Theo
Điều 70. Thay
đổi người giám hộ (BLTTDS)
1. Người giám hộ được thay đổi
trong các trường hợp sau đây:
a) Người giám hộ không còn đủ các
điều kiện quy định tại Điều 60 của Bộ luật này;
b) Người giám hộ là cá nhân chết
hoặc bị Toà án tuyên bố mất tích, tổ chức làm giám hộ chấm dứt hoạt động;
c) Người giám hộ vi phạm nghiêm
trọng nghĩa vụ giám hộ;
d) Người giám hộ đề nghị được thay
đổi và có người khác nhận làm giám hộ.
2. Trong trường hợp thay đổi người
giám hộ đương nhiên thì những người được quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Bộ
luật này là người giám hộ đương nhiên; nếu không có người giám hộ đương nhiên
thì việc cử người giám hộ được thực hiện theo quy định tại Điều 63 của Bộ luật
này.
3. Thủ tục thay đổi người giám hộ
được cử được thực hiện theo quy định tại Điều 64 và Điều 71 của Bộ luật này.
Theo Điều 62. Người
giám hộ đương nhiên của người mất năng lực hành vi dân sự
1. Trong trường hợp
vợ mất năng lực hành vi dân sự thì chồng là người giám hộ; nếu chồng mất năng
lực hành vi dân sự thì vợ là người giám hộ.
2. Trong trường hợp
cha và mẹ đều mất năng lực hành vi dân sự hoặc một người mất năng lực hành vi
dân sự, còn người kia không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì người con cả
là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì
người con tiếp theo là người giám hộ.
3. Trong trường hợp
người thành niên mất năng lực hành vi dân sự chưa có vợ, chồng, con hoặc có mà
vợ, chồng, con đều không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì cha, mẹ là người
giám hộ.
Trong th trên thì người con cả
là người giám hộ; nếu người con cả không có đủ điều kiện làm người giám hộ thì
người con tiếp theo là người giám hộ và yêu cầu Tòa án hủy bỏ việc giám hộ đối với người chồng . trường hợp con ko đừ Năng lực hành vi dân sự thì cha mẹ (của vợ chồng) làm người giám hộ và có quyền yêu cầu Tòa hủy quyền giám hộ với người chồng .
Tôi ko hiểu "Có bắt buộc là người có quyền lợi và nghĩa vụ liên quan hay ko?" bạn có thể nói rõ hơn không nhưng Trong trường hợp
người chưa thành niên, người mất năng lực hành vi dân sự không có người giám hộ
đương nhiên theo quy định tại Điều 61 và Điều 62 của Bộ luật này thì Uỷ ban nhân
dân xã, phường, thị trấn nơi cư trú của người được giám hộ có trách nhiệm cử
người giám hộ hoặc đề nghị một tổ chức đảm nhận việc giám hộ.(Điều 63)