Xin quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ TNMT

Chủ đề   RSS   
  • #382729 11/05/2015

    thomattai

    Male
    Mầm

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:09/12/2012
    Tổng số bài viết (25)
    Số điểm: 640
    Cảm ơn: 6
    Được cảm ơn 0 lần


    Xin quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ TNMT

    Xin chào các anh/chị.

    Anh/chị nào có quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TNMT cho em xin với. Em đang rất cần. Nếu có các quyết định ban hành sau ngày 1/7/2014 thì càng tốt ạ.

    Mail của em: [email protected]

    Cảm ơn các anh/chị.

    Cập nhật bởi thomattai ngày 12/05/2015 01:23:54 SA Cập nhật bởi thomattai ngày 11/05/2015 07:26:21 CH
     
    3755 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #382746   12/05/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Văn bản đã hết hiệu lực ....văn bản chuẩn khi luật đất đai mới ra đời.

    CHÍNH PHỦ
    ********

    CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
    Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
    ********

    Số: 89-CP

    Hà Nội, ngày 17 tháng 8 năm 1994

     

    NGHỊ ĐỊNH

    CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 89-CP NGÀY 17-8-1994 VỀ VIỆC THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LỆ PHÍ ĐỊA CHÍNH

    CHÍNH PHỦ

    Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
    Căn cứ các Điều 12, 22 và 79 Luật Đất đai ngày 14 tháng 7 năm 1993;
    Theo đề nghị của Bộ trưởng Bộ Tài chính và Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chính,

    NGHỊ ĐỊNH:

    Chương 1:

    NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG

    Điều 1.-

    1- Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân (gọi chung là người sử dụng đất) trừ những trường hợp quy định tại Điều 2 của Nghị định này, khi được Nhà nước giao đất có nghĩa vụ nộp tiền sử dụng đất;

    2- Người sử dụng đất được Nhà nước giao đất để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối, nếu được Nhà nước cho phép sử dụng vào mục đích khác, thì phải nộp tiền sử dụng đất.

    Điều 2.- Những trường hợp sau đây không phải nộp tiền sử dụng đất khi được Nhà nước giao đất:

    1- Đất được giao để sử dụng vào mục đích sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, nuôi trồng thuỷ sản và làm muối;

    2- Đất do Nhà nước cho các tổ chức, cá nhân thuê đã nộp tiền thuê đất;

    3- Đất có nhà ở thuộc sở hữu Nhà nước bán cho người đang thuê đã tính tiền sử dụng đất trong giá bán nhà để nộp tiền vào ngân sách.

    Điều 3.-

    Tổ chức, hộ gia đình, cá nhân phải nộp lệ phí địa chính trong những công việc sau đây:

    1- Cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;

    2- Chứng nhận đăng ký biến động về đất đai;

    3- Trính lục hồ sơ địa chính.

    Chương 2:

    CĂN CỨ TÍNH MỨC THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LỆ PHÍ ĐỊA CHÍNH

    Điều 4.- Căn cứ tính mức thu tiền sử dụng đất là diện tích đất (m2) được giao hoặc được phép chuyển mục đích sử dụng, giá đất 9đ/m2 tại thời điểm thu tiền sử dụng đất và tỷ lệ được miễn hoặc giảm theo pháp luật.

    Điều 5.- Giá đất để tính tiền sử dụng đất do Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi chung là Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh) quy định theo khung giá các loại đất do Chính phủ ban hành.

    Điều 6.- Bộ Tài chính quy định mức thu lệ phí đối với từng công việc về địa chính quy định tại Điều 3 của Nghị định này và chế độ quản lý sử dụng tiền thu lệ phí địa chính.

    Chương 3:

    KÊ KHAI NỘP TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT VÀ LỆ PHÍ ĐỊA CHÍNH

    Điều 7.- Người sử dụng đất có nghĩa vụ:

    1- Kê khai và cung cấp đầy đủ các tài liệu cần thiết có liên quan đến việc xác định tiền sử dụng đất;

    2- Nộp đủ tiền sử dụng đất vào ngân sách Nhà nước trước khi được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cấp giấy phép chuyển mục đích sử dụng đất.

    Điều 8.- Cơ quan thuế các cấp tổ chức việc thu tiền sử dụng đất, có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:

    1- Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghiêm chỉnh việc kê khai, nộp tiền sử dụng đất;

    2- Kiểm tra, xác minh tài liệu kê khai và tính số tiền sử dụng đất phải thu;

    3- Thông báo việc nộp tiền sử dụng đất, theo dõi và đôn đốc việc nộp tiền sử dụng đất vào Kho bạc Nhà nước.

    Điều 9.- Cơ quan địa chính có trách nhiệm thu lệ phí địa chính và nộp ngân sách Nhà nước theo hướng dẫn của Bộ Tài chính.

    Điều 10.- Cơ quan thu tiền sử dụng đất và lệ phí địa chính phải cấp chứng từ thu tiền cho người nộp tiền theo quy định của Bộ Tài chính.

    Điều 11.-

    1- Cơ quan quản lý đất đai các cấp và cơ quan được giao quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, có trách nhiệm phối hợp với cơ quan thuế kiểm tra việc chấp hành chế độ thu; nộp tiền sử dụng đất, lệ phí địa chính theo quy định tại Nghị định này;

    2- Cơ quan có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, chỉ được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc cấp giấy phép chuyển mục đích sử dụng đất sau khi người sử dụng đất đã nộp đủ tiền sử dụng đất.

    Chương 4:

    MIỄN HOẶC GIẢM THU TIỀN SỬ DỤNG ĐẤT

    Điều 12.- Được miễn hoặc giảm thu tiền sử dụng đất đối với những trường hợp sau đây:

    1- Đất được giao để sử dụng vào mục đích công cộng, quốc phòng, an ninh theo quy định tại Điều 58, khoản 1 Điều 65 của Luật Đất đai (trừ đất sử dụng vào xây dựng nhà ở của hộ gia đình và cá nhân).

    2- Đất dùng để ở thuộc các nông thôn miền núi, hải đảo, đất ở thuộc vùng định canh, định cư, vùng kinh tế mới;

    3- Đất ở cho người có công với cách mạng và đối tượng chính sách khác theo quy định riêng của Chính phủ;

    4- Đất giao để đến bù cho tổ chức, cá nhân bị thu hồi đất có giá trị bằng hoặc thấp hơn so với giá trị đất bị thu hồi;

    5- Việc miễn hoặc giảm thu hồi tiền sử dụng đất đối với đất ở nói tại khoản 2, khoản 3 Điều này chỉ được thực hiện trong khuôn khổ hạn mức đất ở theo quy định tại Điều 54 và Điều 57 Luật Đất đai.

    Điều 13.- Mỗi đối tượng quy định tại Điều 12 của Nghị định này chỉ được miễn hoặc giảm thu tiền sử dụng đất một lần giao đất.

    Chương 5:

    XỬ LÝ VI PHẠM, KHEN THƯỞNG

    Điều 14.- Người sử dụng đất không thực hiện đầy đủ các thủ tục kê khai, không nộp đầy đủ tiền sử dụng đất và lệ phí địa chính theo đúng quy định tại Nghị định này thì không được giao đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép chuyển mục đích sử dụng đất.

    Điều 15.- Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn để chiếm dụng, tham ô tiền sử dụng đất và lệ phí địa chính thì phải bồi thường cho Nhà nước toàn bộ số tiền đã chiếm dụng, tham ô và tuỳ theo mức độ vi phạm mà xử lý kỷ luật hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật.

    Cơ quan thuế và cơ quan địa chính nếu xác định sai mức tiền sử dụng đất hoặc lệ phí địa chính phải nộp, thì phải bồi thường toàn bộ số thiệt hại đã gây ra.

    Điều 16.- Cơ quan, cán bộ thuế và địa chính hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, người có công phát hiện các hành vi vi phạm các quy định của Nghị định này thì được khen thưởng theo chế độ chung của Nhà nước.

    Chương 6:

    ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH

    Điều 17.- Nghị định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký, những quy định trước đây trái với Nghị định này đều bãi bỏ.

    Điều 18.- Bộ Tài chính phối hợp với Tổng cục Địa chính hướng dẫn thực hiện Nghị định này.

    Điều 19.- Bộ trưởng các Bộ, Thủ trưởng các cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Uỷ ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

     

     

    Võ Văn kiệt

    (Đã ký)

     

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #382747   12/05/2015

    nguoitruongphu
    nguoitruongphu
    Top 75
    Male
    Lớp 7

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:09/09/2014
    Tổng số bài viết (1087)
    Số điểm: 9134
    Cảm ơn: 87
    Được cảm ơn 301 lần


    Một số quy định về thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai

    22/12/2014
     
     
     Ngày 29/11/2013, Quốc hội đã thông qua Luật Đất đai năm 2013. Luật Đất đai năm 2013 đã khắc phục, giải quyết được nhiều tồn tại, hạn chế phát sinh trong quá trình thi hành Luật Đất đai năm 2003. Đây là đạo luật quan trọng, có tác động sâu rộng đến chính trị, kinh tế, xã hội của đất nước, thu hút được sự quan tâm rộng rãi của nhân dân. Luật Đất đai 2013 đã  chính thức có hiệu lực từ ngày 01/7/2014. Và một trong những nội dung quan trọng của công tác quản lý nhà nước về đất đai là việc giải quyết tranh chấp đất đai. Theo quy định của pháp luật các chủ thể có thẩm quyền giải quyết tranh chấp đất đai bao gồm Tòa án nhân dân, Chủ tịch UBND, Bộ trưởng Bộ Tài nguyên – Môi trường.

    Theo đó, khi có tranh chấp xảy ra trong cộng đồng dân cư, thì theo yêu cầu của một hoặc các bên tranh chấp, cơ quan nhà nước có thẩm quyền sẽ tiến hành giải quyết các mâu thuẩn, tranh chấp đó theo quy định của pháp luật để bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất.

    Tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 quy định hòa giải tranh chấp đất đai:

    “1. Nhà nước khuyến khích các bên tranh chấp đất đai tự hòa giải hoặc giải quyết tranh chấp đất đai thông qua hòa giải ở cơ sở.

    2. Tranh chấp đất đai mà các bên tranh chấp không hòa giải được thì gửi đơn đến UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp để hòa giải.

    3. Chủ tịch UBND cấp xã có trách nhiệm tổ chức việc hòa giải tranh chấp đất đai tại địa phương mình; trong quá trình tổ chức thực hiện phải phối hợp với Ủy ban MTTQ Việt Nam cấp xã và các tổ chức thành viên của Mặt trận, các tổ chức xã hội khác. Thủ tục hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã được thực hiện trong thời hạn không quá 45 ngày, kể từ ngày nhận được đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai.

    4. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Biên bản hòa giải được gửi đến các bên tranh chấp, lưu tại UBND cấp xã nơi có đất tranh chấp”.

    Như vậy, khi nhận được yêu cầu giải quyết tranh chấp đất đai, trong thời hạn không quá 45 ngày (Luật Đất đai 2003 quy định là 30 ngày) UBND cấp xã có trách nhiệm:

    + Thẩm tra, xác minh tìm hiểu nguyên nhân phát sinh tranh chấp, thu thập giấy tờ, tài liệu có liên quan do các bên cung cấp về nguồn gốc đất, quá trình sử dụng đất, thực tế hiện trạng sử dụng đất;

    + Tiến hành thành lập hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai để thực hiện hòa giải. Theo quy định tại Điều 202 Luật Đất đai 2013 và khoản 1 điều 88 của Nghị định số 43/NĐ-CP Ngày 15/5/2014 của Chính phủ hướng dẫn thi hành Luật Đất đai thì thành phần Hội đồng hòa giải cấp xã (phường, thị trấn) gồm: Chủ tịch hoặc Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân là Chủ tịch Hội đồng; đại diện Ủy ban Mặt trận Tổ quốc xã, phường, thị trấn; tổ trưởng tổ dân phố đối với khu vực đô thị; trưởng thôn, ấp đối với khu vực nông thôn; đại diện của một số hộ dân sinh sống lâu đời tại xã, phường, thị trấn biết rõ về nguồn gốc và quá trình sử dụng đối với thửa đất đó; cán bộ địa chính, cán bộ tư pháp xã, phường, thị trấn. Tùy từng trường hợp cụ thể, có thể mời đại diện Hội Nông dân, Hội Phụ nữ, Hội Cựu chiến binh, Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh…

    + Tổ chức cuộc họp hòa giải có sự tham gia của các bên tranh chấp, thành viên hội đồng hòa giải tranh chấp đất đai và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan. Việc hòa giải phải được lập thành biên bản có chữ ký của các bên và có xác nhận hòa giải thành hoặc hòa giải không thành của UBND cấp xã. Và biên bản hòa giải tranh chấp đất đai sẽ được gửi đến các bên tranh chấp.

    Đối với trường hợp hòa giải thành mà có thay đổi hiện trạng về ranh giới, người sử dụng đất thì UBND cấp xã gửi biên bản hòa giải đến phòng tài nguyên và môi trường đối với trường hợp tranh chấp đất đai giữa hộ gia đình, cá nhân, cộng đồng dân cư với nhau; gửi đến Sở Tài nguyên và Môi trường đối với các trường hợp khác.

    Trường hợp hòa giải không thì UBND cấp xã lập biên bản hòa giải không thành và hướng dẫn các bên tranh chấp gửi đơn đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp tiếp theo.

    Theo quy định tại Điều 136 Luật Đất đai 2003 thì những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự có giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các giấy tờ quy định tại các khoản 1, 2 và khoản 5 Điều 50 của Luật Đất đai và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì chủ thể có thẩm quyền giải quyết là Tòa án nhân dân. Còn đối với những tranh chấp về quyền sử dụng đất mà đương sự không có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và cũng không có các giấy tờ quy định tại khoản 1, 2 và 5 điều 50 thì thuộc thẩm quyền giải quyết của Ủy ban nhân dân.

    Còn theo Điều 203 Luật đất đai 2013 quy định: Tranh chấp đất đai đã được hòa giải tại Ủy ban nhân dân cấp xã mà không thành thì được giải quyết như sau:

    “1. Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này và tranh chấp về tài sản gắn liền với đất thì do Tòa án nhân dân giải quyết;

    2. Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật này thì đương sự chỉ được lựa chọn một trong hai hình thức giải quyết tranh chấp đất đai theo quy định sau đây:

    a) Nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại Ủy ban nhân dân cấp có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này;

    b) Khởi kiện tại Tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự;”

    Nhìn chung, các giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai 2013 này vẫn giữ nguyên nội dung các quy định tại khoản 1,2 và khoản 5 Điều 50 Luật Đất đai 2003 và có sự bổ sung thêm một số trường hợp đó là: 
    Các loại giấy tờ khác được xác lập trước ngày 15/10/1993 theo quy định của Chính phủ;

    + Giấy tờ được Nhà nước giao đất, cho thuê đất từ ngày 15/10/1993 đến ngày 01/7/2014; 

    + Cộng đồng dân cư đang sử dụng đất có công trình là đình, đền, miếu, am, từ đường, nhà thờ họ; đất nông nghiệp.

    Như vậy căn cứ theo khoản 2 Điều 203 Luật đất đai thì thẩm quyền giải quyết tranh chấp được mở rộng hơn, Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết những tranh chấp đất đai bao gồm:

    - Tranh chấp đất đai mà đương sự có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai

    - Tranh chấp về tài sản gắn liền với đất

    - Tranh chấp đất đai mà đương sự không có Giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 Luật Đất đai.

    Tranh chấp đất đai mà đương sự không có giấy chứng nhận hoặc không có một trong các loại giấy tờ quy định tại Điều 100 của Luật Đất đai thì đương sự được lựa chọn một trong hai hình thức: Khởi kiện tại tòa án nhân dân có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về tố tụng dân sự hoặc nộp đơn yêu cầu giải quyết tranh chấp tại UBND cấp có thẩm quyền theo quy định của  Luật Đất đai.

                                                                                 M. Nhất

     

    Cho dù em có xem anh là kẻ thù !Anh vẫn xem em là bạn ,bởi vì nếu không có em ( tức kẻ thù) ,thì lấy ai đâu ...để anh vượt qua thử thách?

    nguoitruongphu

     
    Báo quản trị |  
  • #382756   12/05/2015

    thomattai viết:

    Xin chào các anh/chị.

    Anh/chị nào có quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TNMT cho em xin với. Em đang rất cần. Nếu có các quyết định ban hành sau ngày 1/7/2014 thì càng tốt ạ.

    Mail của em: [email protected]

    Cảm ơn các anh/chị.

    Câu hỏi rất rỏ ràng là xin "quyết định giải quyết tranh chấp đất đai của Bộ trưởng Bộ TNMT", NTP dù có google thì cũng không hiểu và nên trả lời bậy; Tốt nhất là "dựa cột mà nghe".

    @ thomattai: bạn thông cảm nha vì "trẻ khôn ra, già lú lại"

     
    Báo quản trị |