối với các vụ án đòi nhà đất cho ở nhờ thì nếu chấp nhận yêu cầu của chủ nhà thì ngoài việc chủ nhà phải thanh toán cho người ở nhờ tiền chi phí sửa sang nhà (nếu có việc sửa nhà và người cho ở nhờ không phản đối và hợp đồng cho ở nhờ không quy định) thì chủ nhà còn phải trả cho người ở nhờ khoản tiền công sức bảo quản, duy trì nhà ở (nếu có).

    Trong các vụ án đòi tài sản khác thì nếu người quản lý tài sản có công sức thì chủ sở hữu của tài sản cũng phải có trách nhiệm thanh toán cho người đang quản lý tài sản. (Nguồn tham khảo: Luật Dương Gia)

    Việc tính công sức giữ gìn, bảo quản, duy trì, cải tạo… tài sản dựa trên các tiêu chí sau đây:

    Một là, trước hết phải xem xét về tầm quan trọng của việc quản lý tài sản đó và quan hệ liên quan đến việc quản lý tài sản. Nếu như người thừa kế (do trước đó sống chung với người để lại di sản), người ở nhờ quản lý tài sản… thì tầm quan trọng trong việc quản lý tài sản sẽ khác với trường hợp người khác quản lý giúp tài sản; Phải xem xét nếu không có công sức của người quản lý, giữ gìn tài sản… thì tài sản đó có tồn tại hay không (nếu không có người đang quản lý tài sản thì có người khác quản lý tài sản không? Nếu không có người quản lý tài sản thì tài sản đó có bị thu hồi hay không? Có bị giảm giá trị hay không?…).

    Hai là: Giá trị của tài sản cũng là một tiêu chí để xem xét công sức cho người quản lý tài sản: Tài sản càng có giá trị cao thì trách nhiệm của người quản lý tài sản càng lớn. Công sức quản lý tài sản có giá trị cao phải cao hơn công sức quản lý tài sản có giá trị thấp (nếu cùng phải chi phí thời gian, sức lực…).

    Ba là: Quản lý tài sản yêu cầu trình độ chuyên môn cao, chi phí thời gian nhiều… phải được xem xét công sức cao hơn quản lý tài sản không yêu cầu trình độ chuyên môn hoặc tốn ít thời gian…

     
    54575 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

4 Trang 1234>
Thảo luận
  • #507533   14/11/2018

    nguyenquachcongminh
    nguyenquachcongminh

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/10/2018
    Tổng số bài viết (83)
    Số điểm: 550
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 18 lần


    Về chia tài sản trong luật hôn nhân gia đình.

    Có thể không chia đôi cho vợ hoặc chồng. Vì có thể xét tới công sức đóng góp cũng như các vấn đề về cải tạo tu sửa tài sản này.

    Cụ thể người chồng mua nhà trong thời kì hôn nhân bằng tài sản của gia đình nhà chồng. và người vợ chỉ ở trong nhà nhưng không thực hiện cải tạo, tu sửa hoặc đóng góp.
    Lúc chia nhà lại yêu cầu chia đôi, vậy thì sẽ dẫn đến bất công cho người chồng và gia đình.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn nguyenquachcongminh vì bài viết hữu ích
    thoangnet (23/03/2019)
  • #509153   30/11/2018

    vyvy2409
    vyvy2409
    Top 75
    Female
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/09/2017
    Tổng số bài viết (925)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 47
    Được cảm ơn 177 lần


    Mình xin bổ sung thêm về cách xác định công sức đóng góp khi chia tài sản trong các vụ án Hôn nhân gia đình. Cụ thể như sau:

    - Việc ly hôn có thể theo ý chí của cả vợ và chồng hoặc do ý chí của một bên vợ hoặc chồng, do vậy bạn có thể đơn phương ly hôn mà không cần có sự đồng ý của chồng bạn nếu có căn cứ về việc chồng bạn vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của vợ chồng, có hành vi bạo lực gia đình. Tài sản không tự thỏa thuận phân chia được thì sẽ do Tòa án giải quyết. ( cụ thể theo quy định tại Điều 51 và Điều 56 Luật hôn nhân gia đình 2014)
    - Nếu hai bên không giải quyết được thì nhờ Tòa án giải quyết ( Theo quy định tại Điều 59 Luật hôn nhân gia đình 2014)

    - Phương thức xác định giá trị tài sản: Theo quy định tại Điều 8 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14  Giá tài sản làm cơ sở thu tạm ứng án phí, Tòa án sẽ tùy từng trường hợp cụ thể để xác định giá trị tài sản, căn cứ theo Điểm a, b, c, d  Khoản 1 Điều 8 Nghị quyết số 326/2016/UBTVQH14. Nếu không thể căn cứ vào các trường hợp nói trên thì Tòa sẽ lấy ý kiến của các cơ quan chuyên môn về việc xác định giá trị tài sản.

     

     
    Báo quản trị |  
  • #509230   30/11/2018

    MewBumm
    MewBumm
    Top 50
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:26/09/2017
    Tổng số bài viết (2007)
    Số điểm: 13718
    Cảm ơn: 16
    Được cảm ơn 257 lần


    Theo quan điểm của mình thì những quy định về xác định công sức đóng góp hiện hành còn chưa cụ thể và mang nặng yếu tố định tính. Vì một sự việc, tình huống cụ thể lại mang tính chất khác nhau cấu thành bởi nhiều yếu tố tác động. Nên việc xác định công sức theo mình thấy cần căn cứ nhiều vào thực tế thông qua việc hồ sơ, giấy tờ chứng minh sự đóng góp vào khối tài sản đang cần chia đó.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn MewBumm vì bài viết hữu ích
    chuyennhathaiphong (01/11/2019)
  • #510938   27/12/2018

    sunshine19
    sunshine19
    Top 150
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2017
    Tổng số bài viết (613)
    Số điểm: 4350
    Cảm ơn: 210
    Được cảm ơn 136 lần


    Để xác định được công sức đóng góp trong việc phân chia tài sản hiện tại cũng không có văn bản nào quy định cụ thể. Đối với việc chia tài sản khi ly hôn Người vợ hoặc chồng ở nhà chăm sóc con, gia đình mà không đi làm được tính là lao động có thu nhập tương đương với thu nhập của chồng hoặc vợ đi làm. Bên có công sức đóng góp nhiều hơn sẽ được chia nhiều hơn, vậy nhiều hơn ở mức thế nào cũng là một vấn đề khó giải quyết

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn sunshine19 vì bài viết hữu ích
    thoangnet (23/03/2019)
  • #511112   30/12/2018

    hoangtung2402
    hoangtung2402
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:31/05/2018
    Tổng số bài viết (271)
    Số điểm: 2552
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 29 lần


    Với quan điểm cá nhân thì mình nghĩ việc xác định công sức đóng góp trong tài sản chung nó rất là mơ hồ và không có một quy định cụ thể nào nói về vấn đề này. Bên cạnh đó, việc xác định công sức đóng góp khi chia tài sản chung còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố và những yếu tố đó thường rất khó xác định chính xác nên không thể nói xuông xuống được.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hoangtung2402 vì bài viết hữu ích
    thoangnet (23/03/2019)
  • #515638   23/03/2019

    Theo mình thấy việc xác định công sức đóng góp hơi mang tính định hình. Ví dụ như trong vụ án ly hôn có thể người vợ không trực tiếp tham gia làm việc tiếp thêm kinh tế cho gia đình nhưng người vợ lại ở nhà chăm con, thực hiện các công việc phát sinh để chồng yên tâm đi làm. Như vậy, khi ly hôn căn cứ để chia tài sản chung sẽ dựa vào đâu để đảm bảo công bằng cho cả vợ và chồng.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thuongkp2708 vì bài viết hữu ích
    thoangnet (23/03/2019)
  • #515641   23/03/2019

    thoangnet
    thoangnet
    Top 500
    Male
    Mầm

    Quảng Ninh, Việt Nam
    Tham gia:11/03/2019
    Tổng số bài viết (135)
    Số điểm: 810
    Cảm ơn: 234
    Được cảm ơn 80 lần


     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thoangnet vì bài viết hữu ích
    vanthoang303@gmail.com (28/03/2019)
  • #515654   24/03/2019

    tientaetae
    tientaetae
    Top 500
    Female
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/10/2018
    Tổng số bài viết (312)
    Số điểm: 2768
    Cảm ơn: 22
    Được cảm ơn 53 lần


    Thực tế để xác định mức độ đóng góp, cải tạo tài sản của chủ thể không phải là dễ dàng, đặc biệt đối với bất động sản. Các chứng cứ chứng minh thường từ rất lâu, bởi vậy rất khó để chứng minh, áp dụng các điều luật này trong thực tiễn.

     
    Báo quản trị |  
  • #515982   29/03/2019

    NgocHoLaw
    NgocHoLaw
    Top 150
    Lớp 5

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/09/2018
    Tổng số bài viết (556)
    Số điểm: 6728
    Cảm ơn: 3
    Được cảm ơn 298 lần


    Theo mình thấy việc xác định công sức đóng góp khi chia tài sản chung rất mơ hồ. Hiện chưa có văn bản quy định cụ thể rõ vấn đề này. Khi xác định công sức của các thành viên còn căn cứ trên nhiều yếu tố tạo lập nên tài sản chung. Điển hình như vụ cà phê Trung Nguyên vừa rồi, rất khó để tòa đưa ra được một bản án công tâm được sự chấp nhận của cả hai bên.

     
    Báo quản trị |  
  • #520317   09/06/2019

    ph_ngoc
    ph_ngoc
    Top 500


    Đăk Nông, Việt Nam
    Tham gia:21/09/2017
    Tổng số bài viết (222)
    Số điểm: 1608
    Cảm ơn: 4
    Được cảm ơn 77 lần


    Tài sản chung của vợ chồng được chia đôi nhưng có tính đến các yếu tố như hoàn cảnh của gia đình và của vợ, chồng; Công sức đóng góp của vợ, chồng vào việc tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung. Lao động của vợ, chồng trong gia đình được coi như lao động có thu nhập; Bảo vệ lợi ích chính đáng của mỗi bên trong sản xuất, kinh doanh và nghề nghiệp để các bên có điều kiện tiếp tục lao động tạo thu nhập; Lỗi của mỗi bên trong vi phạm quyền, nghĩa vụ của vợ chồng.

     
     
    Báo quản trị |  
  • #520511   11/06/2019

    An_Pisces
    An_Pisces
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:06/05/2019
    Tổng số bài viết (221)
    Số điểm: 2966
    Cảm ơn: 9
    Được cảm ơn 73 lần


    Việc xác định công sức đóng góp để tạo lập, duy trì và phát triển khối tài sản chung của vợ chồng không phải lúc nào cũng dễ dàng. Thực tế cho thấy, việc xác định này còn mang tính chủ quan và nhiều lúc còn không công bằng. Do đó, lúc xem xét để xác định vấn đề này, Tòa cần thu thập chứng cứ chứng minh từ nhiều phía, nhiều nguồn khác nhau. Bên cạnh đó, cũng cần xét đến hoàn cảnh riêng của vợ/chồng để có thể đưa ra kết luận cuối cùng hợp tình, hợp lý, đảm bảo quyền cho cả hai bên.

     
    Báo quản trị |  
  • #520523   11/06/2019

    HNP1997
    HNP1997
    Top 150
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (565)
    Số điểm: 4635
    Cảm ơn: 25
    Được cảm ơn 194 lần


    Xác định công sức đóng góp như thế nào là đúng?

    Rất khó để xác định chính xác về công sức đóng góp của các bên, đặc biệt là trong quan hệ hôn nhân gia đình, một người chồng đi làm nuôi gia đình và là nguồn kinh tế chính, một người vợ chỉ ở nhà nội trợ chợ búa và không có thu nhập. luật hôn nhân gia đình vẫn công nhận công sức đóng góp của người vợ là khá lớn vì đã góp phần xây dựng gia đình chung. Công sức đóng góp co thể hình dung là định tính chứ không nhất thiết phải la định lượng. Do vậy toà án sẽ cần xem xét ở mức độ phù hợp và có thể chấp nhận để giải quyết các tranh chấp có liên quan đến vấn đề này một cách thấu đáo, để tránh ảnh hưởng đến quyền lợi các bên.
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn HNP1997 vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (12/06/2019)
  • #520720   14/06/2019

    haihongnguyen
    haihongnguyen

    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/05/2019
    Tổng số bài viết (92)
    Số điểm: 757
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 28 lần


    Hay đấy, chủ bài khai thác một khía cạnh khá hay. Tôi thấy những việc có liên quan đến chia tài sản đều phải căn cứ vào sự đóng góp của mỗi bên. Vụ ly hôn của ông bà chủ Trung Nguyên cũng phải áp dụng những căn cứ như chủ bài viết đã nêu.

    Cám ơn vì một bài viết hay.

     
    Báo quản trị |  
  • #522462   30/06/2019

    Hiện nay, việc xem xét công sức đóng góp thực hiện hoàn toàn theo nguyên tắc chứ không có hướng dẫn cụ thể từng trường hợp, có chăng cũng chỉ một số ví dụ điển hình. Do đó, tốt nhất nên phân định tài sản rạch ròi, ví dụ như thỏa thuận phân chia tài sản trước hôn nhân. Như vậy thì khi đưa nhau ra tòa thì khỏi phải chứng minh gì về công sức đóng góp nữa.

     
    Báo quản trị |  
  • #522569   01/07/2019

    Trong trường hợp trước khi kết hôn, người vợ cũng có trình độ chuyên môn nagng với người chồng, tuy nhiên sau khi kết hôn thì lui về làm hõ trợ và tài sản cần chuyên môn cao theo như nếu trên sẽ được phân chia như thế nào? dựa trên căn cứ nào để xác định tỉ lệ phân chia tài sản?

     
    Báo quản trị |  
  • #523597   22/07/2019

    ChanhLe96
    ChanhLe96
    Top 150
    Female
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:08/07/2019
    Tổng số bài viết (560)
    Số điểm: 4470
    Cảm ơn: 17
    Được cảm ơn 110 lần


    Liên quan đến việc chứng minh công sức đóng góp đối với tài sản chung của vợ chồng thì cần xác định dựa trên những chứng cứ, tài liệu liên quan. Vậy mới có thể đảm bảo được tỷ lệ đóng góp của bản thân. Như vậy, chẳng lẻ trong quan hệ hôn nhân thì hai bên vợ chồng lúc nào cũng ghi nhận lại công sức của mình qua quá trình lao động bằng các văn bản thoả thuận với nhau chẳng hạn. Rất dễ để làm sứt mẻ tình cảm và việc dẫn đến ly hôn là điều khó tránh. Là bạn thì bạn sẽ bảo vệ mái ấm hay bảo vệ quyền tài sản của mình. Tôi thì vẫn là bảo vệ mái ấm.

     
    Báo quản trị |  
  • #525792   18/08/2019

    thongtho
    thongtho

    Female
    Mầm

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:08/06/2016
    Tổng số bài viết (118)
    Số điểm: 775
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 38 lần


    trên thực tế, việc chia tài sản theo công sức sẽ gây ra khá nhiều tranh cãi đồng thời cũng không được chính xác nhất. Bởi nếu trong quan hệ hôn nhân thì việc bỏ ra công sức bao nhiêu sẽ không có giấy tờ chứng minh, do đó điều này sẽ gây ra nhiều tranh cãi khi phân chia tài sản.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn thongtho vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/08/2019)
  • #525959   21/08/2019

    baoloc.ulaw
    baoloc.ulaw

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/08/2019
    Tổng số bài viết (90)
    Số điểm: 960
    Cảm ơn: 5
    Được cảm ơn 26 lần


    Người ta thường nói "của chồng, công vợ" để thể hiện được sự bình đẳng và vị thế ngang bằng của người vợ và người chồng trong quá trình tạo lập tài sản trong thời kì hôn nhân. Tuy nhiên để chứng minh rạch ròi vấn đề đóng góp công sức thì thật là khó khăn và còn phải phụ thuộc vào rất nhiều trường hợp nữa.

    Tuy vậy, dù sao thì cũng rất cảm ơn bạn đã mang lại những thông tinh bổ ích

     

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn baoloc.ulaw vì bài viết hữu ích
    ThanhLongLS (21/08/2019)
  • #526969   30/08/2019

    Về việc xác định tài sản chung của các thành viên hộ gia đình, quyền, nghĩa vụ đối với tài sản của hộ gia đình, như quy định bạn dẫn chiếu và kết luận của bạn thì mặc dù có tên trong sổ hộ khẩu nhưng không có công sức nuôi dưỡng, không có công sức quản lý, cải tạo đất thì sẽ không được hưởng quyền gì đối với tài sản đó. Tuy nhiên, trên thực tế, khi thực hiện quyền của chủ sở hữu quyền sử dụng đất thì cơ quan có thẩm quyền luôn yêu cầu phải có sự đồng ý của tất cả những người có tên trong sổ hộ khẩu đã thành niên và có năng lực hành vi dân sự đầy đủ về việc định đoạt đối với tài sản đó.

     
    Báo quản trị |  
  • #529622   30/09/2019

    thusa121
    thusa121
    Top 500
    Chồi

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2019
    Tổng số bài viết (194)
    Số điểm: 1198
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 80 lần


    Mình muốn bổ sung thêm trường hợp nếu việc ly hôn có thể theo ý chí của cả vợ và chồng hoặc do ý chí của một bên vợ hoặc chồng, do vậy bạn có thể đơn phương ly hôn mà không cần có sự đồng ý của chồng bạn nếu có căn cứ về việc chồng bạn vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ của vợ chồng, có hành vi bạo lực gia đình. Tài sản không tự thỏa thuận phân chia được thì sẽ do Tòa án giải quyết.

     

     
    Báo quản trị |