Chào bạn
#0072bc; font-size: 13px;">doanphuonghoa,
Sau một thời gian hỏi và đáp, cuối cùng tôi thấy bạn cũng chưa hiểu rõ vấn đề. Xin lưu ý với bạn là pháp luật lao động có quy định riêng của nó, và không theo cách suy nghĩ cảm tính của bạn nhé.
Tôi xin có vài điểm chung như sau để bạn tham khảo áp dụng:
1. Chế độ trợ cấp:
- Theo Khoản 1 Điều 17 BLLĐ: "
Trong trường hợp do thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ mà người lao động đã làm việc thường xuyên trong doanh nghiệp từ đủ 12 tháng trở lên bị mất việc làm, thì người sử dụng lao động có trách nhiệm đào tạo lại họ để tiếp tục sử dụng vào những chỗ làm việc mới; nếu không thể giải quyết được việc làm mới, phải cho người lao động thôi việc thì phải trả trợ cấp mất việc làm, cứ mỗi năm làm việc trả một tháng lương, nhưng thấp nhất cũng bằng hai tháng lương".
- Theo Điều 11 Nghị định 39/2003/NĐ-CP:
#0000ff;">"Điều 11. Những trường hợp sau đây được coi là thay đổi cơ cấu hoặc công nghệ theo quy định tại khoản 1 Điều 17 của Bộ Luật Lao động:
#0000ff;">1. Thay đổi một phần hoặc toàn bộ máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ tiên tiến có năng suất lao động cao hơn.
#0000ff;">2. Thay đổi sản phẩm hoặc cơ cấu sản phẩm dẫn đến sử dụng lao động ít hơn.
#0000ff;">3. Thay đổi cơ cấu tổ chức: sáp nhập, giải thể một số bộ phận của đơn vị."
- Ngoài ra, theo Khoản 6 Điều 39 Luật BHXH thì: "
Thời gian người lao động đóng bảo hiểm thất nghiệp theo quy định tại Luật này không được tính để hưởng trợ cấp mất việc làm hoặc trợ cấp thôi việc theo quy định của pháp luật về lao động, pháp luật về cán bộ, công chức".
Như vậy, nếu cty bạn cho bạn thôi việc theo Khoản 1 Điều 17 BLLĐ thì bạn được hưởng
trợ cấp mất việc làm (chứ không phải
trợ cấp thôi việc), và
#00b050;">mỗi năm làm việc sẽ được một tháng lương #00b050;">(trừ thời gian đóng bảo hiểm thất nghiệp), nhưng tối thiểu cũng bằng 2 tháng lương. Thời gian làm việc để tính trợ cấp mất việc sẽ được làm tròn như QQ đã nói ở trên.
2. Mức lương để tính trợ cấp mất việc: Theo Điều 15 Nghị định 114/2002/NĐ-CP thì: "
Tiền lương làm căn cứ tính các chế độ trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bồi thường do đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động trái pháp luật, bồi thường tai nạn lao động, bệnh nghề nghiệp là tiền lương theo hợp đồng lao động, được tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi sự việc xảy ra, gồm tiền lương cấp bậc, chức vụ, phụ cấp khu vực, phụ cấp chức vụ (nếu có)".
Theo quy định tiền lương tính trợ cấp mất việc sẽ căn cứ trên mức lương ghi trong HĐLĐ và các phụ cấp (nếu có), tính bình quân của 6 tháng liền kề trước khi thôi việc. Đó là theo quy định, nhưng có một số cty có thể trả theo tổng thu nhập thực tế hàng tháng, sẽ có lợi cho bạn (tùy chính sách mỗi cty).
3. Thời hạn thông báo cho thôi việc:
Theo Khoản 3 Điều 38 BLLĐ, thì:
#0000ff; text-decoration: underline;">3- Khi đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, trừ trường hợp quy định tại điểm b khoản 1 Điều này, người sử dụng lao động phải báo cho người lao động biết trước:
#0000ff; text-decoration: underline;">a) ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
#0000ff; text-decoration: underline;">b) ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ đủ 12 tháng đến 36 tháng;
#0000ff;">c) ít nhất ba ngày đối với hợp đồng lao động theo mùa vụ hoặc theo một công việc nhất định có thời hạn dưới 12 tháng.
Như vậy, tùy theo loại HĐLĐ, cty có thể yêu cầu bạn thôi việc trước và trả cho bạn lương của những ngày bạn nghỉ sớm (nếu bạn chấp nhận), hoặc bạn phải đi làm và cũng nhận lương cho những ngày đi làm đó.
Ngoài ra không có khoản bồi thường nào khác (như bạn nghĩ).
4. Gặp trước cty và thỏa thuận chế độ trợ cấp: Bạn cũng có thể gặp trước NSDLĐ và thỏa thuận mức trợ cấp. Tuy nhiên, tôi nghĩ mức trợ cấp sẽ không thay đổi vì sẽ áp dụng chung cho mọi NLĐ. Nếu bạn thương lượng để được hưởng mức cao hơn mức lẽ ra bạn được hưởng thì càng tốt cho bạn.
Thường các cty lớn rất tuân thủ pháp luật và nghiên cứu rất kỹ BLLĐ VN kể cả tư vấn luật sư trước khi thực hiện, nên bạn chỉ biết sơ bộ để yên tâm là mình không bị bất lợi.
Vài dòng trao đổi.
Hope For The Best, But Prepare For The Worst !