Yêu cầu chia thừa kế theo di chúc.

Chủ đề   RSS   
  • #93939 08/04/2011

    kienanls
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2008
    Tổng số bài viết (687)
    Số điểm: 4065
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 203 lần


    Yêu cầu chia thừa kế theo di chúc.

    Chào các bạn.

    Mình có tình huống nan giải, mong các bạn trợ giúp.

    Ông nội của A, lập di chúc (do cha A viết ) để lại toàn bộ tài sản cho A. Ông nội A mất năm 1980

    Sau khi ông nội A mất, thì cha của A không công bố di chúc, mà tiến hành việc chia thừa kế  toàn bộ tài sản của ông nội A cho cha A và các cô chú bác của A.

    Nay A phát hiện có di chúc của ông nội.

    A muốn khởi kiện đòi chia thừa kế được không ?

    Trường hợp này áp dụng khoản 2 điều 666 hay điều 687 BLDS năm 2005.

    Thân.

    #ff0000; color: #c00000;">SOS

    Tại TP Hồ Chí Minh

    CÔNG TY LUẬT MINH MẪN

    02 Hoa Phượng - Phường 02 - Quận Phú Nhuận - Tp Hồ Chí Minh

    Tổng đài tư vấn: 1900585847 - DD: 0902078630

    Website: www.luatminhman.net Email: vanphong@luatminhman.net

    ------------------------------------------------------------------------------------

    Tại Bạc Liêu

    CÔNG TY LUẬT KAO KIẾN

    87 Bà Triệu - Phường 03 -TP Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu

    Website: www.luatkaokien.com.vn Email: luatkaokien@gmail.com

     
    7965 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #93965   08/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    -Theo mình, trong trường hợp này nếu A tìm thấy được bản di chúc (coi như hợp pháp) đã bị giấu bởi cha của A thì A hoàn toàn có thể đòi lại phần di sản đáng ra là của mình. Trường hợp này, có thể áp dụng điểm b, khoản 1.1, mục I, Nghị quyết số 02/2004/NQ-HĐTP, cụ thể như sau:
    "2.4. Không áp dụng thời hiệu khởi kiện về quyền thừa kế
    b) Trường hợp người chết để lại di sản cho các thừa kế nhưng các thừa kế không trực tiếp quản lý, sử dụng mà di sản đó đang do người khác chiếm hữu bất hợp pháp hoặc thuê, mượn, quản lý theo uỷ quyền... thì các thừa kế có quyền khởi kiện người khác đó để đòi lại di sản."

    -Có thể thấy, cha của A và anh em của ông ta không phải là người thừa kế theo bản di chúc. Họ là những người đã chiếm hữu khối di sản đó một cách bất hợp pháp. A hoàn toàn có thể khởi kiện với tư cách là người thừa kế hợp pháp để bảo vệ quyền lợi ích hợp pháp của mình mà không bị ràng buộc về thời hiệu.

    Mình nghĩ có lẽ đây là vấn đề vướng mắc nhất của bạn, mong rằng sẽ là gợi ý tốt giúp bạn giải quyết vụ này !!

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #94062   09/04/2011

    kienanls
    kienanls
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2008
    Tổng số bài viết (687)
    Số điểm: 4065
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 203 lần


    Chào bạn.

    Trong trường hợp này, tại thời điểm chia thừa kế, A không được xem là người thừa kế của ông nội A. và từ đó đến nay A và cha của A vẫn đang sống trong chính căn nhà của ông nội A,

    Mặc khác, tại thời điểm chia thừa kế. Cha A và các cô chú bác của A là những người thừa kế theo  pháp luật ông nội A. và họ cũng đang quản lý chính di sản đó.

    Việc chia thừa kế của cha A và các cô chú bác A nhận di sản tại thời điểm đó cho đến trước khi A biết có di chúc cũng không thể coi là chiếm hữu bất hợp pháp. Vì tại thời điểm chia thừa kế chính cha A không biết là di chúc còn hay đã mất. (Cha A không thể công bố di chúc, sory mình viết thiếu mất một chữ)

    Thân

    Tại TP Hồ Chí Minh

    CÔNG TY LUẬT MINH MẪN

    02 Hoa Phượng - Phường 02 - Quận Phú Nhuận - Tp Hồ Chí Minh

    Tổng đài tư vấn: 1900585847 - DD: 0902078630

    Website: www.luatminhman.net Email: vanphong@luatminhman.net

    ------------------------------------------------------------------------------------

    Tại Bạc Liêu

    CÔNG TY LUẬT KAO KIẾN

    87 Bà Triệu - Phường 03 -TP Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu

    Website: www.luatkaokien.com.vn Email: luatkaokien@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #94066   09/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Thú vị thật, một chỉ một từ thôi khiến cho câu chuyện khác đi hoàn toàn ^^.

    -OK! Bây giờ chúng ta coi như bản di chúc mà ông nội A để lại là hợp pháp. Coi như cha của A và anh em của cha A ở một phái và gọi là B.

    +Thứ nhất, không áp dụng ĐIều 666, BLDS 2005 trong trường hợp này.

    "Điều 666. Di chúc bị thất lạc, hư hại

    1. Kể từ thời điểm mở thừa kế, nếu bản di chúc bị thất lạc hoặc bị hư hại #ffff00;">đến mức không thể hiện được đầy đủ ý chí của người lập di chúc#ffff00;">cũng không có bằng chứng nào chứng minh được ý nguyện đích thực của người lập di chúc thì coi như không có di chúc và áp dụng các quy định về thừa kế theo pháp luật."

    Do chúng ta coi di chúc là hợp pháp nên có thể loại việc áp dụng quy định của điều này.

    +Thứ hai, không áp dụng Điều 687, BLDS 2005 trong trường hợp này.

    "Điều 687. Phân chia di sản trong trường hợp có người thừa kế mới hoặc có người thừa kế bị bác bỏ quyền thừa kế

    1. Trong trường hợp đã phân chia di sản mà #ffff00;">xuất hiện người thừa kế mới thì không thực hiện việc phân chia lại di sản bằng hiện vật, nhưng #ffff00;">những người thừa kế đã nhận di sản phải thanh toán cho người thừa kế mới một khoản tiền tương ứng với phần di sản của người đó tại thời điểm chia thừa kế theo tỷ lệ tương ứng với phần di sản đã nhận, trừ trường hợp có thoả thuận khác."

    Lý do, bản di chúc hợp pháp, những người trước đây đã nhận di sản từa kế đương nhiên không phải là người thừa kế nữa. A là #ffff00;">người thừa kế hợp pháp duy nhất bản di chúc.

    Theo mình, A khó có thể đòi lại quyền nhận di sản của mình dựa vào bản di chúc. Bởi thời điểm mở thừa kế là từ năm 1980 đến giờ là khoảng 31 năm. Những người đã nhận di sản có thể căn cứ vào quy định tại khoản 1, ĐIều 247, BLDS 2005

    "1. Người chiếm hữu, người được lợi về tài sản không có căn cứ pháp luật nhưng ngay tình, liên tục, công khai trong thời hạn mười năm đối với động sản, ba mươi năm đối với bất động sản thì trở thành chủ sở hữu tài sản đó, kể từ thời điểm bắt đầu chiếm hữu, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này."

    -Tất nhiên, giúp A thắng được hay không còn tùy thuộc vào trình độ hiểu biết luật của B, và mưu mẹo của luật sư. Mình nghĩ để thắng thì rất mong manh. ^^

    Một vài ý kiến nhỏ !!!

    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 09/04/2011 12:31:21 PM

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #94178   10/04/2011

    kienanls
    kienanls
    Top 100
    Male
    Lớp 3

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/01/2008
    Tổng số bài viết (687)
    Số điểm: 4065
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 203 lần


    Chào bạn.

    Theo như bạn phân tích, bản di chúc là hợp pháp.

    Thì tất nhiên A có quyền yêu cầu chia thừa kế theo di chúc chứ.

    Trong trường hợp này, được xem như tìm thấy Di chúc bị thất lạc tại khoản 2 Điều 666.

    Nhưng không biết, tòa có chấp nhận thụ lý không. Vì theo quy định đây đâu phải là trường hợp không áp dụng thời hiệu về thừa kế.

    Bó tay.

    Nếu có cách nào hay thì giúp với.

    Thân.


    Tại TP Hồ Chí Minh

    CÔNG TY LUẬT MINH MẪN

    02 Hoa Phượng - Phường 02 - Quận Phú Nhuận - Tp Hồ Chí Minh

    Tổng đài tư vấn: 1900585847 - DD: 0902078630

    Website: www.luatminhman.net Email: vanphong@luatminhman.net

    ------------------------------------------------------------------------------------

    Tại Bạc Liêu

    CÔNG TY LUẬT KAO KIẾN

    87 Bà Triệu - Phường 03 -TP Bạc Liêu - Tỉnh Bạc Liêu

    Website: www.luatkaokien.com.vn Email: luatkaokien@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #94182   10/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Không hiểu bạn có ý kiến thế nào với nhận định của mình; Có thể lấy lý do như phân tích khoản1, điều 666 thì chỉ áp dụng khi mà những người đã nhận thừa kế là người thừa kế hợp pháp. Còn đây, do di chúc hợp pháp thì họ đâu còn phải là người thừa kế nữa. Như vậy, họ chỉ coi là người đang chiếm hữu, sử dụng di sản mà thôi. Ta sẽ áp dụng khoản 2, Điều 666 với trường hợp di sản chưa chia (bởi di sản chỉ được coi là được chia khi những người nhận là người thừa kế hợp pháp).

    Cứ coi như là Tòa thụ lý, nếu những người đã nhận di sản sử dụng Điều 247, như mình phân tích thì bạn sẽ đối phó theo cách nào (thỏa mãn những điều kiện tại khoản 1, đieeuf 274, BLDS 2005) ??

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #94188   10/04/2011

    NguyensoaiD36
    NguyensoaiD36

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:04/09/2010
    Tổng số bài viết (96)
    Số điểm: 840
    Cảm ơn: 69
    Được cảm ơn 62 lần


    Theo tôi, trường hợp này hoàn toàn không có chuyện Di chúc bị thất lạc, hư hỏng hoặc xuất hiện thêm người được thừa kế mới để áp dụng các điều 666 và 687 Bộ luật dân sự mà từ tình tiết :" Sau khi ông nội A mất, thì cha của A không công bố di chúc" chứng tỏ cha của A là người được gửi giữ bản di chúc, tức ông biết rõ có di chúc cho A nhưng đã #ff0000;">CỐ TÌNH không giao lại bản di chúc cho A hoặc cho người có quyền công bố di chúc, vi phạm điểm C khoản 3 điều 665 Bộ luật dân sự. Mục đích của việc #ff0000;">CỐ TÌNH này là để chiếm đoạt tài sản mà A được hưởng thừa kế, do đó hành vi của Cha A đã có dấu hiệu của tội hình sự, A có thể tố cáo hành vi này tới Cơ quan điều tra. Nếu cơ quan điều tra kết luận và truy tố cha của A tội xâm phạm sỡ hữu ( tội lừa đảo chiếm đoạt tài sản theo điều 139 Bộ luật hình sự chẳng hạn ) thì riêng phần dân sự, chắc chắc tài sản bị chiếm đoạt được trả lại cho A là người có quyền sỡ hữu hợp pháp. Những cô, bác khác của A nếu cơ quan điều tra kết luận họ thật sự không hề biết có di chúc để lại toàn bộ di sản cho A, thì họ chỉ phải trả lại tài sản mà không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

    Về lý là như vậy, nhưng về tình, nếu tôi là Luật sư của A tôi không khuyên A tố cáo chính cha đẻ của mình, bởi dù nội dung tố cáo có cơ sở nhưng A - theo tôi - vẫn phạm tội đại bất hiếu ( theo luật nhân quả ). Động cơ của người cha, xét về tình cũng không hẳn là để chiếm đoạt của A mà có khi ông chỉ muốn mang lại công bằng cho những anh, chị em ruột của mình, ông cảm thấy ái náy khi di sản của cha chung nhưng lại chỉ mỗi mình con trai ông hưởng trọn. Tóm lại, nếu A tố cáo - đây là con đường duy nhất để đòi lại tài sản của mình - và thắng lợi thì A có được tài sản nhưng A bị mất nhiều thứ vô cùng cao quý, thiêng liêng mà tiền không bao nhiêu là đủ để mua : mất Cha, mất gia đình, dòng họ...

    Là Luật sư của A, tôi sẽ phân tích mọi điều hơn, thiệt cho anh ta hiểu để thỏa thuận trong nội bộ gia đình và dòng họ nhằm khắc phục một phần hậu quả cho anh ta. Phải khuyên A kính trọng cha của mình, bởi khi quyết định lấy của con mình chia cho các anh, chị em ruột, chắc chắn ông cũng có cân nhắc kỹ  càng và thấy đó là một quyết định cần thiết phải làm để giữ gìn hòa khí trong dòng họ, chứ cha nào lại dễ dàng đi hy sinh quyền lợi của con mình. Theo tôi, về tình, xử sự như Cha của A là đáng kính trọng.
    Cập nhật bởi NguyensoaiD36 ngày 10/04/2011 12:08:51 PM

    SỐNG LÀM VIỆC THEO HIẾN PHÁP VÀ PHÁP LUẬT

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn NguyensoaiD36 vì bài viết hữu ích
    nguoinhaque009 (10/04/2011)
  • #94191   10/04/2011

    Im_lawyerx0
    Im_lawyerx0
    Top 100
    Male
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:27/03/2009
    Tổng số bài viết (729)
    Số điểm: 5940
    Cảm ơn: 110
    Được cảm ơn 374 lần


    Việc cố tình hay không là nhận định của mỗi người. Trong vụ này, kienanls là người trực tiếp xác nhận các thông tin mà khách hàng đưa ra, nên có thể mặc nhiên thừa nhận những thông tin mà kienanls là chính xác.

    -Bây giờ, tranh chấp thừa kế đâu thiếu việc kiện nhau, đồng tiền đi liền khúc ruột, việc thương thảo để những người đã nhận di sản bồi thường ột phần thiệt hại dường như là không tưởng !

    -Nếu nói cha A cố tình giấu càng không thể, trừ phi A không phải con ruột của ông ta ??

    -Cho dù cha A vì con mình có thể nhận hành vi đó do mình cố tình thực hiện, thì ai có thể tin được lời ông ta nói khi mà họ là 2 cha con, tất nhiên ông ta sẽ nói những gì có lợi cho con mình nhất.
    Cập nhật bởi Im_lawyerx0 ngày 10/04/2011 12:17:10 PM

    Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử

    Dịch nghĩa:

    Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.

     
    Báo quản trị |  
  • #94207   10/04/2011

    nguoinhaque009
    nguoinhaque009

    Male
    Mầm

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:17/03/2011
    Tổng số bài viết (49)
    Số điểm: 595
    Cảm ơn: 361
    Được cảm ơn 10 lần


    Tui thấy ý kiến mới của lm_lawyerx0 là không đúng. Đề bài là sau khi ông nội A mất thì cha của A không công bố di chúc => cha của A là người được quyền công bố di chúc, biết và có di chúc trong tay nhưng không công bố => việc cố tình không công bố di chúc của cha A quá rõ ràng, ai cũng hiểu và phải công nhận điều đó chứ không phải còn mập mờ để tùy nhận định của mỗi người.

    Thời bây giờ con kiện cha, vợ kiện chồng, ông kiện cháu nhan nhản, địa phương nào cũng có, đúng là đồng tiền dính liền khúc ruột, nhưng nhớ hồi tui còn nhỏ, cực hiếm có chuyện "gà nhà bôi mặt đá nhau" và gần như không có chuyện con kiện cha, con tố mẹ. Tại sao vậy ? Tại thời đó đồng tiền chưa dính liền khúc ruột, tại xã hội chưa văn minh hay tại con người thời đó được giáo dục tốt về chữ hiếu ? Tui cũng hết sức ngạc nhiên khi nghe lm_lawyerx0 bảo chuyện thương thảo trong tranh chấp dân sự dường như là không tưởng ! Nếu đúng như lm_lawyerx0 nói thì Quốc hội đã hoài công khi nghiên cứu đề ra Luật phải hòa giải trong hầu hết mọi tranh chấp dân sự trước khi tới Cơ quan có thẩm quyền giải quyết.

    Đoạn sau bài viết của lm_lawyerx0 thì quả thật tôi không hiểu gì cả, chỉ có cảm giác như là lm_lawyerx0 không hiểu ý nghĩa của chủ đề và ý nghĩa bài viết của ông nguyensoaiD36 vậy.
     
    Báo quản trị |  
  • #99359   28/04/2011

    quocvinhlaw
    quocvinhlaw

    Sơ sinh

    Gia Lai, Việt Nam
    Tham gia:28/04/2011
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 5
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Tôi đồng ý với cách giải quyết của nguyensoaiD36 và nguoinhaque009 để giải quyết vấn đề này thì việc áp dụng pháp luật phải công bằng và có tình- nguyên tắc của LDS. Tôi cũng rất kính phục cha của A. Cách giải quyết hay nhất theo tôi là hòa giải-thõa thuận. Vấn đề sẽ hợp tình hợp lý hơn.
     
    Báo quản trị |