Xin tư vấn về tội trộm cắp tài sản

Chủ đề   RSS   
  • #56114 07/07/2010

    ngango1010st

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:07/07/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin tư vấn về tội trộm cắp tài sản

    Tôi có một vấn đề móng được các bác tư vấn giúp. Tôi xin chân thành cảm ơn!

    Tôi có một người bạn, anh ta vừa bị công an bắt về tội trộm cắp tài sản: ( Anh ta trộm của trường mầm non một bộ âm ly trị giá khoảng 03tr đồng, nhưng hiện tại anh ta đang nuôi 02 con nhỏ 9 tuổi và 7 tuổi là con riêng của vợ cả đã mất và 1 con nhỏ 1 tuổi là con của vợ hiện tại)

    Xin các bác cho tôi hỏi mức phạt được áp dụng cho anh ta la như thế nào ?

    Cập nhật bởi ngango1010st ngày 07/07/2010 11:22:55 AM sai chính tả
     
    27076 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #56149   07/07/2010

    TRITHONGMINHNHANTAO
    TRITHONGMINHNHANTAO
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 1730
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Điều 138. Tội trộm cắp tài sản 

    1. Người nào trộm cắp tài sản của người khác có giá trị từ hai triệu đồng* đến dưới năm mươi triệu đồng hoặc dưới năm trăm nghìn đồng nhưng gây hậu quả nghiêm trọng hoặc đã bị xử phạt hành chính về hành vi chiếm đoạt hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt tài sản, chưa được xoá án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến ba năm hoặc phạt tù từ sáu tháng đến ba năm.

    2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ hai năm đến bảy năm:

    a) Có tổ chức;

    b)  Có tính chất chuyên nghiệp;

    c)  Tái phạm nguy hiểm;

    d) Dùng thủ đoạn xảo quyệt, nguy hiểm;

    đ) Hành hung để tẩu thoát;

    e) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm mươi triệu đồng đến dưới hai trăm triệu đồng;

    g)  Gây hậu quả nghiêm trọng.

    3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ bảy năm đến mười lăm năm:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ hai trăm triệu đồng đến dưới năm trăm triệu đồng;

    b) Gây hậu quả rất nghiêm trọng.

    4. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ mười hai năm đến hai mươi năm hoặc tù chung thân:

    a) Chiếm đoạt tài sản có giá trị từ năm trăm triệu đồng trở lên;

    b) Gây hậu quả đặc biệt  nghiêm trọng.

    5. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ năm triệu đồng đến năm mươi triệu đồng.
    Tùy hậu quả gây ra của hành vi trộm cắp TS mà có những mức hình phạt khác nhau.

    Khoản 1 Điều 46 BLHS quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;  

    đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái  pháp luật của người bị hại hoặc  người khác gây ra;

    e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    h)  Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

    k) Phạm tội do lạc hậu;

    l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

    m) Người phạm tội là người già;

    n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    o) Người phạm tội tự thú;

    p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

    q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

    r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

    s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc  công tác.

    Nếu người này có những tình tiết giảm nhẹ nêu trên thì TA sẽ xem xét quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.

    Ngoài ra, nếu người này có các tình tiết giảm nhẹ khác như:

    - Vợ,  chồng, cha, mẹ, con, anh, chị, em ruột bị cáo là người có công với nước hoặc có thành tích xuất sắc được Nhà nước tặng một trong các danh hiệu vinh dự như: anh hùng lao động, anh hùng lực lượng vũ trang, người mẹ Việt Nam anh hùng, nghệ sỹ nhân dân, nghệ sĩ ưu tú, nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú, thầy thuốc nhân dân, thầy thuốc ưu tú hoặc các danh hiệu cao quý khác theo quy định của Nhà nước:

    - Bị cáo là thương binh hoặc có người thân thích như vợ, chồng, cha, mẹ, con (con đẻ hoặc con nuôi), anh, chị, em ruột là liệt sỹ;

    - Bị cáo là người tàn tật do bị tai nạn trong lao động hoặc trong công tác, có tỷ lệ thương tật từ 31% trở lên;

    - Người bị hại cũng có lỗi;

    - Thiệt hại do lỗi của người thứ ba;

    - Gia đình bị cáo sửa chữa, bồi thường thiệt hại thay cho bị cáo;

    - Người bị hại hoặc đại diện hợp pháp của người bị hại xin giảm nhẹ hình phạt cho bị cáo trong trường hợp chỉ gây tổn hại về sức khoẻ của người bị hại, gây thiệt hại về tài sản;

    - Phạm tội trong trường hợp vì phục vụ yêu cầu công tác đột xuất như đi chống bão, lụt, cấp cứu.
                          Trường hợp này Tòa án sẽ xem xét giảm hình phạt tù.



     
    Báo quản trị |  
  • #210753   31/08/2012

    linhlan032003
    linhlan032003

    Sơ sinh

    Cần Thơ, Việt Nam
    Tham gia:31/08/2012
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 20
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    • em co nguoi em trai nam 2006 bi tai nan xe bi thuong o dau ,phap y cua toa an giam dinh la 31% thuong tat ,den nay em khong binh thuong ,nen moi di trom xe ,nhung chua trom duoc thi bi cong an bat giu ,va  bi tam giam la 2 thang em trai em  khong chiu duoc dap dau vao tuong be dau ,vay nguoi nha co duoc ghap mat em khong
    • Tạm dịch:
    • Em có người em trai năm 2006 bị tai nạn xe bị thương ở đầu, pháp y của Tòa án giám định là 31% thương tật, đến nay em không bình thường, em mới đi trộm xe, nhưng chưa trộm được thì bị Công an bắt giữ, và bị tạm giam 2 tháng em trai em không chịu được đập đầu vào tường bể đầu, vậy người nhà có được gặp mặt em của em không?
    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 31/08/2012 09:27:54 CH
     
    Báo quản trị |  
  • #210760   31/08/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    linhlan032003 viết:

    • Em có người em trai năm 2006 bị tai nạn xe bị thương ở đầu, pháp y của Tòa án giám định là 31% thương tật, đến nay em không bình thường, em mới đi trộm xe, nhưng chưa trộm được thì bị Công an bắt giữ, và bị tạm giam 2 tháng em trai em không chịu được đập đầu vào tường bể đầu, vậy người nhà có được gặp mặt em của em không?

    Chào em, gia đình em có thể làm đơn xin gặp mặt, và được thủ trưởng Cơ quan đang thụ lý hồ sơ duyệt, em chú ý lịch thăm người bị tạm giam nhé.

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |  
  • #56157   08/07/2010

    ngango1010st
    ngango1010st

    Sơ sinh

    Đồng Nai, Việt Nam
    Tham gia:07/07/2010
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 55
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    CẢM ƠN ANH NHIỀU Ạ.
     
    Báo quản trị |  
  • #57251   22/07/2010

    TRITHONGMINHNHANTAO
    TRITHONGMINHNHANTAO
    Top 500


    Bình Dương, Việt Nam
    Tham gia:12/07/2008
    Tổng số bài viết (184)
    Số điểm: 1730
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 12 lần


    Tôi xóa mất tin nhắn của bạn nên không thể nhắn tin trả lời bạn được. Tôi đã gửi tin nhắn cho bạn qua trang web này.

    Tôi  đưa ra câu trả lời như sau:

    Nếu em của bạn phạm tội theo Khoản 1 Điều 138 BLHS thì em bạn có thể được hưởng án treo nếu đủ điều kiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 60 BLHS.

     Khoản 1 Điều 60 BLHS quy định khi xử phạt tù không quá ba năm, căn cứ vào nhân thân của người phạm tội và các tình tiết giảm nhẹ, nếu xét thấy không cần phải bắt chấp hành hình phạt tù, thì Tòa án cho hưởng án treo và ấn định thời gian thử thách từ một năm đến năm năm.

    Khoản 1 Điều 182 BLTTHS quy định quyết định đưa vụ án ra xét xử phải được giao cho bị cáo, người đại diện hợp pháp của họ và người bào chữa, chậm nhất là mười ngày trước khi mở phiên tòa. Như vậy, Viện kiểm sát gửi bản cáo trạng cho Tòa án hay Tòa án ra quyết định xét xử cũng không cần báo cho gia đình bạn biết.

    Căn cứ vào các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự, Tòa án áp dụng Điều 47 BLHS là khi có ít nhất hai tình tiết giảm nhẹ quy định tại khoản 1 Điều 46 của BLHS, Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hình phạt mà điều luật đã quy định nhưng phải trong khung hình phạt liền kề nhẹ hơn của điều luật; trong trường hợp điều luật chỉ có một khung hình phạt hoặc khung hình phạt đó là khung hình phạt nhẹ nhất của điều luật, thì Toà án có thể quyết định một hình phạt dưới mức thấp nhất của khung hoặc chuyển sang một hình phạt khác thuộc loại nhẹ hơn.

    Khoản 1 Điều 46 BLHS quy định các tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự:

    a) Người phạm tội đã ngăn chặn, làm giảm bớt tác hại của tội phạm;

    b) Người phạm tội tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại, khắc phục hậu quả;

    c) Phạm tội trong trường hợp vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng;

    d) Phạm tội trong trường hợp vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết;

    đ) Phạm tội trong trường hợp bị kích động về tinh thần do hành vi trái pháp luật của người bị hại hoặc người khác gây ra;

    e) Phạm tội vì hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mà không phải do mình tự gây ra;

    g) Phạm tội nhưng chưa gây thiệt hại hoặc gây thiệt hại không lớn;

    h) Phạm tội lần đầu và thuộc trường hợp ít nghiêm trọng;

    i) Phạm tội vì bị người khác đe doạ, cưỡng bức;

    k) Phạm tội do lạc hậu;

    l) Người phạm tội là phụ nữ có thai;

    m) Người phạm tội là người già;

    n) Người phạm tội là người có bệnh bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình;

    o) Người phạm tội tự thú;

    p) Người phạm tội thành khẩn khai báo, ăn năn hối cải;

    q) Người phạm tội tích cực giúp đỡ các cơ quan có trách nhiệm phát hiện, điều tra tội phạm;

    r) Người phạm tội đã lập công chuộc tội;

    s) Người phạm tội là người có thành tích xuất sắc trong sản xuất, chiến đấu, học tập hoặc công tác.

    Đương nhiên việc em bạn có được hưởng án treo hay ko hay cải tạo ko giam giữ hay bị phạt tù là do Tòa án xem xét quyết định trên cơ sở quy định của pháp luật hình sự.

     

    Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 31/08/2012 09:42:51 CH Cập nhật bởi TRITHONGMINHNHANTAO ngày 22/07/2010 04:03:21 PM chỉnh cỡ chữ
     
    Báo quản trị |  
  • #70233   24/11/2010

    quocbinhnguyen1968
    quocbinhnguyen1968

    Sơ sinh

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:29/09/2009
    Tổng số bài viết (5)
    Số điểm: 45
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    là người lao động theo hợp đồng với cơ quan nhà nước, có hành vi  trộm cắp tài sản 1.000.000 đồng của đồng nghiệp thì bị cơ quan xử lý như thế nào, xin tư vấn giúp
     
    Báo quản trị |  
  • #210763   31/08/2012

    KhacDuy25
    KhacDuy25
    Top 10
    Male
    Dân Luật bậc 1

    Lâm Đồng, Việt Nam
    Tham gia:14/11/2010
    Tổng số bài viết (4608)
    Số điểm: 88510
    Cảm ơn: 1530
    Được cảm ơn 1982 lần


    quocbinhnguyen1968 viết:
    là người lao động theo hợp đồng với cơ quan nhà nước, có hành vi  trộm cắp tài sản 1.000.000 đồng của đồng nghiệp thì bị cơ quan xử lý như thế nào, xin tư vấn giúp

    Thân chào bạn!

    Xin hỏi bạn là người lao động này đang làm việc ở Cơ quan nào?

    Thứ nhất, Có thể sẽ bị xử lý theo Nội quy của Cơ quan.

    Thứ 2, có thể bị Cơ quan có thẩm quyền xử phạt hành chính (nếu chưa có tiền sự)

    Thứ 3, Có thể chịu TNHS nếu người này đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản hoặc đã bị kết án về tội chiếm đoạt mà chưa được xóa án tích.

    Trên đây là những trường hợp người này có thể bị xử lý, bạn tham khảo nhé!

     

    "Sông có thể cạn, núi có thể mòn_Song chân lý không bao giờ thay đổi"

     
    Báo quản trị |