Xử lý kỷ luật lao động sa thải

Chủ đề   RSS   
  • #502635 19/09/2018

    Xử lý kỷ luật lao động sa thải

    Thưa luật sư.
     
    Bạn em bị xử lý kỷ luật lao động sa thải do có hành vi gian lận trong bán hàng để lấy tiền của Công ty và công ty đã chứng minh được vi phạm này.
     
    Trong biên bản xử lý kỷ luật em thấy thành phần tham gia về phía người sử dụng lao động có 3 người,trong đó:
     
    Một người là Giám đốc điều hành, người này là đại diện theo ủy quyền được ký kết hợp hợp đồng lao động với tất cả nhân viên trong Công ty, hai người kia là trưởng bộ phận trong Công ty, khi tham gia xử lý kỷ luật hai người này không có sự ỷ quyền của người đại diện theo pháp luật.
     
    Tuy nhiên phần ghi ý kiến thì chỉ có một người là giám đốc điều hành nêu ý kiến và đề nghị mức xử lý là sa thải còn hai người kia không có ý kiến và phần chữ ký của thành viên tham gia dự họp có ghi là Đại diện người sử dụng lao động và người ký vào mục này cũng chỉ có giám đốc ký hai người còn lại không ký.
    Biên Bản cũng có chữ ký của đại diên công đoàn, người vi phạm.
     
     Em có hỏi một số luật sư rằng biên bản này có hợp lệ không vì hai người kia không ký.
     
    Luật sư tư vấn rằng:  khoản 1 nghị định 05 quy định "Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp. khoản 3 nghị định 05 quy định" đồng thời khoản 3 điều 5 cũng quy định  "Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp quy định tại Khoản 1 Điều này và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do" như vậy với quy định này phải hiểu rằng: Thành phần tham gia bao gồm người sử dụng lao động, ban châp hành công đoàn cở sở, người vi phạm.  Đồng thời hai người kia không phải là người đại diện người lao động, Do đó biên bản này có hiệu lực vì ở  đây biên bản này đã có chữ ký của ba thành phần nêu trên.
     
     
     
     
    2944 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #502705   20/09/2018

    thanhtungrcc
    thanhtungrcc
    Top 50
    Male
    Luật sư quốc gia

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:28/08/2008
    Tổng số bài viết (1518)
    Số điểm: 8647
    Cảm ơn: 8
    Được cảm ơn 1066 lần
    Lawyer

    Điều 30 BLLĐ 2012 quy định về trình tự xử lý kỉ luật lao động như sau:

    “Trình tự xử lý kỷ luật lao động tại Điều 123 của Bộ luật Lao động được quy định như sau:

    1. Người sử dụng lao động gửi thông báo bằng văn bản về việc tham dự cuộc họp xử lý kỷ luật lao động cho Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn cấp trên cơ sở nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở, người lao động, cha, mẹ hoặc người đại diện theo pháp luật của người lao động dưới 18 tuổi ít nhất 5 ngày làm việc trước khi tiến hành cuộc họp.

    2. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động được tiến hành khi có mặt đầy đủ các thành phần tham dự được thông báo theo quy định tại Khoản 1 Điều này. Trường hợp người sử dụng lao động đã 03 lần thông báo bằng văn bản, mà một trong các thành phần tham dự không có mặt thì người sử dụng lao động tiến hành cuộc họp xử lý kỷ luật lao động, trừ trường hợp người lao động đang trong thời gian không được xử lý kỷ luật quy định tại Khoản 4 Điều 123 của Bộ luật Lao động.

    3. Cuộc họp xử lý kỷ luật lao động phải được lập thành biên bản và được thông qua các thành viên tham dự trước khi kết thúc cuộc họp. Biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp quy định tại Khoản 1 Điều này và người lập biên bản. Trường hợp một trong các thành phần đã tham dự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do”.

    Như vậy, biên bản phải có đầy đủ chữ ký của các thành phần tham dự cuộc họp, trường hợp một trong các thành phần đã tham sự cuộc họp mà không ký vào biên bản thì phải ghi rõ lý do. Theo thông tin bạn cung cấp, biên bản xử lý kỷ luật chỉ có chữ kí của giám đốc, tuy nhiên, bạn k nói rõ hai người còn lại hông ký nhưng có nêu lý do không ký vào biên bản hay không. Do vậy trong trường hợp của bạn có 2 cách hiểu:

    + Thứ nhất, 2 người còn lại không ký vào biên bản nhưng họ có nói rõ lý do không kí thì biên bản xử lý kỷ luật lao động có giá trị pháp lý.

    + Thứ hai, 2 người còn lại không ký vào biên bản xử lý kỷ luật lao động và họ không nói rõ lý do thì biên bản xử lý kỷ luật lao động không có giá trị pháp lý. Do trình tự xử lý kỷ luật lao động là không đúng quy định của pháp luật nên Công ty cho bạn nghỉ việc là trái pháp luật.

    Cập nhật bởi thanhtungrcc ngày 20/09/2018 03:28:25 CH

    Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

    Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

    Email: luatsuthanhtung@gmail.com;

     
    Báo quản trị |  

Tư vấn của Luật sư có tính chất tham khảo, bạn có thể liên hệ trực tiếp với Luật sư theo thông tin sau:

Luật sư: Nguyễn Thanh Tùng; Điện thoại: 0913586658

Văn phòng luật sự Phạm Hồng Hải và Cộng sự - Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội;

Email: luatsuthanhtung@gmail.com;