xin hỏi về cty cp

Chủ đề   RSS   
  • #91822 30/03/2011

    hahoipt

    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    xin hỏi về cty cp

    xin hỏi công ty cổ phần và công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên khác nhau ở những điểm nào về vốn ( cả vốn lưu động và vốn cố định) ?
     
    4648 | Báo quản trị |  

Like DanLuat để cập nhật các Thông tin Pháp Luật mới và nóng nhất mỗi ngày.

Thảo luận
  • #91838   30/03/2011

    Công ty cổ phần: là một dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn, được thành lập và tồn tại độc lập đối với những chủ thể sở hữu nó. Vốn của công ty được chia nhỏ thành những phần bằng nhau gọi là CỔ PHẦN và được phát hành huy động vốn tham gia của các nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế. Nó là một dạng thể chế kinh doanh, một loại hình doanh nghiệp hình thành, tồn tại và phát triển bởi sự GÓP VỐN của nhiều CỔ ĐÔNG. Trong công ty cổ phần, số VỐN ĐIỀU LỆ của CÔNG TY được chia nhỏ thành các phần bằng nhau gọi là CỔ PHẦN. Các cá nhân hay tổ chức sở hữu cổ phần được gọi là CỔ ĐÔNG. Cổ đông được cấp một giấy chứng nhận sở hữu cổ phần gọi là CỔ PHIẾU. Chỉ có công ty cổ phần mới được phát hành cổ phiếu.
    Tùy theo khả năng kinh doanh các cổ đông được chia lợi nhuận bằng cổ phiếu hoặc giá trị tiền quy đổi theo giá trị cổ phiếu gọi là CỔ TỨC. Có thể huy động vốn nhanh và nhiều thông qua việc phát hành cổ phiếu để nâng cao việc kinh doanh 1 lĩnh vực nào đó. Nhà đầu tư chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn tương ứng với tỷ lệ góp vốn trong công ty mà thôi. Khi thay đổi lĩnh vực kinh doanh hoặc hoạt động kinh doanh thì phải phụ thuộc vào quyết định của Đại Hội đồng Cổ đông.

    Công ty TNHH 1 thành viên: là 1 dạng pháp nhân có trách nhiệm hữu hạn được thành lập tồn tại phụ thuộc đối với chủ sở hữu của nó.
    Hội đồng thành viên (Hội đồng quản trị) người đứng đầu Hội đồng thành viên có thể kiêm luôn giám đốc, tổng giám đốc. Bên cạnh đó, họ có thể cử người đại diện theo pháp luật để làm GĐ hoặc TGĐ (nôm na là ta có tiền thì ta làm chủ, thuê người điều hành không cần trực tiếp điều hành cũng được) nhưng người đại diện đó không có nhiều quyền hạn trong quá trình kinh doanh mà còn phụ thuộc vào người nắm vốn đầu tư (chủ tịch hội đồng quản  trị).Người đại diện có quyền quyết định các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh hằng ngày của công ty , Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh, phương án kinh doanh, đầu tư của Cty; Ban hành quy chế quản lý nội bộ cty; có quyền bổ nhiệm - cách chức các thành viên làm việc trong công ty.
    Vốn điều lệ, vốn lưu động phụ thuộc vào khả năng vốn của người chủ sở hữu công ty.
    Cập nhật bởi bigdaddy77 ngày 30/03/2011 11:21:49 PM

    thanh

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn bigdaddy77 vì bài viết hữu ích
    hahoipt (31/03/2011)
  • #91847   31/03/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Chào bạn,

    Trước hết, Hiya xin góp ý là theo thuật ngữ pháp lý trong LDN và các văn bản liên quan không có vốn gọi là Vốn lưu động và Vốn cố định, mà chỉ có Vốn điêu lệ và Vốn pháp định (Vốn pháp định bắt buộc đối với ngành nghề kinh doanh có yêu cầu có Vốn pháp định).

    Theo Hiya, về vấn đề vốn của CTCP và CT TNHH 1 TV có những điểm khác như sau:

    - Vốn CTCP được chia ra thành nhiều phần bằng nhau gọi là cổ phần.Trong khi đó, vốn của CT TNHH 1 TV không được chia ra;

    - Đối với CTCP được quyền tăng vốn bằng cách chào bán cổ phần (phát hành cổ phần). Ngược lại, CT TNHH 1 TV thì không được phép phát hành cổ phần để tăng vốn. Việc góp vốn vào CT TNHH 1TV chỉ do chủ sở hữu tự mình góp vào, nếu người khác góp vào thì phải làm thủ tục chuyển đổi loại hình công ty;

    - CĐ người nắm giữ cổ phần sẽ có quyền hạn dựa trên tỷ lệ cổ phần (vốn);

    - Do CTCP là công ty đại chúng huy động vốn từ người dân và số lượng cố đông lớn, nên kế hoạch sử dụng vốn và báo cáo tài chính của CTCP khắt khe hơn CT TNHH 1 TV,

    Hiya tạm thời chỉ biết được nhiêu đây, ko biết có thiếu ko nữa
    Các bạn cùng góp ý kiến nhé!

    Thân,
    Cập nhật bởi hiyatuongda ngày 31/03/2011 12:11:56 AM sửa sửa

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
    2 thành viên cảm ơn hiyatuongda vì bài viết hữu ích
    bigdaddy77 (31/03/2011) hahoipt (31/03/2011)
  • #91853   31/03/2011

    @ hiyatuongda: kekeke đúng rùi

    thanh

     
    Báo quản trị |  
  • #91867   31/03/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    bigdaddy77 viết:
    @ hiyatuongda: kekeke đúng rùi


    @bigdaddy ơi, còn bổ sung thêm 1 ý nữa mà Hiya thiếu được khattvong bổ sung nhé!

    @châm, đồng ý với Châm ý này, Hiya vẫn còn thiếu

    Các bạn cùng bổ sung thêm, để mọi người hiểu rõ vấn đề nha.

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
  • #91854   31/03/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    Luật DN quy định:

    Điều 76. Tăng, giảm vốn điều lệ

    1. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên không được giảm vốn điều lệ.

    2. Công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên tăng vốn điều lệ bằng việc chủ sở hữu công ty đầu tư thêm hoặc huy động thêm vốn góp của người khác

    ==> Công ty CP có thể tăng hoặc giảm vốn điều lệ còn CT TNHH 1 TV thì chỉ có thể tăng mà không thể giảm vốn điều lệ cũng là 1 điểm khác của 2 laọi hình này.

    Thân!

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn khatvongttk vì bài viết hữu ích
    hiyatuongda (31/03/2011)
  • #91921   31/03/2011

    hahoipt
    hahoipt

    Sơ sinh

    Phú Thọ, Việt Nam
    Tham gia:13/11/2009
    Tổng số bài viết (2)
    Số điểm: 115
    Cảm ơn: 2
    Được cảm ơn 0 lần


    Cảm ơn bạn nhiều !, tôi xin hỏi thêm: ví dụ một công ty CP đã xác định được số vốn điều lệ (VĐL) là 4 tỷ đồng. Khi bán cổ phiếu cho các cổ đông trong đó có cổ phiếu ưu đãi cho người lao động đang làm ở công ty, và cổ phiếu phổ thông nhưng chỉ bán được khoảng 20% cổ phiếu ưu đãi ( người lao động mua để có việc làm) còn lại  khoảng 80% VĐL không có ai mua vậy thì việc này phải làm sao đây. ( Đây là một ví dụ đã có trong thực tế của một doanh nghiệp nhà nước nằm trong diện cổ phần hóa năm 2005)
     
    Báo quản trị |  
  • #91970   31/03/2011

    khatvongttk
    khatvongttk
    Top 200
    Lớp 5

    Hà Nội, Việt Nam
    Tham gia:14/12/2010
    Tổng số bài viết (468)
    Số điểm: 6163
    Cảm ơn: 486
    Được cảm ơn 150 lần


    Theo mình khi phát hành cổ phiếu thì ít nhất các cổ đông sáng lập cùng phải đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổ phần. Thêm vào đó người lao động mua 20%, số cổ phần còn lpại thì chào bán ra thị trường

    Còn cổ phần ưu đãi chỉ bán đựoc 20% thì chuyển hết thành CPPT rồi phát hành.


    LDN 2005:

    Điều 84. Cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập

    1. Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    2. Trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, công ty phải thông báo việc góp vốn cổ phần đến cơ quan đăng ký kinh doanh. Thông báo phải có các nội dung chủ yếu sau đây:

    a) Tên, địa chỉ trụ sở chính, số và ngày cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, nơi đăng ký kinh doanh;

    b) Tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán, số cổ phần các cổ đông sáng lập đăng ký mua;

    c) Họ, tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác đối với cổ đông sáng lập là cá nhân; tên, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số quyết định thành lập hoặc số đăng ký kinh doanh đối với cổ đông là tổ chức; số cổ phần đăng ký mua, số cổ phần và trị giá cổ phần đã thanh toán, loại tài sản góp vốn cổ phần của từng cổ đông sáng lập;

    d) Tổng số cổ phần và giá trị cổ phần đã thanh toán của các cổ đông sáng lập;

    đ) Họ, tên, chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty.

    Người đại diện theo pháp luật của công ty phải chịu trách nhiệm cá nhân về các thiệt hại đối với công ty và người khác do thông báo chậm trễ hoặc thông báo không trung thực, không chính xác, không đầy đủ.

    3. Trường hợp có cổ đông sáng lập không thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua thì số cổ phần chưa góp đủ đó của cổ đông sáng lập được xử lý theo một trong các cách sau đây:

    a) Các cổ đông sáng lập còn lại góp đủ số cổ phần đó theo tỷ lệ sở hữu cổ phần của họ trong công ty;

    b) Một hoặc một số cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó;

    c) Huy động người khác không phải là cổ đông sáng lập nhận góp đủ số cổ phần đó; người nhận góp vốn đó đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty. Trong trường hợp này, cổ đông sáng lập chưa góp cổ phần theo đăng ký đương nhiên không còn là cổ đông của công ty.

    Khi số cổ phần đăng ký góp của các cổ đông sáng lập chưa được góp đủ thì các cổ đông sáng lập cùng liên đới chịu trách nhiệm về các khoản nợ và nghĩa vụ tài sản khác của công ty trong phạm vi giá trị số cổ phần chưa góp đủ đó.

    4. Trường hợp các cổ đông sáng lập không đăng ký mua hết số cổ phần được quyền chào bán thì số cổ phần còn lại phải được chào bán và bán hết trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.

    5. Trong thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, cổ đông sáng lập có quyền tự do chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho cổ đông sáng lập khác, nhưng chỉ được chuyển nhượng cổ phần phổ thông của mình cho người không phải là cổ đông sáng lập nếu được sự chấp thuận của Đại hội đồng cổ đông. Trong trường hợp này, cổ đông dự định chuyển nhượng cổ phần không có quyền biểu quyết về việc chuyển nhượng các cổ phần đó và người nhận chuyển nhượng đương nhiên trở thành cổ đông sáng lập của công ty.

    Sau thời hạn ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh, các hạn chế đối với cổ phần phổ thông của cổ đông sáng lập đều được bãi bỏ

    codonminhtoi_cham_90@yahoo.com

    Luật mà thi hành không nghiêm sẽ sinh ra luật rừng, luật rừng sinh ra xã hội rừng => thảm hoạ

    WHERE THERE IS A WILL, THERE IS A WAY

     
    Báo quản trị |  
  • #92580   03/04/2011

    hiyatuongda
    hiyatuongda
    Top 100
    Male
    Lớp 10

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:02/12/2010
    Tổng số bài viết (689)
    Số điểm: 13555
    Cảm ơn: 605
    Được cảm ơn 540 lần


    Gửi hahopt: Hiya xin lỗi vì reply trế nhé!

    Sau khi đọc vài câu hỏi của Hahoipt, thì Hiya có cảm giác Hahoipt đang nghiên cứu luật doanh nghiệp. Thiết nghĩ, Hahoipt nên đọc luật trước nhé, chứ tham khảo ý kiến mọi người mà mình không hiểu mình đang nói đến vấn đề gì thì cũng khó đúng không?

    Về vấn đề của Hahoipt đặt ra, Hiya có một vài ý kiến như sau:

    Thứ nhất, CTCP buộc phải có CPPT. Đối với Cổ phần ưu đãi bao gồm: Cổ phần ưu đãi biểu quyết, Cổ phần ưu đãi cổ tức, Cổ phần ưu đãi hoàn trả...không buộc phải có. Và đối tượng được quyền mua cổ phần ưu đãi theo quy định của pháp luật và của Đại hội đồng cổ đông.

    Điều 78. Các loại cổ phần

    1. Công ty cổ phần phải có cổ phần phổ thông. Người sở hữu cổ phần phổ thông là cổ đông phổ thông.  

    ............

             3. Chỉ có tổ chức được Chính phủ uỷ quyền và cổ đông sáng lập được quyền nắm giữ cổ phần ưu đãi biểu quyết. Ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chỉ có hiệu lực trong ba năm, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh. Sau thời hạn đó, cổ phần ưu đãi biểu quyết của cổ đông sáng lập chuyển đổi thành cổ phần phổ thông.

    4. Người được quyền mua cổ phần ưu đãi cổ tức, cổ phần ưu đãi hoàn lại và cổ phần ưu đãi khác do Điều lệ công ty quy định hoặc do Đại hội đồng cổ đông quyết định.

    5. Mỗi cổ phần của cùng một loại đều tạo cho người sở hữu nó các quyền, nghĩa vụ và lợi ích ngang nha.

    Do đó, mình không hiểu 20% cổ phần ưu đãi buộc người lao động mua, trong khi không có Cổ đông phổ thông (Cổ phần phải có khi đăng ký thành lập hoặc chuyển đổi)? Và ai là người điều hành hoạt động của công ty?

    Đối với Công ty được cổ phần hóa thì theo mình thì nhà nước cũng đã/ đang nắm một lượng cổ phần nào đó cho đến khi có Cổ đông nắm cổ phần phổ thông, rồi mới rút toàn bộ vốn về Nhà nước.

    Do đó, ví dụ này không hiện hữu hoặc Hiya chưa hiểu rõ ví dụ của Hahoipt là như thế nào? Bạn có thể nói rõ hơn không hoặc dẫn cụ thể thực tiễn này được quy định hoặc báo nào đã đăng không?

    Bạn có thể tham khảo NĐ 109/2007 quy định về việc chuyển doanh nghiệp 100%  vốn nhà nước thành công ty cổ phần, và một ví dụ là QĐ 169/QĐ phê duyệt phương pháp cổ phần hóa công ty thông tin viễn thông điện lực nhé!

    Còn vấn đề, nếu không bán hết số lượng cổ phần phát hành thì CTCP phải đăng ký giảm vốn điều lệ theo khoản 9 Điều 23 NĐ 102.


    Gửi Khattvong: Không phải CTCP cũng phải có CĐSL đâu khatvong à, bởi lẽ, theo Điều 23 NĐ 102/2010 quy định:

    Điều 23. Cổ đông sáng lập

    1. Cổ đông sáng lập là người góp vốn cổ phần, tham gia xây dựng, thông qua và ký tên vào bản Điều lệ đầu tiên của công ty cổ phần.

    2. Công ty cổ phần mới thành lập phải có ít nhất ba cổ đông sáng lập; công ty cổ phần được chuyển đổi từ doanh nghiệp 100% vốn nhà nước hoặc từ công ty trách nhiệm hữu hạn hoặc được chia, tách, hợp nhất, sáp nhập từ công ty cổ phần khác không nhất thiết phải có cổ đông sáng lập.

    Trong trường hợp không có cổ đông sáng lập, Điều lệ công ty cổ phần trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp phải có chữ ký của người đại diện theo pháp luật hoặc các cổ đông phổ thông của công ty đó.

    Trường hợp cổ phần hóa mà hahoipt đưa ra Hiya nghĩ không cần có CĐSL và sẽ không có quy định hạn chế đối với CĐSL ở đây.

    Và Hiya không tìm được quy định nào quy định người lao động phải mua 20% cổ phần cả. Khattvong có thể viễn dẫn ở  quy định ở đâu không?


    Thân ái,

     

     

    Cập nhật bởi hiyatuongda ngày 04/04/2011 12:34:44 AM Cập nhật bởi hiyatuongda ngày 03/04/2011 11:50:02 PM sửa

    Clear Thinking!

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn hiyatuongda vì bài viết hữu ích
    khatvongttk (18/09/2011)
  • #92639   04/04/2011

    Maiphuong5
    Maiphuong5
    Top 50
    Female
    Lớp 11

    Hồ Chí Minh, Việt Nam
    Tham gia:11/08/2010
    Tổng số bài viết (1612)
    Số điểm: 17756
    Cảm ơn: 1492
    Được cảm ơn 1499 lần


    #0072bc; font-size: 13px;">khatvongttk viết:

    Theo mình khi phát hành cổ phiếu thì ít nhất các cổ đông sáng lập cùng phải đăng kí mua ít nhất 20% tổng số cổ phần. Thêm vào đó người lao động mua 20%, số cổ phần còn lpại thì chào bán ra thị trường

    Còn cổ phần ưu đãi chỉ bán đựoc 20% thì chuyển hết thành CPPT rồi phát hành.


        Xin chào,

        Theo tôi, câu gạch dưới mà #0072bc; font-size: 13px;">khatvongttk viết là chưa chính xác cho mọi trường hợp. Điểm c Khoàn 2 Điều 79 LDN quy định quyền của cổ đông phổ thông là: "#0000ff; font-size: 12pt;">Được ưu tiên mua cổ phần mới chào bán tương ứng với tỷ lệ cổ phần phổ thông của từng cổ đông trong công ty". 

        Còn Khoản 1 Điều 84 LDN quy định: "#0000ff; font-size: 12pt;">Các cổ đông sáng lập phải cùng nhau đăng ký mua ít nhất 20% tổng số cổ phần phổ thông được quyền chào bán và phải thanh toán đủ số cổ phần đã đăng ký mua trong thời hạn chín mươi ngày, kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh".

        Như vậy, câu của bạn chỉ đúng đối với trường hợp cổ phần được phát hành lần đầu khi mới đăng ký doanh nghiệp. Còn trường hợp #0072bc; font-size: 13px;">hahoipt hỏi là phát hành thêm cổ phần trong quá trình hoạt động.

        Vài dòng trao đổi. Thân.
    Cập nhật bởi Maiphuong5 ngày 04/04/2011 10:56:08 AM

    Hope For The Best, But Prepare For The Worst !

     
    Báo quản trị |  
    1 thành viên cảm ơn Maiphuong5 vì bài viết hữu ích
    khatvongttk (18/09/2011)