Xin tư vấn về vấn đề nghỉ việc

Chủ đề   RSS   
  • #233358 14/12/2012

    NHANSINHVN

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin tư vấn về vấn đề nghỉ việc

    Kính chào luật sư!

    Xin luật sư tư vấn về vấn đề nghỉ việc. Tôi đã tìm kiếm các chủ đề nhưng chưa rõ lắm nên lập topic mới. Nếu có trùng lập, xin vui lòng tư vấn cụ thể tình huống của tôi.

    Tôi bắt đầu làm việc tại cty từ 12-9-2011. Đến 12-11-2011 thì bắt đầu làm việc chính thức. Đến 12-07-2012 thì kí HĐ LĐ. loại HĐ có thời hạn 1 năm. Cty cũng đóng các loại BH bình thường.

    Đến 08-20-2012 thì cty đơn phương quyết định cho tôi nghỉ việc với lí do "k đạt hiệu quả trong công việc". Trước đó chưa hề có cảnh báo hay khiển trách nào.

    Vậy, xin luật sư cho tôi hỏi. Cty cần tiến hành các thủ tục như thế nào đối với trường hợp của tôi.

    Xin chân thành cảm ơn, và chúc luật sư mạnh khỏe.

    Trân trọng!

     

    Cập nhật bởi NHANSINHVN ngày 14/12/2012 06:41:27 CH
     
    3848 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #233360   14/12/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100064
    Cảm ơn: 3497
    Được cảm ơn 5364 lần
    SMod

    Chào bạn, nếu bạn không có thắc mắc gì về việc cty cho bạn nghỉ thì cty chỉ cần làm một quyết định chấm dứt hợp đồng, rồi hai bên thanh toán hết các nợ nần là xong

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    NHANSINHVN (15/12/2012)
  • #233445   15/12/2012

    NHANSINHVN
    NHANSINHVN

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    ntdieu viết:

    Chào bạn, nếu bạn không có thắc mắc gì về việc cty cho bạn nghỉ thì cty chỉ cần làm một quyết định chấm dứt hợp đồng, rồi hai bên thanh toán hết các nợ nần là xong

    Chào bạn!

    Ý mình hỏi, là cty phải thanh toán cái gì cho mình? Như trợ cấp, bao nhiêu lương bổng... Mình k rõ lắm!

    Cám ơn bạn

     
    Báo quản trị |  
  • #233469   15/12/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100064
    Cảm ơn: 3497
    Được cảm ơn 5364 lần
    SMod

    NHANSINHVN viết:

    Chào bạn!

    Ý mình hỏi, là cty phải thanh toán cái gì cho mình? Như trợ cấp, bao nhiêu lương bổng... Mình k rõ lắm!

    Cám ơn bạn

    Chào bạn, vấn đề quan trọng nhất là : bạn có đồng ý với việc công ty cho bạn nghỉ như vậy không ?

    Nếu bạn không đồng ý thì xem câu trả lời của .

    Nếu bạn không thắc mắc gì về việc bị cho nghỉ thì cty phải thanh toán cho bạn tiền lương những ngày đã làm việc, tiền những ngày phép năm bạn chưa nghỉ hết (nếu có), phải trả lại sổ bảo hiểm cho bạn. Ở một số nơi thì người nào nghỉ giữa chừng thì còn được hưởng tiền lương tháng 13 theo tỷ lệ (tùy nơi có nơi không). Ngoài ra thì tùy tâm mà cty có thể cho bạn một khoản tiền nào đó gọi là đền bù hay an ủi.

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn ntdieu vì bài viết hữu ích
    KhacDuy25 (15/12/2012)
  • #233376   14/12/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    Xin bổ sung ý kiến của anh ntdieu như sau:

    Căn cứ điều 11 Nghị định 41-CP ngày 06/7/1995:

     

    Điều 11.

    1. Việc xem xét, xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo Điều 87 của Bộ Luật lao động được quy định như sau:

    a) Người sử dụng lao động phải chứng minh được lỗi của người lao động bằng các chứng cứ hoặc người làm chứng (nếu có);

    b) Phải có sự tham gia của đại diện Ban chấp hành Công đoàn cơ sở, trừ trường hợp xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo hình thức khiển trách bằng miệng;

    c) Đương sự phải có mặt và có quyền tự bào chữa, nhờ luật sư, bào chữa viên nhân dân, hoặc người khác bào chữa. Trong trường hợp đương sự là người dưới 15 tuổi thì phải có sự tham gia của cha, mẹ, hoặc người đỡ đầu hợp pháp của đương sự. Nếu người sử dụng lao động đã 3 lần thông báo bằng văn bản mà đương sự vẫn vắng mặt thì người sử dụng lao động có quyền xử lý kỷ luật và thông báo quyết định kỷ luật cho đương sự biết.

    2. Biên bản xử lý vi phạm kỷ luật lao động gồm các nội dung chủ yếu sau đây:

    Ngày, tháng, năm, địa điểm xử lý vi phạm kỷ luật lao động;

    Họ, tên, chức trách những người có mặt;

    Hành vi vi phạm kỷ luật lao động, mức độ vi phạm, mức độ thiệt hại gây ra cho doanh nghiệp (nếu có);

    Ý kiến của đương sự, của người bào chữa, hoặc người làm chứng (nếu có);

    Ý kiến của đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở;

    Kết luận về hình thức xử lý vi phạm kỷ luật lao động, mức độ thiệt hại, mức bồi thường và phương thức bồi thường (nếu có);

    Đương sự, đại diện Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở, người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động ký vào biên bản. Đương sự, đại diện ban Chấp hành Công đoàn cơ sở có quyền ghi ý kiến bảo lưu; nếu không ký thì phải ghi rõ lý do.

    3. Quyết định xử lý vi phạm kỷ luật lao động:

    a) Người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động theo hình thức sa thải hoặc chuyển làm công việc khác có mức lương thấp hơn phải ra quyết định bằng văn bản ghi rõ thời hạn kỷ luật. Khi xử lý kỷ luật theo hình thức sa thải, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí thì Ban Chấp hành công đoàn cơ sở báo cáo với Công đoàn cấp trên trực tiếp, người sử dụng lao động báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau 30 ngày kể từ ngày báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người sử dụng lao động mới có quyền ra quyết định kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình;

    b) Quyết định kỷ luật bằng văn bản ghi rõ tên đơn vị nơi đương sự làm việc, ngày, tháng, năm ra quyết định; họ, tên, nghề nghiệp của đương sự; nội dung vi phạm kỷ luật lao động; hình thức kỷ luật, mức độ thiệt hại, mức bồi thường và phương thức bồi thường (nếu có); ngày bắt đầu thi hành quyết định; chữ ký, họ, tên, chức vụ của người ra quyết định;

    c) Người sử dụng lao động gửi quyết định kỷ luật cho đương sự và Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Trường hợp sa thải thì trong thời hạn 10 ngày, kể từ ngày ra quyết định phải gửi quyết định kỷ luật cho Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, kèm theo biên bản xử lý kỷ luật lao động

    Căn cứ Nghị định 33/2003/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung NĐ 41-CP như sau:

     

    5. Điểm a khoản 3 Điều 11 được sửa đổi, bổ sung như sau:

    ''a) Người có thẩm quyền xử lý vi phạm kỷ luật lao động phải ra quyết định bằng văn bản (trừ hình thức khiển trách bằng miệng), trường hợp xử lý kỷ luật bằng hình thức sa thải, người sử dụng lao động phải trao đổi, nhất trí với Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở. Trong trường hợp không nhất trí thì Ban Chấp hành Công đoàn cơ sở báo cáo với Công đoàn cấp trên trực tiếp, người sử dụng lao động báo cáo với Sở Lao động - Thương binh và Xã hội. Sau 20 ngày kể từ ngày báo cáo Sở Lao động - Thương binh và Xã hội, người sử dụng lao động mới có quyền ra quyết định kỷ luật và chịu trách nhiệm về quyết định của mình''.

    Căn cứ 19/2003/TT-BLĐTBXH hướng dẫn Nhị định 41-CP; 33/2003/NĐ-CP: Quy định thủ tục sa thải trong trường hợp của bạn như sau:


    2. Trình tự, thủ tục xử lý kỷ luật lao động theo quy định tại Điều 11 của Nghị định số 41/CP quy định cụ thể như sau:

    a) Hồ sơ xử lý kỷ luật lao động bao gồm:

    - Bản tường trình của người lao động được nộp cho người sử dụng lao động tối đa 05 ngày (ngày làm việc) kể từ ngày người sử dụng lao động yêu cầu (Mẫu số 6 kèm theo Thông tư này).

    - Các tài liệu có liên quan như:

    + Biên bản sự việc xảy ra.

    + Đơn tố cáo, chứng từ hóa đơn và các tài liệu khác (nếu có).

    - Hồ sơ được bổ sung thêm trong các trường hợp sau:

    + Trường hợp bị tạm giam, tạm giữ văn bản của cơ quan có thẩm quyền bắt tạm giam, tạm giữ; văn bản kết luận của cơ quan có thẩm quyền khi hết thời hạn tạm giam, tạm giữ.

    + Trường hợp đương sự vắng mặt văn bản thông báo ba lần (Mẫu số 7 kèm theo Thông tư này).

    + Trường hợp nghỉ việc có lý do chính đáng: giấy tờ được coi là có lý do chính đáng;

    b) Khi tiến hành xử lý kỷ luật lao động phải lập thành biên bản (Mẫu số 8 kèm theo Thông tư này);

    c) Tổ chức phiên họp xử lý kỷ luật lao động:

    - Nhân sự gồm có:

    + Người sử dụng lao động hoặc người được người sử dụng lao động uỷ quyền là người chủ trì.

    + Người đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời trong đơn vị.

    + Đương sự (trừ trường hợp đang thi hành án tù giam).

    + Cha, mẹ hoặc người đỡ đầu hợp pháp nếu đương sự là người dưới 15 tuổi.

    + Người làm chứng (nếu có).

    + Người bào chữa cho đương sự (nếu có).

    + Những người khác do người sử dụng lao động quyết định (nếu có).

    - Người chủ trì tuyên bố lý do và giới thiệu nhân sự.

    - Nội dung phiên họp gồm có:

    + Đương sự trình bày bản tường trình diễn biến sự việc xảy ra. Trường hợp không có bản tường trình của người lao động thì người chủ trì trình bày biên bản xảy ra hoặc phát hiện sự việc (ghi rõ lý do không có bản tường trình).

    + Người chủ trì trình bày hồ sơ xử lý kỷ luật.

    + Người làm chứng trình bày (nếu có).

    + Người chủ trì chứng minh lỗi của người lao động và xác định hành vi vi phạm ứng với hình thức kỷ luật lao động theo quy định của pháp luật được cụ thể hóa trong nội quy lao động.

    + Người đại diện Ban chấp hành công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời trong đơn vị, đương sự, người bào chữa cho đương sự (nếu có) nhận xét về nội dung mà người chủ trì chứng minh lỗi của người lao động và xác định hành vi vi phạm ứng với hình thức kỷ luật lao động đúng hay sai theo quy định của pháp luật, nội quy lao động.

    + Kết luận của người chủ trì về hành vi vi phạm kỷ luật ứng với hình thức kỷ luật lao động.

    + Thông qua và ký biên bản.

    + Người sử dụng lao động ký quyết định kỷ luật lao động (Mẫu số 9 kèm theo Thông tư này), nếu tạm đình chỉ công việc (Mẫu số 10 kèm theo Thông tư này);

    d) Hồ sơ được lưu tại đơn vị.

    Nếu công ty không tiến hành các thủ tục như trên, thì việc sa thải của Công ty là không đúng. Bạn có thể khởi kiện tại Tòa án để bảo vệ quyền lợi cho mình.

    Trân trọng!

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn KhacDuy25 vì bài viết hữu ích
    ntdieu (15/12/2012)
  • #233501   15/12/2012

    NHANSINHVN
    NHANSINHVN

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2012
    Tổng số bài viết (3)
    Số điểm: 75
    Cảm ơn: 1
    Được cảm ơn 0 lần


    Chào bạn ntdieu!

    Sorry vi bây giờ mới hiểu ý của bạn. Như mình đã nói, là cty đơn phương chấm dứt HĐ LĐ bạn à, mình k đồng ý.

    Mình k tìm kiếm được câu trả lởi của bạn Khắc Duy. Mong bạn giúp đỡ.

    Cám ơn bạn!

     
    Báo quản trị |  
  • #233506   15/12/2012

    ntdieu
    ntdieu
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:11/02/2009
    Tổng số bài viết (14969)
    Số điểm: 100064
    Cảm ơn: 3497
    Được cảm ơn 5364 lần
    SMod

    @ NHANSINHVN : Bạn ngước mắt lên một chút sẽ thấy bài viết của KhacDuy25, hoặc nhấn vào đây

    Cập nhật bởi ntdieu ngày 15/12/2012 04:31:57 CH thêm link
     
    Báo quản trị |