Có thể thấy hai luồng quan điểm trên đều gặp nhau ở một điểm đó là
việc quyết định hình phạt nhẹ hơn theo quy định tại Điều 47,BLHS 1999 chỉ áp dụng đối với hình phạt chính. Điểm khác duy nhất ở hai quan điểm này cũng là vấn đề liên quan đến
hình phạt bổ sung nhưng
điều luật được áp dụng làm cơ sở quyết định hình phạt lại
khác nhau ở hai quan điểm.
Quan điểm thứ nhất dựa trên
khoản 3, ĐIều 249 BLHS 1999, Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc Trích dẫn:Điều 249. Tội tổ chức đánh bạc hoặc gá bạc
3. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến một trăm triệu đồng, tịch thu một phần hoặc toàn bộ tài sản.
Quan điểm thứ hại dựa trên
khoản 3, ĐIều 30 BLHS 1999, Phạt tiền Trích dẫn:Điều 30. Phạt tiền
3. Mức phạt tiền được quyết định tuỳ theo tính chất và mức độ nghiêm trọng của tội phạm được thực hiện, đồng thời có xét đến tình hình tài sản của người phạm tội, sự biến động giá cả, nhưng không được thấp hơn một triệu đồng.
Tôi
đồng ý với quan điểm thứ nhất với các lý do sau đây:
+
Thứ nhất, các quy định tại ĐIều 30, nằm ở phần chung, là
cơ sở để quyết định các khung hình phạt là phạt tiền ở các tội cụ thể, nói cách khác, nó là
nền tảng cho việc quy định mức phạt tiền ở từng tội quy định ở phần riêng,
khung hình phạt với hình phạt tiền không được nhỏ hơn một triệu đồng.
VD:
Tội vu khống, Điều 122 có hình phạt bổ sung với mức
phạt tiền từ 1 triệu đồng đến 10 triệu đồng;
Tội xâm phạm bí mật hoặc an toàn thư tín, điện thoại, điện tín của người khác, Điều 125 có một trong những hình phạt chính là
phạt tiền từ 1 triệu đến 5 triệu đồng;
Tội gây rối trật tự công cộng, ĐIều 245, có một trong những hình phạt chính là
phạt tiền từ 1 triệu đến 10 triệu đồng;... Như vậy, có thể thấy
khung hình phạt là phạt tiền có thể khác nhau nhưng không bao giờ được thấp hơn 1 triệu. +
Thứ hai,
với mỗi tội,
các nhà làm luật đã quy định một khung hình phạt tiền tùy theo tính chất nguy hiểm của từng loại tội phạm trên cơ sở của Điều 30 (quy định mang tính nguyên tắc) rồi. DO đó
, đối
với mỗi tội cụ thể, cần áp dụng theo khung hình phạt cụ thể đã được định ra đối với tội đó. Kết luận: Q
uy định về hình phạt tiền tại điều 30, BLHS chỉ mang tính nguyên tắc tạo cơ sở để
xây dựng khung hình phạt tiền ở các tội cụ thể.
Khi áp dụng đối với một điều luật cụ thể, cần dựa vào khung hình phạt mà điều luật đã định sẵn, bởi trong khung hình phạt đó cũng đã chứa đựng tinh thần của các quy định tại phần chung. Đời người ngắn hay dài há do ý muốn. Đã biết như thế mà còn tham sống, há không phải là u mê. Đã biết như thế, mà còn sợ chết há không phải là tuổi trẻ lưu lạc tha hương đến nỗi quên cả đường về. Đã biết như thế người chết đi có khi lại hối hận là từng tham sống cũng nên - Trang Tử
Dịch nghĩa:
Sống chắc gì đã sướng mà chết chắc gì đã khổ. Sống chết thật ra không khác nhau bao nhiêu. Con người ta khi sống chẳng qua là một giấc mộng lớn. Khi chết đi chính là tỉnh mộng. Không chừng sau khi chết, lại thấy rằng trước đó mình cứ ham sống thật là ngu xuẩn. Sao không chết sớm hơn. Hệt như sau khi chúng ta trải qua một cơn ác mộng đáng sợ, tỉnh lại cảm thấy giấc mộng vừa qua thật quá dài.