Xung quanh vấn đề Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ bị Tòa án Nhân dân Tối cao trả lại đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

Chủ đề   RSS   
  • #13200 06/10/2009

    boy_victoria

    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:16/09/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 315
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xung quanh vấn đề Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ bị Tòa án Nhân dân Tối cao trả lại đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng

    #cccccc; text-align: justify;">Ý kiến của các anh chi về việc Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ cho hay ông vừa được Tòa án Nhân dân Tối cao trả lại đơn kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên ngày 23/09 tới. 
    Cập nhật bởi haminhgiap vào lúc 02/10/2009 14:11:55
    Cập nhật bởi lawyerhien vào lúc 02/10/2009 14:42:33
     
    12645 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #13201   30/09/2009

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14965)
    Số điểm: 100044
    Cảm ơn: 3495
    Được cảm ơn 5361 lần
    SMod

    Vụ này là chuyện chính trị rồi. Tốt nhất không bàn chuyện chính trị ở đây.

    Nếu bạn muốn bàn luận về khía cạnh pháp luật, bạn nên cung cấp thông tin cụ thể hơn, chẳng hạn nguyên văn đơn kiện của TS Cù Huy Hà Vũ, cũng như nguyên văn câu trả lời của TANDTC. Chỉ bằng mấy lời vắn tắt mà yêu cầu người khác "cho ý kiến" thì e rằng không được khách quan.

     
    Báo quản trị |  
  • #13202   02/10/2009

    boy_victoria
    boy_victoria

    Sơ sinh

    Hà Tĩnh, Việt Nam
    Tham gia:16/09/2009
    Tổng số bài viết (6)
    Số điểm: 315
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Nhưng tôi muốn nói là tại điều 127 hiếp pháp 1992 sửa đổi bổ sung có nói "Trong tình hình đặc biệt, Quốc hội có thể quyết định thành lập Toà án đặc biệt." vậy chúng ta có thể nói ở đây là Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ khi ông kiện là có căn cứ chứ không phải không có căn cứ, nhưng luât chung ta chưa có một văn bản nào có thể kiện Thủ tương.

    Vậy ở đây việc khai thác bauxite ở Tây Nguyên có được là "trong tình hình đặc biêt không" và UBTVQH có nên thành lập "tòa án đặc biệt" khi mà dự án này là do quốc hội biểu quyết  thông qua. 


    Việc kiện thủ tương là chưa có tiền lệ ở nước ta.


    Thông qua vụ án này tôi muốn nói là chúng ta đã đủ chín để thành lập " Tòa án hiến pháp" hay thành lập một cơ quan tài phán thuộc UBTVQH thực hiện chức năng này,vì TADTC không thực hiện được chức năng này, để bảo vệ các văn bản quy phạm pháp luật và để tuyên một đạo luật vi hiến, khi mà các nước theo hệ thông  common law đã làm được việc này, liệu chung ta có nên học hỏi họ.


    Ở đây tôi muốn trao đổi là trường hợp đơn kiện của TS luật Cù Huy Hà Vũ có được coi để thành lập tòa án đặc biệt không,và trương hợp nào để được thành lập tòa án đặc biệt vì từ  khi có điều 127 hiên pháp 1992 quốc hội chưa thành lập một tòa án đặc biệt nào cả qua vụ này có thể xem quốc hội " xé rào " và có để chung ta suy ngẫm về một cuộc cải cách tài phán trong tương lai theo nghị quyết 49 của Bộ chính trị

     
    Báo quản trị |  
  • #13203   02/10/2009

    songvu
    songvu
    Top 75
    Lớp 4

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:01/08/2009
    Tổng số bài viết (780)
    Số điểm: 5036
    Cảm ơn: 393
    Được cảm ơn 234 lần


    Cho tham gia với nhé

    boy_victoria đề cập đến vấn đề pháp luật đó chứ, bạn ý k có ý định bàn luận chính trị lung tung pen. (Bởi cái đó bít cái gì mà đòi bàn, mà cũng k nên bàn vì có liên quan đến "chính trị". Mà tại sao dân k được bàn luận về chính trị nhỉ?...hìhì). Vấn đề chúng ta bàn luận ở đây là ở góc độ pháp luật thui.

    Mình thấy ý kiến của bạn boy_victoria có lý đó. Nếu có cơ sở để kiện, tại sao lại k được nhỉ? Thủ tướng là ai? Thủ tướng của chúng ta cũng là một con người. Đã là coi người thì có chắc là mình sẽ luôn đúng với những quyết định của mình hay k? mà quyết định này nó liên quan đến số mệnh cả một đất nước?!


    Nhà nước này là nhà nước của dân, do dân, vì dân. Nhà nước lập ra để Lãnh đạo, phục vụ cho lợi ích nhân dân. Những con người lãnh đạo này Bác Hồ gọi là "đày tớ trung thành của nhân dân". Có phải vậy k mọi người?


    Khi "người đày tớ trung thành" nói, dân nghe. Dân nói, "người đày tớ trung thành" này cũng phải lắng nghe tiếng nói của dân chứ? "đày tớ" mà cứ "lơ" k chịu nghe, dân phải làm sao đây!? Dân thấy "đày tớ" của mình làm k đúng, dân đâm đơn kiện. "Đày tớ" bảo rằng: "dân k có cái quyền này". Sao kỳ thế? - dân ngơ ngác! Phải có "căn cứ" cụ thể để thụ lý đơn kiện và xét xử chứ?! (Hay do người "đày tớ" này "to" quá mà k ai có thể kiện nổi và k ai có thể xét xử nổi?!)


    Có thể suy nghĩ của mình chưa sâu sắc, có thể mình còn quá non trẻ để có thể hỉu được hết tình hình nên nói lung tung vậy. Nhưng đó là tất cả suy nghĩ của mình hiện giờ. Suy nghĩ của chính mình! Cần phải có một sự cải cách tài phán. Mình tin, "Nhà nước này sẽ luôn là một Nhà nước dân chủ, công bằng".

    Cập nhật bởi songvu vào lúc 02/10/2009 11:19:47
    Cập nhật bởi songvu vào lúc 02/10/2009 11:22:05
     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn songvu vì bài viết hữu ích
    anhnguyen811 (02/06/2011)
  • #13204   03/10/2009

    btv
    btv
    Top 500
    Male
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:13/04/2006
    Tổng số bài viết (296)
    Số điểm: 17595
    Cảm ơn: 258
    Được cảm ơn 419 lần
    ContentAdministrators

    Có 2 nội dung cần bàn thảo

    Tôi thấy có 2 nội dung cần bàn thảo ở đây:

    Thứ nhất: Theo luật pháp, tự thủ tục tố tụng, công dân có được kiện Thủ tướng không? Căn cứ để làm điều này quy định tại đâu, trình tự thủ tục như thế nào ?

    Thứ hai:  Thủ tướng có sai không  trong Quyết định về vấn đề Bauxite Tây Nguyên?

    Tôi xin nêu ý mình trong 2 việc này:
    1/ Về quyền công dân, tôi được quyền bày tỏ ý kiến không đồng tình với Thủ tướng khi khai thát Bauxite Tây nguyên. Và tôi đã có ký tên phản đối cùng các trí thức, nhà khoa học khác;

    2/ Nhưng về pháp luật, Thủ tướng có sai hay không khi ký Quyết định Bauxite Tây Nguyên thì tôi không dám chắc. Đơn giản là tôi không có điều kiện tiếp cận chính xác và đủ thông tin nội bộ của vấn đề. 
    (Nghĩa là có ra tòa xử đúng/sai thì cũng còn tranh luận dài dài nên tôi không tranh luận tại đây).

    3/ Theo trình tự thủ tục luận định, tôi tin rằng Công dân được quyền Khởi kiện Thủ tướng, và Thủ tướng đương chức có thể ra hầu tòa.
    Tuy nhiên,
    Trình tự thủ tục như thế nào?
    LS Cù Huy Hà Vũ khởi kiện có đúng trình tự thủ tục chưa?
    Cơ sở nào Tòa trả đơn?
    Tòa trả đơn là sai hay đúng?
    ...
     Là các vấn đề PHÁP LÝ chúng ta có thể, cần bàn, tại đây.
    (Để sau này còn biết mà kiện quan chức cao cấp khác nữa  )

     
    Báo quản trị |  
  • #13205   03/10/2009

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


     

    Đây là vấn đề thuần túy về mặt pháp lý; dẫu có chính trị xen vào đi nữa thì các bạn chỉ cần bàn ở khía cạnh pháp lý cũng đủ rồi.

     

    Cái tin đồng nghiệp của mình kiện Thủ tướng làm tôi rất bực bội vì xem ra luật sư đồng nghiệp làm cho giới luật sư cảm thấy xấu hổ. Vì sao? Vì dường như luật sư ấy không thuộc bài hoặc chưa nghiên cứu kỹ luật lệ về khiếu kiện hành chính có liên quan.

     

    Chưa cần nói đến việc cán bộ, công chức có hành vi/quyết định hành chính đúng hay sai. Các bạn nghiên cứu pháp luật về khiếu kiện hành chính hiện hành thì sẽ thấy :

     

    1. Cán bộ, công chức giữ chức vụ cao nhất có thể bị khiếu kiện là ai;

     

    1. Đối tượng bị khiếu kiện là loại văn bản gì; và

     

    1. Các vụ việc khiếu kiện thuộc thẩm quyền giải quyết của tòa án là những vụ việc nào.

     

    Đọc xong các bạn sẽ thấy rằng luật sư đồng nghiệp ấy … chưa thuộc bài.

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #13206   05/10/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 100


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    Bài viết của mình đâu rồi nhở?


    @ quoctranll:

    Em đọc trên mạng (trước khi có chủ đề này) thấy có một lụât sư khá có tiếng trong Sài Gòn chỉ trích luật sư Vũ "không thuộc bài", nhưng luật sư Vũ đã có bài phản biện từng vấn đề của luật sư đó đã nêu. Anh có thể xem.

     
    Báo quản trị |  
  • #13207   05/10/2009

    quoctranllc
    quoctranllc
    Top 150
    Male
    Lớp 2

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:25/04/2009
    Tổng số bài viết (575)
    Số điểm: 3221
    Cảm ơn: 64
    Được cảm ơn 175 lần


    Anh chưa xem mà cũng ko bít bài phản biện đó ở đâu. Nhưng cái "air" của vị đồng nghiệp ấy là lập luận phản biện theo lý luận chung chung không thôi mà ko căn cứ vào văn bản luật.

    Luật sư Trần Đình Bảo Quốc

    (Đoàn Luật sư TP. Hồ Chí Minh)

    DĐ: 098 3600737

    ____________________________________________

    CÔNG TY LUẬT TNHH TRẦN QUỐC - QUOC TRAN PLLC

    Head Office:

    464 Lạc Long Quân

    Phường 5, Quận 11

    TP. Hồ Chí Minh

    Tel: (+84 8) 3975 1734

    Fax: (+84 8) 3975 5681

    E-mail: quoctranpllc@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #13208   05/10/2009

    trantuoanh
    trantuoanh
    Top 500
    Lớp 4

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:22/06/2009
    Tổng số bài viết (325)
    Số điểm: 5720
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 25 lần


    Một LS lại không hiểu trình tự để kiện thì cũng hơi .. lạ
     
    Báo quản trị |  
  • #13209   05/10/2009

    lawyerhien
    lawyerhien
    Top 150
    Lớp 6

    Đăk Lăk, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (517)
    Số điểm: 7457
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 38 lần


    Luật sư Cù Huy Hà Vũ kiện thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng về vụ bauxite Tây Nguyên

    Luật sư Cù Huy Hà Vũ (Hà Nội) hôm nay vừa nộp đơn khởi kiện ông Nguyễn Tấn Dũng vì theo ông, thủ tướng Việt Nam đã ra một quyết định ''trái pháp luật'' khi vẫn cho thực hiện các dự án khai thác bauxite ở Tây Nguyên, bất chấp những lời phản đối của dư luận. Sau khi nộp đơn kiện, luật sư Cù Huy Hà Vũ đã dành cho RFI bài phỏng vấn sau đây.

    http://www.rfi.fr/actuvi/articles/114/article_3813.asp

    LS Cù Huy Hà Vũ Bấm vào đây để nghe phỏng vấn

    Thưa luật sư, xin luật sư cho biết là vì sao ông đã quyết định kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra tòa chứ không phải là kiện một vị lãnh đạo nào khác trong cái quyết định vẫn tiến hành khai thác các dự án bauxite ở Tây Nguyên?

    Thời gian vừa qua tôi cũng nghĩ rằng cái dự án bauxite này như công luận Việt Nam đã phản ánh gây hại nhiều hơn là có lợi. Lúc đầu tôi nghĩ rằng với sự phản đối của công luận, của các vị lãnh đạo cách mạng lão thành như là Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì chắc Chính phủ Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đứng đầu sẽ phải nghĩ lại, phải cân nhắc thật là cẩn trọng, hay nói cách khác, là dừng cái việc triển khai khai thác bauxite hiện nay đang được tiến hành ở Tây Nguyên. Những chứng cứ ở Quốc hội vừa qua cho thấy Bộ Chính trị vẫn tiếp tục tiến hành. Thủ tướng nước CHXHCN Việt Nam vẫn chủ trương tiến hành. Thậm chí Quốc hội là nơi để có thể bàn thảo về dự án này thì ông chủ nhiệm VP Quốc hội là ông Trần Đình Đàn cũng tuyên bố trước cả Quốc hội là sẽ thông qua. Vì vậy tôi cũng cực chẳng đã phải dùng đến biện pháp tư pháp, tức là khởi kiện ra tòa án, người đã có quyết định hành chính sai lầm dẫn tới triển khai việc khai thác bauxite Tây Nguyên. Đó chính là Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng, là người đã ban hành quyết định số 167/2007/QĐTTG ngày 01/11/2007 phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò, khai thác chế biến sử dụng sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007 – 2015 có xét đến năm 2025.
    Thế thì tại sao tôi lại khởi kiên Thủ tướng bởi vì cái quyết định mà tôi vừa nói đó, là cơ sở để người ta triển khai thác bauxite như hiện nay ở vùng Tây Nguyên. Đấy là cơ sở pháp lý và ở pháp luật Việt Nam, cho phép mọi công dân có quyền khởi kiện hành chính để mà kiện người nào đó đã ra những văn bản hành chính trái pháp luật, phương hại đến quyền và lợi ích hợp pháp của người dân, trong đó có cá nhân tôi!

    Thưa luật sư, vậy thì theo cái luật pháp hiện hành của VN, thì quyết định của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng vẫn cho khai thác bauxite có trái với những văn bản pháp luật nào?

    Thứ nhất, quyết định phê duyệt đó của Thủ tướng là trái với Luật bảo vệ môi trường. Cụ thể ở điều 14, mục 1 (đánh giá môi trường chiến lược), chương 3 Quy định đối tượng để lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược bao gồm:
    + Chiến lược quy hoạch nêu kế hoạch phát triển kinh tế xã hội cấp quốc gia
    + Chiến lược quy hoạch kế hoạch phát triển ngành lĩnh vực trên quy mô cả nước
    + Chiến lược quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của tỉnh thành phố trực thuộc TƯ, hay là vùng.

    Và điều 15, mục 1 (đánh giá môi trường chiến lược), chương 3 vẫn của Luật bảo vệ môi trường quy định: cơ quan được giao nhiệm vụ lập dự án (quy định tại điều 14 của quy định tôi vừa nói) có trách nhiệm lập báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. Báo cáo đánh giá môi trường chiến lược là một nội dung của dự án, và phải được lập đồng thời với quá trình lập dự án.

    Khoản 6 điều 17, mục 1 (đánh giá môi trường chiến lược), chương 3 vẫn của Luật bảo vệ môi trường quy định rõ hơn: Kết quả thẩm định, báo cáo môi trường chiến lược là một trong những căn cứ để xây dựng dự án.

    Rồi điểm A khoản 7 điều 17, mục 1(đánh giá môi trường chiến lược), chương 3 vẫn của Luật bảo vệ môi trường quy định tiếp: Bộ Tài nguyên môi trường tổ chức hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá môi trường chiến lược đối với các dự án do Quốc hội, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Và điều này đồng nghĩa với việc, Thủ tướng Chính phủ không thể phê duyệt quy hoạch này nếu quy hoạch không có báo cáo đánh giá môi trường chiến lược được thẩm định bởi hội đồng thẩm định do Bộ Tài nguyên môi trường tổ chức.

    Thế nhưng quy hoạch này lại chưa có một báo cáo đánh giá môi trường chiến lược. Đây là tôi dẫn nguyên văn sự thừa nhận công khai của Chính phủ tại báo cáo gửi Quốc hội vừa qua để giải trình việc triển khai dự án bauxite. Do đó tôi kết luận: Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò khai thác chế biến sử dụng quặng bauxite rõ ràng là TRÁI Luật bảo vệ môi trường.

    Thứ hai là quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng là trái Luật quốc phòng, trái cả Luật di sản văn hóa.

    Tôi nói cụ thể là khoản 2, điều 11 Luật quốc phòng quy định là quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội vùng tỉnh thành phố trực thuộc TƯ và khu vực trọng điểm về quốc phòng phải được Bộ quốc phòng và các cơ quan thẩm quyền của Chính phủ phối hợp thẩm định. Vì vậy, Luật quốc phòng là một căn cứ để Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định.

    Thế rồi khoản 1 điều 4, Luật di sản văn hóa quy định: lối sống, nếp sống thuộc di sản văn hóa phi vật thể, được nhà nước bảo vệ và phát huy. Cho nên việc khai thác chế biến sử dụng quặng bauxite được triển khai trên diện rộng ở Tây Nguyên, chắc chắn dẫn đến việc di rời đáng kể đồng bào dân tộc khỏi nơi sinh sống truyền thống của họ, tức là ở vùng rừng núi. Và điều này dẫn tới lối sống, nếp sống của đồng bào rất có thể bị thay đổi. Quy hoạch phân vùng thăm dò khai thác chế biến sử dụng quặng bauxite nhất thiết phải có sự thẩm định của ngành văn hóa nhằm đảm bảo di sản văn hóa phi vật thể. Vì vậy để bảo tồn di sản văn hóa phi vật thể - ở trong trường hợp này là lối sống, nếp sống của đồng bào các dân tộc Tây Nguyên – Luật di sản văn hóa phải là một căn cứ để Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định phê duyệt dự án.

    Thế nhưng điều vô cùng kỳ cục và thực sự tôi thấy sốc: khi lập quyết định này, xem lại quyết định thì Thủ tướng có ghi là “căn cứ Luật tổ chức Chính phủ ngày 25/12/2001” và chỉ có thế thôi! Không có căn cứ vào luật nào khác. Và điều này có nghĩa là quyết định của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng được ban hành hoàn toàn không có căn cứ Luật quốc phòng, Luật di sản văn hóa mà tôi vừa mới nhắc tới. Văn bản luật cuối cùng mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã làm trái đó là Luật ban hành văn hành văn bản quy phạm pháp luật.

    Thực vậy, điều 15 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật (quy định thẩm quyền ban hành và hình thức văn bản pháp luật) của Thủ tướng Chính phủ, điều này quy định: Căn cứ vào hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh nghị quyết của Ủy ban thường vụ Quốc hội, lệnh của Chủ tịch nước, nghị quyết, nghị định của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định, chỉ thị.

    Như vậy ta thấy rõ là để ban hành quyết định, Thủ tướng Chính phủ nhất thiết phải căn cứ vào Luật khoáng sản và Luật bảo vệ môi trường là hai luật hiển nhiên điều chỉnh trực tiếp việc thăm dò khai thác chế biến sử dụng khoáng sản mà trong trường hợp này là bauxite; cũng như quyết định phải căn cứ vào Luật quốc phòng rồi Luật di sản văn hóa là những luật điều chỉnh gián tiếp quy hoạch như tôi vừa trình bày ở trên.

    Do đó, việc Thủ tướng ban hành quyết định phê duyệt quy hoạch thăm dò khai thác chế biến sử dụng khoáng sản ở Tây Nguyên mà không căn cứ vào các luật này cũng như không căn cứ vào các nghị định, hướng dẫn thi hành các luật này, rõ ràng là TRÁI luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật.

    Thưa luật sư, đó là những văn bản luật mà Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng đã không căn cứ vào đó để mà ra quyết định liên quan đên việc khai thác bauxite Tây Nguyên. Nhưng mà bây giờ việc khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra tòa với trình tự căn cứ vào cơ sở pháp lý nào để có thể bản thân ông đứng ra kiện Thủ tướng Chính phủ như vậy?

    Như chúng ta đều biết, nguyên tắc của pháp luật là chủ thể của mọi hành vi (ban hành văn bản hành chính, lời nói, hành động của những người có thẩm quyền) trái với pháp luật nhưng chưa đến mức phải truy cứu trách nhiệm hình sự thì đều là đối tượng khởi kiện cả. Ngoài nguyên tắc chung đó, tôi còn lần ra những quy định rất cụ thể về luật liên quan dẫn tới việc công dẫn có thể khởi kiện những quyết định, văn bản hành chính đi ngược lại những luật mà tôi vừa kể trên.

    Thứ nhất, ngoài nguyên tắc trên tôi căn cứ vào khoản 2 điều 4 Luật bảo vệ môi trường: Bảo vệ môi trường là trách nhiệm của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình và cá nhân. Vậy việc tôi khởi kiện để tòa án hủy bỏ quyết định sai trái của Thủ tướng đó là trách nhiệm thực thi quyền bảo vệ môi trường của mỗi công dân.

    Căn cứ thứ hai là khoản 1 điều 128 Luật bảo vệ môi trường, đó là: Tổ chức cá nhân có quyền khiếu nại tới các cơ quan nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại tòa án về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xâm phạm quyền và lợi ích hợp pháp của mình.

    Khoản 3 điều 12 Luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật quy định rõ: Mặt trận tổ quốc Việt Nam, cá tổ chức thành viên, cơ quan tổ chức khác và công dân có quyền giám sát văn bản quy phạm pháp luật và kiến nghị các cơ quan nhà nước có thẩm quyền xử lí văn bản quy phạm pháp luật sai trái.

    Vậy tôi coi việc tôi khởi kiện ra tòa, khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra toà để hủy bỏ quyết định Thủ tướng đã phê duyệt là thực thi quyền công dân của tôi, quyền giám sát và xử lí văn bản quy phạm pháp luật sai trái trên thực tế. Đây là cơ sở pháp luật để tôi quyết định khởi kiện Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng ra Tòa án Nhân dân thành phố Hà Nội do việc Thủ tướng đã ban hành trái pháp luật quyết định 167/2007QĐTTG phê duyệt quy hoạch phân vùng thăm dò khai thác chế biến sử dụng bauxite giai đoạn 2007 – 2015 có xét đến năm 2025.

    Hay nói cách khác, tôi khởi kiện để mong chấm dứt hành vi gây tổn hại đến lợi ích quốc gia và tổn hại này không phải chỉ là hiện tại trước mắt mà sẽ có thể là tổn hại chưa chắc có thể chuộc lại được và cũng là một cách tôi thể hiện lòng biết ơn của tôi đối với cả các thế hệ từ ngàn năm nay phấn đấu xây dựng đất nước Việt Nam và bảo vệ đất nước Việt Nam chống lại mội sự xâm lấn của nước ngoài và bảo vệ tài nguyên, bờ cõi cho người Việt.

    Chúng tôi xin cảm ơn Luật sư đã nói về việc khởi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ra tòa về vấn đề khai thác bauxite tại Tây Nguyên.

    Thanh Phương

    Bài đăng ngày 11/06/2009 Cập nhật lần cuối ngày  11/06/2009 14:46 TU

    Luật s­ư L­ưu Thị Thu Hiền

    Tr­ưởng VP Luật s­ư Hiền và Liên danh

    374 Phan Bội Châu - Buôn Ma Thuột - Đăk Lăk.

     
    Báo quản trị |  
  • #13210   06/10/2009

    thuongluong306
    thuongluong306
    Top 100


    Cao Bằng, Việt Nam
    Tham gia:17/10/2008
    Tổng số bài viết (644)
    Số điểm: 1670
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 36 lần


    !

    Kiện thủ tướng là đúng đối tượng

    Tiến sỹ luật Cù Huy Hà Vũ

    Khai thác bauxite

    Trong bài “Vụ kiện Thủ tướng sai thủ tục?”, luật sư Lê Thành Kính, trưởng đại diện Văn phòng luật sư Lê Nguyễn ở TP. HCM, trả lời phỏng vấn  ABC đã cho rằng việc Toà án Hà Nội bác Đơn ngày 11/06/2009 của tôi kiện Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng liên quan đến quyết định của Thủ tướng cho khai thác bauxite ở Tây Nguyên, là vì tôi, Cù Huy Hà Vũ, đã kiện "sai đối tượng và sai thủ tục".

    Đủ tư cách đứng đơn và kiện đúng đối tượng

    Luật sư Kính nói: “Đương đơn trong vụ kiện này (phải) là những người bị thiệt hại. Mà người thiệt hại trong trường hợp này nếu có, thì phải là dân chúng vùng mà người ta đầu tư vào đó, vùng mà người ta khai thác quặng…Còn ông ta (Cù Huy Hà Vũ) đứng với tư cách cá nhân để kiện, thì không được”.

    Tuy nhiên theo quy định của pháp luật thì bất cứ công dân Việt Nam nào cũng có thể khởi kiện Thủ tướng để bảo vệ môi trường Tây Nguyên đang và sẽ bị xâm hại bởi những hệ quả của Quyết định 167/2007/QĐ-TTg được ban hành trái Luật bảo vệ môi trường.

    Thực vậy, trong Đơn khởi kiện tôi đã dẫn Khoản 2 Điều 4 Luật bảo vệ môi trường: “Bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, quyền và trách nhiệm của cơ quan Nhà nước, tổ chức, hộ gia đình, cá nhân”, điều này có nghĩa môi trường phải là lợi ích hợp pháp của mọi công dân Việt Nam thì Luật này mới có thể quy định bảo vệ môi trường là sự nghiệp của toàn xã hội, là quyền và trách nhiệm của mỗi cá nhân.

    Hay bảo vệ môi trường là nghĩa vụ chẳng của riêng ai. Trừ phi “toàn xã hội” có nghĩa “dân chúng vùng mà người ta đầu tư vào đó, vùng mà người ta khai thác quặng”!

    Cũng như vậy,theoKhoản 1 Điều 128 Luật Bảo vệ môi trường: “Tổ chức, cá nhân có quyền khiếu nại với cơ quan Nhà nước có thẩm quyền hoặc khởi kiện tại Toà án về hành vi vi phạm pháp luật về bảo vệ môi trường, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của mình” thì bất cứ ai có quốc tịch Việt Nam cũng có quyền khởi kiện Thủ tướng do Thủ tướng đã có hành vi vi phạm pháp luật bảo vệ môi trường mà ở đây là ban hành một quyết định hành chính trái Luật bảo vệ môi trường.

    Luật sư Kính nói: “Ông Thủ tướng chỉ là nhân danh Nhà nước. Nếu quyết định của ông Thủ tướng sai chẳng hạn, thì phải kiện ông Chính phủ, chứ không thể kiện ông Thủ tướng được”.

    Với phát biểu này luật sư Kính đã tỏ rõ ông không nắm được Luật tổ chức Chính phủ.

    Quả vậy, theo Luật này thì văn bản do Chính phủ ban hành gồm nghị quyết, nghị định và văn bản do Thủ tướng ban hành gồm quyết định, chỉ thị.

    Nói cách khác, Chính phủ chỉ có thể là đối tượng khởi kiện trong trường hợp “sản phẩm” của Chính phủ - nghị quyết, nghị định - được ban hành trái pháp luật, chứ tuyệt nhiên Chính phủ không thể chịu trách nhiệm về quyết định sai trái của Thủ tướng, kiểu “quýt làm cam chịu”.

    Do đó tôi đã đúng khi xác định Thủ tướng là đối tượng khởi kiện.

    Toà không thụ lý Đơn kiện Thủ tướng do không đủ thẩm quyền

    Trước hết cần nói rằng nhiều người đã nhầm lẫn khi dùng thuật ngữ “bác” đơn kiện vì “bác” đơn kiện chỉ có thể áp dụng trong trường hợp Hội đồng xét xử không chấp nhận yêu cầu của nguyên đơn, tức Đơn khởi kiện đã được Toà án thụ lý và vụ án đã được đưa ra xét xử.

    Còn trong trường hợp này thì phải nói Toà án Hà Nội “trả lại” như chính “Thông báo trả lại đơn khởi kiện” ngày 15/06/2009 của Toà án Hà Nội đã chỉ rõ, hoặc Toà án Hà Nội “không thụ lý” Đơn khởi kiện của tôi.

    Việc các nhà lập pháp Việt Nam không dám nhìn thẳng vào sự thật để gọi sự vật đúng tên của nó là một bằng chứng nữa cho thấy nỗi lo “phạm thượng” hay sự chưa sẵn sàng từ phía chính quyền cho một xã hội dân sự trong đó người dân và chính quyền là những đối tác của nhau trên cơ sở bình đẳng.

    LS Cù Huy Hà Vũ

    Thông báo trả lại Đơn khởi kiện số 19/TB – TA ngày 15/06/2009 của Toà án Nhân dân thành phố Hà Nội gửi tôi ghi: “Toà án nhân dân thành phố Hà Nội thấy: Theo quy định tại Điều 12 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính thì Toà án chỉ có thẩm quyền giải quyết đối với những khiếu kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính của bộ, cơ quan ngang bộ và cấp tương đương trở xuống và quyết định hành chính, hành vi hành chính của Thủ trưởng các cơ quan đó.

    Do đó, việc ông khởi kiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ không thuộc thẩm quyền giải quyết của Toà án bằng vụ án hành chính. Căn cứ vào điểm đ khỏan 1 Điều 31 Pháp lệnh thủ tục giải quyết các vụ án hành chính, Toà hành chính – Toà án nhân dân thành phố Hà Nội trả lại đơn khởi kiện và các tài liệu kèm theo đơn và thông báo cho ông được biết”.

    Vậy là rõ, Toà án Hà Nội không thụ lý đơn khởi kiện của tôi là do Toà án Hà Nội chỉ có thẩm quyền giải quyết Đơn khởi kiện quyết định của bộ trưởng và cấp tương đương trở xuống nên Đơn khởi kiện của tôi không thuộc thẩm quyền thụ lý của Toà án này, đồng nghĩa với việc Toà công nhận tôi có đầy đủ tư cách khởi kiện và tôi đã kiện đúng đối tượng.

    Vấn đề còn lại là xác định Toà án nào có thẩm quyền thụ lý Đơn khởi kiện Thủ tướng, một việc không hề dễ dàng nhưng không thể không làm vì sự tồn vong của chính pháp luật và Nhà nước Pháp quyền Việt Nam.

    Nhân đây, tôi khẳng định cụm từ “khởi kiện quyết định hành chính, hành vi hành chính” là hoàn toàn phi logic vì “quyết định hành chính, hành vi hành chính” là vô tri, vô giác thì làm sao có thể kiện đuợc!

    Để nói đối tượng khởi kiện chỉ có thể là chủ thể của “quyết định hành chính, hành vi hành chính”.

    Vả lại chủ thể này hoàn toàn khớp với “người bị kiện” mà trong bất cứ đơn kiện nào cũng phải có.

    Việc các nhà lập pháp Việt Nam không dám nhìn thẳng vào sự thật để gọi sự vật đúng tên của nó là một bằng chứng nữa cho thấy nỗi lo “phạm thượng” hay sự chưa sẵn sàng từ phía chính quyền cho một xã hội dân sự trong đó người dân và chính quyền là những đối tác của nhau trên cơ sở bình đẳng.

    Cập nhật bởi thuongluong306 vào lúc 06/10/2009 14:01:20
     
    Báo quản trị |