XIn ly hôn đơn phương

Chủ đề   RSS   
  • #51698 12/05/2010

    vuthanhtung3010

    Sơ sinh

    An Giang, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (1)
    Số điểm: 65
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 0 lần


    XIn ly hôn đơn phương

    Hiện tại em gái tôi có mẫu thuẫn với chồng nên em gái tôi muốn ly hôn . Do chồng cũ đánh đập và công khai đưa ng con gái khác về sống chung . Em gái tôi có con với chồng hiện cháu gần 2 tuổi . Trước kia bố mẹ tôi có cho em tôi 1 mảnh đất khi lấy chồng . Sau đó bán đi hùn vốn làm ăn với chồng . Nay do nảy sinh mẫu thuẫn và bị chồng đuổi khỏi nhà , em tôi cũng chưa đc gặp mặt con  gần 4 tháng . Chồng em tôi hiện tại không muốn li hôn vì sợ phải chia tài sản và nhất quyết đòi quyền nuôi con . EM gái tôi hiện tại không có công việc ổn định. Vậy tôi muốn hỏi như trường hợp em gái tôi , em gái tôi xin ly hôn đơn phương có được tòa án giải quyết , tài sản sẽ được phân chia thế nào , quyền nuôi cháu sẽ thuộc về ai .
    Rất chân thành cám ơn quý luật sư góp ý cho tôi về việc này . Xin cám ơn
     
    12879 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #53432   11/06/2010

    xuantruong111
    xuantruong111

    Sơ sinh

    Bắc Giang, Việt Nam
    Tham gia:09/06/2010
    Tổng số bài viết (45)
    Số điểm: 185
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 3 lần


    Tôi xin được đưa ra một vài ý kiến như sau để bạn tham khảo:
    Căn cứ vào Điều 85 của Luật Hôn nhân và Gia đình 2000 thì: "Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Toà án giải quyết việc ly hôn."
     Điều 91 Ly hôn theo yêu cầu của một bên:"Khi một bên vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hoà giải tại Toà án không thành thì Toà án xem xét, giải quyết việc ly hôn."
    Như vậy theo tôi Em bạn hoàn toàn có thể làm đơn xin ly hôn gửi tòa án nhân dân cấp quận/ huyện nơi thường trú của chồng.
    Về nguyên tắc việc chia tài sản khi ly hôn do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì yêu cầu Toà án giải quyết theo những quy định của pháp luật.
    Việc nuôi con sẽ do vợ chồng thỏa thuận, nêu không thỏa thuận được tòa sẽ quyết định việc giao con cho ai nuôi( Đ92 LHNGĐ).
    Về nguyên tắc thì con dưới 3 tuổi do người mẹ chăm sóc ( trừ các trường hợp đặc biệt ) nhưng theo tôi về lâu dài  thì Em bạn cần phải chứng minh những vấn đề sau đây trước tòa:Về chỗ ở; khả năng tài chính; thời gian, tư cách đạo đức; điều kiện nuôi dạy con,khả năng nuôi dưỡng và chăm sóc con...Vì chồng em bạn vẫn có quyền yêu cầu thay đổi quyền nuôi con khi con bạn trên 3 tuổi.( Điều 93 LHNGĐ).
    Cập nhật bởi xuantruong111 ngày 11/06/2010 03:56:36 PM Cập nhật bởi xuantruong111 ngày 11/06/2010 03:54:31 PM Cập nhật bởi xuantruong111 ngày 11/06/2010 03:47:04 PM
     
    Báo quản trị |  
  • #53435   11/06/2010

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn,

    Bạn xuantruong111 tư vấn khá toàn diện rồi, vì thấy bạn có vẻ lo lắng nên tôi bổ thêm ý kiến thế này:

    - Như bạn nêu thì người chồng đã có dấu hiệu vi phạm luật HN&GĐ và vi phạm Luật Phòng chống bạo lực gia đình. Vì những hành vi này của người chồng, nhất là việc sống chung như vợ chồng với người khác nên chắc không có vấn đề gì về việc tòa án tuyên bố cho ngườ vợ được ly hôn.

    - Về con: về nguyên tắc con dưới 3 tuổi thì mẹ nuôi, hơn nữa với hành vi của người chồng như vậy thì khả năng để người mẹ nuôi là khá cao.

    - Về tài chính: bạn đừng lo lắng quá vì vợ chồng em bạn có tài sản thì em bạn sẽ được chia (nguyên tắc 1/2 tài sản), cộng thêm với tiền cấp dưỡng nuôi con từ người chồng, tôi nghĩ em bạn có thể đảm đương được. Ngoài ra,  việc người chồng không muốn ly hôn vì sợ chia tài sản cho thấy tài sản có thể đủ mức cần thiết.

    - Về chỗ ở: không quá quan trọng vì nếu vợ chồng đang có nhà ở thì tòa chia đôi hoặc ưu tiên cho mẹ con ở. Nếu không có nữa, hy vọng bên ngoại của người vợ vẫn đảm bảo được.

    Chúc các bạn được được như ý!

    LS Cao Sỹ Nghị
    Email: caosynghi@gmail.com; DĐ: 0908.133.564

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |  
  • #53666   16/06/2010

    BachThanhDC
    BachThanhDC
    Top 10
    Cao học

    Nghệ An, Việt Nam
    Tham gia:01/12/2009
    Tổng số bài viết (5291)
    Số điểm: 50883
    Cảm ơn: 1843
    Được cảm ơn 3561 lần
    ContentAdministrators
    SMod

    Tôi đồng ý với hầu hết những gì mà các bạn  #0072bc;">xuantruong111 và vplscao đã tư vấn, ngoại trừ một điều là QUYỀN NUÔI CON.
    Nguyên văn của đoạn thứ 2 khoản 2 điều 92 Luật HN&GĐ như sau: "Về nguyên tắc, con dưới ba tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, nếu các bên không có thỏa thuận khác". Đây là một quy định vừa có tính bắt buộc, vừa có tính mở. Bắt buộc ở chỗ "con dưới 3 tuổi phải giao cho mẹ nuôi", mở ở chỗ "nếu có thỏa thuận khác thì có thể giao con dưới 3 tuổi cho bố nuôi". Điều đó có nghĩa là nếu vợ chồng không có thỏa thuận giao con dưới 3 tuổi cho người bố nuôi thì đương nhiên Toà án phải giao cho người mẹ nuôi mà không cần bất cứ điều kiện nào khác, vì đó là nguyên tắc luật định. Cho đến nay chưa hề có một văn bản pháp luật nào hướng dẫn quy định này của Luật HN&GĐ rằng người mẹ muốn được nuôi con dưới 3 tuổi thì phải chứng minh được về chỗ ở; khả năng tài chính; thời gian, tư cách đạo đức; điều kiện nuôi dạy con, khả năng nuôi dưỡng và chăm sóc con...Do đó, nếu người vợ không đồng ý để cho người chồng nuôi con dưới 3 tuổi thì chắc chắn 100% quyền nuôi con thuộc về người mẹ chứ không  phải là "trừ trường hợp đặc biệt" hay "khả năng để người mẹ nuôi là khá cao" như bạn #0072bc;">xuantruong111 và vplscao đã nêu.

    Hãy làm tất cả những gì trong phạm vi cho phép và khả năng có thể!

     
    Báo quản trị |  
  • #53699   17/06/2010

    LS_CaoSyNghi
    LS_CaoSyNghi
    Top 25
    Luật sư quốc gia

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/05/2010
    Tổng số bài viết (3387)
    Số điểm: 20607
    Cảm ơn: 0
    Được cảm ơn 1258 lần
    Lawyer

    Chào bạn BachThanhDC,

    Bạn trích dẫn pháp luật đúng rồi và bạn đã nhận định đúng như bạn trích dẫn. Tôi chỉ có vài phân vân như thế này thôi:

    - Khi người vợ không muốn cho chồng nuôi con thì không bao giờ người đó lại đồng ý thỏa thuận về nuôi con với chồng. Hiểu như vậy quy định pháp luật bạn nêu đã bị vô hiệu hóa ngay từ đầu rồi, còn đâu để triển khai trong thực tế hay bàn bạc nữa.

    - Bạn nói "khi người mẹ không đồng ý để người chồng nuôi con, chắc chắn 100% quyền nuôi con thuộc về người mẹ", tôi lại thấy hơi bị "hàm nghi" đối với tỷ lệ trên. Ví dụ trường hợp người mẹ có quá nhiều điều tiếng trong cuộc sống thì hẳn nhiên tôi không dám chắc như vậy.

    Trân trọng,

    LS Cao Sỹ Nghị

    VPLS CAO

    431 Trường Chinh, P14, Tân Bình, TP.HCM

    ĐT: 0908.133.564/08-3813.2928

    Email: caosynghi@gmail.com

    LS Cao Sỹ Nghị

    101 Đào Duy Anh, Phường 9, quận Phú Nhuận TP. HCM

    Email: caosynghi@gmail.com

     
    Báo quản trị |