Ý nghĩa của kỷ luật lao động trong quan hệ lao động

Chủ đề   RSS   
  • #468303 20/09/2017

    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Ý nghĩa của kỷ luật lao động trong quan hệ lao động

    Kỷ luật lao động là những tiêu chuẩn quy định hành vi cá nhân của người lao động dựa trên ý chí của người sử dụng lao động và pháp luật hiện hành, người lao động có nghĩa vụ phải tuân thủ, nếu có vi phạm xảy ra người lao động phải chịu trách nhiệm trước người sử dụng lao động về hành vi vi phạm của mình.

    Là một chế định của Luật lao động, chế độ kỷ luật lao động là tổng hợp các quy phạm pháp luật quy định nghĩa vụ, trách nhiệm của người lao động và người sử dụng lao động đối với doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức; quy định những biện pháp khuyến khích người lao động gương mẫu chấp hành cũng như những hình thức xử lý đối với người không chấp hành hoặc chấp hành không đầy đủ những nghĩa vụ, trách nhiệm đó.

    Trong một doanh nghiệp, kỷ luật lao động là “việc tuân theo thời gian, công nghệ và điều hành sản xuất, kinh doanh thể hiện trong nội quy lao động”. Để đảm bảo trật tự lao động sản xuất, tránh sự tùy tiện của người sử dụng lao động trong việc đề ra kỷ luật lao động, pháp luật quy định các nội dung trên phải được cụ thể trong nội quy lao động.

    Ý nghĩa của kỷ luật lao động: Việc tuân thủ kỷ luật lao động có ý nghĩa cả về mặt kinh tế, chính trị và xã hội, cụ thể:

    - Thông qua việc duy trì kỷ luật lao động, người sử dụng lao động có thể bố trí sắp xếp lao động một cách hợp lý để ổn định sản xuất, ổn định đời sống người lao động và trật tự xã hội nói chung.

    - Nếu xác định được nội dung hợp lý, kỷ luật lao động còn là một nhân tố quan trọng để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm nguyên vật liệu

    - Tuân thủ kỷ luật lao động, người lao động có thể tự rèn luyện để trở thành người công nhân của xã hội hiện đại, có tác phong công nghiệp, là cơ sở để họ đấu tranh với những tiêu cực trong lao động sản xuất.

    - Trật tự, nề nếp của một doanh nghiệp và ý thức tuân thủ kỷ luật của người lao động là những yếu tố cơ bản để duy trì quan hệ lao động ổn định, hài hòa. Đó cũng là điều kiện để thu hút vốn đầu tư nước ngoài, xuất khẩu lao động, giúp cho người lao động không bị bỡ ngỡ khi làm việc trong các điều kiện khác biệt.

    Cập nhật bởi thaonguyen27 ngày 20/09/2017 09:33:00 CH
     
    25298 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #485999   28/02/2018

    thaonguyen27
    thaonguyen27
    Top 500
    Lớp 1

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:03/07/2017
    Tổng số bài viết (356)
    Số điểm: 2676
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 69 lần


    Kỷ luật lao động có vai trò rất quan trọng đối với các bên trong QHLĐ và đối với
    nhà nước và xã hội. Đối với người sử dụng lao động KLLĐ có ý nghĩa đã biệt quan trọng. Kỷ luật lao động là phương tiện để NSDLĐ quản lý lao động khoa học và có hiệu quả. Quá trình quản lý lao động đòi hỏi NSDLĐ phải ra mệnh lệnh đối với người lao động nhưng NSDLĐ không thể ra lệnh từng ngày cho NLĐ. Nhờ có kỷ luật lao động, NSDLĐ có thể quy định một cách lâu dài các quy tắc làm việc chung của NLĐ. Nếu những quy tắc này dược xây dựng một cách hợp lý, kỷ luật lao động sẽ góp phần nâng cao năng suất lao động và hiệu quả làm việc của đơn vị. Về phương diện pháp lý, kỷ luật lao động là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyền quản lý lao động của NSDLĐ. Kỷ luật lao động cũng chính là cơ sở pháp lý cho việc xử lý các hành vi vi phạm của người lao động.
    Kỷ luật lao động cũng có vai trò quan trọng đối với người lao động, NLĐ biết rõ
    nghĩa vụ của mình và các chế tài dự liệu cho việc vi phạm những nghĩa vụ đó. Điều này góp phần bảo vệ NLĐ khỏi sự độc đoán, tùy tiện của NSDLĐ. Kỷ luật lao động cũng là cơ sở để đảm bảo sự công bằng, chống tình trạng phân biệt đối xử tại nơi làm việc. Bên cạnh đó, kỷ luật tạo ra môi trường thuận lợi để NLĐ có thể ổn định việc làm và nâng cao thu nhập thông qua việc góp phần bảo đảm hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp.
     
    Kỷ luật lao động là nhân tố quan trọng bảo đảm tính khoa học và hiệu quả của quá trình quản lý, điều hành lao động trong từng doanh nghiệp. Chính vì vậy, kỷ luật lao động là nhân tố góp phần nâng cao năng suất lao động xã hội. Kỷ luật lao động cũng là yếu tố cơ bản để duy trì QHLĐ phát triển ổn định, hài hòa – một trong những điều kiện cần thiết để khuyến khích đầu tư, thúc đẩy sự phát triển kinh tế của đất nước. Ngoài ra thông qua việc duy trì trất tự, nề nếp trong từng đơn vị sử dụng lao động, kỷ luật lao động còn góp phần duy trì trật tự trên phạm vi toàn xã hội.
     
    Báo quản trị |