Chào bạn ducloan !
Tôi xin trao đổi với bạn một số vấn đề như sau : Để đòi được tiền nợ, bạn nên đòi bà C (người đang có tài sản), Việc bạn trình bày và đưa bà A vô tình làm cho vụ việc của bạn quá rắc rối !
-'Em có cho bà A vay số tiền là 800tr',
có chứng cứ gì không ? bà A chắc chắn không trả. Bạn quay sang đòi bà C càng vô lý vì bạn đã nói cho bà A vay chứ không phải cho bà C vay,
-Cách tốt nhất là bà C thực sự làm giấy vay bạn và có tài sản thì đòi bà C. Bà A hay bà C nói : bạn cho bà A mượn thì họ phải chứng minh. Trừ trường hợp trong đơn khởi kiện bạn đã thứa nhận thì họ không cần phải chứng minh,
Lúc đó bạn sẽ chỉ được đòi bà A và phải chứng minh tài sản của bà C là của bà A (rất khó).
về các câu hỏi của bạn :
1/ Nếu đất đã cố cho người khác rồi mang thế chấp ngân hàng thì bà C có vi phạm pháp luật không?:
Không phạm luật ! Tài sản Cầm cố, thế chấp vay thì phải có công chứng, đăng ký bảo đảm. Bạn chỉ có giấy tay nên ngân hàng và UBND không thể biết và không chấp nhận(coi như không có cầm cố cho bạn).
2/ Nếu người cố đất của bà C kiện bà C thì tòa xử bà C trả tiền nhưng bà C không có tiền trả thì người cố đất có được yêu cầu thi hành án đối với tài sản bà C đang thế chấp không?
7/Thực chất biên nhận cầm cố đất của bà C là biên nhận khống do bà con của bà C và bà C lập nên thực chất không có sự giao dịch tiền bạc gì ở đây (vì bà con của bà C không có tiền để cầm cố số tiền lớn như vậy).
nếu 2 điều trên là thật và tôi cũng tin là thật thì :
Bạn xin được tham gia phiên tòa với yêu cầu độc lập là hủy HĐ vay (cố đất) giữa 2 bà con họ hàng với lý do : giao dịch ngụy tạo nhằm trốn tránh nghĩa vụ trả nợ cho bạn, có nhiều khả năng tòa xem xét và chấp nhận.
3/ Nếu bà C vẫn đóng lãi cho ngân hàng đầy đủ thì khi em kiện bà C ra tòa, em có được yêu cầu thi hành án đối với tài sản bà C đang thế chấp này không?
Trong khi tòa đang xét xử, bạn nên yêu cầu tòa thực hiện biện pháp khẩn cấp tạm thời là ngăn chặn không cho mua bán, chuyễn dịch, thế chấp tài sản của bà C (sau khi hợp đồng vay với ngân hàng hết hạn trong hợp đồng hoặc kê biên ngay càng tốt).
Sau khi hết hợp đồng, bà C không thể thế chấp, bảo lãnh bằng miếng đất đó nữa.
4/ Nếu bà A ra tòa làm chứng là chính bà A mượn tiền, bà C chỉ làm biên nhận chứ không nhận tiền và còn nhiều người khác làm chứng rằng là tài sản nói trên là tài sản bà C đứng tên dùm bà A thì tòa sẽ xử như thế nào?
Giấy chứng nhận đất đứng tên người nào thì của người đó ! Để trốn tránh nghĩa vụ trả nợ, nhiều người vẩn nói tài sản của mình là đứng tên giùm nên không thể chấp nhận.
5/ Em phải làm như thế nào mới có thể lấy lại được số tiền còn lại sau khi đất đã thi hành án cho ngân hàng?
Cơ quan thi hành án sẽ thi hành bản án và bạn phải đóng phí thi hành án (còn án phí thì ai "thua" thì phải đóng)
Ngân hàng đã làm đủ thủ tục đăng ký bảo đảm nên được ưu tiên trước toàn bộ vốn lãi. Số tiền cón lại mới thi hành cho bạn. Nếu không đủ tiền thi hành án, ngoài thửa đất đó, bạn có quyền yêu cầu thi hành án bằng tài sản khác của bà C
6/ Xin nói thêm rằng bà C sinh năm 1993, vẫn còn đang đi học, không có làm ăn gì hết thì chi tiết này có bất lợi cho em khi kiện bà C hay không?
bà C đã trên 18 tuổi, phải chịu trách nhiệm về mọi hành vi của mình bằng toàn bô tài sản mà mình hiện có.
Sự việc của bạn có số tiền tranh chấp lớn. Có dấu hiệu phức tạp do người vay không có thiện chí trả. Bạn nên khởi kiện ngay để tránh phức tạp.
Tôi cố gắng trao đổi những gì tôi biết và nghĩ. Tuy nhiên, Tôi khuyên Bạn nên mời Luật sư (chuyên về dân sự) giúp càng sớm, càng tốt. Chị tự tìm hiểu là tốt, nhưng nghĩ là mình có thể thay thế Luật sư thì là sai lầm nghiêm trọng đó. Khi vu án diễn ra, nhiều vấn đề pháp lý phát sinh nếu không có Luật Sư thì vụ án sẽ kéo dài và kết quả có thể bất lợi cho chị lắm (ví dụ bi đơn là bà C trốn tránh không lên tòa thì bạn làm sao ?.
Cập nhật bởi KhacDuy25 ngày 26/05/2013 09:12:21 SA
Cập nhật bởi minhthao1980 ngày 23/05/2013 07:17:31 CH bỏ in nghiên toàn bài
Cập nhật bởi minhthao1980 ngày 23/05/2013 07:14:14 CH
Cập nhật bởi minhthao1980 ngày 23/05/2013 07:07:18 CH